Sáng kiến kinh nghiệm Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi

Cơ sở lí luận:

Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ Mầm Non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Ngôn

ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực

hiện theo những quy định chung đó. Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh.

Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.

Các chương trình giáo dục lứa tuổi mầm non ở thế giới cũng như ở Việt Nam ta đã đặt ra vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở vị trí quan trọng và nghiêm túc. Trong đó yếu tố giáo viên giữ vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình đó phát triển một cách tích cực nhất. Trên bước đường phát triển về kỷ năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ, giáo viên là người phát hiện, hình thành những kỷ năng ngôn ngữ, quan sát đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ. Giữa các trẻ không có sự phát triển đồng nhất về ngôn ngữ, tuy nhiên ở bình diện chung, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ vẫn thể hiện những nét cơ bản.

 

doc 23 trang hoathepmc36 28/02/2022 9311
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁC HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3- 6 TUỔI
I. PHẦN MỞ ĐẦU
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non. Hoạt động này không những giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, tiền đọc và tiền viết, mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm Đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh, huyền ảo, rực rở sắc màu của xã hội loài người. Vì vậy, trẻ nói năng mạch lạc, được làm quen với chữ viết tiếng việt, được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào lớp một là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
1. Lý do chọn đề tài:	
- Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ, là phương tiện để trẻ lĩnh hội, tiếp thu các hoạt động của người lớn. Việc phát triển và hoàn thiện dần ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết. Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ nhỏ có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ngôn ngữ của trẻ được phát triển tốt chừng nào thì trẻ có khả năng giao tiếp và nhận thức tốt chừng đó. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: trẻ phải có bộ máy phát âm bình thường, có môi trường sống thoải mái, có sự chăm sóc hướng dẫn thường xuyên của người lớn mà đặc biệt là của cô giáo dùng những phương pháp có khoa học có tác dụng quan trọng đối với việc giáo dục tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ và hình thành ở trẻ những nét tính cách ban đầu.
	- Khi trẻ hai tuổi trở lên, trẻ được gia đình đưa đi học ở trường mầm non. Thời gian này cả ngày trẻ được ở cùng với các cô, được các cô thương yêu, chăm sóc và dạy dỗ. Các cô ở đây đều có trình độ chuyên môn nên trẻ được học tập, hoạt động để phát triển đầy đủ về các mặt, trong đó việc phát triển về ngôn ngữ là vô cùng quan 
trọng. Cũng như trẻ ở trường tôi khi vô đầu năm học, lúc bắt đầu đón trẻ vào lớp hầu hết các trẻ đều phát âm còn yếu, chậm, trẻ nói chưa sõi còn ngọng nhiều, khi yêu cầu trẻ diễn đạt ý nghĩ hay trả lời các câu hỏi của người lớn trẻ thường chỉ dùng một hai từ hay những câu hỏi cụt để trả lời, các từ nói còn chưa chính xác, chưa gắn bó với nhau. Còn có một số trẻ chậm nói, nói lắp, nói ngọng và quá rụt rè nhút nhát vì trẻ còn nhỏ ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, hoặc do bố mẹ lo đi làm kiếm tiền nên không có nhiều thời gian chăm sóc, tạo điều kiện thường xuyên trò chuyện với trẻ. Do đó việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi này là rất cần thiết, vì khi trẻ biết ngôn ngữ thì trẻ sẽ nói được suy nghĩ của mình và trẻ cũng hiểu được yêu cầu của người khác muốn gì, nó cũng góp phần phát triển hoàn thiện cho các mặt khác và cũng là tiền đề để trẻ phát triển toàn diện ở các năm tiếp theo cũng như cho đến hết cuộc đời trẻ. Đó cũng là lí do mà tôi chọn đề tài: “Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 3-6 tuổi” 
	2. Mục đích nghiên cứu:
	Dân gian ta có câu “Trẻ lên ba cả nhà tập nói”, như vậy, từ rất xa xưa chúng ta đã biết ngôn ngữ của trẻ có sự phát triển mạnh mẽ ở độ tuổi này. Chính vì vậy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có những đặc điểm khác nhau tuỳ thuộc vào từng giai đoạn tuổi của trẻ. Việc nắm vững những đặc điểm này sẽ giúp cho người giáo viên có được những kiến thức và kĩ năng tốt nhất trong quá trình hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ, đặt ra những phương pháp phù hợp để đạt được những mục tiêu cho giai đoạn nền móng này.
