Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh Trung học Cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh Trung học Cơ sở

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

Trò chơi là gì?

Trong từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1992, chữ “trò” được hiểu là một hình thức mua vui bày ra trước mặt mọi người. Chữ “chơi” là một từ chung để chỉ các hoạt động lúc nhàn rỗi, ngoài giờ làm việc nhằm mục đích giải trí là chính. Từ đó, trò chơi được hiểu là những hoạt động làm thỏa mãn những nhu cầu của con người, trước hết là vui chơi, giải trí.

Trong phương pháp giáo dục hiện đại, trò chơi là một môn huấn luyện quan trọng. Nước Bỉ đứng hàng đầu về tiến bộ sư phạm, thấy rõ sự quan trọng và lợi ích của trò chơi trong công tác giáo dục nên đã đưa bộ môn trò chơi và trong chương trình giáo dục quốc gia. Nhà tâm lý học Kunkel người Anh nói: “Trò chơi là một phương tiện để tái tạo lại tâm lý ổn định cho một số em khó tính, dở người, vô trậ tự, vì trong lúc chơi, trẻ em không thu mình lại, chúng vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn. Khi bị khép vào luật chơi, các em sẽ dần dần có trật tự, kỷ luật và sinh động hơn.”

Tóm lại trò chơi là phương tiện giáo dục và giải trí, giúp cho cá nhân được rèn luyện, giúp cho tập thể có được bầu không khí vui vẻ, thân ái, cảm thông

Việc áp dụng trò chơi vào trong công tác giảng dạy thực chất cũng là một hình thức đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Sự cần thiết đổi mới trong giáo dục đã được ghi trong Nghị quyết 40/2000/NQ - QH10 về đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000.

Vậy đổi mới PPDH được hiểu như thế nào?

Đổi mới PPDH thực chất không phải là sự thay thế các PPDH cũ bằng một loạt các PPDH mới. Về mặt bản chất, đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới PPDH là làm thế nào để HS phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.

Tôi đã từng được đọc một câu nói của Khổng Tử rằng “biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bắng say mê mà học”. Đây là một câu nói hay mà tôi rất tâm đắc, tôi luôn trăn trở làm sao để học sinh của chúng ta “say mê mà học” không chỉ môn Tiếng Anh nói riêng mà tất cả các môn học khác nói chung. Trong quá trình học tập, khó khăn nhất của các em học sinh đó chính là các em phải học nhiều môn học, nhiều nội dung cùng một lúc. Nhiệm vụ của các em là phải nhớ nhiều thứ trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ tạo ra áp lực rất lớn với các em, đặc biệt là những em học sinh có lực học không tốt. Thế cho nên trong quá trình giảng dạy, ngoài việc truyền thụ những kiến thức cơ bản tôi luôn cố gắng giúp các em tiếp cận nội dung môn học một cách thoải mái, tích cực và dễ ghi nhớ bằng một số hoạt động vừa chơi vừa học. Mỗi nội dung trong một đơn vị bài học cần phải có cách học và cách nhớ khác nhau mà giáo viên là người phải phân loại để giúp các em có các phương pháp ghi nhớ phù hợp, hứng thú và đam mê học tập bộ môn của mình. Muốn học sinh say mê trước hết giáo viên phải làm sao cho tự bản thân học sinh đó phải năng động, tích cực, kể cả học sinh yếu, học sinh thiếu tự tin vào bản thân. Tôi nghĩ áp dụng trò chơi là một phương pháp rất phù hợp để thực hiện được điều này. Ở trong các trò chơi, cơ hội dành cho tất cả các học sinh để thể hiện mình là rất lớn, đặc biệt là các em học sinh yếu kém, rụt rè, tự ti.

 

