Phương pháp sử dụng tư liệu hồ chí minh kết hợp tranh, ảnh, bản đồ Lịch sử khi dạy bài 16 – Lịch sử lớp 10

Phương pháp sử dụng tư liệu hồ chí minh kết hợp tranh, ảnh, bản đồ Lịch sử khi dạy bài 16 – Lịch sử lớp 10

 Sinh thời Hồ Chí Minh đã căn dặn:

“ Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

 “ Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng, cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh bắc dẹp nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời.

 . Sử ta dạy cho ta bài học này:

 Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do.

 Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”

(“Nên học sử ta”. Tập 3,tr.216-217)

 Học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Đặc trung nổi bật của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là tái tạo lịch sử, muốn học sinh tiếp thu được vấn đề đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau sao cho đạt kết quả cao.

 Lịch sử lại là bộ môn rất có ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh trong quá trình dạy học. Qua bài học lịch sử, với những hành động hi sinh anh dũng, quên mình vì sự nghiệp độc lập dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, những sự kiện lịch sử hào hùng, thực sự có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với học sinh, tạo được cảm xúc lịch sử sâu rộng trong các em. Trên cơ sở đó, góp phần hình thành ở các em sự kính phục, lòng tự hào đối với thế hệ cha ông đi trước. Để từ đó thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt tình cách mạng ở các em. Mặt khác, học sinh cũng có thái độ căm ghét đối với những hành động tàn ác của bọn thống trị, những kẻ xâm lược, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Qua đó, học sinh sẽ có đủ bản lĩnh để chiến thắng các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo lịch sử đang diễn ra ngày càng tinh vi hơn.

 