	3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ, hiểu được hầu hết các câu nói trong sinh hoạt hàng ngày.
- Nói được câu có 4 - 5 từ vào cuối độ tuổi.
- Sử dụng được từ ngữ và mẫu câu thích hợp với tình huống và với người nói chuyện.
- Người khác hiểu được trẻ muốn nói gì.
- Giúp cho bản thân và đồng nghiệp nắm vững các phương pháp để giáo dục trẻ tốt hơn.
	4. Đối tượng nghiên cứu: 
	- Trẻ 3-6 tuổi
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Những trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo trong trường mầm non Sơn Ca.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Trò chơi
- Trực quan, đàm thoại.
- Dùng lời: Đọc chuyện, thơ, đồng dao, ca dao
- Ghi chép quá trình phát triển của trẻ.
- Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, Tài liệu tập huấn chương trình giáo dục mầm non mới. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên 
II. NỘI DUNG:
Cơ sở lí luận:
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ Mầm Non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Ngôn 
ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực 
hiện theo những quy định chung đó. Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. 
Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. 
Các chương trình giáo dục lứa tuổi mầm non ở thế giới cũng như ở Việt Nam ta đã đặt ra vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở vị trí quan trọng và nghiêm túc. Trong đó yếu tố giáo viên giữ vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình đó phát triển một cách tích cực nhất. Trên bước đường phát triển về kỷ năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ, giáo viên là người phát hiện, hình thành những kỷ năng ngôn ngữ, quan sát đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ... Giữa các trẻ không có sự phát triển đồng nhất về ngôn ngữ, tuy nhiên ở bình diện chung, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ vẫn thể hiện những nét cơ bản. 
2. Thực trạng:
a. Thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi:
- Các cháu đi học đều và đã quen với trường lớp.
- Cô nắm vững phương pháp, yêu nghề mến trẻ, tận tình với trẻ và phụ huynh, được trau dồi kiến thức thường xuyên tập huấn các chuyên đề mới
- Được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm nhắc nhở, giúp đỡ về chuyên môn.
- Cô giáo cũng đã cố gắng học tập để nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin để phục vụ cho chương trình mới hiện nay của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
* Khó khăn:
- Một số trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng sự phát triển về ngôn ngữ, nhận thức cũng như tất cả các mặt khác còn hạn chế hơn so với các bạn của mình.
- Nhà trường đã cố gắng sửa sang về cơ sở vật chất tuy nhiên một số phòng học vẫn còn chật và các phương tiện học tập còn hạn chế chưa đáp ứng được với điều kiện của chương trình MN mới hiện nay.
- Một số trẻ còn chưa được phụ huynh quan tâm về việc học tập cũng như tình cảm vì gia đình còn mải mê với cuộc sống bên ngoài, phụ huynh đa số là những người lao động nương rẫy.
- Nhận thức của phụ huynh về việc đưa trẻ đúng tuổi đến trường còn hạn chế vì địa bàn xung quanh trường còn nhiều người dân lao động vất vả điều kiện còn kém.
b. Thành công và hạn chế:
* Thành công: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, trẻ biết lắng nghe và hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày, diễn đạt rõ ràng và giao tiếp 
có văn hoá trong cuộc sống, có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết, lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp.
