Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở lớp 3B trường tiểu học Quảng Tâm

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở lớp 3B trường tiểu học Quảng Tâm

 Năm học 2015 - 2016 là năm học tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế địa phương. Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, nhằm đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức - trí - thể - mĩ.

 Như chúng ta đã biết, học sinh Tiểu học nằm trong lứa tuổi từ 6 - 13 tuổi, ý thức của các em chưa bền vững. Với bản chất hiếu động, hay nghịch ngợm và tâm lý trẻ còn ham chơi.

Vì thế công tác chủ nhiệm lớp có vị trí quan trọng trong hoạt động giáo dục học sinh. Lớp học là môi trường để học sinh học tập, tu dưỡng, rèn luyện và phát triển toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn với học sinh của lớp mình. Giáo viên chủ nhiệm có vị trí quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường, hội cha mẹ học sinh quản lý toàn diện tập thể học sinh lớp mình phấn đấu theo mục tiêu chung của nhà trường, của lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách, là nhân vật trung tâm để hình thành nhân cách cho học sinh, là cái cầu nối giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Vì vậy người giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp là góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Để giáo dục có hiệu quả thì giáo viên phải hiểu sâu sắc về các em, từ đó mới có thể đặt ra được những tác động sư phạm thích hợp. K.Đ usinxki nói: “ Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt”, do đó bất kỳ người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải tiến hành công việc đầu tiên là tìm hiểu học sinh lớp mình phụ trách, xuất phát từ nhiệm vụ đó, người giáo viên Tiểu học cần đề ra nhiệm vụ cụ thể cho mình, đó là làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

 

doc 25 trang thuychi01 14052
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở lớp 3B trường tiểu học Quảng Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Ở LỚP 3B TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG TÂM
Người thực hiện: Lê Thị Nhị
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quảng Tâm
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
 THANH HOÁ NĂM 2016
1.MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
 Năm học 2015 - 2016 là năm học tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế địa phương. Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, nhằm đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức - trí - thể - mĩ.
 Như chúng ta đã biết, học sinh Tiểu học nằm trong lứa tuổi từ 6 - 13 tuổi, ý thức của các em chưa bền vững. Với bản chất hiếu động, hay nghịch ngợm và tâm lý trẻ còn ham chơi.
Vì thế công tác chủ nhiệm lớp có vị trí quan trọng trong hoạt động giáo dục học sinh. Lớp học là môi trường để học sinh học tập, tu dưỡng, rèn luyện và phát triển toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn với học sinh của lớp mình. Giáo viên chủ nhiệm có vị trí quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường, hội cha mẹ học sinh quản lý toàn diện tập thể học sinh lớp mình phấn đấu theo mục tiêu chung của nhà trường, của lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách, là nhân vật trung tâm để hình thành nhân cách cho học sinh, là cái cầu nối giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Vì vậy người giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp là góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Để giáo dục có hiệu quả thì giáo viên phải hiểu sâu sắc về các em, từ đó mới có thể đặt ra được những tác động sư phạm thích hợp. K.Đ usinxki nói: “ Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt”, do đó bất kỳ người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải tiến hành công việc đầu tiên là tìm hiểu học sinh lớp mình phụ trách, xuất phát từ nhiệm vụ đó, người giáo viên Tiểu học cần đề ra nhiệm vụ cụ thể cho mình, đó là làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Học sinh với tư cách là đối tượng giáo dục đồng thời cũng là chủ thể giáo dục. Để giáo dục học sinh có kết quả tốt, giáo dục phải hiểu các em một cách đúng đắn, đầy đủ và cụ thể, từ đó lựa chọn những tác động sư phạm thích hợp. Trái lại, thực tiễn giáo dục cho thấy, nếu không hiểu rõ học sinh thì những tác động sư phạm được lựa chọn sẽ không phù hợp, do đó không cho kết quả mong muốn mà thậm chí sẽ thất bại. Vì vậy giáo dục chủ nhiệm phải hiểu từng học sinh một cách đầy đủ, chính xác về hoàn cảnh sống, những đặc điểm về thể chất, sinh lý của từng học sinh; tâm lý; tính cách và những hành vi đạo đức của từng học sinh.