doc 23 trang hoathepmc36 01/03/2022 10774
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước ta nói riêng và thế giới hiện nay nói chung, làm thế nào để có thể đi tắt, đón đầu, để con người Việt Nam có thể vươn lên tầm cao trí tuệ thế giới? Câu trả lời chính là chúng ta phải đầu tư, phát triển giáo dục, phải thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
Tiếng Anh là một năng lực rất cần thiết đối với con người Việt Nam hiện đại. Thật vậy, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, và là ngôn ngữ thứ 3 được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc và Tây Ban Nha (do sự chênh lệch về dân số các quốc gia sử dụng). Ngoài ra, tiếng Anh là một ngôn ngữ đẹp, gắn liền với nhiều nét văn hóa đặc sắc từ những quốc gia sử dụng nó. Cho nên sử dụng tiếng Anh thông thạo là niềm mơ ước của người Việt Nam nói chung cũng như học sinh nói riêng. 
Tiếng Anh ngày nay được giảng dạy rộng rãi trong nhà trường, khắp mọi nơi trên đất nước và còn là một trong những môn học thường được chọn là môn thi trong nhiều kỳ thi tuyển các cấp. Do vậy việc dạy và học tiếng Anh như thế nào để có hiệu quả còn nhiều điều đáng được quan tâm. Trong những năm gần đây, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cấp bách và thiết thực, đòi hỏi mỗi giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng của bài học, với đặc điểm và trình độ của học sinh, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương. Riêng tôi nhận thấy rằng đổi mới trong phương pháp dạy học với việc tạo ra các trò chơi trong học tiếng Anh đã mang lại bầu không khí học tập hứng thú cho học sinh.
Trong thực tế việc dạy và học tiếng Anh hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, tại vì cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, thụ động, ỷ lại vào thầy cô. Nhiều giáo viên không chịu đổi mới, bị ăn mòn bởi phương pháp dạy học truyền thống, trong đó giáo viên là người chi phối mọi hoạt động dạy và học, môi trường học tập chủ yếu là môi trường lấy người dạy làm trung tâm. Tuy nhiên cùng với sự thay đổi của xã hội thì phương pháp dạy học cũng thay đổi nhằm đáp ứng với sự thay đổi đó. Phương pháp giáo dục hiện nay đã được thay đổi từ đường hướng lấy người dạy làm trung tâm sang đường hướng lấy người học làm trung tâm. Phương pháp mới giúp cho người học được học trong một môi trường giao tiếp thực thụ, có cơ hội bày tỏ ý kiến, cảm xúc của mình, được quyền đặt câu hỏi cho những gì mình không hiểu. Việc đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay đang trở nên hết sức cần thiết. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện phương pháp dạy học tích cực đối với giáo viên hiện nay đang gặp rất nhiều trở ngại như: việc lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp, khả năng tự tìm tòi và sáng tạo của giáo viên còn hạn chế Mặc dù mỗi giáo viên đều nhận thức rõ vai trò của việc đổi mới, nhưng việc thực hiện chưa được nhịp nhàng, uyển chuyển và linh hoạt làm cho các tiết học ngoại ngữ còn rất nặng nề và áp lực. Để một tiết học đạt chất lượng cao đòi hỏi giáo viên phải có những phương pháp độc đáo và hấp dẫn.
Là một giáo viên Tiếng Anh đang trực tiếp giảng dạy tại trường THCS trong giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, bản thân tôi nhận thấy cần thay đổi thường xuyên các phương pháp dạy học. Tôi nghĩ rằng việc tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tiếng anh là hết sức cần thiết. Muốn làm được điều đó giáo viên phải có phương pháp giảng dạy độc đáo, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Tôi thấy rằng sử dụng trò chơi ngôn ngữ (language games) có thể coi là một phương pháp hay để tạo sự háo hức, mong đợi giờ học tiếng Anh ở học sinh. Khi sử dụng trò chơi giáo viên sẽ dễ dàng phát hiện ra những năng khiếu nào đó của học sinh,vì trong trò chơi tất cả các em đều bình đẳng kể cả học sinh yếu kém.
