Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 trường tiểu học Xuân Lẹ
Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về sự vật, sự kiện, hiện tượng tự nhiên, xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người. Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Toán, Tiếng Việt và các môn học khác Tự nhiên và Xã hội trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách toàn diện của con người.
Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1,2,3 tích hợp những kiến thức về tự nhiên và xã hội. Môn học đóng vai trò giúp học sinh học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở các lớp 4,5 của cấp Tiểu học, đồng thời góp phần làm nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở cấp học trên. Tuy bản chất là cung cấp những kiến thức tự nhiên và xã hội có xung quanh chúng ta song trong sách giáo khoa lớp 3 không đưa ra kiến thức đóng khung có sẵn mà là một hệ thống các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa. Vậy một giờ học Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 được tiến hành như thế nào để đạt hiệu quả?
Bên cạnh đó, phần lớn phụ huynh học sinh và thậm chí một số giáo viên chỉ quan tâm đến hai môn Toán và Tiếng Việt. Còn đối với môn Tự nhiên và Xã hội chỉ dạy qua loa, đại khái hoặc cho học sinh quan sát những bức tranh rồi nói sơ qua. Do đó mà học sinh ít có cơ hội phát triển tư duy, thảo luận và sáng tạo môn học này. Điều đó cũng sẽ dẫn đến những khó khăn trong tương lai khi phải tiếp xúc với các môn học ở các lớp trên như: Vật lí, sinh học, hóa học,.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN LẸ Người thực hiện: Nguyễn Hữu Tuyến Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Lẹ SKKN thuộc môn: Tự nhiên và Xã hội THANH HÓA, NĂM 2018 MỤC LỤC Nội dung Trang 1. MỞ ĐẦU. 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1.Cơ sở lí luận của vấn đề 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng áng kiến kinh nghiệm 4 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6 2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường: 17 3. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 3.1. Kết luận 18 3.2. Kiến nghị 18 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài. Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về sự vật, sự kiện, hiện tượng tự nhiên, xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người. Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Toán, Tiếng Việt và các môn học khác Tự nhiên và Xã hội trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách toàn diện của con người. Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1,2,3 tích hợp những kiến thức về tự nhiên và xã hội. Môn học đóng vai trò giúp học sinh học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở các lớp 4,5 của cấp Tiểu học, đồng thời góp phần làm nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở cấp học trên. Tuy bản chất là cung cấp những kiến thức tự nhiên và xã hội có xung quanh chúng ta song trong sách giáo khoa lớp 3 không đưa ra kiến thức đóng khung có sẵn mà là một hệ thống các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa. Vậy một giờ học Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 được tiến hành như thế nào để đạt hiệu quả? Bên cạnh đó, phần lớn phụ huynh học sinh và thậm chí một số giáo viên chỉ quan tâm đến hai môn Toán và Tiếng Việt. Còn đối với môn Tự nhiên và Xã hội chỉ dạy qua loa, đại khái hoặc cho học sinh quan sát những bức tranh rồi nói sơ qua. Do đó mà học sinh ít có cơ hội phát triển tư duy, thảo luận và