 Để giúp người giáo viên chủ nhiệm lớp nắm rõ hơn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của GV chủ nhiệm lớp và kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp. Tôi tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở lớp 3B trường Tiểu học Quảng Tâm”. 
1.2 Mục đích nghiên cứu: 
+ Để góp phần nâng cao chất lượng trong học tập của học sinh theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Góp phần gây hứng thú học tập trong tất cả các môn học cho học sinh, thì việc đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp cho lớp chủ nhiệm đạt kết quả tốt nhằm mục đích để các em có môi trường học tập ổn định, luôn mong muốn được đi học, giúp các em thân thiện với bạn bè và giáo dục đạo đức cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 
+ Ngoài ra công tác giáo dục có hiệu quả sẽ giúp các em trong học tập được nâng cao song song với việc nâng cao nề nếp lớp học trong các giờ học. Nó giúp các em nâng cao ý thức tự giác, chủ động phát huy vai trò tích cực của mình để chiếm lĩnh tri thức, thông qua đó mà hình thành nhân cách, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trong học tập.
 + Nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi càng hiểu rõ hơn về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp và nội dung của công tác chủ nhiệm lớp. Vận dụng tốt hơn vào thực tế giảng dạy và giáo dục.
 + Qua đề tài này tôi có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 +Tìm ra những giải pháp hợp lý trong việc nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
 + Học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Quảng Tâm năm học 2015- 2016.
 + Tài liệu, sách báo, sách hướng dẫn, mạng Internet.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
 Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 + Phương pháp nghiên cứu.
 + Phương pháp điều tra.
 + Phương pháp thống kê
 + Phương pháp thực nghiệm
 + Phương pháp so sánh, phân tích....
 2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
2.1.1: Những vấn đề về cơ sở lý luận: 
2.1.1.1 Vị trí Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp:
 - Khác với các bậc học khác, giáo viên ở bậc tiểu học là “ông thầy tổng thể” tạo ra sản phẩm trọn vẹn ít phụ thuộc vào các giáo viên khác. Mỗi giáo viên tiểu học vừa phải dạy chính các môn học vừa phải phụ trách lớp, làm công tác chủ nhiệm lớp. Người giáo viên phải vừa làm mẫu về cách học, cách tiếp cận lĩnh hội nội dung học tập. Làm mẫu về lối sống, cách cư xử theo kiểu con người văn minh hiện đại. 
* GV chủ nhiệm lớp có bốn chức năng sau đây:
 Chức năng thứ nhất: giáo viên chủ nhiệm lớp là người quản lí giáo dục toàn diện cho học sinh một lớp: Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn diện, giáo viên chủ nhiệm phải có những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có hàng loạt kỹ năng sư phạm như: kỹ năng tiếp cận đối tượng học sinh, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và phải có nhạy cảm sư phạm để có dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh định hướng và giúp các em lường trước những khó khăn, thuận lợi, vạch ra những dự định để chúng tự hoàn thiện về mọi mặt.
 Chức năng thứ hai của giáo viên chủ nhiệm là: tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi HS. Đây là chức năng đặc trưng của giáo viên chủ nhiệm mà các giáo viên bộ môn khác không làm chủ nhiệm lớp không thể có. Giáo viên chủ nhiệm lớp là cố vấn cho tập thể lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp cần có năng lực dự báo chính xác khả năng của HS trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh tự tổ chức các hoạt động đã được kế hoạch hóa .
 Chức năng thứ ba của giáo viên chủ nhiệm lớp: là cái cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt đầy đủ nghị quyết, tư tưởng chỉ đạo của Ban giám hiệu tới học sinh lớp chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là nhà quản lý, nhà sư phạm, đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của HS trong lớp, bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lý, phản ánh với Hiệu trưởng, các giáo viên bộ môn, với gia đình và đoàn thể trong và ngoài nhà trường về nguyện vọng chính đáng của HS.
