Một số kinh nghiệm về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách tại trường THPT Lê Hồng Phong

Một số kinh nghiệm về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách tại trường THPT Lê Hồng Phong

Năm 2010 THPT Lê Hồng Phong được chuyển đổi sang trường công lập và được nhận nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn vì nguồn chi khác cấp về rất hạn chế chỉ được 10% trên tổng số chi cho thanh toán cá nhân với mức lương tối thiểu 730 ngàn đồng.

Với nguồn kinh phí hạn hẹp nhưng vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao thì việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu là một vấn đề hết sức rất cần thiết. Từ đó bản thân tôi luôn nghiên cứu tìm ra những biện pháp tham mưu cho hiệu trưởng với chi phí thấp nhất, phát huy hiệu quả nguồn kinh phí trong dự toán được duyệt để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Hàng năm đã mang lại được nguồn tiết kiệm đáng kể cho nhà trường. Nguồn tiết kiệm đó nhà trường đã trích lập quỹ tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên, quỹ phát triển sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng đã làm cho cán bộ giáo viên, nhân viên phấn khởi nhiệt tình công tác. Đó cũng là lý do tôi muốn viết lại “Một số kinh nghiệm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách tại Trường THPT Lê Hồng Phong Thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa”.

 

doc 7 trang thuychi01 5880
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách tại trường THPT Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM VÀ CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TẠI TRƯỜNG
THPT LÊ HỒNG PHONG
MỞ ĐẦU
1 . Lí do chọn đề tài.
Năm 2010 THPT Lê Hồng Phong được chuyển đổi sang trường công lập và được nhận nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn vì nguồn chi khác cấp về rất hạn chế chỉ được 10% trên tổng số chi cho thanh toán cá nhân với mức lương tối thiểu 730 ngàn đồng.
Với nguồn kinh phí hạn hẹp nhưng vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao thì việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu là một vấn đề hết sức rất cần thiết. Từ đó bản thân tôi luôn nghiên cứu tìm ra những biện pháp tham mưu cho hiệu trưởng với chi phí thấp nhất, phát huy hiệu quả nguồn kinh phí trong dự toán được duyệt để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Hàng năm đã mang lại được nguồn tiết kiệm đáng kể cho nhà trường. Nguồn tiết kiệm đó nhà trường đã trích lập quỹ tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên, quỹ phát triển sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng đã làm cho cán bộ giáo viên, nhân viên phấn khởi nhiệt tình công tác. Đó cũng là lý do tôi muốn viết lại “Một số kinh nghiệm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách tại Trường THPT Lê Hồng Phong Thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu.
 Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một trong những nhiệm vụ quan trọng, trong những năm qua công tác này luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở tài chính, Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là sự hưởng ứng của toàn thể cán bộ, viên chức trong toàn trường. Bản thân là kế toán nhà trường, người trực tiếp tham mưu cho thủ trưởng đơn vị tôi luôn suy nghĩ tìm tòi, làm như thế nào để tiết kiệm, chống lãng phí để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, tạo nguồn trích lập các quỹ tạo thu nhập tăng thêm mang lại lợi ích cho cán bộ, viên chức trong nhà trường.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 1.1 Khái niệm về tiết kiệm, lãng phí:
 - Tiết kiệm là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng vẫn đạt được mục tiêu xác định hoặc sử dụng đúng định mức nhưng đạt hiệu quả cao hơn mục tiêu đã xác định.
 - Lãng phí là: Việc quản lý nguồn lực tài chính, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả, sử dụng vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ và không đạt được mục tiêu đã định.
Từ những cơ sở lý luận trên cho ta thấy tầm quan trọng của việc tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách. Nó đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng ở một đơn vị nhà nước trong công tác quản lý thu – chi tài chính.
Tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí là nguyên tắc cơ bản trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, làm cơ sở để chứng minh cho việc chi tiêu tài chính có hiệu quả tại đơn vị, là điều kiện làm cơ sở để tính toán các khoản, thanh toán cho cá nhân, tập thể và các hoạt động mua sắm, sữa chữa, nâng cấp tài sản, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chuyên môn được đầy đủ và kịp thời đúng quy định. 
 Tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách nhà nước được phản ánh qua các hoạt động của đơn vị như: Tiền lương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, chi mua sắm tài sản cố định và trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi sữa chữa nâng cấp cơ sở vật chất, chi mua văn phòng phẩm, chi phí nghiệp vụ chuyên môn của ngành, công tác phí và các khoản chi khác được công bố công khai minh bạch.