* Hạn chế: Bên cạnh những thành công trên cũng còn một số mặt hạn chế như sau: 
- Sự linh hoạt và phong phú trong ngôn ngữ của trẻ không chỉ phụ thuộc vào tuổi mà nó phụ thuộc rất lớn vào môi trường ngôn ngữ xung quanh trẻ, nó bao gồm cả môi trường lớp học, môi trường gia đình và môi trường văn hoá xã hội ở địa phương mà nơi trẻ sinh sống. Vì vậy muốn trẻ phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc và tự tin thì cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương. Nhưng một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến trẻ, ít trao đổi. trò chuyện cùng với con em mình, vì họ chủ yếu là những người dân lao động nghèo, suốt ngày với nương rẫy, tối đến mới đón con về, trẻ chủ yếu là ở trường lớp. Chính vì vậy nên cũng hạn chế một phần không nhỏ trong phát triển ngôn ngữ của trẻ.
c. Mặt mạnh, mặt yếu:
* Mặt mạnh: 
- Khả năng nghe và phát âm của trẻ đã được cải thiện rất nhiều, số trẻ nói ngọng cũng giảm đáng kể. Trẻ cũng tự tin và giao tiếp với mọi người dễ dàng hơn trước. 
- Giúp trẻ nói còn yếu, nói ngọng, ít nói, rụt rè phát triển một cách đáng kể, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, biết lễ phép, biết chào hỏi.
- Các cháu hứng thú khi học và nắm vững kiến thức hơn, cũng như nhớ nội dung bài lâu hơn, sâu hơn, qua đó cô giáo đã nhận ra được sự nhanh nhẹn thông minh của từng cá nhân trẻ và phát huy được thêm tính sáng tạo cho trẻ.
* Mặt yếu: 
- Một số trẻ nói ngọng, nói lắp thì cần có sự quan tâm của nhà trường, gia đình và xã hội, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình mà chủ yếu là giao phó cho giáo viên. Nhận thức của phụ huynh về việc đưa trẻ đúng tuổi đến trường còn hạn chế, trẻ chưa qua lớp mầm, lớp chồi mà chủ yếu là học lớp lá 
d. Các yếu tố tác động:
Qúa trình phát triển ngôn ngữ của trẻ là phải để trẻ học nói bằng cách nói qua môi trường sống thực của nó. Vì vậy tạo cơ hội để trẻ được thực hành nói là rất quan trọng. Nhiều khi người lớn chúng ta tưởng như trẻ học ngôn ngữ ở trong giờ học nghiêm chỉnh thì học được nhiều hơn là học ở ngoài giờ học. Hoàn toàn không phải vậy. Trẻ em không thụ động. Trẻ em học lẫn nhau, học với nhau trong khi chơi, khi nghe mọi người nói chuyện, nghe cô kể chuyện, học trên tivi..., Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Khi vốn ngôn ngữ của trẻ phong phú thì khả năng diển đạt câu từ của trẻ mạch lạc và khả năng hiểu người khác khi giao tiếp với mình cũng dễ dàng nên nó ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. 
e. Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đề ra:
- Ông bà ta xưa có câu “Trẻ lên 3 cả nhà học nói” Thật đúng như thế dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ 3 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác, giúp trẻ khả năng phát triển tư duy và ngôn ngữ, cảm thụ cái hay, cái đẹp xung quanh 
trẻ. Phát triển ngôn ngữ là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non. 
- Từ những vấn đề lý luận đã nêu trên, tôi nghiên cứu, tìm tòi và đề ra một số giải pháp cụ thể để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ với nhiều hình thúc cụ thể, từ việc xây dựng môi trường giáo dục, đến việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, hoạt động vui chơi, trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, quan sát, ghi chép, trao đổi tuyên truyền với phụ huynh. Giáo viên đã tự học tập nâng cao trình độ tin học, đã chủ động thiết kế tạo các nguồn dữ liệu ôn luyện củng cố, phát triển ngôn ngữ phù hợp các chủ đề cho trẻ. Ngoài ra trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái Tiếng Việt. Giáo viên đã chủ động biết cách tổ chức hướng dẫn theo hướng đổi mới. Môi trường chữ trong lớp và khu vực trẻ thường xuyên tiếp xúc được tạo ra phong phú, các kiểu chữ phù hợp với qui định của nội dung giáo dục trẻ làm quen chữ viết. Giáo viên đã biết tận dụng nguyên liệu phế thải để cho trẻ có cơ hội tham gia vào hoạt động tạo môi trường chữ xung quanh lớp học cùng với cô. 