 Chức năng thứ tư của giáo viên chủ nhiệm là: Đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp. Chức năng này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quá trình học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách của mỗi học sinh vì sự đánh giá khách quan, chính xác, đúng mức là một điều kiện để thầy trò điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch hoạt động cho cả lớp và mỗi thành viên .Sau khi đánh giá, nhận định, cần vạch ra phương hướng, nêu những yêu cầu với thái độ nghiêm túc, tôn trọng nhân cách học sinh và với tấm lòng thương yêu các em như con mình. Để đánh giá khách quan, chính xác quá trình rèn luyện của từng học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải lấy ý kiến thông qua nhiều kênh đánh giá như: tự đánh giá, tập thể tổ, lớp đánh giá, cha mẹ học sinh, một số giáo viên bộ môn, anh chị phụ trách đội
2.1.1.2: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp: 
 a. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm.
 * Nắm vững mục tiêu giảng dạy của cấp học, lớp học và chương trình dạy học của trường. Đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm, có khả năng thực thi và đảm bảo hiệu quả giáo dục.
 b. Tìm hiểu phân loại học sinh lớp chủ nhiệm về:
* Hoàn cảnh sống của từng học sinh.
* Những đặc điểm về thể chất, sinh lý của từng học sinh.
* Nắm vững tính cách, hành vi đạo đức, học lực, hạnh kiểm của từng HS. 
 c. Xây dựng tập thể học sinh tiểu học:
 * Tổ chức “bộ máy tự quản” của lớp.
 * Qui định rõ chức năng tự nhiệm vụ cho từng loại cán bộ tự quản.
 * Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ tự quản.
 * Xây dựng nề nếp học tập, hoạt động, tổ chức phong trào.
d. Tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện: Khác với giáo viên bộ môn, GV chủ nhiệm phải tổ chức, quản lý, giáo dục học sinh trong tiết sinh hoạt lớp hàng tuần, các tiết hoặc buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, buổi lao động hàng tháng. Tham gia hoạt động chung của toàn trường như: chào cờ đầu tuần, kỹ niệm ngày lễ, hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, múa hát sân trường, bảo vệ sức khỏe.
 e. Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh. 
* Kết hợp với các lực lượng trong trường như: tổ chức Đoàn, Đội, phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm khác, phối kết hợp với ban giám hiệu nhà trường để giáo dục học sinh. 
* Giáo viên chủ nhiệm giúp HS hiểu từng giáo viên sẽ dạy ở lớp chủ nhiệm về hoàn cảnh, trình độ, năng lực, tính cách để thiết lập quan hệ phối hợp trong giáo dục. Ví dụ: giáo viên dạy bộ môn Âm nhạc, Mĩ thuật, tổng phụ trách, cán bộ văn thư, y tế, bảo vệ ..
 * Kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường như gia đình, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội, tạo ra sự thống nhất, kết hợp tốt ba môi trường giáo dục: Giáo dục Nhà trường - gia đình - xã hội. 
 * Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức liên kết toàn xã hội để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thống nhất, thực hiện các mục tiêu, giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
 g. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên chủ nhiệm phải tự hoàn thiện phẩm chất nhân cách của người thầy giáo. Giáo viên chủ nhiệm luôn trau dồi lòng yêu nghề, mến trẻ, yêu thương học sinh, quan tâm, gần gũi, giúp đỡ các em trong quá trình học tập, rèn luyện. Thực hiện tốt khẩu hiệu: “Tất cả vì HS thân yêu”. Giáo viên chủ nhiệm là tấm gương sáng mẫu mực cho học sinh noi theo.
 * Thực hiện nghĩa vụ công dân, các qui định của pháp luật, các quyết định của Hiệu trưởng.
h. Mỗi giáo viên luôn không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nhằm đổi mới công tác tổ chức giáo dục, dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường.