1.2 Các văn bản pháp lý về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
- Văn bản số: 2244/SGDĐT-KHTC ngày 14 tháng 12 năm 2012 về việc thực hiện chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Văn bản số 158 /SGDĐT-KHTC ngày 24 tháng 01 năm 2013 về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Giáo dục.
- Quyết định số 296/ QĐ-SGDĐT, ngày 10 tháng 5 năm 2013 về kế hoạch và chương trình hành động của Sở Giáo dục và Đào tạo về Luật phòng chống tham nhũng và luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2013 -2016.
Từ chỉ đạo của các cấp, các ngành đã cho thấy “Tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách nhà nước” là rất quan trọng, góp phần nâng cao đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng như phát triển sự nghiệp giáo dục theo yêu cầu của nhà nước đã đề ra. Bằng những việc làm cụ thể tại trường THPT Lê Hồng Phong tôi đã quyết định chọn đề tài này với mong muốn cùng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, với các nhà trường.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thực tế trong các trường THPT nói chung và THPT Lê Hồng Phong nói riêng nguồn kinh phí ngân sách cấp về chỉ đủ chi trả lương cho cán bộ giáo viên, nguồn chi khác còn rất ít. Cơ sở vật chất trang bị của trường còn thiếu thốn nhiều không có nguồn để mua sắm, bổ sung. Hiện nay trường chỉ có khu nhà dành cho học sinh học tập, các phòng chức năng chưa có, khu hiệu bộ chưa có đang phải dùng chung cùng khu nhà học sinh. Chính vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động chuyên môn của nhà trường, không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay. Từ những khó khăn trên việc tiết kiệm, chống lãng phí được nhà trường quan tâm hàng đầu và đang tìm ra các biện pháp để giải quyết. Với trách nhiệm là kế toán nhà trường tôi luôn suy nghĩ tìm tòi nguồn chi sao cho hợp lý, tiết kiệm chi phí thấp nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất. Qua thời gian làm kế toán tôi thấy ngoài khoản chi chính như chi lương còn lại các khoản khác đều có thể tiết kiệm được như điện, nước sinh hoạt, nước uống, chế độ công tác phí, hội họp, điện thoại, internet, chi mua sắm thiết bị, hội họp, tiếp khách Tôi đã tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng “ Quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm” bằng cách khoán chi cho các khoản như : Khoán công tác phí, sử dụng điện, nước, chế độ hội họp, khoán văn phòng phẩm, kinh phí dạy đội tuyển, mua sắm tài sản, quản lý tài sản, điện thoại , internet, tiếp khách , dựa trên định mức của nhà nước quy định. Những giải pháp trên đã được cán bộ công chức, viên chức thống nhất và thực hiện có hiệu quả góp phần tiết kiệm một phần đáng kể chi phí hoạt động của nhà trường.
Từ những việc làm trên đã góp phần tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách nhà nước ở Trường THPT Lê Hồng Phong. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng có những thuận lợi và khó khăn:
2.1 Thuận lợi:
	Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và tài chính cho các cơ quan, tổ chức hoạt động bằng kinh phí ngân sách nhà nước đã tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức nhất là trường THPT Lê Hồng Phong thực hiện việc tiết kiệm, chống lãng phí một cách thuận lợi hơn.
	Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và trên cơ sở đánh giá tình hình sử dụng kinh phí ngân sách thực tế của cơ quan, tổ chức, bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao và mục tiêu khi được giao khoán kinh phí hoạt động, được giao tự chủ tài chính. Trong những năm qua trường THPT Lê Hồng Phong đã và đang thực hiện những chính sách của nhà nước nhằm tiết kiệm, không lãng phí trong quản lý chi ngân sách nhà nước, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ.
2.2 Khó khăn:
Trường THPT THPT Lê Hồng Phong cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học còn thiếu thốn nhiều. Nguồn chi còn hạn hẹp, tất cả các hoạt động chi chuyên môn, mua sắm, sữa chữa, công tác phí nguồn ngân sách nhà nước chỉ cấp có 10% so với thanh toán chế độ con người nên việc tiết kiệm gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong quản lý tài chính. Từ đó còn nhiều mặt chưa được thực hiện và đạt hiệu quả chưa cao nhiều khoản chi định mức thấp, thậm chí quá thấp;
Vấn đề tiết kiệm, chống lãng phí là một vấn đề nhạy cảm liên quan trực tiếp đến chế độ, quyền lợi của cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường cho nên việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí còn gặp nhiều khó khăn.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Với thực trạng trên để nâng cao hiệu quả tiết kiệm, chống lãng phí trường THPT Lê Hồng Phong thực hiện một số nội dung và phương pháp như sau:
3.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Trước hết là phải làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh biết về luật, văn bản, quyết định, nghị định của Nhà nước, chính phủ và Sở giáo dục và đào tạo đã đề ra về việc tiết kiệm, chống lãng phí.