	Ở đề tài này tôi nghiên cức một số trò chơi Tiếng Anh bổ trợ và phát huy hiệu quả cho công việc giảng dạy Tiếng Anh gây hứng thú học tập cho học sinh tại trường THCS nói chung và trường THCS Buôn Trấp nói riêng.
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, kinh nghiệm còn ít so với các đồng nghiệp cùng bộ môn. Tuy nhiên tôi luôn muốn đổi mới phương pháp giảng dạy để tạo hứng thú cho học sinh, nâng cao hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh. Đề tài này tôi áp dụng nghiên cứu, tổ chức trò chơi cho học sinh cấp THCS tại trường THCS Buôn Trấp trong năm học 2018 – 2019 và đối tượng nghiên cứu là các em học sinh khối 6, 7, 8, 9 trong toàn trường.
II. MỤC ĐÍCH (MỤC TIÊU) NGHIÊN CỨU 
	- Giới thiệu được vai trò của trò chơi trong việc dạy và học.
	- Thông qua một số trò chơi giúp học sinh tăng thêm động cơ học tập, đồng thời khích lệ học sinh duy trì việc học, tạo nên sự hứng thú say mê trong học tập.
	- Phát triển cả 4 kĩ năng cho học sinh đó là: nghe, nói, đọc, viết. Ngoài ra thông qua trò chơi còn có thể giúp các em củng cố từ vựng, cách phát âm và thành thạo trong việc sử dụng các cấu trúc ngôn ngữ thông dụng.
	- Giúp giáo viên tạo ra những ngữ cảnh mà ở đó ngôn ngữ được thực hành rất hữu hiệu và dễ hiểu với người học. 
	- Tạo ra bầu không khí sôi nổi cho mỗi giờ học.
	- Phát huy được tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh trong học tập.
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Trò chơi là gì?
Trong từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1992, chữ “trò” được hiểu là một hình thức mua vui bày ra trước mặt mọi người. Chữ “chơi” là một từ chung để chỉ các hoạt động lúc nhàn rỗi, ngoài giờ làm việc nhằm mục đích giải trí là chính. Từ đó, trò chơi được hiểu là những hoạt động làm thỏa mãn những nhu cầu của con người, trước hết là vui chơi, giải trí.
Trong phương pháp giáo dục hiện đại, trò chơi là một môn huấn luyện quan trọng. Nước Bỉ đứng hàng đầu về tiến bộ sư phạm, thấy rõ sự quan trọng và lợi ích của trò chơi trong công tác giáo dục nên đã đưa bộ môn trò chơi và trong chương trình giáo dục quốc gia. Nhà tâm lý học Kunkel người Anh nói: “Trò chơi là một phương tiện để tái tạo lại tâm lý ổn định cho một số em khó tính, dở người, vô trậ tự,  vì trong lúc chơi, trẻ em không thu mình lại, chúng vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn. Khi bị khép vào luật chơi, các em sẽ dần dần có trật tự, kỷ luật và sinh động hơn.”
Tóm lại trò chơi là phương tiện giáo dục và giải trí, giúp cho cá nhân được rèn luyện, giúp cho tập thể có được bầu không khí vui vẻ, thân ái, cảm thông 
Việc áp dụng trò chơi vào trong công tác giảng dạy thực chất cũng là một hình thức đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Sự cần thiết đổi mới trong giáo dục đã được ghi trong Nghị quyết 40/2000/NQ - QH10 về đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000.
Vậy đổi mới PPDH được hiểu như thế nào? 
Đổi mới PPDH thực chất không phải là sự thay thế các PPDH cũ bằng một loạt các PPDH mới. Về mặt bản chất, đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới PPDH là làm thế nào để HS phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. 
Tôi đã từng được đọc một câu nói của Khổng Tử rằng “biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bắng say mê mà học”. Đây là một câu nói hay mà tôi rất tâm đắc, tôi luôn trăn trở làm sao để học sinh của chúng ta “say mê mà học” không chỉ môn Tiếng Anh nói riêng mà tất cả các môn học khác nói chung. Trong quá trình học tập, khó khăn nhất của các em học sinh đó chính là các em phải học nhiều môn học, nhiều nội dung cùng một lúc. Nhiệm vụ của các em là phải nhớ nhiều thứ trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ tạo ra áp lực rất lớn với các em, đặc biệt là những em học sinh có lực học không tốt. Thế cho nên trong quá trình giảng dạy, ngoài việc truyền thụ những kiến thức cơ bản tôi luôn cố gắng giúp các em tiếp cận nội dung môn học một cách thoải mái, tích cực và dễ ghi nhớ bằng một số hoạt động vừa chơi vừa học. Mỗi