Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh

Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh

 Dạy học là hoạt động đặc trưng của các nhà trường là con đường quan trọng nhất để giáo dục thế hệ trẻ. Trong nhà trường môn văn là bộ môn khoa học xã hội rất quan trọng đối với học sinh, đặc biệt là phân môn văn học. Văn học giúp các em nắm bắt những tri thức của nhân loại, hiểu được quá khứ của dân tộc, những cái hay cái đẹp. Trong sáng tác của nhà văn nó có tác dụng giáo dục rất lớn, hướng các em tới chân - thiện - mĩ. Đọc một bài văn, bài thơ hay làm tâm hồn các em thêm rung động, thêm yêu quý quê hương đất nước của mình. Nếu trong dạy học mà không có văn học thì tâm hồn các em sẽ trở nên khô cằn, mọi lẽ đúng sai sẽ không phân biệt nổi. Văn học có vị trí rất quan trọng đòi hỏi người giáo viên dạy văn phải có phương pháp, lượng kiến thức như thế nào để giúp các em nắm bắt kiến thức một cách ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu nhất, đồng thời qua những tác phẩm đã học phải để lại cho các em những ấn tượng cảm xúc như thế nào? Đây là một câu hỏi khó mà bất cứ người giáo viên nào cũng có những trăn trở, suy nghĩ.

 Với bản thân tôi, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn ngoài việc nắm vững kiến thức những môn mà nhà trường, tổ phân công thì người giáo viên cũng phải có năng lực sư phạm nhất định, phải có phương pháp dạy học theo phương pháp đổi mới của bộ giáo dục và đào tạo nghiên cứu biên soạn và đề ra. Đó là vấn đề suy nghĩ và cần thực hiện trong việc dạy phân môn ngữ văn 8.

 Môn Ngữ văn là kết hợp cả ba phân môn: Văn, tiếng việt, tập làm văn mỗi phân môn sẽ vừa đảm bảo mục tiêu yêu cầu cụ thể của mình, vừa phải tìm ra những yếu tố đồng quy, hoà hợp hỗ trợ cho nhau nhằm đạt tới mục tiêu chung.

 Trong thực tế đời sống kiểu văn bản thuyết minh được sử dụng rất rộng rãi, đây là kiểu văn bản mà các em đã được làm quen ở bậc THCS. Tuy nhiên đối với học sinh lớp 8 có nhiều em chưa biết xây dựng một văn bản, bài làm của các em còn sơ sài, các em chưa hiểu đúng về thể loại nên khi làm bài còn lúng túng, hiểu xa đề .

 Xuất phát từ tình hình thực tế vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh”, mong muốn góp phần nâng cao chất lượng và niềm say mê hứng thú của học sinh khi đến với môn ngữ văn cấp THCS nói chung và đối với lớp 8 nói riêng.

 

doc 24 trang thuychi01 13132
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
 NỘI DUNG
Trang
1
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài. 
1.2. Mục đích nghiên cứu . 
1.3. Đối tượng nghiên cứu . 
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
1
1
1
2
2
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục 
2
2
3
4
15
3
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận 
3.2. Kiến nghị 
16
16
17
1. MỞ ĐẦU
      	 1.1. Lý do chọn đề tài. 
	Dạy học là hoạt động đặc trưng của các nhà trường là con đường quan trọng nhất để giáo dục thế hệ trẻ. Trong nhà trường môn văn là bộ môn khoa học xã hội rất quan trọng đối với học sinh, đặc biệt là phân môn văn học. Văn học giúp các em nắm bắt những tri thức của nhân loại, hiểu được quá khứ của dân tộc, những cái hay cái đẹp. Trong sáng tác của nhà văn nó có tác dụng giáo dục rất lớn, hướng các em tới chân - thiện - mĩ. Đọc một bài văn, bài thơ hay làm tâm hồn các em thêm rung động, thêm yêu quý quê hương đất nước của mình. Nếu trong dạy học mà không có văn học thì tâm hồn các em sẽ trở nên khô cằn, mọi lẽ đúng sai sẽ không phân biệt nổi. Văn học có vị trí rất quan trọng đòi hỏi người giáo viên dạy văn phải có phương pháp, lượng kiến thức như thế nào để giúp các em nắm bắt kiến thức một cách ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu nhất, đồng thời qua những tác phẩm đã học phải để lại cho các em những ấn tượng cảm xúc như thế nào? Đây là một câu hỏi khó mà bất cứ người giáo viên nào cũng có những trăn trở, suy nghĩ.