I. Đánh giá kết quả học sinh: giáo viên chủ nhiệm lớp phải đánh giá học sinh lớp mình thật chính xác, công bằng, khách quan song mang tính động viên, khích lệ để tạo cho học sinh bầu không khí thoải mái, tự tin trong học tập và các em có chí hướng phấn đấu. 
2.2. Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp:
2.2.1.: Tình hình địa phương: Xã Quảng Tâm có tổng diện tích gần 400 ha với 8282 khẩu. Là một xã vùng ven của thành phố Thanh Hóa, là một trong những xã còn gặp nhiều khó khăn hơn so với trung tâm Thành phố, nhưng học sinh ở đây rất hiếu học. Cán bộ và nhân dân địa phương rất quan tâm tới công tác xã hội hoá giáo dục. 
2.2.2: Tình hình nhà trường: Năm học 2015- 2016, trường có 638 học sinh. Tổng số lớp là 19 lớp. Tổng số cán bộ giáo viên là 30. GV nhiệt tình trong công tác và có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên (100 % ) trong đó 96,7% cán bộ giáo viên trên chuẩn. Năm học 2015– 2016, nhà trường giữ vững các tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, trường có 15 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường, giáo viên đạt giỏi cấp thành phố là 2 và giáo viên giỏi cấp tỉnh là 1. 
2.2.3:Tình hình của lớp 3B: Năm học 2015- 2016, lớp 3B có 35 học sinh trong đó Nữ: 20 em, Nam 15 em. Các em ở rải rác tất cả các thôn như Thôn Tiến Thành (3 em), Quang Trung (8 em), Thanh Kiên (2 em), Phú Quý (3em); Đình Cường (1em ), chiến Thắng (5 em) Phúc Thọ (1em); Phố Môi (11em); Thanh Tâm (1em). Nghề nghiệp chính của gia đình HS là gia đình làm nghề nông nghiệp, một số gia đình buôn bán, và một số ít gia đình cán bộ công chức. Qua tìm hiểu thực tế tình hình HS của lớp 3B tôi thấy:
- Về hoàn cảnh sống của học sinh: Có 33 HS được sống cùng với bố mẹ và gia đình. Có 1 HS sống cùng với bà (em Nguyễn Phạm Đức Anh, Bố mẹ bỏ nhau, bố đi làm xa, mẹ đi lấy chồng ); Có 1 HS sống cùng với ông bà, gia đình rất khó khăn bố mẹ phải đi làm ăn xa (Em Trịnh Thị Huyền Trang); Có 2 HS mẹ bị bệnh hiểm nghèo đã mất, điều kiện gia đình gặp rất nhiều khó khăn (em Lê Văn Cao, Lê Khánh Huyền); Có 2 gia đình thuộc hộ nghèo của xã.
- Về những đặc điểm thể chất, tâm sinh lý của học sinh:
 Nhìn chung học sinh có sức khoẻ bình thường, cao từ 1m 20cm đến 1m 39m, nặng từ 20 kg đến 35kg.
 Hầu hết học sinh của lớp thông minh, nhanh nhẹn trong học tập, lao động, vui chơi, giao tiếp nhưng vẫn có một số học sinh còn chậm chạp, lầm lì, ít nói như em Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Văn Cường).
2.2.4: Kết quả đã đạt được - Năm học 2014 – 2015
- Về chất lượng giáo dục:
Cuối năm học 2014 - 2015, lớp có kết quả về như sau:
Về kiến thức- kĩ năng: 100% học sinh hoàn thành.
Về năng lực: 100% học sinh đạt.
Về phẩm chất: 100% học sinh đạt.