 Tuyên truyền cho cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường hiểu biết tiết kiệm, chống lãng phí là một việc làm cần thiết, không chỉ mang lại lợi ích cho chính bản thân, cơ quan mà còn góp vào xây dựng đất nước. 
 Đối với học sinh ngoài việc tuyên truyền sâu rộng vào tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần, các lớp còn tập trung tuyên truyền vào tiết sinh hoạt thứ 7 hàng tuần đồng thời giáo viên chủ nhiệm yêu cầu học sinh viết cam kết, động viên nhắc nhở lẫn nhau tiết kiệm điện như: ra khỏi lớp, hết giờ học đều cử trực nhật tắt điện, tắc quạt, tiết học thể dục, giáo dục quốc phòng ở ngoài trời đều được tắt điện, tắt quạt không lãng phí, cử cán bộ lớp giám sát, phân công trực nhật hợp lý.
 Các phòng học, phòng họp nhà trường in nhắc nhở “Ra khỏi phòng tắt điện” để nhắc nhở cán bộ, giáo viên, học sinh tạo thành nề nếp, thói quen sử dụng, hình thành tác phong công nghiệp khi còn ở trên ghế nhà trường.
3.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện.
 Nhằm triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong năm qua lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo bằng các biện pháp sau: 
        - Hàng năm rà soát bổ sung một số nội dung trong quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng quy định của pháp luật, một số nội dung đặc biệt quan tâm là:
     - Quy định về khoán chi văn phòng phẩm cho các đơn vị;
    - Quy định về quản lý ngày, giờ công lao động, chế độ làm thêm giờ;
     - Quy định về chế độ mua sắm tài sản và quản lý tài sản;
     - Quy định về khoán cước điện thoại cố định và di động;
     - Quy định về tiết kiệm điện, nước;
 - Quy định về chế độ đi công tác, chế độ hội, họp.
 - Quản lý nhân sự.
 - Quy định sử dụng tài sản công.
 - Khoán tiền công tác phí, tiền xăng xe, lưu trú theo quy chế chi tiêu nội bộ để giảm tiền thuế mua hóa đơn GTGT hoặc một số cán bộ giáo viên lấy hóa đơn khống về thanh toán.
 3.3 . Trách nhiệm của người làm kế toán
Đầu năm, kế toán phải xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ thể phù hợp với thực tế ở đơn vị. Đồng thời kế toán phải là người năng động, sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần kỷ luật cao, có lề lối làm việc khoa học là người cẩn trọng trong mọi vấn đề để đáp ứng được nhu cầu đặt ra, luôn ý thức trước được công việc của mình.
Hàng tháng, quí, năm kế toán phải kiểm tra đánh giá lại tình hình thu – chi tài chính để kiểm tra mặt được, chưa được theo yêu cầu đã đề ra để kịp thời có phương án giải quyết.
3.4. Công khai trong công tác quản lý thu , chi tài chính
   Nhà trường thực hiện công khai những nội dung sau:
     - Báo cáo công khai tài chính trước Hội nghị cán bộ công nhân viên chức vào đầu năm học mới, được niêm yết tại bằng tin của nhà trường để tiện theo dõi.
     - Báo cáo công khai kiểm kê tài sản hàng năm.
      - Công khai thanh lý tài sản sau kiểm kê.
    - Tổ chức đấu thầu đúng quy định trong mua sắm thiết bị, bán tài sản thanh lý hàng năm.
   - Thực hiện tốt việc công khai trong tuyển dụng và sử dụng cán bộ, trong thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường.
3.5. Công tác thanh, kiểm tra.
         Ban thanh tra nhân dân nhà trường đã kiện toàn về tổ chức và xây dựng quy chế hoạt động, cùng với ban chấp hành công đoàn xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất cũng góp phần tổ chức kiểm tra giám sát hầu hết các hoạt động của trường, công khai minh bạch không để xảy ra tình trạng khiếu kiện, tố cáo.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
 Qua nhiều năm làm kế toán tôi thấy nếu chúng ta làm tốt việc lập dự toán và đánh giá trung thực, sát đúng với tình hình thu – chi tài chính tại đơn vị thì đem lại hiệu quả cao nhất, tạo nguồn tiết kiệm chi để đầu tư trang thiết bị dạy học, trích lập quỹ khen thưởng, nâng cao đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, chất lượng giáo dục ngày một đi lên, không để thất thoát nguồn ngân sách nhà nước.