sáng tạo môn học này. Điều đó cũng sẽ dẫn đến những khó khăn trong tương lai khi phải tiếp xúc với các môn học ở các lớp trên như: Vật lí, sinh học, hóa học,.. Đối với học sinh lớp 3, ở lứa tuổi này các em còn mang tính cách lứa tuổi hồn nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại, cần được thoả mãn. Vì vậy, người giáo viên cần phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thoả mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em "Học mà chơi - Chơi mà học" thì các em sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu kết quả của việc dạy học cũng đạt hiệu quả cao hơn. Việc đổi mới mục tiêu giáo dục đã thực hiện thông qua việc đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa, thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, kết hợp giáo dục kĩ năng sống và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nhằm đổi mới căn bản về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Vì vậy, muốn dạy tốt môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 người giáo viên cần vận dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh. Trong đó trò chơi học tập được đưa vào lớp học nhằm biến việc học tập trên lớp thành một cuộc chơi, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và rèn kĩ năng dễ dàng và hào hứng hơn. Khi vui chơi, trong không khí cổ vũ sôi nổi của tập thể, học sinh sẽ phát huy mọi khả năng vốn có của mình, làm cho quá trình nhận thức trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Trò chơi học tập cùng lúc đáp ứng cả hai nhu cầu của học sinh: nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập. Trò chơi học tập tạo nên hình thức “học mà chơi, chơi mà học” đang được khuyến khích ở Tiểu học và việc tổ chức trò chơi trong giờ học là biện pháp hữu hiệu nhất giúp HS học tập và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Từ những lí do trên cộng với kinh nghiệm đứng lớp, tôi đã thường xuyên áp dụng trò chơi vào các tiết học Tự nhiên và Xã hội. Trong quá trình dạy học và vận dụng tôi thấy những trò chơi ấy thật sự có hiệu quả trong giờ học, lại dễ tổ chức, dễ thực hiện, tiết học sôi nổi gây hứng thú cho học sinh. Vì thế tôi đã chọn: "Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trường Tiểu học Xuân Lẹ” làm đề tài nghiên cứu và hoàn thành đề tài này trong năm học 2017- 2018. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm khơi dạy niềm say mê, hứng thú học tập của học sinh. Kích thích tính chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức, tạo không khí sôi nổi trong tiết học môn Tự nhiên và Xã hội. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài hướng vào nghiên cứu các phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3A trường Tiểu học Xuân Lẹ năm học 2016 -2017 và năm học 2017-2018. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu. Từ đó bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Khảo sát thực tế học sinh. - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học tập. Quan sát hoạt động vui chơi Quan sát hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh để chọn phương pháp tổ chức cho phù hợp. - Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ kết quả thực hiện việc học tập của lớp chủ nhiệm qua các hoạt động học tập của môn học. - Phương pháp thống kê, sử lí số liệu: Dựa trên số liệu về kết quả điều tra thống kê, xử lí số liệu. Từ đó đưa ra những phương pháp, giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói riêng và nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh ở trường Tiểu học nói chung. 