- Phải luôn luôn tạo ra môi trường trò chuyện sống động gần gũi giữa trẻ với giáo viên. Tạo cơ hội để trẻ được trò chuyện, được cởi mở giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong những năm học mẫu giáo mà đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi. Việc hướng dẫn trẻ học nói mà chỉ diễn ra trong khung cảnh trẻ chỉ được nghe cô nói là chủ yếu, trẻ thụ động ngồi nghe và trả lời khi được phép thì không thể phát triển khả năng ngôn ngữ tích cực và phong phú ở trẻ được. Cách thức tạo ra môi trường trò chuyện đối thoại sống động như trên đã trình bày rất phù hợp với đổi mới giáo dục mầm non hiện nay là tổ chức giáo dục trẻ gắn liền với hoạt động trẻ thích thú, phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của trẻ. Giáo viên phải biết gợi mở, tạo môi trường, tạo điều kiện cho trẻ để trẻ có vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ để từ đó nâng cao và phát triển được ngôn ngữ của trẻ. Chúng ta không chỉ dạy cho trẻ học thuộc các câu chuyện, các bài thơ, mà cái chính là ta giúp trẻ phát triển vốn từ, phát triển cẩm xúc của mình qua bài thơ, câu chuyện, hiểu được ý nghĩa của câu chuỵện, giúp trẻ tự do lựa chọn những phương 
tiện để diễn đạt, đây mới là cái đích mà cô giáo chúng ta cần chú ý. Tạo tình huống để kích thích trẻ hoạt động, tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc với nhiều chữ, nhiều kiểu chữ, trên giá góc, trên đồ dùng đồ chơi, trên biểu bảng, trên đồ dùng cá nhân.
	3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động sau: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Giờ đón trẻ: Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
b.1.Trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
- Tôi có thể tận dụng mọi thời điểm để trò chuyện với trẻ, có thể tiến hành nói chuyện với một nhóm hoặc cá nhân một trẻ và đặc biệt là với những trẻ rụt rè, ít nói.
- Nội dung mà tôi trò chuyện với trẻ được tôi lựa chọn theo các chủ đề gần gũi với trẻ như: gia đình, con vật, hoa, quả
- Khi trò chuyện tôi có thể xưng tên của mình và gọi tên trẻ để trẻ biết tên của cô, của trẻ và tên của các bạn trong lớp.
VD: * Trong giờ đón trả trẻ: Tôi thường trò chuyện với trẻ như: Hôm nay ai đưa bạn An đi học?, Ba mẹ chở bạn An đi bằng xe gì? Bạn An đi học để ba mẹ đi đâu? Con thích chơi với bạn nào? 
	+ Khi tôi trò chuyện hỏi trẻ như vậy thì trẻ phải trả lời được các câu hỏi của tôi, nếu không trả lời được thì tôi sẽ gợi ý cho trẻ nói lại theo tôi.
	* Trong giờ ăn: Tôi trò chuyện với trẻ về các món ăn. Hôm nay chúng ta ăn món gì? Có ngon không? Bạn Hoa có thích ăn không? Và tập cho trẻ thói quen mời cô và các bạn trước khi ăn
	* Trong giờ ngủ: Trước khi đi ngủ tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giờ đi ngủ” và nói lời chúc “chúc các bạn ngủ ngon” 
+ Ở lứa tuổi này trẻ rất thích trò chuyện với con rối nên tôi thường xuyên sử dụng các con rối để trò chuyện với trẻ.