nội dung trong một đơn vị bài học cần phải có cách học và cách nhớ khác nhau mà giáo viên là người phải phân loại để giúp các em có các phương pháp ghi nhớ phù hợp, hứng thú và đam mê học tập bộ môn của mình. Muốn học sinh say mê trước hết giáo viên phải làm sao cho tự bản thân học sinh đó phải năng động, tích cực, kể cả học sinh yếu, học sinh thiếu tự tin vào bản thân. Tôi nghĩ áp dụng trò chơi là một phương pháp rất phù hợp để thực hiện được điều này. Ở trong các trò chơi, cơ hội dành cho tất cả các học sinh để thể hiện mình là rất lớn, đặc biệt là các em học sinh yếu kém, rụt rè, tự ti.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
1. Thuận lợi:
- Việc dạy và học Tiếng Anh hiện nay được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của Ngành và của Nhà trường.
- Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học bộ môn Tiếng Anh tại trường THCS Buôn Trấp khá đầy đủ như: smart TV, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, ...
- Đa số phụ huynh và học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học Ngoại Ngữ (nhất là Tiếng Anh).
- Hầu hết giáo viên Tiếng Anh tại trường có trình độ chuyên môn cao và đạt chứng chỉ Tiếng Anh bậc 4 – tương đương cấp độ B2 khung tham chiếu Châu Âu, rất nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
	- Được học tập và công tác trong một môi trường có rất nhiều giáo viên có kinh nghiệm lâu năm trong việc giảng dạy nên bản thân tôi luôn phấn đấu học hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ.
	- Qua quá trình giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại trường THCS Buôn Trấp, tôi nhận thấy rằng hoc sinh cấp THCS là học sinh đang ở độ tuổi ham chơi, hiếu động, thích đổi mới. Nên việc học ngôn ngữ phải thú vị, gây hào hứng và tránh nhàm chán. 
	- Đa số các em hoc sinh rất chăm ngoan, ham học, chịu khó tìm tòi và tỏ ra thích thú với môn học.
	- Khả năng tự học ở nhiều em học sinh tương đối cao, các em có ý thức tự giác học tập tốt và khá linh hoạt trong các hoạt động học tập ở trên lớp.
2. Khó khăn:
- Trình độ giáo viên cũng chưa thật đồng đều để giảng dạy thật tốt, vì thế tôi thấy bản thân giáo viên chúng tôi còn nợ học sinh. Đó cũng là tình trạng chung của hầu hết giáo viên tiếng anh Việt Nam khi mà “giáo viên tiếng Anh Việt Nam khó chạm chuẩn quốc tế” (theo buonho.edu.vn).
	- Hiện nay tại trường THCS Buôn Trấp đang thực hiện giảng dạy song song hai loại sách giáo khoa Tiếng Anh: sách giáo khoa thí điểm và sách giáo khoa hiện hành. Điều này dẫn tới áp lực về việc soạn giảng và hoàn thành kế hoạch giảng dạy theo đúng phân phối chương trình. Hơn nữa, quỹ thời gian của mỗi bài học thì có hạn nên giáo viên ít có điều kiện mở rộng bài học cũng như tiến hành các trò chơi để tạo không khí sôi động cho bài dạy.
- Trình độ các em học sinh chưa được đồng đều, bên cạnh những em học khá tốt thì vẫn còn những em chưa nắm chắc kiến thức, học tập một cách thụ động.
	- Nhiều học sinh vẫn còn lười nhác, ham chơi hơn ham học. Nhiều em đến trường vì áp lực từ xã hội “học cho bằng bạn bằng bè”. 
	- Không ít học sinh đến từ những gia đình khó khăn, thiếu điều kiện để học tập, và bên cạnh đó nhiều bậc phụ huynh học sinh còn phó mặc việc dạy dỗ con em mình cho nhà trường, thiếu quan tâm đến con em của mình.
 - Dù là trường điểm của huyện nằm ở trung tâm thị trấn nhưng vẫn có một số lượng nhỏ các em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học tập và được xếp xen kẽ vào các lớp. Các em này còn khá e dè và sống khép kín với tập thể, các em ngại tiếp xúc và trao đổi với thầy cô và bạn bè.
	- Chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh ở một số lớp chưa được cao. Tôi đã thống kê kết quả học tập của một số lớp như sau:
Năm học
Lớp
SL
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2017-2018
6ª5
28
2
7,1
10
35,7
11
39,3
5
17,9
0
0
7ª7
29
2
6,9
9
31,0
11
37,9
5
17,2
2
7,0
7ª8
33
5
15,2
8
24,2
15
45,5
7
15,1
0
0
8ª6
35
4
11,4
12
34,3
11
31,4
7
20,0
1