 Qua các năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tiết kiệm, chống lãng phí tôi đã theo dõi, thông kê được số liệu kết quả đạt như sau : 
Năm 2014 tiết dược số tiền là : 370.298.843 đ, trong đó: 
+ Trích lập quỹ PTSN :149.643.043 đ
+ Trích lập quỹ phúc lợi : 111.089.600 đ
+ Trích lập quỹ khen thưởng: 37.029.800 đ
+ Quỹ tăng thu nhập : 72.536.400 đ
Năm 2015 tiết dược số tiền là : 340.161.646 đ trong đó :
+ Trích lập quỹ PTSN : 85.040.412đ
+ Trích lập quỹ phúc lợi : 91.843.544 đ
+ Trích lập quỹ khen thưởng: 68.347.890 đ
+ Quỹ tăng thu nhập : 94.929.700đ
 Từ nguồn tiết kiệm trên nhà trường đã đầu tư mua sắm tài sản, trang thiết bị dạy học, khen thưởng, tăng thu nhập nâng cao đời sống cho cán bộ giáo viên, nhân viên, đưa chất lượng giáo dục ngày một đi lên, không để thất thoát nguồn ngân sách nhà nước.
 Những quy định và giải pháp thực hiện của lãnh đạo nhà trường trong thời gian qua đã phát huy tác dụng trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tiếp tục có tác dụng trong những năm tiếp theo.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ thực tiễn tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách nhà nước mà bản thân tôi qua nhiều năm làm công tác kế toán tôi rút ra được những kinh nghiệm sau:
Muốn làm tốt được công tác tiết kiệm, chống lãng phí thì trước hết mọi người trong cơ quan, đơn vị phải có ý thức và hiểu rõ về việc tiết kiệm, chống lãng phí. Sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp trên và quan trọng nhất đó là người làm kế toán của đơn vị.
- Kế toán phải có kế hoạch công việc của mình từ đầu năm, lập dự toán chi tiết thu – chi tài chính rõ ràng phù hợp với định mức chi theo quy định của nhà nước. Thuyết minh dự toán phân tích đánh giá cụ thể từng mục chi để báo cáo lãnh đạo có phương án chi phù hợp tiết kiệm, không lãng phí. 
- Kế toán phải nắm rõ thực trạng của đơn vị, xác định tầm quan trọng của tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách nhà nước từ đó đề ra chương trình hoạt động thu – chi tài chính phù hợp và đề ra biện pháp quản lý tài chính kế toán mang tính khả thi.
- Kế toán phải nắm vững các văn bản pháp quy của nhà nước, của ngành xem đó là cẩm nang cho mọi hoạt động của mình.
- Kế toán phải phối hợp tốt với các bộ phận nhà trường nhằm thúc đẩy cho công việc được hoàn thành sớm nhất và có hiệu quả cao nhất.
Được sự quan tâm của của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính Thanh Hóa cũng như lãnh đạo nhà trường và được sự phối hợp tốt với các bộ phận có liên quan nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tóm lại: Tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách nhà nước ở đơn vị là rất cần thiết. Nó đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý thu- chi tài chính và mang lại nhiều hiệu quả. Từ các biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí trên đã góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho cán bộ giáo viên, nhân viên, làm cho chất lượng giáo dục ngày một phát triển và đi lên, tạo điều kiện cho cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không để thất thoát nguồn ngân sách của nhà nước.
Kiến nghị: 
 Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra, áp dụng tại trường THPT Lê Hồng Phong và đã đạt được những thành công như đã nêu. Tôi rất mong Hội đồng khoa học các cấp xem xét, để sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng rộng rãi trong ngành Giáo dục và đào tạo. Nó rất hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng trong quản lý thu – chi tài chính của các nhà trường.
 Hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị ở nhà trường còn thiếu nhiều, hằng năm tài sản hao mòn hư hỏng nhưng kinh phí để sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn có rất ít vì vậy số tiết kiệm 10% đầu năm nên để lại cho các đơn vị sử dụng vào việc duy tu bảo dưỡng, đảm bảo điều kiện cho hoạt động của nhà trường.
 Đối với các đơn vị thực hiện theo chế độ tự chủ, dự toán ngân sách được giao là mức tối thiểu lại quá thấp, chưa phù hợp và chưa đáp ứng nhu cầu chi thực tế. Vì vậy đề nghị cấp trên xem xét cấp kinh phí thêm để tăng mức chi cho nhà trường./. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Bỉm Sơn, ngày 24 tháng 4 năm 2016
 NGƯỜI VIẾT
 Trần Thị Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_ve_thuc_hanh_tiet_kiem_va_chong_lang_phi.doc