2/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề: Đối với lứa tuổi lớp 3 ngoài nhu cầu học còn tồn tại một loạt nhu cầu khác như vui chơi, vận động giao tiếp với bạn bè ... Việc thoả mãn các nhu cầu này là điều kiện cơ bản để trẻ có được cuộc sống tự nhiên vốn có. Thế nhưng trong môi trường lớp học nội dung cơ bản tiến hành là "học". Học sinh phải dồn hết tinh thần sức lực cho việc học, khiến trẻ quên đi những nhu cầu chính đáng kia của mình và mất dần vẻ tự nhiên vô tư vốn có. Trong việc giúp các em tìm lại cuộc sống tự nhiên của mình "Trò chơi" có một vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi "Chơi" là được sống hết mình và khác với hoạt động học: các thành tích của học tập cơ bản phụ thuộc vào bản thân trẻ, còn sự thắng thua trong trò chơi mang tính ngẫu nhiên. Trẻ tham gia chơi với hy vọng chiến thắng và để khẳng định mình. Bên cạnh đó trò chơi tạo cho trẻ sự thư giãn, thoải mái cần thiết cho bản thân. Với đặc điểm riêng "Trò chơi" mở ra cho học sinh Tiểu học một khả năng phát triển. Các em được tiếp cận với hoàn cảnh chơi, nhiệm vụ chơi, hoạt động chơi, luật chơi... từ đó trẻ lĩnh hội các tri thức sống động về cuộc sống xung quanh và tri thức khoa học. Áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Tự nhiên - Xã hội là đưa học sinh vào các hoạt động vận dụng mang tính tự nguyện. Học sinh được chủ động sáng tạo phát hiện điều cần phải học. Nó làm bớt đi sự căng thẳng, khô khan, trừu tượng của các lệnh đem đến sự sôi nổi ham mê say sưa tìm hiểu khám phá và lĩnh hội tri thức trong mỗi giờ học. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiên kinh nghiệm: Xuân Lẹ là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Thường Xuân, là xã thuộc vùng 135; trung tâm xã cách trung tâm huyện hơn 25km. Đường xá đi lại vô cùng khó khăn, phải qua lắm sông nhiều suối. Địa bàn xã rộng được chia thành 9 thôn bản. Dân cư phân bố không đồng đều. Vào mùa mưa lũ có nhiều thôn bản bị cô lập. Điều kiện kinh tế của nhân dân đang còn thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao so với mặt bằng chung của huyện. Trường Tiểu học Xuân Lẹ được chia thành 4 điểm trường, điểm trường chính được đóng trên địa bàn trung tâm xã. Có những điểm trường cách điểm trường chính 5km, đường xá đi lại gặp rất nhiều khó khăn, lại lắm sông nhiều suối. Vào mùa mưa lũ nhiều điểm trường bị cô lập. Học sinh phải vắng học nhiều ngày. Đặc điểm tình hình nhà trường nói riêng và các trường tiểu học miền núi nói chung: Đa số phụ huynh, thậm chí cả giáo viên chỉ quan tâm đến hai môn Toán và Tiếng Việt. Còn đối với môn Tự nhiên và Xã hội chỉ dạy qua loa, đại khái hoặc cho học sinh quan sát những bức tranh rồi nói sơ qua. Bên cạnh đó, cũng có một số giáo viên đã quan tâm đến việc đổi mới phương pháp để đạt mục tiêu giờ dạy cao nhất. Song qua thực tế công tác giảng dạy và dự giờ thăm lớp tôi nhận thấy có giờ dạy đó tổ chức đến 3 hoạt động khác nhau mà giờ học vẫn tẻ nhạt, chán nản. Các câu hỏi thảo luận nhóm thường bị lặp chưa hiệu quả. Mỗi khi báo cáo kết quả thảo luận học sinh không những không đưa ra được kiến thức theo yêu cầu mà nội dung báo cáo có phần dập khuôn, xáo rỗng. Có những tiết giáo viên đưa tới 3 trò chơi vào giảng dạy kết quả là cả một tiết học không khí lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười, tiếng reo hò. Song chính vì trạng thái tâm lí bị kích thích quá ngưỡng làm cho sự nhận thức của học sinh không đạt được hiệu quả như mong muốn. Học sinh không nắm được kiến thức trọng tâm của bài. Từ những thực trạng trên, qua vận dụng đạt hiệu quả đáng