2,9
Kết quả trên cho thấy khả năng học tiếng Anh của các em không đồng đều: học sinh giỏi, khá chưa nhiều, số lượng trung bình yếu vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao. 
Từ những thực trạng nêu trên, sau đây tôi xin trình bày một số trò chơi ngôn ngữ tôi đã áp dụng trong những bài học trên lớp mà theo tôi nghĩ đó là những trò chơi tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm này được đúc rút từ những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy những năm qua, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý tận tình của quý giám khảo.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
(VẬN DỤNG TRÒ CHƠI TRONG CÁC TIẾT DẠY TIẾNG ANH CỤ THỂ) 
1. Checking – up (Kiểm tra bài cũ)
Thay cho việc gọi học sinh lên bảng kiểm tra bài theo kiểu thầy, cô hỏi trò trả lời một cách khô khan, cứng nhắc làm cho học sinh sợ sệt, tạo không khí lớp học căng thẳng ngay từ đầu tiết học. Tôi sẽ gọi một hoặc một nhóm học sinh lên
chơi trò chơi liên quan đến nội dung bài đã học. Nếu học sinh làm đúng yêu cầu thì tôi cho điểm. 
	Ví dụ 1: khi dạy Unit 12: Let’s eat phần A2, A3 (b) - Tiếng Anh lớp 7 thì tiến hành kiểm tra bài cũ như sau: 
	Giáo viên chuẩn bị một số trái cây, rau củ (nếu không có trái cây thật ta có thể sử dụng mô hình hoặc tranh màu) như: đậu ve (peas) , dưa chuột (cucumber), rau củ, quả (vegetables) , cà rốt (carrot), cam (orange), dứa (pineapple), sầu riêng (durian). Gọi 2 học sinh lên bảng, giáo viên đặt tất cả đồ chơi bằng mô hình, vật thật hoặc tranh lên một cái bàn hoặc ghế ở giữa 2 học sinh sao cho khoảng cách mỗi học sinh đến bàn là bằng nhau. Giáo viên hô to mỗi tên đồ vật bằng Tiếng Anh, học sinh chạy đến lấy. Ai lấy được nhiều hơn sẽ là người thắng cuộc và dành được điểm cao hơn. Việc này sẽ giúp học sinh nhớ lại những từ vựng đã được học ở bài trước tốt hơn là chỉ gọi các em lên viết từ mới trên bảng như nhiều người thường áp dụng.
	Ví dụ 2: Trước khi dạy Unit 9: Cities of the world – Loong back and project – Tiếng Anh 6 thí điểm thì tôi kiểm tra bài cũ học sinh bằng cách sau:
	Giáo viên đưa ra tên các châu lục ở cột đầu tiên, yêu cầu học sinh tìm những từ liên quan đến các chủ đề: quốc gia, thủ đô, thành phố, địa danh ở các cột còn lại, những từ ở các cột còn lại phải là những địa danh có liên quan đến châu lục đó. Trò chơi này có thể được gọi là “Về đích”. Trò chơi này sẽ giúp các em củng cố lại các từ vựng liên quan tới châu lục, quốc gia, thành phố đã học ở những tiết trước và mở rộng thêm vốn từ cho các em. Em nào có nhiều ý trả lời đúng nhất thì tôi sẽ cho điểm em đó. Để thực hiện tốt và hiệu quả trò chơi này, giáo viên phải có định hướng và giao cho học sinh tìm hiểu trước như một phần bài tập về nhà. Nếu thực hiện ngay mà không có sự chuẩn bị trước sẽ khó khả thi.
Continent
Country
Capital
City
Landmark
Asia
China
Beijing
Shanghai
Great Wall of China
Europe
Sweden
Stockholm
Stockholm
Royal Palace, Old Town
Africa
Egypt
Cairo
Tanta
Nile River, The Pyramid of Giza
Australia
Australia
Sydney
Melbourne
Sydney Opera House
South America
Brazil
Brasília
 Rio de Janeiro.
Iguazu Waterfall, Savaldo beach
North America
The USA
New York
Los Angeles, California.
Statue of Liberty, Times Square
2. Warm-up (Dẫn nhập vào bài)
	Hoặc là khi tôi muốn dẫn nhập, giới thiệu bài mới (warm up), dùng trò chơi cũng là một biện pháp tích cực, tạo không khí sôi nổi khi vào bài học.
	Khi dạy Unit 5: Work and play – A – In class (A1) Tiếng Anh lớp 7 tôi cho học sinh chơi trò chơi Kim’s game. Yêu cầu học sinh nhìn vào một số bức tranh được chiếu trong vòng 1 phút và sau đó nêu tên những môn học xuất hiện trong bức tranh đó. Sau đó tôi sẽ giới thiệu cho học sinh: “Chúng ta đã được học rất nhiều môn học khác nhau và trong từng môn học các em sẽ học những nội dung khác nhau. Vậy để tìm hiểu cụ thể trong từng môn học chúng ta sẽ nghiên cứu những vấn đề gì thì chúng ta sẽ đi vào nội dung bài học ngày hôm nay” thay vì vào bài một cách buồn tẻ bằng cách nói trực tiếp ra nội dung bài học ngay.