doc 18 trang thuychi01 8074
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp sử dụng tư liệu hồ chí minh kết hợp tranh, ảnh, bản đồ Lịch sử khi dạy bài 16 – Lịch sử lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TƯ LIỆU HỒ CHÍ MINH KẾT HỢP TRANH, ẢNH, BẢN ĐỒ LỊCH SỬ KHI DẠY BÀI 16 – LỊCH SỬ LỚP 10 
(CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
 Người thực hiện: Trịnh Thị Hạnh
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử
	 THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
****
Phần mở đầu .. trang 2
- Lí do chọn đề tài.
- Mục đích nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
Phần nội dung  trang 4
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Kinh nghiệm và các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Phần kết luận  trang 14
- Kết luận
- Kiến nghị
Tài liệu tham khảo ... trang 16
Phụ lụctrang 17
****
1. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
 Sinh thời Hồ Chí Minh đã căn dặn:
“ Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
 “ Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng, cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh bắc dẹp nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời.
 ... Sử ta dạy cho ta bài học này:
 Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do.
 Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”
(“Nên học sử ta”. Tập 3,tr.216-217)
 Học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Đặc trung nổi bật của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là tái tạo lịch sử, muốn học sinh tiếp thu được vấn đề đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau sao cho đạt kết quả cao.
 Lịch sử lại là bộ môn rất có ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh trong quá trình dạy học. Qua bài học lịch sử, với những hành động hi sinh anh dũng, quên mình vì sự nghiệp độc lập dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, những sự kiện lịch sử hào hùng, thực sự có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với học sinh, tạo được cảm xúc lịch sử sâu rộng trong các em. Trên cơ sở đó, góp phần hình thành ở các em sự kính phục, lòng tự hào đối với thế hệ cha ông đi trước. Để từ đó thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt tình cách mạng ở các em. Mặt khác, học sinh cũng có thái độ căm ghét đối với những hành động tàn ác của bọn thống trị, những kẻ xâm lược, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Qua đó, học sinh sẽ có đủ bản lĩnh để chiến thắng các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo lịch sử đang diễn ra ngày càng tinh vi hơn.
 Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, nhưng hiện nay, việc dạy học Lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận dụng vào thực tế. 
 Trước thực trạng học sử như vậy, vai trò của người giáo viên càng khó khăn, nặng nề hơn. Để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, giáo viên ở các trường phổ thông đã từng bước tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp nhiều phương pháp dạy học, đồng thời các phương pháp dạy học hiện đại như: lấy học sinh làm trung tâm, dạy học nêu vấn đề, dạy học liên môn... đã và đang được vận dụng vào giảng dạy bộ môn.
 Thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học lịch sử, sáng kiến kinh nghiệm của tôi hướng đến việc sử dụng phương pháp khai thác tư liệu lịch sử trong dạy học lịch sử. Là một giáo viên đã nhiều năm trong nghề, tôi thấy những tư liệu lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh là tài liệu tham khảo có giá trị, nếu sử dụng kết hợp với sử dụng tranh, ảnh, lược đồ lịch sử sẽ nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
 Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, tôi xin trình bày một số vấn đề về: “ Phương pháp sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh, bản đồ lịch sử khi dạy bài 16 – Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn)”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp một phần giúp giáo viên có một giờ dạy học có hiệu quả tốt hơn, học sinh tự giác, chủ động lĩnh hội kiến thức và ngày càng yêu thích học môn lịch sử. Đồng thời, qua tìm hiểu, học tập các di sản sử học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thực hiện Nghị quyết được Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) thông qua là “lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở tư tưởng, kim chỉ nam hành động”.
- Mục đích nghiên cứu
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử, góp phần quan trọng trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, hình thành phong cách tự học, tự nghiên cứu, phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. 
- Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là lớp 10a9 và 10a5 của trường THPT Hàm Rồng. 
- Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp sưu tầm sử liệu.
	- Phương pháp phân tích.
	- Phương pháp tổng hợp.
	- Phương pháp khái quát.
	- Thể nghiệm trên lớp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
Liên quan đến đề tài đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập dưới những khía cạnh khác nhau