 Với bản thân tôi, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn ngoài việc nắm vững kiến thức những môn mà nhà trường, tổ phân công thì người giáo viên cũng phải có năng lực sư phạm nhất định, phải có phương pháp dạy học theo phương pháp đổi mới của bộ giáo dục và đào tạo nghiên cứu biên soạn và đề ra.. Đó là vấn đề suy nghĩ và cần thực hiện trong việc dạy phân môn ngữ văn 8.
	Môn Ngữ văn là kết hợp cả ba phân môn: Văn, tiếng việt, tập làm văn mỗi phân môn sẽ vừa đảm bảo mục tiêu yêu cầu cụ thể của mình, vừa phải tìm ra những yếu tố đồng quy, hoà hợp hỗ trợ cho nhau nhằm đạt tới mục tiêu chung.
 	Trong thực tế đời sống kiểu văn bản thuyết minh được sử dụng rất rộng rãi, đây là kiểu văn bản mà các em đã được làm quen ở bậc THCS. Tuy nhiên đối với học sinh lớp 8 có nhiều em chưa biết xây dựng một văn bản, bài làm của các em còn sơ sài, các em chưa hiểu đúng về thể loại nên khi làm bài còn lúng túng, hiểu xa đề ...
 Xuất phát từ tình hình thực tế vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh”, mong muốn góp phần nâng cao chất lượng và niềm say mê hứng thú của học sinh khi đến với môn ngữ văn cấp THCS nói chung và đối với lớp 8 nói riêng.
 	 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 	Nghiên cứu đề tài này bản thân tôi nhằm mục đích giúp học sinh hiểu sâu hơn về thể loại văn thuyết minh qua từng tác phẩm đã học. Mặt khác giúp học sinh biết cách trình bày vấn đề một cách rõ ràng khoa học, chính xác ... Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt thông qua đề tài này giúp các em học sinh thêm yêu tiếng việt, yêu văn học, yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước mình hơn.
 	 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 	 Thông qua việc nghiên cứu giúp các em học sinh lớp 8 hiểu một số kinh nghiệm để làm tốt bài văn thuyết minh. Đồng thời các em biết phân biệt kiểu bài văn thuyết minh với các kiểu bài văn khác.
 	 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
 	 Khi nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; điều tra khảo sát thực tế học sinh; nêu định nghĩa; giải thích; nêu ví dụ; so sánh đối chiếu; thống kê.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
 Văn bản thuyết minh là thể loại mà học sinh lớp 8 được tiếp cận. Đây là loại văn bản thông dụng trình bày về các sự vật hiện tượng, cách dùng cùng lý do phát sinh, quy luật biến hoá, phát triển của sự vật, nhằm cung cấp tri thức cho con người.
 Văn bản thuyết minh được sử dụng rất rộng rãi, phạm vi nào cũng cần đến văn bản thuyết minh. Mua bất cứ một cái gì như: Máy tính, ti vi, máy bơm... đều phải kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản hay chúng ta mua một hộp bánh trên đó cũng ghi xuất xứ thành phần các chất làm nên bánh, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng... đến một danh lam thắng cảnh, cầm quyển sách bìa sau có thể là giới thiệu tóm tắt nội dung. Trong sách giáo khoa có bài trình bày thí nghiệm hoặc trình bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhà văn, giới thiệu tác phẩm, đoạn trích, ... tất cả đều là văn bản thuyết minh.
 Như vậy trong đời sống hằng ngày không lúc nào ta thiếu được văn bản thuyết minh. Loại văn bản này vốn không có gì xa lạ đối với học sinh, học sinh chỉ cần nắm vững vấn đề, nắm vững kiến thức thì sẽ làm tốt. Nhưng nếu các em không hiểu bài, không hiểu đúng thể loại, không biết chắt lọc các từ ngữ, các chi tiết thì bài văn trở nên khô khan, dài dòng có thể lạc sang kiểu bài miêu tả. Do đó khi dạy về thể loại văn bản thuyết minh thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thể loại đó. Các em phải tiến hành điều tra, nghiên cứu, học hỏi tri thức. 
