Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 3 qua phân môn luyện từ và câu

Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 3 qua phân môn luyện từ và câu

 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của đất nước, trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là: hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Mục tiêu quan trọng của chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là dạy cho học sinh một công cụ để giao tiếp và học tập. Nhưng để sử dụng Tiếng Việt như một công cụ giao tiếp và học tập thì trước hết học sinh phải nắm được vốn từ Tiếng Việt. Từ là đơn vị cơ bản của hệ thống ngôn ngữ, nếu không làm chủ được vốn từ của một ngôn ngữ thì không thể sử dụng được ngôn ngữ đó để học tập cũng như trong giao tiếp. Ngoài ra vốn từ ngữ của một người càng giàu bao nhiêu thì khả năng diễn đạt của người đó càng chính xác và tinh tế bấy nhiêu. Vì vậy, làm giàu vốn từ cho học sinh là việc làm quan trọng và cần thiết.

Thật vậy, trong quá trình dạy học việc rèn luyện tư duy thích hợp được chú trọng ở tất cả các môn học. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học xác định là môn học công cụ bởi mục tiêu quan trọng của nó. Phân môn Luyện từ và câu lớp 3 có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh vốn từ. Học sinh được lĩnh hội kiến thức thông qua một hệ thống bài tập. Như vậy sách giáo khoa tạo điều kiện để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển.

Mặt khác, với học sinh tiểu học, vốn từ mà các em có được chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sống và cách hiểu tự nhiên còn nhiều hạn chế. Đa số các em chỉ mới hiểu được một số nét nghĩa của từ hoặc chỉ nắm nghĩa một cách chung chung chứ chưa đầy đủ và chính xác. Đặc biệt, khả năng vận dụng các từ đã học vào giao tiếp và học tập còn nhiều hạn chế, học sinh còn gặp khó khăn và bị lúng túng trong việc tìm từ và sử dụng từ; làm giàu vốn từ vẫn chưa phải là công việc hứng thú của học sinh và các em chưa có ý thức làm giàu vốn từ cho chính bản thân mình. Làm giàu vốn từ cho học sinh ngoài việc cung cấp thêm các từ mới, giúp học sinh hiểu nghĩa của từ còn tạo tính thường trực của từ nhằm nâng cao khả năng lựa chọn và sử dụng từ của học sinh.

 

doc 24 trang thuychi01 14574
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 3 qua phân môn luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁC BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO
HỌC SINH LỚP 3 QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên 1
 SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
 PHẦN MỞ ĐẦU
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu 
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
NỘI DUNG 
3
2.1
Cơ sở lý luận của việc dạy học làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 3
3
2.2
Thực trạng của việc dạy học làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 3 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.3
2.3.1
2.3.2 2.3.3
2.3.4
Các giải pháp đã sử dụng để làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 3
Giải pháp 1..
Giải pháp 2.
Giải pháp 3.
Giải pháp 4.
6
6
8
13
15
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
16
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của đất nước, trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là: hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Mục tiêu quan trọng của chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là dạy cho học sinh một công cụ để giao tiếp và học tập. Nhưng để sử dụng Tiếng Việt như một công cụ giao tiếp và học tập thì trước hết học sinh phải nắm được vốn từ Tiếng Việt. Từ là đơn vị cơ bản của hệ thống ngôn ngữ, nếu không làm chủ được vốn từ của một ngôn ngữ thì không thể sử dụng được ngôn ngữ đó để học tập cũng như trong giao tiếp. Ngoài ra vốn từ ngữ của một người càng giàu bao nhiêu thì khả năng diễn đạt của người đó càng chính xác và tinh tế bấy nhiêu. Vì vậy, làm giàu vốn từ cho học sinh là việc làm quan trọng và cần thiết.
Thật vậy, trong quá trình dạy học việc rèn luyện tư duy thích hợp được chú trọng ở tất cả các môn học. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học xác định là môn học công cụ bởi mục tiêu quan trọng của nó. Phân môn Luyện từ và câu lớp 3 có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh vốn từ. Học sinh được lĩnh hội kiến thức thông qua một hệ thống bài tập. Như vậy sách giáo khoa tạo điều kiện để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển.