Các công trình lý luận chung về việc sử dụng tài liệu thành văn được trình bày ở các giáo trình phương pháp dạy học lịch sử ở trường Đại học, Cao đẳng như:
 GS.TS Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2002), Phương pháp dạy học Lịch sử, tập I, tập II, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 
GS.TS Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2006), Nhập môn sử học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội
 “Phương pháp dạy học Lịch sử” do GS.TS Phan Ngọc Liên (Chủ biên), xuất bản năm 2002. 
 “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” của Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường.
 “Thiết kế bài giảng lịch sử ở trường THPT” của Phan Ngọc Liên.
Các công trình trên chủ yếu dừng lại ở mức độ trình bày lý luận chung. Trong các trường đại học cũng có những luận văn, khóa luận chọn đề tài về các tác phẩm của Hồ Chí Minh nhưng cũng mới dừng ở lí thuyết, chưa đi sâu vào giải quyết một cách cụ thể phương pháp vận dụng tư liệu lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh, bản đồ vào việc giảng dạy một giai đoạn, một bài lịch sử cụ thể. 
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Chúng ta đều thấy rằng: Việc học lịch sử có nét đặc trưng riêng, có cái khó riêng. Đó là người học không thể tri giác trực tiếp; không thể “sờ” hay làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.... mà buộc phải tư duy, phải trừu tượng hoá, khái quát hoá để dựng lại những gì đã diễn ra trong quá khứ, thông qua các sự kiện, niên đại, nhân vật....Để làm được điều đó thì việc sử dụng các tư liệu lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh kết hợp với tranh, ảnh, bản đồ lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc “dựng lại” lịch sử.
	Bên cạnh đó, việc dạy và học lịch sử ở nhiều trường phổ thông hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Đó là tình trạng đại bộ phận học sinh đang dần “xa lánh” môn lịch sử, không còn hứng thú với việc học tập môn lịch sử. Đây là thực trạng đáng buồn, bởi vì học lịch sử ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm và hình thành nhân cách của học sinh.
 Trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, ở các bài học nội dung truyền đạt cho học sinh chỉ là những kênh chữ, một vài bài có cung cấp thêm hình ảnh, trong các tiết dạy lịch sử, đa số giáo viên chỉ chú ý bám sát nội dung kiến thức trong sách giáo khoa mà chưa chú ý sử dụng những hình thức khác để bổ trợ làm cho tiết học thêm sinh động. Ví dụ như: cung cấp thêm những hình ảnh ngoài sách giáo khoa hoặc những mẩuchuyện kể về những con người đã góp phần xây dựng đất nước để có được những thành tựu của hôm nay mà trong sách giáo khoa không đề cập đến một cách đầy đủ.
 Vì thế tiết dạy lịch sử không những không đem lại hứng thú cho học sinh, mà tiết học còn trở nên khô khan, đôi lúc học sinh lại có những suy nghĩ lệch lạc về những nhân vật lịch sử hoặc những sự kiện lịch sử quan trọng.
 Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng trên, theo tôi có nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân quan trọng dẫn tới hiện tượng trên đó là:
* Đối với giáo viên:
 - Giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tài liệu tham khảo, tranh, ảnh, bản đồ trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên, việc sử dụng tài liệu, đặc biệt tác phẩm Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh, bản đồ trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông chưa được đa số giáo viên quan tâm, xem trọng.
 - Giáo viên vẫn còn dạy học theo phương pháp truyền thống, nặng về thuyết trình, chỉ sử dụng những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, ít quan tâm đến việc sưu tầm, chọn lọc tài liệu
 - Điều kiện cơ sở vật chất của trường phổ thông còn thiếu thốn chưa trang bị đầy đủ những tranh ảnh minh họa phục vụ cho bài học, cũng như sự hạn chế về tư liệu thành văn trong thư viện trường
 * Đối với học sinh: Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử, coi môn Lịch sử là môn phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi. Mặt khác bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp, nên các em không ưa thích, không hứng thú học tập.
 Từ những hạn chế trên, ta thấy rằng, trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT, việc sử dụng tranh, ảnh, bản đồ lịch sử kết hợp tư liệu trong tác phẩm Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả bài học.
 2.3. Kinh nghiệm và các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
- Vai trò của tư liệu lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh, bản đồ trong giảng dạy Lịch sử ở trường THPT
Trước hết, sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh lịch sử góp phần vào việc cụ thể hóa những sự kiện cơ bản đã được trình bày trong sách giáo khoa.
Thứ hai, sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh lịch sử góp phần vào việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh. 
Thứ ba, sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh lịch sử góp phần giúp học sinh hiểu được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử 
Thứ tư, sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh lịch sử góp phần vào việc giáo dục tư tưởng chính trị, tình cảm, đạo đức cho học sinh.