Học sinh hoàn thành tốt các môn học: 16 em = 45,8%
Học sinh hoàn thành tốt một môn học:10 em = 28.6%
Học sinh lên lớp: 35 em= 100%
 Kết quả kiểm tra định kì cuối năm học 2014- 2015
Điểm
Môn Toán
Môn Tiếng Việt
 9 + 10
17 em = 48,6 % 
 16 em = 45.8%
 7 + 8
 7 em = 20 %
 11 em = 31.4% 
 5 + 6
11 em = 31,4 %
 8 em = 22,8%
 Dưới 5
 0 em = 0%
 0 em = 0%
- Về vở sạch chữ đẹp:
Với kết quả kiểm tra tháng 9 vào vở Toán lớp có kết quả như sau 
Loại
Vở sạch
Chữ đẹp
Xếp chung
Loại A
35 em = 100 %
13 em = 37,2%
13 em = 37.2%
Loại B
0 em
21 em = 60 %
21 em = 60 %
Loại C
0 em
 1 em = 2,8 %
 1 em = 2,8 %
HS còn xếp loại VSCĐ loại C là:
STT
Họ và tên
Vở sạch
Chữ đẹp
Xếp chung
1
Đào Đình Quân 
B
C
C
 Nguyên nhân học yếu của những học sinh này là: Đây là những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn đặc biệt hơn các học sinh khác như: Em Trang gia đình rất khó khăn cả bố và mẹ đều đi làm ăn xa ở miền Nam, bản thân em Trang tiếp thu bài rất chậm, khó nhớ lại nhanh quên Vận dụng thực hành khó khăn. Em Nguyễn Phạm Đức Anh về thể lực nhỏ nhất lớp, tính nết nhút nhát, ít nói, lầm lì, bố mẹ bỏ nhau, bố đi làm xa, mẹ đi lấy chồng. Ở nhà em ít được ai kèm cặp giúp đỡ thêm, bài tập hầu như em không hoàn thành, sách vở thiếu nhiều, khả năng tính toán còn chậm, lại chưa tích cực học hỏi bạn bè, thầy cô. Em Nguyễn Văn Cường còn lười học, chưa tích cực học bài và làm bài tập, chữ viết còn sai nhiều lỗi chính tả, đọc còn nhỏ, chậm... Trách nhiệm của gia đình với con cái chưa cao. Em Nguyễn Thị Ngân đọc còn chậm, phải đánh vần. Còn lại các môn học khác nhìn chung các em tiếp thu bài tương đối tốt, nắm được nội dung kiến thức của bài.
- Nguyên nhân vở sạch chữ đẹp em Đào Đình Quân xếp loại C là: Vở Toán của em giữ vở chưa sạch, đồng bộ, trình bày chưa sạch đẹp, còn chữa đè, còn tẩy xoá, các con số viết chưa đẹp, chưa đúng mẫu, chưa đúng độ cao và chưa đúng ô ly. Môn Tiếng Việt em viết còn chưa đúng mẫu chữ, cỡ chữ, trình bày chưa sạch đẹp.
2.3: Những giải pháp:
 Khi nhận lớp chủ nhiệm, bản thân đã làm một số công việc như sau:
2.3.1: Tìm hiểu, phân loại học sinh của lớp: 
2.3.1.1: Tìm hiểu hoàn cảnh sống của từng HS:
 Để tìm hiểu hoàn cảnh sống của từng học sinh, tôi đã tiếp xúc với gia đình học sinh, tìm hiểu học sinh qua học sinh khác trong lớp. Mỗi học sinh được sinh trong một hoàn cảnh gia đình khác nhau. Tuổi tác, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của bố mẹ, gia đình đông con hay ít con, sự quan tâm tới phương pháp GD con cái của bố mẹ; sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, điều kiện sinh hoạt vật chất (kinh tế đầy đủ hay túng thiếu), (có các phương tiện sinh hoạt văn hoá tinh thần, tình cảm gia đình đầy đủ, ấm cúng hay thiếu thốn, tẻ nhạt, căng thẳng), quan hệ của gia đình (bố, mẹ) tốt hay không tốt đối với hàng xóm, láng giềng; tình hình an ninh trật tự của địa phương, quan hệ bạn bè tốt hay xấu Tất cả những điều kiện trên đều có khả năng ảnh hưởng đến con trẻ. Bởi vậy, việc tìm hiểu, nắm vững gia phong, gia cảnh, hoàn cảnh sống nói chung của từng học sinh là hết sức quan trọng. Nó giúp giáo viên chủ nhiệm biết được nguyên nhân và những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những thuận lợi hay khó khăn đang tác động đến học sinh. Đồng thời biết được phương pháp giáo dục của gia đình (tốt hay chưa tốt) để có thể tham mưu, tư vấn và phối hợp với gia đình để lựa chọn phương pháp tác động phù hợp.