+ Trò chuyện về các con vật: Cho trẻ xem tranh hỏi trẻ đây là con gì? Chó sủa như thế nào? Con chó có mấy chân? Chó thích ăn gì?...
- Sau những câu hỏi trẻ sẽ trả lời tôi và làm tiếng kêu của con vật đó, nếu trẻ không nói được tôi nói trước và tập cho trẻ nói theo tôi.
	* Trò chuyện với con rối: Gấu, chó, thỏ, mèoTập cho trẻ tự giới thiệu về mình: Chào các bạn! Tôi là mèo mướp đây! Bạn tên gì? Bạn học lớp cô nào?  Lúc này tôi phải tập cho trẻ cách trả lời lại với các con rối cho đúng và đủ từ, đủ ý.
- Những lúc dạo chơi ngoài trời tùy thuộc vào từng chủ điểm tôi có thể cho trẻ nghe các âm thanh của đồ vật, hiện tượng, những tiếng kêu của các con vật khác nhau và yêu cầu trẻ bắt chước âm thanh, tiếng kêu đó nhằm phát triển thính giác, ngôn ngữ và luyện phát âm cho trẻ.
- Đối với trẻ ở lứa tuổi này tôi phải chú ý rèn luyện cho trẻ cả hai kỹ năng:
	+ Nghe, đoán âm thanh của các đồ vật, con vật hoặc các hiện tượng tự nhiên.
+ Bắt chước âm thanh đó.
VD: HĐ: “Chơi bắt chước”
+ Cho trẻ nghe và đoán tiếng gà gáy, gió thổi, xe chạy, vịt kêu
+ Cô hỏi trẻ: Gà gáy như thế nào? Trẻ vừa nói vừa làm động tác mô phỏng.(Gà trống đập cánh, gáy ò ó o)
+ Gió thổi: Trẻ phát âm ào ào, hai tay giơ lên cao nghiêng người sang hai bên.
+ Xe chạy: Trẻ phát âm zin, zin, hai tay giả cầm vô lăng lái xe.
+ Vịt kêu: Trẻ phát âm cạp cạp, dáng đi lạch bạch
- Nếu tiến hành trong giờ hoạt động âm nhạc thì tôi có thể cho trẻ nghe và đoán âm thanh của nhạc cụ, bài hát và hát lại bài hát đó.
- Nếu khi trẻ đã đoán được mà không bắt chước lại âm thanh đó được thì tôi phải làm mẫu để trẻ nghe và bắt chước theo cô bằng được thì thôi. Có như vậy thì kỹ năng bắt chước và kỹ năng phát âm của trẻ mới phát triển được.
- Tôi có thể yêu cầu trẻ thực hiện theo lời nói của tôi 
- Đây là hoạt động giúp trẻ hiểu được và biết thực hiện hành động theo lời nói hoặc yêu cầu của cô.
- Đối với hoạt động này tôi cần phải yêu cầu trẻ thực hiện thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi, trong các thời điểm sinh hoạt hàng ngày: đón, trả trẻ, giờ chơi, ăn cơm, trong các giờ luyện tập có chủ đích 
VD:
 	+ Yêu cầu trẻ chào cô, chào ba, mẹ trong giờ đón trả trẻ.
 + Yêu cầu trẻ cất dọn đồ chơi đúng chỗ khi chơi xong.
 + Yêu cầu trẻ thực hiện bài tập, hát bài hát, tô màukhi hoạt động có chủ đích.
 - Đối với biện pháp này khi nghe tôi yêu cầu trẻ làm thì trẻ phải thực hiện dù có làm được hay không, có như vậy tôi mới biết được là trẻ có hiểu ý của tôi và đã thực hiện: “làm hoặc nói” mặc dù việc làm của trẻ chưa được hoàn thiện.
b.2. Trong tiết dạy:
b.2.1. Đọc thơ, đồng dao, ca dao:
- Khi đọc thơ cho trẻ nghe tôi phải đọc thật diễn cảm, rõ ràng và đọc cho hết bài kết hợp với động tác minh hoạ nhẹ nhàng, đặc biệt nhấn mạnh là các từ tượng hình, tượng thanh.