 Thứ năm, sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh lịch sử sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Thứ sáu, sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh lịch sử còn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát, nghe và ghi nhớ. Từ đó, học sinh sẽ tiến hành hoạt động tư duy, so sánh, tổng hợp để rút ra được kết luận, mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, bản chất và quy luật phát triển của lịch sử.
 - Một số yêu cầu khi sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh, bản đồ lịch sử 
	Sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh lịch sử giúp giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn lôi cuốn học sinh, giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với một sự kiện, một nhân vật, một hiện tượng lịch sử, dễ dàng đưa kiến thức sử đến với học sinh. Tuy vậy, theo tôi việc sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh lịch sử phải đảm bảo các yêu cầu sau:
	Thứ nhất: tranh ảnh, bản đồ, tư liệu lịch sử đó phải đảm bảo cả giá trị giáo dưỡng, giáo dục và giá trị văn học.
Thứ hai: tranh ảnh, bản đồ, tư liệu lịch sử đó phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện, nhân vật lịch sử đang học phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
	Thứ ba: Đối với giáo viên:
	- Trước khi sử dụng, cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải loại bỏ những yếu tố không phù hợp. 
	- Khi sử dụng giáo viên phải đảm bảo học sinh được tham gia vào hoạt độngs và phát triển năng lực.
 	Nói tóm lại, việc sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh, bản đồ lịch sử là một trong những cách thức để giáo viên đưa tài liệu tham khảo vào trong giờ dạy sử, qua đó hoàn thành mục tiêu bài học, kế hoạch dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn trong trường phổ thông.
 - Giải pháp và tổ chức thực hiện “Sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh lịch sử khi dạy bài 16 – Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn)
 Bài 16 
THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (Tiếp theo)
 Ở mục 2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
 Khi dạy mục a) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
 Học sinh vốn rất háo hức khi xem tranh và nghe kể chuyện về các anh hùng. Sau khi trình bày truyền thuyết về Hai Bà Trưng cũng như lí do Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, giáo viên dùng bức tranh Hai Bà Trưng xung trận để học sinh khắc sâu hình ảnh oai phong lẫm liệt của Hai Bà:
 Khi trình bày diễn biến, giáo viên sử dụng bản đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng để học sinh quan sát: 
 Sau đó, Giáo viên dùng đoạn trích:
“Nước Tàu cậy thế đông người
Kéo quân áp bức giống nòi Việt Nam.
Quân Tàu nhiều kẻ tham lam,
Dân ta há dễ chịu làm tôi ngươi?
Hai Bà Trưng có đại tài,
Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian,
Ra tay khôi phục giang san,
Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta”
 ( Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, tập 3, tr.222)
 “ Ta là một trong những người khai sáng nước Nam tươi đẹp này đây. Ta là Trưng Trắc, năm 39 đã cùng em gái ta là Trưng Nhị và đồng bào đánh đuổi bọn xâm lăng, trả thù chồng, giải thoát quê hương”.
 (Hồ Chí Minh, Lời than vãn của Bà Trưng Trắc, tập 1, tr.79)
 Những hình ảnh, bản đồ và đoạn trích trên, học sinh thấy được Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán (40-43) là cuộc nổi dậy với quy mô lớn trên toàn lãnh thổ Âu Lạc, là cuộc chiến đấu bất khuất của nhân dân ta, của một đất nước vốn có giang sơn riêng, cơ đồ riêng, luôn luôn đấu tranh để chống lại âm mưu thôn tính và đồng hóa của một đế chế lớn nhất châu Á đang thời kì hưng thịnh lúc bấy giờ. Đồng thời cũng thấy được vai trò của phụ nữ trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
 Ở mục b) Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân
 Khi giảng, giáo viên có thể dùng đoạn trích sau:
“...Anh hùng thay ông Lý Bôn,
Tài kiêm văn võ, sức hơn người.
Đánh Tàu đuổi sạch ra ngoài
Lập nên triều Lý sáu mươi năm liền”
 (Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, tập 3, tr.222)
 Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: Em biết gì về Lý Bí và vai trò của ông trong lịch sử dân tộc? 
 Sau khi học sinh phát biểu, giáo viên đưa hình ảnh Lý Bí với những mẩu chuyện về ông
 Và dùng bản đồ giúp học sinh thấy được bước phát triển và phạm vi của cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Lý Bí:
 Qua đó một lần nữa học sinh sẽ hiểu được nguyên nhân bùng nổ cũng như thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, thấy được cuộc khởi nghĩa đã diễn ra trên địa bàn rộng, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Lý Bí là người có công đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương, lập ra nhà Tiền Lý ở thế kỉ VI. Ông là người Việt Nam đầu tiên xưng đế (Lý Nam Đế) và cũng là người đầu tiên đặt niên hiệu riêng (Thiên Đức) để đối chọi với phương Bắc, khẳng định dân tộc Việt Nam là một dân tộc độc lập và mãi mãi làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình, không lệ thuộc vào bất cứ quốc gia nào, học sinh cũng khắc sâu được truyền thống yêu nước, bất khuất và đoàn kết của dân tộc. Như vậy, bài học đã đạt được cả mục tiêu: kiến thức- giáo dục tư tưởng, tình cảm - kĩ năng.