2.3.1.2. Nắm vững những đặc điểm về thể chất, tâm sinh lý của từng HS.
 Những đặc điểm về thể chất, sinh lý của HS là thể lực (chiều cao, cân nặng), sức khoẻ (khoẻ mạnh hay không, vóc dáng bình thường hay có khuyết tật như: Kém mắt, kém tai) nắm vững những đặc điểm này, GV chủ nhiệm sẽ hướng sự quan tâm của cả lớp tới việc giúp những em khỏe phát huy mặt mạnh (đảm nhận những công việc nặng nhọc, giúp đỡ những bạn yếu đau, bệnh tật), đồng thời hướng sự quan tâm, thông cảm giúp đỡ của cả lớp tới những bạn không bình thường, ưu tiên bạn kém mắt, kém tai ngồi ở vị trí thuận lợi nhất để học có kết quả; thông cảm, gần gũi, giúp các bạn hoà nhập, nhằm hạn chế và xoá bỏ mặc cảm về khuyết tật của mình, cùng nhau phấn đấu vươn tới mục tiêu chung trong tình cảm đoàn kết thân ái của tập thể lớp.
Những đặc điểm về tâm lý học sinh đó là khả năng nhận thức, tư duy của mỗi em (thông minh, nhanh nhẹn hay bình thường hoặc chậm) trong học tập, lao động, vui chơi, giao tiếp, tác phong hoạt bát hay chậm chạp, hứng thú hoạt động, sở thích, nhu cầu giao tiếp và tình cảm của mỗi em (thích giao tiếp, cởi mở hay lầm lì, ưu tư ); cẩn thận, chín chắn trong học tập, sinh hoạt hay cẩu thả, bồng bột, hiền dịu hay nóng nảy Việc nắm vững đặc điểm tâm lý của mỗi học sinh giúp giáo viên chủ nhiệm lựa chọn và sử dụng phương pháp giáo dục cá biệt có kết quả tốt.
2.3.1.3. Nắm vững tính cách và những hành vi đạo đức của từng học sinh.
Những tính cách và hành vi đạo đức của các em thể hiện ở tính chăm học hay lười học, khiêm tốn hay ba hoa, trung thực hay giả dối, mạnh dạn hay nhút nhát, nhân hậu vị tha hay ích kỷ với bè bạn và mọi người; có tính tự lập hay ỷ lại, dựa dẫm vào người khác; biết tự trọng, có ý thức xây dựng, bảo vệ danh dự bản thân và tập thể hay vô tổ chức kỷ luật; biết kính trên nhường dưới, tôn trọng mọi người, tôn trọng pháp luật, tôn trọng bản thân hay sống buông thả, tuỳ tiện, vô văn hoá. Đặc biệt cần quan tâm đến thái độ, cách ứng xử của học sinh đối với các thành viên trong gia đình, đối với thầy, cô giáo và bạn bè đúng hay chưa đúng với chuẩn mực xã hội; ở mỗi em có năng khiếu và sở thích gì.
Một điều không thể thiếu là tôi tìm hiểu qua hồ sơ lớp 1 và lớp 2, qua GV chủ nhiệm lớp 1; 2,.. để nắm bắt tình hình qua phản hồi của cô giáo lớp 1 và lớp 2 để từ đó tôi lên kế hoạch cho lớp, phù hớp với kế hoạch năm học của nhà trường.
2.3.2: Kiện toàn tổ chức lớp:
 - Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải xây dựng một đội ngũ cốt cán hợp lý, chọn những học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, gương mẫu, gần gũi bạn bè; thực hiện đầy đủ các nội quy của nhà trường, được các bạn trong lớp khâm phục và tin c

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_o.doc