Mặt khác, với học sinh tiểu học, vốn từ mà các em có được chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sống và cách hiểu tự nhiên còn nhiều hạn chế. Đa số các em chỉ mới hiểu được một số nét nghĩa của từ hoặc chỉ nắm nghĩa một cách chung chung chứ chưa đầy đủ và chính xác. Đặc biệt, khả năng vận dụng các từ đã học vào giao tiếp và học tập còn nhiều hạn chế, học sinh còn gặp khó khăn và bị lúng túng trong việc tìm từ và sử dụng từ; làm giàu vốn từ vẫn chưa phải là công việc hứng thú của học sinh và các em chưa có ý thức làm giàu vốn từ cho chính bản thân mình. Làm giàu vốn từ cho học sinh ngoài việc cung cấp thêm các từ mới, giúp học sinh hiểu nghĩa của từ còn tạo tính thường trực của từ nhằm nâng cao khả năng lựa chọn và sử dụng từ của học sinh.
Vai trò của việc làm giàu vốn từ, từ thực tế học tập của học sinh và từ những khó khăn về các biện pháp làm giàu vốn từ, tôi nhận thấy cần phải có một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh để giúp giáo viên thuận lợi hơn trong quá trình làm giàu vốn từ, giúp học sinh nắm từ tốt hơn, sâu sắc hơn, hệ thống hơn, vận dụng vào giao tiếp hiệu quả và văn hóa hơn. Góp phần nâng cao chất lượng dạy Luyện từ và câu nói riêng và tác dụng của phân môn Luyện từ và câu nói chung.
 	Xuất phát từ những yêu cầu thực tế và tầm quan trọng của việc làm giàu vốn từ cho học sinh tôi chọn, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm “Các biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 3 qua phân môn Luyện từ và câu”.
1. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nội dung dạy Luyện từ và câu giúp mở rộng, hệ thống vốn từ của học sinh lớp 3, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản, rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt câu một cách tốt nhất. Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em. Trong Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu của các em.
1. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các giải pháp làm giàu vốn từ qua phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3.
1. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận. 
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
1.4.3. Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê chất lượng.
1.4.4. Phương pháp luyện tập, thực hành, trò chơi.
2. NỘI DUNG 
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 3.
Đất nước ngày càng phát triển cần phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường. Nhu cầu này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chương trình bậc Tiểu học một cách phù hợp.
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học đặt ra là: “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.
Ngôn ngữ nói chung, Tiếng Việt nói riêng có mối quan hệ mật thiết với phương pháp dạy học Tiếng Việt. Ngôn ngữ bao gồm một hệ thống, bao gồm các bộ phận ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Mỗi bộ phận của ngôn ngữ là một hệ thống nhỏ, có cơ cấu tổ chức riêng, có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hệ thống ngôn ngữ.
Với mục tiêu chung của môn Tiếng Việt thì mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là một bộ phận nhỏ của môn Tiếng Việt hết sức cần thiết để giúp học sinh mở rộng và phát triển vốn từ làm cho vốn từ ngôn ngữ của các em ngày càng phong phú, việc giúp học sinh nắm ý nghĩa của từ, tích cực hóa vốn từ để bồi dưỡng cho các em thói quen dùng từ chính xác, nói – viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt có văn hóa trong học tập và giao tiếp.
Thông qua mục tiêu chương trình cũng như cụ thể hóa được vai trò của nhân tố ngôn ngữ trong việc sử dụng Tiếng Việt. Bên cạnh đó, phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 còn góp phần quan trọng giúp học sinh mở rộng và phát triển từ. Từ đó, học sinh sẽ có một vốn từ nhất định để hình thành thói quen dùng từ, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong học tập, giao tiếp và thích học Tiếng Việt. 
Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt thông qua tất cả các phân môn Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu. Qua phân môn Luyện từ và câu học sinh được mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, được trang bị kiến thức sơ giản về từ, câu, kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu. Nhiều học sinh thích vận dụng từ ngữ hay để nói, viết...Thế nhưng tư duy các em phát triển chưa hoàn thiện, các em chưa hiểu nghĩa từ, chưa nắm chắc kiến thức ngữ pháp tiếng Việt. Vì vậy, việc giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là rất quan trọng. Các em nắm được nghĩa của từ, dùng từ đặt câu, viết đoạn văn và vận dụng để học tốt các phân môn Tiếng Việt và các môn học khác, là cơ sở. nền tảng cho việc học tập các bậc học trên.
Sử dụng từ, câu tiếng việt giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, năng lực tư duy: Thông qua các bài Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và câu...học sinh được rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng ngay từ các bài thơ, bài văn...Các em hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu để nói, viết đúng, viết hay. Từ đó, các em có thể trau dồi kĩ năng vận dụng từ ngữ đưa vào ngữ cảnh phù hợp, sinh động, có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp và thích học Tiếng Việt. 
Giúp học sinh ý thức và thói quen sử dụng Tiếng Việt, văn hóa trong giao tiếp để trẻ tích luỹ những hiểu biết cần thiết về Tiếng Việt: Quá trình học "Luyện từ và câu" giúp các em biết sử dụng từ ngữ phù hợp trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè, bố mẹ và mọi người xung quanh. Bồi dưỡng cho các em biết thưởng thức cái đẹp, biết thể hiện những buồn, vui, yêu, ghét của con người. Từ đó, học sinh biết phân biệt đẹp, xấu, thiện, ác để hoàn thiện nhân cách cho bản thân. 
Theo quan điểm của giáo dục học, tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của cơ sở giáo dục. Tự học có thể bằng cách đọc tài liệu, sách giáo khoa, nghe đài, đọc báo, xem truyền hình, thăm bảo tàng, triển lãm Tự học gắn liền với tự ý thức và tự giáo dục. Ở học sinh Tiểu học, tự ý thức và tự giáo dục của các em đang hình thành và phát triển. Do vậy, tự học của học sinh Tiểu học khác với tự học của học sinh các cấp trên về yêu cầu, mức độ, phạm vi Tự học của học sinh Tiểu học chỉ giới hạn ở việc trẻ tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao (làm các bài tập được giao, chuẩn bị để học bài mới). Dù trực tiếp hay gián tiếp, hoạt động tự học của học sinh tiểu học đều có sự hướng dẫn của giáo viên. Tự học của học sinh tiểu học không những diễn ra ở nhà mà còn diễn ra ngay trong lớp học với hình thức dạy học cá nhân trên lớp. Ở hình thức dạy học này, học sinh thực hiện theo nội dung, cách thức và tiến độ khác nhau tùy thuộc vào năng lực cá nhân, dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2. 2.1. Thực trạng dạy của giáo viên:
Qua quá trình giảng dạy lớp 3, trong các tiết mở rộng vốn từ cũng như tiết kiểm tra, cùng với việc dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy:
 - Giáo viên chưa chú ý đúng mức đến dạy học mở rộng vốn từ cho học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên ít tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động nhiều với từ nên khả năng tìm từ ở học sinh và sử dụng khi cần thiết chưa cao. Có bài tập cần phải sử dụng hoạt động thảo luận nhóm, thì giáo viên lại tổ chức học sinh làm việc chung cả lớp, có bài tập tập cần có sự thi đua, tạo không khí sôi nổi trong lớp thì giáo viên lại tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân. Thời gian bố trí cho từng hoạt động chưa phù hợp, hệ thống câu hỏi và hình thức thực hành bài tập chưa đảm bảo yêu cầu, chưa tạo hứng thú học tập thực sự cho học sinh, chưa phân loại đối tượng học sinh để áp dụng phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp nhằm góp phần nâng chất lượng dạy và học.