 Ở mục d) Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
 Dạy mục này, thứ nhất giáo viên cần truyền tải đến học sinh thân thế và tài năng trí dũng hơn người cũng như vai trò của Ngô Quyền trong kháng chiến chống quân Nam Hán. Cùng với những câu chuyện kể, giáo viên cho học sinh quan sát tranh:
 .
 Trước sự xâm lược của quân Nam Hán, Ngô Quyền đã lợi dụng địa hình ở vùng cửa sông và dùng kế đóng cọc xuống lòng sông Bạch Đằng, bố trí quân mai phục, sẵn sàng đánh địch. Đến đây, giáo viên sử dụng Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
 Trong tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh luôn đánh giá đúng công trạng, sự nghiệp của các nhân vật lịch sử, giáo viên có thể trích dùng câu thơ sau: 
Ngô Quyền quê ở Đường Lâm
Cứu dân ra khỏi cát lầm ngàn năm”.
 (Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, tập 3, tr.222)
 Như vậy, Ngô Quyền là người sáng lập ra nhà Ngô, là người chỉ huy trân Bạch Đằng lịch sử năm 938. Chiến thắng Bạch Đằng đã đi vào lịch sử dân tộc như một chiến công hiển hách, chứng tỏ sức mạnh của một dân tộc không bao giờ chịu khuất phục. Chiến thắng này cũng chứng tỏ tài năng quân sự và trí dũng hơn người của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền. 
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với hoạt động giáo dục
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi của phương pháp sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh ảnh, bản đồ để nâng cao hiệu quả bài học qua dạy học lịch sử bài 16- Lớp 10 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn).
- Để thực nghiệm, tôi chọn đối tượng là học sinh lớp 10. Đó là lớp 10A9 và 10A5 tại trường THPT HÀM RỒNG. Trong đó, lớp 10A9 là lớp thực nghiệm, lớp 10A5 là lớp đối chứng. Cả 2 lớp đều có trình độ tương đương nhau.
Kết quả thực nghiệm sư phạm
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A9
43
9
21
24
56
10
23
0
0
10A5
42
4
10
22
52
14
33
2
5
 Qua kết quả trên, có thể thấy ở lớp thực nghiệm số học sinh có hứng thú học tập bộ môn tăng, chất lượng dạy học bộ môn cũng tăng. Nhiều em đã tích cực tham gia ôn tập và dự thi HSG môn sử cấp trường. Trong khi đó, ở lớp đối chứng không có em nào đăng kí dự thi học sinh giỏi. 
 Điều này khẳng định việc sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh ảnh, bản đồ để nâng cao hiệu quả bài học qua dạy học lịch sử bài 16 – Lớp 10 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn) đã có tính khả thi.
- Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
Tôi đã sử dụng kinh nghiệm này vào các tiết dạy và đạt được kết quả khả quan, khi sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh, bản đồ lịch sử minh họa cho một sự kiện lịch sử, bài học lịch sử làm giờ học sinh động hơn, hấp dẫn học sinh hơn, giờ học đạt hiệu quả cao, có vai trò tích cực, chủ động trong việc học tập, qua đó các em chủ động tìm những kiến thức đã học để hiểu sâu, toàn diện một sự kiện lịch sử, đồng thời học sinh còn ôn tập, củng cố, tổng hợp kiến thức ở mức độ cao hơn. Sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh, bản đồ trong dạy học lịch sử đã được các đồng nghiệp đánh giá cao và vận dụng trong các tiết dạy lịch sử. Học sinh đã hứng thú với giờ học lịch sử, chất lượng giáo dục môn lịch sử của Trường THPT Hàm Rồng có chuyển biến tích cực. 
 Kết quả năm học 2015-2016 cao hơn năm học 2014-2015 và kết quả học kì I năm học 2015-2016 cụ thể như sau:
Khối
Giỏi
Khá
TB
yếu
10
15%
62%
23%
0%
11
14%
65%
21%
0%
12
15%
60%
25%
0%
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận
 Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, giờ học lịch sử nói riêng là mục tiêu phấn đấu của giáo viên trong nhà trường hiện nay. Nó là kết quả của sự suy nghĩ và tìm tòi lớn về sư phạm, là kết quả tổng hợp của những nguyên lí khoa học của việc dạy học và của nghệ thuật sư phạm. Trong dạy học Lịch sử, đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt và kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau, biết kích thích sự tìm tòi và giúp các em chiếm lĩnh được tri thức. 
 Để đổi mới phương pháp dạy học: lấy học sinh làm trung tâm, không có nghĩa là chúng ta phó mặc cho các em tự chiếm lĩnh tri thức. Ngược lại, giáo viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp, đề tài này cũng chỉ dừng lại ở việc vận dụng, khai thác nội dung tranh ảnh, bản đồ lịch sử kết hợp với sử dụng tư liệu lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh, nhằm bổ trợ cho quá trình dạy học Lịch sử phù hợp, thích ứng theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng trường; cốt lõi và chuẩn kiến thức bài dạy phải đảm bảo yêu cầu.
 Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, kết quả thực nghiệm phần lớn dựa vào tình hình học tập của học sinh trường THPT Hàm Rồng nên khả năng áp dụng thực tiễn có thể còn hạn chế nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để những giờ học lịch sử thực sự cuốn hút học sinh.
 - Kiến nghị
Kết quả thực nghiệm đã khẳng địn

Tài liệu đính kèm:

  • docphuong_phap_su_dung_tu_lieu_ho_chi_minh_ket_hop_tranh_anh_ba.doc