 Văn bản thuyết minh gắn với tư duy khoa học, đòi hỏi phải chính xác, khoa học và từng bước làm quen với các kỹ năng tìm hiểu, tìm hiểu chung về văn bản, tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, luyện nói, luyện viết, một số phương pháp, cách làm... sau khi tiếp cận các kỹ năng, giáo viên phải hướng dẫn cách viết từng phần: mở bài, thân bài, kết bài phải luyện thành kỹ năng, nếu học sinh không nắm vững các kỹ năng thì bài làm của các em sẽ không tốt.
 Nhìn chung kết quả của bài làm văn thuyết minh là nói lên năng lực cảm thụ thể loại của các em nếu biết kết hợp tốt cả tích hợp và sự tìm tòi nghiên cứu thì bài làm của các em trở nên có hiệu quả hơn. 
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
 a. Thuận lợi:
 + Đối với giáo viên
 - Giáo viên được giảng dạy đúng chuyên môn, chuyên nghành của mình nên có điều kiện để phát huy khả năng.
 - Trong quá trình nghiên cứu đề tài, giáo viên có điều kiện thuận lợi như trực tiếp giảng dạy, trực tiếp khảo sát học sinh và thấy rõ những ưu điểm, nhược điểm của học sinh trong quá trình học tập môn ngữ văn.
 + Đối với học sinh
 Phần lớn các em đều học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, có ý thức trong học tập và sự khám phá tri thức mới. Đặc biệt là môn ngữ văn.
 b. Khó khăn
 + Đối với giáo viên	
 Bên cạnh những thuận lợi trong việc giảng dạy môn ngữ văn cũng như việc dạy thể loại văn thuyết minh trong chương trình ngữ văn 8 cũng gặp không ít những khó khăn như:
 Sau khi học xong thể loại văn bản thuyết minh đa phần học sinh nắm kiến thức và thể loại còn rất hời hợt. Một số phương pháp các em hiểu còn lơ mơ, các phần trong bài viết còn khô khan, không có sự đầu tư, sáng tạo trong khi viết. Vì vậy kết quả không cao.
 Văn bản thuyết minh đòi hỏi các em phải biết quan sát, điều tra, tích luỹ, bài viết phải xác thực khoa học thì bài văn mới trở nên hấp dẫn, sinh động, đọc bài chúng ta mới thấy hay và có sức lôi cuốn. Đặc biệt là thuyết minh về thể loại văn học dường như các em chưa biết viết. Kiểu bài này rất khó buộc học sinh phải nắm vững kiến thức thể loại. Song vốn từ của các em còn ít nên các em ngại học văn, làm văn, vì vậy tôi đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến thực tiễn trên.
 Nguyên nhân dẫn đến thực tiễn: Đây là một thể loại tập làm văn hoàn toàn mới và nâng cao đối với học sinh, do đó việc tiếp thu một phương pháp mới bước đầu còn rất hạn chế. Làm văn ở bậc tiểu học còn đơn giản lên cấp hai các em thực sự mới bắt đầu làm quen với cách học mới, hiểu môn học mới. Vì vậy các em còn có sự lúng túng, các em dành thời gian cho việc ôn luyện còn quá ít, chưa có thời gian thực hành nhiều, vốn sống, vốn hiểu biết còn hạn chế ít có sự sáng tạo trong việc dùng ngôn từ để biểu đạt nội dung. Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc viết bài văn thể loại thuyết minh hiệu quả chưa cao.
 	+ Đối với học sinh
 - Đa số các em học sinh đều là con em nông nghiệp, ngoài thời gian học tập ở trường, các em ít có thời gian học ở nhà nên việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế, phải giúp gia đình làm những công việc của nhà nông.
	- Nhiều em trên lớp chưa chú ý học tập, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em, các em chưa chuẩn bị tốt yêu cầu của giáo viên nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập. 
	- Một số em chưa tích cực, chưa chú ý trong học tập, chưa phát huy được tính tự giác, sáng tạo của các em.	