khích lệ tôi xin trình bày: "Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trường Tiểu học Xuân Lẹ” mà tôi đã đưa vào thực nghiệm và đạt hiệu quả cao: 2.2.1.Thực trạng nghiên cứu. Qua thời gian thực hiện việc dạy - học môn Tự nhiên - Xã hội lớp 3 tôi nhận thấy một giờ học Tự nhiên - Xã hội thường diễn ra tẻ nhạt. Lớp thường mất trật tự, đôi khi trầm quá mức. Tôi đã điều tra tâm lí của học sinh bằng phiếu trắc nghiệm sau: Phiếu trắc nghiệm tâm lí Đánh dấu "X" vào trước ý em cho là đúng. 1. Em có thích học môn Tự nhiên - Xã hội không? Thích học nhất Thích học Không thích học 2. Giờ học Tự nhiên - Xã hội là. Một giờ học sôi nổi. Một giờ học tẻ nhạt vì phải thực hiện tuần tự các lệnh theo yêu cầu SGK. Một giờ học mà em thích nhất vì em cảm thấy thoải mái (học mà chơi, chơi mà học). Kết quả thu được: Nội dung Kết quả Lớp 3A: Tổng số HS:28 em Lớp 3D Tổng số HS: 9 em SL TL SL TL Giờ học Tự nhiên - Xã hội là giờ học mà em thích nhất 3 10.7% 1 11.1% Thích học môn Tự nhiên - Xã hội 6 21.4% 2 22.2% Không thích học môn Tự nhiên - Xã hội 19 67.9% 6 66.7% Giờ học Tự nhiên - Xã hội là giờ học sôi nổi 8 28.6% 2 22.2% Giờ học Tự nhiên - Xã hội là giờ học tẻ nhạt, nhàm chán. 20 71.4% 7 77.8% Bài kiểm tra. Thời gian: 15 phút Đề bài: 1. Chọn các từ trong khung điền vào chỗ chấm (.....) cho phù hợp. Các - bô - nic, ô - xi, khói, bụi, vi khuẩn, ô nhiễm, các - bô - nic Không khí trong lành là không khí chứa nhiều ............ ít khí ............, ..............., .............., ............ Không khí chứa nhiều khí............. hoặc khói, bụi, vi khuẩn là không khí bị ........ 2. Viết chữ Đ vào trước câu trả lời đúng, S vào trước câu trả lời sai. Bệnh nào dưới đây thuộc bệnh đường hô hấp. Viêm họng Viêm phổi Viêm mũi Đau mắt Viêm tai Đau bụng Viêm phế quản Viêm khí quản Kết quả thu được. Lớp Tổng số học sinh Số HS trả lời đúng 90-100% số câu hỏi Số HS trả lời đúng từ 70-80% số câu hỏi Số HS trả lời đúng 50-60% số câu hỏi Dưới 50% SL % SL % SL % SL % 3A 28 2 7.1% 5 17.9% 11 39.3% 10 35.7% 3D 9 0 1 11.1% 2 22.2% 6 66.7% Kết quả học tập của học sinh có được do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đem tới. Song một điều tôi có thể khẳng định do tiết học quá tẻ nhạt không có sự sôi động như vốn sống của các em hằng có nên tạo ra tâm lí chán. Chính áp lực tâm lí này làm kiến thức giáo viên cung cấp bị lu mờ đi. Hiệu quả của quá trình lao động sư phạm chưa cao. 2.2.2. Nguyên nhân: + Về phía giáo viên: - Giáo viên chưa coi trọng phương pháp trò chơi trong việc dạy môn Tự nhiên - Xã hội. Bắt đầu vào giờ học giáo viên thường yêu cầu các em làm việc như một cỗ máy không có sự thư giãn. Thao tác dạy học chính là: Yêu cầu học sinh thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa. Từ quan sát tới thảo luận và cuối cùng là kết luận chốt lại kiến thức. Ví dụ ở tiết 2 bài: Nên thở như thế nào? Giáo viên tiến hành 2 hoạt động. + Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. * Với mục tiêu để giải thích tại sao ta không nên thở bằng miệng. * Tiến hành: Giáo viên cho học sinh thảo luận cặp: Lấy gương soi - quan sát xem trong mũi có gì? Giáo viên đưa một số câu hỏi cho học sinh thảo luận. Học sinh báo cáo Giáo viên kết luận + Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa - Giáo viên cho học sinh quan sát hình 3, 4, 5 (SGK) - Học sinh thảo luận theo câu hỏi của giáo viên. * Giáo viên kết luận. Như vậy 2 hoạt động với các hình thức tổ chức khác nhau nhưng giờ học vẫn tẻ nhạt vỡ cỗ máy của học sinh phải làm việc không chút thư giãn hết thảo luận nhóm lại đến trả lời