- Giáo viên ít sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học làm giàu vốn từ, đặc biệt là trong nhiệm vụ mở rộng vốn từ cho học sinh. Trong bài dạy, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp cá nhân làm việc độc lập, phương pháp vấn đáp để dạy các bài tập mở rộng vốn từ, giáo viên ít vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong giờ học, không tạo được điều kiện để học sinh có thể hoạt động nhiều hơn với từ, lặp đi lặp lại các thao tác với từ để có thể nhớ từ một cách bền vững. 
2. 2. 2. Thực trạng học của học sinh:
- Vốn từ của học sinh còn nghèo nàn, số lượng từ ngữ học sinh nắm được trong giờ học chưa cao và không bền vững. Khi huy động vốn từ theo chủ đề, mỗi học sinh chỉ huy động được khoảng 1-2 từ, nhiều nhất là 4-5 từ. Thậm chí có học sinh không huy động được một từ ngữ nào.
- Hơn nữa, khả năng giao tiếp của học sinh còn yếu, học sinh diễn đạt chưa rõ ràng, mạch lạc.
- Nhiều học sinh tìm từ bị lạc chủ đề.
Ví dụ: Em hãy tìm các từ ngữ chỉ trẻ em. Có học sinh đã tìm các từ như: bạn bè, sinh viên, đoàn kết.
Ví dụ: Em hãy tìm các từ ngữ chỉ người trong cộng đồng. Có học sinh đã tìm các từ như: bệnh viện, bưu điện, nhi đồng.
Ví dụ: Em hãy tìm các sự vật thường thấy ở nông thôn. Có học sinh đã tìm các từ như: tốt bụng, hiền lành, thật thà,
- Vốn từ của học sinh còn nghèo nàn nên dẫn đến việc viết câu, đoạn văn của học sinh chưa sinh động, chưa hay.
Ví dụ: Hôm qua mẹ cho em về quê chơi, em thấy làng quê có rất nhiều cây cối rất đẹp, nhưng em thích nhất là những chú trâu đang gặm cỏ. Chị ra đồng hái rau.
- Nhiều học sinh chưa tích cực trong giờ học mở rộng vốn từ.
Từ thực trạng trên tôi thấy nếu không có biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh thì vốn từ của học sinh không phong phú, việc dùng từ đặt câu không đa dạng, thiếu hình ảnh dẫn đến chất lượng dạy học Tiếng Việt sẽ không cao. 
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 3. 
2.3.1 Vận dụng khéo léo, linh hoạt phương pháp thảo luận nhóm để mở rộng vốn từ và tạo môi trường giao tiếp cho học sinh luyện tập sử dụng từ.
Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dạy học dưới sự hướng dẫn của giáo viên mà các thành viên trong nhóm thực hiện việc trao đổi, thảo luận, chất vấn và chia sẻ lẫn nhau.
Trong quá trình dạy học tôi đã vận dụng linh hoạt phương pháp thảo luận nhóm để mở rộng vốn từ và tạo môi trường giao tiếp cho học sinh trong quá trình luyện tập sử dụng từ.
Cách thực hiện:
Để vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào giảng dạy đạt hiệu quả, giáo viên cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
- Giáo viên chuẩn bị kỹ bài dạy, nghiên cứu kỹ nhiệm vụ của bài dạy. Xác định bài tập sẽ sử dụng phương pháp thảo luận nhóm.
- Giáo viên thiết kế phiếu bài tập để giao việc cho các nhóm học sinh. Khi thiết kế phiếu bài tập, giáo viên lưu ý xây dựng thêm các bài tập xây dựng nghĩa của từ đối với những học sinh chưa hiểu nghĩa. Tùy thuộc vào trình độ nhận thức của lớp mình, giáo viên thiết kế thêm các bài tập bổ sung để cụ thể hóa yêu cầu của bài tập tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được hoạt động hết khả năng của mình.
- Chuẩn bị các phương tiện dạy học như: phiếu bài tập, bảng để học sinh ghi kết quả theo thảo luận nhóm
Bước 2: Vận dụng linh hoạt phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học.