	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	a. Giúp học sinh nắm vững nội dung thể loại của văn bản thuyết minh 
 	Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri cho con người, trong xã hội hiện đại ngày nay rất cần đến văn bản thuyết minh để giúp con người mở rộng mọi hiểu biết và sống tốt hơn. Khi dạy thể loại văn thuyết minh học sinh cần nắm vững lý thuyết về thể loại văn thuyết minh từ đó mới vận dụng thực hành viết bài, để dạy học sinh biết cách viết hay một bài văn thuyết minh giáo viên cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc về đơn vị kiến thức, phải đọc những tài liệu liên quan về văn bản thuyết minh để bản thân thực sự hiểu về thể loại đó, phải biến những kiến thức trong sách vở thành kiến thức của bản thân, để không phụ thuộc vào sách giáo khoa. Có như vậy giáo viên mới thực sự có phương pháp phù hợp với đơn vị kiến thức, giáo viên phải truyền đạt trong một tiết dạy về kỹ năng làm bài. Khi làm bài học sinh phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh để nắm được bản chất, đặc trưng của nó tránh xa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng, bài làm cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Trong bài văn thuyết minh cũng như các kiểu bài khác bố cục phải đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 
	+ Phần mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
	+ Phần thân bài: Trình bày các đặc điểm, cấu tạo , lợi ích của đối tượng.
	+ Phần kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
	Ở mỗi phần được cấu tạo bằng một đoạn văn hoặc nhiều đoạn văn. Thông thường phần mở bài và kết bài được cấu tạo bởi một đoạn văn. Phần thân bài do nhiều đoạn hợp thành. Một bài văn hay, các đoạn văn phải hoàn chỉnh về mặt phương diện nội dung không những thế mà còn cả về hình thức (cách trình bày, sự liên kết). Vì vậy rèn luyện kĩ năng viết văn thuyết minh là yêu cầu cần thiết trong giao tiếp.
	b. Giúp học sinh nắm vững các bước làm bài văn thuyết minh 
	Văn bản thuyết minh cũng như các kiểu văn bản khác gồm: Bốn bước
	Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý:
	Trong quá trình làm bài tập làm văn đây là khâu quan trọng để tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn không lạc đề, đủ ý. Trước hết giáo viên cho học sinh hiểu được yêu cầu của đề bài là gì? Đối tượng thuyết minh? Đối tượng đó có đặc điểm, cấu tạo, hình dáng 
	Bước 2: Lập dàn ý.
	Lập dàn ý là công việc cần thiết trong quá trình làm bài. Dàn ý là hệ thống các ý được sắp xếp mạch lạc, hợp lý, khoa học nhằm giải quyết được những yêu cầu mà đề bài nêu ra. Khi làm bài văn dàn ý gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Trong 3 phần quan trọng nhất là phần thân bài được chia thành các ý lớn, ý nhỏ và sắp xếp theo trình tự hợp lý. Đồng thời lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp.
	Ví dụ: Khi làm dàn ý cho dạng bài: Thuyết minh về thứ đồ dùng ta có thể lựa chọn và sắp xếp các ý theo đặc điểm, cấu tạo, cách sử dụng, các bảo quản, ý nghĩa của đồ dùng đối với cuộc sống của con người.
	 Với dạng bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử chúng ta phải quan sát, tìm hiểu. Việc lập dàn ý, sắp xếp các ý thì theo trình tự không gian, từ xa đến gần, những đặc điểm nổi bật của cảnh quan, cấu trúc 
	Bước 3: Viết bài.
	Từ kiến thức, nội dung sắp xếp ta sẽ viết bài theo từng phần của dàn ý bài văn thuyết minh phải hợp lý, khoa học, bố cục rõ ràng, mạch lạc. Khi viết bài văn cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh cùng các yếu tố miêu tả, bình luận thì bài văn sẽ hấp dẫn và có sức thuyết phục cao hơn.
	Bước 4: Đọc lại và sửa chữa.
	Sau khi bài viết đã hoàn chỉnh chúng ta đọc lại bài sửa những lỗi sai, có cần bổ sung gì không.
	Ví dụ: 
	- Khi dạy bài "Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh" Trước hết giáo viên phải cho học sinh nhận thức rõ yêu cầu của đề bài, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó, cách làm giáo viên phải tìm một hướng đi gọn, rõ, dễ hiểu nhất và không nhất thiết phải phụ thuộc vào sách giáo khoa.