C. The New lesson
Warm – up
T: show some pictures, ask Ss to observe in some seconds then give the names of the subjects they saw.
Ss: look at the pictures and give the names of the subjects
T: show all the pictures again and give the correct names of the subjects
Ss: compare the answers
	Khi dạy Unit 9: The first aid course phần Getting stared - Listen and read - Tiếng Anh lớp 8 thì giáo viên có thể giới thiệu bài bằng cách: viết sẵn một số từ ở trong những mẩu giấy nhỏ (flashcards) có màu sắc khác nhau: headache (đau đầu), broken leg (gãy chân,) nose bleed (chảy máu cam), having a bad cut on arm (bị thương ở cánh tay) gấp giấy lại và yêu cầu một học sinh lên bảng chọn một tờ bất kỳ và diễn tả cho cả lớp hiểu bằng hành động, diễn tả đúng và các bạn đoán được thì sẽ được phần thưởng. Cứ tiếp tục như vậy cho tới khi hết từ giáo viên chuẩn bị. Giáo viên hỏi học sinh “What will we do if we or the others have them?” “And today we will learn how to solve these problems.”
3. The New lesson (Dạy bài mới)
	Trong quá trình dạy học ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng thì tôi thấy rằng việc sử dụng trò chơi là biện pháp hiệu quả nhất. Cũng giống như khi dạy một đứa trẻ làm quen với ngôn ngữ thì ta dùng trò chơi để dạy trẻ thì sẽ có hiệu quả hơn nhiều. Vậy sử dụng trò chơi là cách dạy hiệu quả, phù hợp với mọi trình độ, lứa tuổi. Trong quá trình dạy bài mới môn tiếng Anh luôn luôn xuất hiện rất nhiều từ mới. Tôi thường áp dụng các trò chơi sau phần dạy từ mới để củng cố lại những từ vựng các em mới được học , để học sinh khắc sâu nội dung bài học và từ đó thuộc bài mới ngay tại lớp. Phần này được gọi là phần củng cố từ vựng.
	Ví dụ : Unit 12: A vacation abroad – Listen – Tiếng Anh 8, sau khi dạy những từ mới có trong nội dung bài nghe về thời tiết và nhiệt độ ở các thành phố trên thế giới, tôi tiến hành củng cố từ vựng cho các em bằng cách giới thiệu trò chơi “Cool pair matching”. Đây là một trò chơi rất quen thuộc và phổ biến đã xuất hiện trong cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên mạng một thời được các em học sinh rất ưa chuộng. Nhiệm vụ của các em là nối những từ hoặc cụm từ Tiếng Anh với các bức tranh hoặc nghĩa tiếng Việt tương ứng. Hoạt động này tôi thực hiện luyện tập cá nhân cho học sinh để em nào cũng có cơ hội trả lời. Trong đó tôi chỉ lựa chọn những từ vựng trọng tâm hoặc gây khó nhớ để giúp các em ghi nhớ dễ hơn.
T: introduce new words by using pictures or explanation
Ss: listen, repeat and take notes
T: ask Ss to read new words in chorus
Ss: read in chorus
T: call some Ss to read individually
Ss: read individually
T: correct if wrong
T: consolidate vocabulary by asking Ss to do the “cool pair matching”
Ss: do the matching
	Trong sách tiếng Anh 6 thí điểm cũng có nhiều nội dung của các đơn vị bài học mà chúng ta có thể áp dụng các trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh.
	Lấy ví dụ khi dạy Unit 1: My new school – Getting started phần 3 – Match the words with the school things, sau khi dạy xong từ mới bằng cách cho học sinh nối những từ tiếng Anh với những bức tranh về đồ dùng học tập, sau đó nghe và kiểm tra lại. Giáo viên có thể củng cố và mở rộng vốn từ cho học sinh bằng cách cho học sinh chơi trò chơi “Sờ vật đoán tên”. Giáo viên chia lớp thành bốn đội. Chuẩn bị sẵn bốn giỏ đồ trong đó có chứa các dụng cụ học tập hoặc các đồ vật liên quan tới chủ đề “school things”. Gọi lần lượt đại diện của từng nhóm lên. Mỗi em sẽ được sờ vào các đồ vật có trong giỏ đồ sau đó gọi tên chúng bằng Tiếng Anh một cách chính xác nhất. Đại diện của đội nào gọi tên chính xác được nhiều từ hơn thì sẽ giành chiến thắng. Trò chơi này dễ thực hiện bởi vì có nhiều em học sinh có vốn từ rất lớn, các em cũng đã được học về chủ đề này ở lớp dưới rồi.
	Trò chơi thường đư

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_tro_choi_trong_day_hoc_tieng_a.doc