- Giáo viên chia các nhóm học sinh.
Tùy theo đặc điểm của bài tập, giáo viên có thể chia nhóm cho học sinh thảo luận theo những cách khác nhau như: Chia nhóm theo vị trí chỗ ngồi, chia nhóm theo hình thức ngẫu nhiên, chia nhóm theo trình độ nhận thức và mức độ nắm vốn từ của học sinhMỗi học sinh được chia nhóm đều có ưu, nhược điểm nhất định, khi lựa chọn giáo viên phải linh hoạt, thường xuyên thay đổi hình thức để tránh nhàm chán cho học sinh.
- Giao nhiệm vụ thảo luận cho học sinh.
Nhiệm vụ thảo luận nhóm được cụ thể hóa trong phiếu bài tập (hoặc phiếu giao việc) cho cả nhóm.
Ví dụ 1: Khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài 1, mở rộng vốn từ: Thiếu nhi (TV3- Tập 1- trang 16), ta có thể sử dụng phiếu học tập sau:
PHIẾU THẢO LUẬN
Thảo luận nhóm 4, tìm các từ:
a. Chỉ trẻ em:
	b. Chỉ tính nết của trẻ em:
	c. Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em:
Ví dụ 2: Đối với bài tập 1, mở rộng vốn từ: Gia đình, Tuần 4 (TV3-Tập 1 – Trang 33) ta có thể sử dụng phiếu thảo luận sau:
PHIẾU THẢO LUẬN
Thảo luận nhóm 4, tìm các từ chỉ gộp những người thân trong gia đình:
Ví dụ 3: Khi dạy bài 1, Tuần 15 (TV3-Tập 1- trang 126), mở rộng vốn từ: các dân tộc, GV sử dụng phiếu thảo luận:
PHIẾU THẢO LUẬN
Thảo luận nhóm 4, nói cho bạn nghe và nghe bạn nói tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết. Sau đó ghi lại vào chỗ chấm dưới đây:
Ví dụ 4: Ở bài tập 1, 2 mở rộng vốn từ: Thành thị - Nông thôn, tuần 16 (TV3- Tập 1- trang 135), ta có thể hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm theo phiếu học tập sau:
PHIẾU THẢO LUẬN
Thảo luận nhóm 4, tìm các từ:
a. Tìm từ thường thấy ở nông thôn:.
b. Tìm từ thường thấy ở thành thị:
c. Chỉ các công việc thường thấy ở nông thôn:.
d. Chỉ các công việc thường thấy ở thành thị.....
- Học sinh thảo luận nhóm:
Trong bước này, học sinh thực hiện các yêu cầu của phiếu bài tập, giáo viên quan sát hướng dẫn và giúp đỡ các nhóm khi cần thiết, đảm bảo mọi nhóm đều thảo luận sôi nổi, hiệu quả.
- Các nhóm báo cáo kết quả:
Trong thời gian các nhóm báo cáo kết quả, giáo viên tạo điều kiện cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung để đi đến kết quả thảo luận cuối cùng của lớp.
- Giáo viên tổng kết, chốt lại kiến thức cần ghi nhớ sau khi thảo luận nhóm và tuyên dương những nhóm, cá nhân tiêu biểu, nhắc nhở những nhóm, những cá nhân chưa tích cực để lần sau các em cố gắng hoạt động hiệu quả hơn.
Phương pháp thảo luận nhóm nhằm hình thành năng lực giao tiếp, kỹ năng hợp tác, khả năng suy nghĩ độc lập. Với phương pháp này, học sinh còn được học từ bạn và tất cả học sinh đều được tham gia hoạt động giao tiếp. Tôi đã vận dụng những ưu điểm của phương pháp dạy học này như một biện pháp làm giàu vốn từ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả mở rộng vốn từ và tạo môi trường giao tiếp cho học sinh luyện tập sử dụng từ.