 - Khi dạy tiết lập dàn ý hay luyện nói, thì giáo viên phải chú ý đến các đối tượng học sinh để chọn đề cho phù hợp.
* Khi dạy tiết "Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh" 
	Trong văn bản thuyết minh, đoạn văn cũng đóng vai trò quan trọng, là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, một văn bản có nhiều đoạn văn hợp thành. Đoạn văn là một phần của văn bản. Mở đầu đoạn văn phải viết hoa, lùi vào một chữ. Kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Khi viết văn cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác. Như vậy mỗi đoạn văn thuyết minh cần trình bày chính xác, cụ thể một phương diện, một khía cạnh, một đặc điểm nào đó.Đoạn văn thuyết minh phải rõ ràng, chặt chẽ, có sử dụng phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận.
Xét về cấu tạo, đoạn văn thuyết minh có một số mô hình sắp xếp thường gặp như sau: 
	+ Tuân theo cấu tạo, thứ tự của sự vật (Thuyết minh một đồ dùng, một sản phẩm, một vật loài vật, cây cối
	+ Tuân theo thứ tự nhận thức như: Từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần ( Thuyết minh giới thiệu một danh lam thắng cảnh)
	+ Tuân theo thứ tự diễn biến sự việc trong khoảng những thời gian nhất định
(Giới thiệu một phương pháp, một thí nghiệm, một trò chơi)
	+ Tuân theo thứ tự chính phụ, cái chính nói trước, cái phụ nói sau( Thuyết minh về danh lam thắng cảnh, một sản phẩm) Trong thực tế vẫn có thể kết hợp đan xen các trình tự sắp xếp ý với nhau. Chẳng hạn kết hợp giữa thứ tự nhận thức với thứ tự chính phụ, kết hợp giữa thứ tự cấu tạo với thứ tự nhận thứcChính sự kết hợp naỳ sẽ góp phần tạo nên cách diễn đạt phong phú, sinh động cho bài văn thuyết minh.
	Ví dụ 1: Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”. ( Đoạn văn kết hợp giữa thứ tự cấu tạo với thứ tự nhận thức)
	Mở bài: Ngôi trường nơi em đang theo học là ngôi trường nhỏ của một huyện miền núi. Trường được thành lập từ năm 1964 cho tới nay vẫn luôn là niềm tự hào của biết bao thế hệ học trò.
	Kết bài: Ngôi trường luôn là ngôi nhà yêu quý thứ hai của em, nơi đó gắn với biết bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Là nơi cho em học hỏi được nhiều điều mới lạ và lý thú, mở ra trước mắt em những chân trời mới. Em hy vọng sẽ góp một phần nhỏ sự cố gắng của mình làm đẹp thêm cho ngôi trường này.
	Ví dụ 2: Viết đoạn văn “Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam”
 ( Đoạn văn viết theo thứ tự chính phụ, cái chính nói trước, cái phụ nói sau...)
Trong số các vật dụng hằng ngày, nón lá đã trở thành một đồ dùng thủy chung gắn bó với người phụ nữ Việt Nam. Không ai biết nón lá xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết rằng chiếc nón lá đã theo người phụ nữ xuyên suốt cả chiều dài lịch sử. Nón lá có nhiều loại khác nhau như miền Bắc có chiếc nón quai thao, xứ Huế có nón bài thơ và miền Nam có chiếc nón lá. Nguyên liệu để làm nón không khó kiếm, chỉ cần có lá và nan tre. Người ta thường sử dụng lá cọ hay lá dừa tươi, phơi nắng ba đến bốn ngày và là cho phẳng. Sau đó đến công đoạn chằm nón là công đoạn khó nhất. Người thợ dùng kim khâu để thực hiện. Công dụng của nón lá rất nhiều: Che nắng, che mưa, làm quạt khi trời nóng và cả tạo công ăn việc làm cho mọi người. Từ lâu hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với chiếc nón lá đã là một nét đẹp văn hóa vô giá. Vì thế nên chúng ta phải ngày càng phát triển và bảo quản tốt nghề làm nón lá. 
	* Sau đây là đoạn văn hay của học sinh:
	Đoạn văn: Thuyết minh về chiếc bút bi.