- Ngoài các giờ hoạt động có chủ đích là dạy cho trẻ thuộc thơ, tôi còn cho trẻ đọc thuộc thơ, đồng dao, ca dao kết hợp với trò chơi dân gian ở mọi lúc, mọi nơi, giờ dạo chơi ngoài trời
- Khi dạy cho trẻ đọc thơ, đồng dao, ca dao tôi thường tập luyện cho trẻ theo từng bước: 
+ Tôi đọc diễn cảm vài lần và khuyến khích trẻ đọc nhẩm theo cô.
+ Cô và cả lớp cùng đọc lại bài thơ.
+ Tập cho trẻ đọc theo nhóm, cá nhân trẻNếu trẻ chưa đọc được thì cô có thể nhắc nhẹ cho trẻ để trẻ đọc được hết bài.
+ Cho trẻ đọc thơ kết hợp động tác minh họa trẻ sẽ dễ nhớ nội dung bài thơ hơn.
 VD: Dạy cho trẻ đọc thơ “Gà gáy”
- Cho trẻ nghe tiếng gà gáy. Hỏi trẻ tiếng con gì?
	- Con gà làm gì? (gáy)
- Gà gáy như thế nào?
	- Cho trẻ tập làm tiếng gà gáy.
	- Cô đọc diễn cảm bài thơ vài lần để trẻ nghe và đọc nhẩm theo.
	- Cả lớp đọc theo cô vài lần.
	- Đàm thoại: 
+ Bài thơ tên gì?
	+ Gà gáy để làm gì?
	+ Gà gáy như thế nào?
	+ Gà gáy to hay nhỏ?...
- Cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân kết hợp động tác minh họa:
“Thấy trời đã sáng”: Đưa hai tay lên cao và vòng sang hai bên, mát nhìn lên.
	“ Gà gáy ò ó o”: Đưa hai tay lên trước miệng giả làm gà gáy.
	“ Đua nhau gà gáy”: Chỉ ngón tay.
	“ Gà gáy thật to”: Hai tay đưa ra trước mặt.
	“ Ò ó o o” Hai tay lại đặt trước miệng.
	- Ở bài thơ này trẻ thường đọc “thấy trời” thành “hấy chời”,“Gà gáy” thành “già giáy”, “thật to” thành “sật cho” nên tôi phải chú ý nghe và sửa ngay nhiều lần cho trẻ để trẻ nhớ và nói rõ hơn.
	- Phần đàm thoại và trò chuyện với trẻ cũng không kém phần quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nên tôi không thể bỏ qua được. Vì vậy khi trò chuyện hoặc đàm thoại tôi thường cho trẻ trả lời nhiều lần và đọc lại đoạn thơ đang đàm thoại và chủ yếu là cho trẻ tập nói cá nhân.
	- Cho trẻ tập đọc đồng dao, ca dao cũng tương tự như cho trẻ đọc thơ và thường xuyên cho trẻ đọc ở mọi lúc, mọi nơi để rèn luyện cho trẻ khả năng phát âm và cũng như cung cấp thêm vốn từ cho trẻ.
b.2.2. Kể chuyện:
- Ở hoạt động này tôi thường cho trẻ ngồi tự do dưới sàn nhà nhưng ngồi sao cho tất cả trẻ đều nhìn thấy tôi và đồ dùng của tôi.
- Khi bắt đầu dạy tôi thường phải khơi gợi tạo sự chú ý cho trẻ khi nghe kể chuyện bằng một âm thanh, tình huống hay một n

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_hinh_thuc_va_bien_phap_giao_duc_de.doc