 2.3.2 Sử dụng trò chơi học tập giúp học sinh mở rộng vốn từ một cách chủ động, tích cực, hiệu quả.
Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích đầu tiên và chủ yếu là vui chơi, giải trí và thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Nhưng qua trò chơi, người chơi có thể rèn luyện các giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người cùng hợp tác với đồng đội trong nhóm, tổ.
Ở bậc Tiểu học, sử dụng trò chơi trong quá trình học tập làm cho việc tiếp thu trí thức, rèn luyện kỹ năng, củng cố tri thức bớt đi sự khô khan, có thêm sự sinh động, hấp dẫn. Từ đó hiệu quả học tập của học sinh tăng lên.
Trong giờ mở rộng vốn từ, học sinh phải thực hiện các nhiệm vụ để làm giàu vốn từ cho mình. Nếu giáo viên chỉ sử dụng một phương pháp cho cả tiết học thì hiệu quả giờ học không cao, học sinh thụ động, lười suy nghĩ. Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp dạy học tích cực. Từ đó làm thay đổi không khí trong lớp học, tạo sự thi đua sôi nổi, hào hứng của các đội chơi và sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn trong lớp. Nhờ có trò chơi học tập, học sinh hứng thú hơn với việc học từ ngữ trong các bài tập mở rộng vốn từ, làm giảm bớt sự khô khan của bài học, học sinh tiếp thu từ và nghĩa của từ nhanh, phân loại, quản lý vốn từ đúng, sử dụng từ chính xác, linh hoạt, hợp lý.
Trong quá trình giảng dạy tôi thường sử dụng trò chơi như sau:
a. Sử dụng phương pháp trò chơi trong học tập đối với các bài tập phân loại, quản lý vốn từ và bài tập sử dụng từ:
Đối với nhiệm vụ phân loại, quản lý vốn từ, tôi thấy đa số các bài tập đều cho trước một số lượng từ nhất định, nhiệm vụ của học sinh là dựa vào một tiêu chí nào đó để xếp từ vào các nhóm như bài tập ở ví dụ sau đây:
Ví dụ 1: Dưới đây là một số từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng và nghĩa của chúng. Em có thể xếp những từ nào vào mỗi ô trống trong bảng phân loại sau?
- Cộng đồng: Những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực, gắn bó với nhau.
- Cộng tác: Cùng làm chung một việc.
- Đồng bào: người cùng một nòi giống.
- Đồng tâm: Cùng một lòng.
- Đồng hương: Người cùng quê.
Những người trong cộng đồng
Thái độ, hoạt động trong cộng đồng
.
...
...
 (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 65)
Ví dụ 2: Xếp những từ ngữ sau vào hai nhóm: cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, tự hào.
	 (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 89)
Từ chỉ sự vật ở quê hương
Từ chỉ tình cảm đối với quê hương
	Nhiệm vụ của bài tập ở ví dụ này làm nổi bật đặc điểm chung của các từ ngữ trong hệ thống, từ đó làm cơ sở, làm điểm tựa cho hoạt động ghi nhớ, sắp xếp từ thành hệ thống trong trí nhớ của học sinh. 
Đối đối với loại bài tập này, tôi thường sử dụng trò chơi học tập để khắc sâu kiến thức cho học sinh, đó là trò chơi: “Trò chơi tiếp sức”
 + Tác dụng của trò chơi :
 - Giúp học sinh phân loại, quản lý vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh.
 - Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh.
+ Chuẩn bị:
- Bảng phụ hoặc kẻ bảng chính của lớp, trong bảng đó ghi đề bài và các tiêu chí phân loại từ.
Ví dụ 3: Xếp các từ vào hai nhóm thích hợp.
Nhóm 1:
Từ chỉ sự vật ở quê hương
Từ chỉ tình cảm đối với quê hương
Nhóm 2:
Từ chỉ sự vật ở quê hương
Từ chỉ tình cảm đối với quê hương
- Các băng giấy ghi sẵn các từ cần xếp loại.
Ví dụ: cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, tự hào.
- Nam châm hoặc băng dính.
+ Cách ti

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_lam_giau_von_tu_cho_hoc.doc