	Chiếc bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc và là người bạn thân thiết đối với mỗi một học sinh, nó luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường học tập đầy gian khó và cả mai sau, trong công việc thường ngày. Bút bi được cấu tạo bao gồm 2 bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Chiếc vỏ bọc bên ngoài bút thường có chất liệu làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại phủ sơn bóng để chứa đựng ruột bên trong cũng làm cho cây bút đẹp hơn, dễ cầm nắm và sang trọng hơn. Vỏ bút có hình ống trụ tròn dài khoảng 15 đến 23 cm, trên thân bút được dán mác của nhà sản xuất và kích thước đầu ngòi,...Vỏ bút thường được sáng tạo với nhiều kiểu dáng sao cho bắt mắt và thu hút người tiêu dùng nhất. Ở bộ phận thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng nhất, đó là nơi chứa mực, có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết trên giấy. Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ, chúng lăn tròn đều khi chúng ta viết và có tác dụng điều chỉnh lượng mực tiết ra vừa phải. Chúng thường được làm từ nhựa dẻo hoặc bằng kim loại nhưng thường chúng làm bằng nhựa để đỡ nặng khi cầm viết.
	Và để làm ra cây bút bi hoàn chỉnh chúng ta không thể thiếu những bộ phận phụ như: lò xo (tạo lực đẩy), nút bấm (điều chỉnh ngòi bút lên hoặc xuống), nắp gài (để kẹp vào vở hoặc cài vào áo dễ dàng). Với những bộ phận rất tiện ích thì việc sử dụng chúng rất dễ dàng, chỉ cần vặn hoặc ấn nút trên để tạo lực cho lò xo đẩy ngòi bút lên và viết, khi dùng xong, tránh khô mực hoặc tắc, chúng ta ấn bút bi để đẩy ngòi bút lên. Cây bút bi trở thành một vật dụng không thể thiếu đối với học sinh sinh viên, họ sử dụng ngày càng nhiều thì lượng bút được sản xuất ra cũng nhiều không kém, nó được sản xuất số lượng lớn dựa vào thị yếu của người tiêu dùng. Bút bi ngày nay đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nếu thiếu chúng, công việc sẽ trở nên bất tiện hơn đối với học sinh và nhiều người có liên quan. Vì vậy chúng ta hãy biết giữ gìn, bảo quản và sử dụng bút bi đúng cách nhất.
 ( Đoạn văn của em Đỗ Phạm Quý Nhi – Lớp 8A)
Học sinh viết bài
Học sinh đọc bài văn hay
 	c. Giúp học sinh nắm vững các phương pháp làm bài văn thuyết minh.
	Phương pháp phải dựa vào cấu tạo của đối tượng phải biết phân chia đối tượng thành các bộ phận, biết phân loại, sử dụng số liệu, biết so sánh đối chiếu, nêu định nghĩa, giải thích... trong các phương pháp thuyết minh cụ thể thì chú ý nhất là phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. Định nghĩa phải xác định được đối tượng thuộc vào loại sự vật hiện tượng gì và chỉ ra đặc điểm riêng nổi bật của đối tượng trong loại sự vật hiện tượng đó. Đây là phương pháp mà học sinh phải luyện tập nhiều để tránh những lỗi thường gặp như định nghĩa quá rộng, quá hẹp, hay trùng lặp không làm người khác nhận thức được sự vật đó, như " Thức ăn là lương thực ...", " Bão là một hình thức vận động của không khí ... "
	- Phương pháp liệt kê là kể ra các thuộc tính, biểu hiện cùng loại như " Bài thông tin về trái đất năm 2000". Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh , cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng sói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt, muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh.
	- Phương pháp nêu ví dụ như " Bài ôn dịch thuốc lá ". Ngày nay đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm( ở Bỉ, từ năm 1987 vi phạm lần 1 phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la.
	- Phương pháp nêu số liệu như " Bài ôn dịch thuốc lá ". Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn nước ta ngang với tỉ lệ các thành phố Âu- Mĩ.
	- Phương pháp so sánh như " Bài ôn dịch thuốc lá ". Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng của loài người còn nặng hơn cả AIDS.
	 Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.
	- Phương pháp phân tích " bài ôn dịch thuốc lá ": Trong khói thuốc lá có chất ô xít c

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_8_lam_tot_bai_van_thuye.doc