các câu hỏi của giáo viên. - Cũng có trường hợp Giáo viên lạm dụng quá phương pháp trò chơi vào dạy học dẫn đến cả một tiết học sinh luôn trong tâm trạng thái quá. Mặt khác do giáo viên tổ chức chưa "khéo" làm cho sự cổ vũ mạnh mẽ quá mức cần thiết. Tất cả những điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mạch kiến thức trong bài và những lớp ở xung quanh. Ví dụ: Khi dạy bài: "Máu và cơ quan tuần hoàn" giáo viên đã mạnh dạn chuyển các lệnh quan sát liên hệ thực tế bằng các trò chơi. Nhưng do đặc thù tâm lí lứa tuổi các em chỉ lo sắm cho đạt vai diễn mà vai diễn đó chỉ là một mốc dấu ấn nhỏ để giáo viên đưa học sinh tiếp cận tới tri thức mới. Đến hoạt động 2 là trò chơi chép chữ vào hình. Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh chơi. Những tiếng reo hò cố lên! làm cả một dãy phòng học cũng bị ảnh hưởng theo. - Giáo viên chưa nắm bắt được biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong giờ Tự nhiên - Xã hội sao cho có hiệu quả. Với những bài trò chơi có vai trò khám phá kiến thức giáo viên lại cho học sinh chơi theo hình thức nhóm (4 - 5 em) mà các học sinh tham dự đó thường là học sinh học tốt. Nên sau khi thu được kết quả của yêu cầu chơi, giáo viên chốt lại kiến thức thì có đến 1/3 số học sinh không nắm được kiến thức trọng tâm vì đó là những học sinh có học lực ở mức trung bình, +. Về phía học sinh. Do đặc điểm tâm lí của lứa tuổi nên khả năng chú ý tập trung, tính kỉ luật chưa cao dễ mệt mỏi. Nếu phương pháp dạy học của giáo viên đơn điệu không hấp dẫn sẽ tạo ra sức ỳ lớn cho học sinh. 2.3. Các giải pháp đó sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Về nhận thức về trò chơi học tập: Là một giáo viên tôi cần nhận thức rõ vai trò của phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học ở Tiểu học núi chung và dạy môn Tự nhiên - Xã hội nói riêng. Phải hiểu rõ mục tiêu của từng bài, từng phần, từng mảng kiến thức và toàn bộ chương trình mụn Tự nhiên - Xã hội ở lớp 3. Trong tiết học Tự nhiên và Xã hội, việc tổ chức cho học sinh chơi bất cứ phần nào của bài học đều rất quan trọng vì: - Làm thay đổi hình thức dạy học. - Làm không khí lớp học được thoải mái, dễ chịu hơn. - Làm quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi, hấp dẫn. - Học sinh thấy vui, nhanh nhẹn và cởi mở hơn. - Học sinh tiếp thu bài một cách tự giác, tích cực hơn. - Học sinh được củng cố và hệ thống hóa kiếm thức. 2.3.2. Một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi: Các trò chơi nhằm mục đích khai thác nội dung kiến thức của bài học. * Khi vận dụng phương pháp trò chơi vào khai thác nội dung kiến thức bài học giáo viên cần lưu ý: - Chọn trò chơi phải phù hợp với học sinh, nội dung bài và điều kiện thực tế có thể cho phép. - Ít nhất 3/4 số học sinh được tham gia. - Cần tránh hiện tượng chỉ một số học sinh hoàn thành tốt được tham gia. Quan trọng hơn, trò chơi phải có mục đích học tập, không đơn thuần là trò chơi giải trí. 2.3.3. Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội đạt hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, chúng tôi thấy có thể chia các phương pháp dạy học thành các nhóm phương pháp sau: Nhóm1: Phương pháp tổ chức trò chơi có thể áp dụng để tổ chức cho học sinh khai thác nội dung kiến thức bài học. a) Đóng vai - kể về sự vật: * Mục tiêu: Học sinh biết mượn lời của sự vật để mô tả, giới thiệu về sự vật mình đó và đang được quan sát. Từ đó khái quát ra đặc điểm chung của một loại sự vật. * Cách chơi: Mượn lời sự vật vừa quan sát để nói về sự vật đó. * Luật chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm chơi. Học sinh 1 của nhóm A nói giới thiệu, mô tả về sự vật mình quan sát sẽ chỉ định học sinh một ở nhóm B nói tiếp. Học sinh đó nói xong lại được quyền chỉ định học sinh 1 ở nhóm C nói... Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến hết lượt lớp. Nếu học sinh 1 ở nhóm B không nói được sẽ nói "Em cần sự trợ giúp của cô giáo". Giáo viên gợi mở giúp học sinh mô tả tiếp. Mỗi lần 1 nhóm có 1 học sinh cần sự hỗ trợ của giáo viên thì nhóm đó sẽ bị 1 điểm trừ. Nhóm nào nhiều điểm trừ hơn là nhóm thua cuộc. * Trò chơi này được vận dụng cho các bài sau: Bài 41, 42: Thân cây Bài 43, 44: Rễ cây Bài 45: Lá cây Bài 47: Hoa Bài 48: Quả Bài 49: Động vật Bài 50: Côn trùng Bài 52: Lá Bài 53: Chim Bài 54, 55: Thú Ví dụ: Dạy bài 48 Quả * Sau khi giáo viên giới thiệu vào bài 48: Quả Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh, ảnh hoặc quả thật mà em vừa đem tới sau đó các em hãy đóng vai mượn lời quả đó để mô tả, giới thiệu về màu sắc, hình dạng mùi vị của quả mà em quan sát được. * Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và điều khiển cuộc chơi. Ví dụ: Học sinh 1 ở nhóm A đứng dậy nói: Tôi là Nhãn, tôi sinh ra vào mùa hè. Thân hình tôi nhỏ bé tròn như hạt bi ve. Nhưng sau lớp vỏ màu nâu, mỏng đến lớp cùi trắng vừa ngọt lại vừa bùi và cuối cùng là hạt màu đen huyền, óng ánh. Bạn có thích tôi không tôi vừa ngọt lại vừa thơm? Khi học sinh 1 nói xong chỉ định 1 học sinh ở nhóm B "nói về mình". Ví dụ: 1 học sinh ở nhóm B giới thiệu về quả dưa: Tớ cũng tròn như cậu nhưng tớ to hơn rất nhiều. Ngoài vị ngọt và thơm ra tớ còn có màu sắc rất đẹp, trong đỏ ngoài xanh. - Học sinh cứ thế tiếp tục chơi cho tới hết lượt lớp. (Lưu ý : Trong trò chơi này giáo viên tôn trọng tuyệt đối sự tự giới thiệu về sự vật của học sinh. Cho dù học sinh đó nói không đúng về mùi vị hoặc kích thước thì khi chốt kiến thức giáo viên mới sửa sai cho học sinh). Hoạt động kể chuyện đóng vai b) Tôi cần đến đâu? * Mục tiêu: - Nhận biết và chỉ được các cơ quan hành chính cấp tỉnh. - Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh - Ứng xử nhanh. * Cách chơi: - Giáo viên nêu yêu cầu chơi: "Tôi cần đến đâu". Đây là trò chơi yêu cầu các em quan sát kĩ bức tranh thầy đó phóng to trên bảng và lắng nghe câu hỏi của thầy giáo hoặc của bạn. Nhiệm vụ của các em là nói được tên nơi mà thầy hoặc bạn cần đến sau đó lên chỉ nơi đó ở bức tranh trên bảng lớp. * Luật chơi: + Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm A, B. + Giáo viên nêu câu hỏi chỉ định 1 học sinh bất kì ở nhóm A chỉ đường. Học sinh chỉ được thì được phép yêu cầu một học sinh khác ở nhóm B chỉ đường đến nơi khác... cứ thế cho đến hết các địa điểm có trong tranh... Nếu học sinh được chỉ định không nói được nơi đến hoặc chỗ đến sai em đó sẽ nói "chuyển" để học sinh cùng nhóm với mình bên cạnh tiếp sức. Cứ mỗi lần nhóm nào có một học sinh nói từ "chuyển" thì ở nhóm đó sẽ bị trừ một điểm. Nhóm nào bị trừ nhiều điểm hơn là nhóm thua cuộc. + Các câu hỏi tham khảo để yêu cầu học sinh chỉ đường là: - Tôi đau bụng quá tôi cần đi tới đâu? - Tôi muốn thăm một bạn học sinh học lớp 5. - Tôi muốn gọi điện cho bố tôi. - Tôi muốn hỏi đường đến một khu vực nào đó trong thị xã..... + Kết thúc cuộc chơi giáo viên hỏi:Chúng ta đó đi đến những địa chỉ nào? * Trò chơi này sử dụng cho bài 27 - 28: Các cơ quan hành chính của Tỉnh. c) Từ nào đây? * Mục tiêu: Cung cấp một số kiến thức về Mặt trăng, Ngày và đêm t
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_phuong_phap_to_chuc_tro_choi_trong_day_hoc_mon_tu_nhi.doc