Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống nhằm nâng cao kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử cho học sinh ở trường THCS Thượng Ninh

Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống nhằm nâng cao kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử cho học sinh ở trường THCS Thượng Ninh

Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người.

Cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để cho con người vượt qua, những mất mát để con người biết yêu quý những gì đang có. Vì vậy, mỗi con người cần có những kỹ năng nhất định để tồn tại và phát triển. Là những nhà giáo dục, những người luôn đồng hành với quá trình phát triển của HS, chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết giáo dục KNS cho HS. Bởi giáo dục KNS chính là định hướng cho các em những con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội. Nắm được KNS, các em sẽ biết chuyển dịch kiến thức – “cái mình biết” và thái độ, giá trị - “cái mình nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành những hành động cụ thể trong thực tế - “làm gì và làm cách nào” là tích cực và mang tính chất xây dựng. Tất cả đều nhằm giúp các em thích ứng được với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ và vững vàng, tự tin bước tới tương lai.

Trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh đang thể hiện nhiều vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Sự thiếu hụt trong nhận thức đạo đức của học sinh vừa là hậu quả, vừa thể hiện vấn đề lớn: “Học sinh hiện nay không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó thích đáng với các biến cố đến từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như các biến động xuất phát từ chính tâm sinh lý của các em”. Tức là các em thiếu Kỹ năng sống (KNS).

 

docx 22 trang thuychi01 8622
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống nhằm nâng cao kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử cho học sinh ở trường THCS Thượng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
MỤC LỤC
0
1
MỞ ĐẦU
1-3
1.1
Lí do chọn đề tài
1-2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2-3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
NỘI DUNG
3-19
2.1
Cơ sở lí luận
3-4
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 
4-6
2.3
Giải pháp giải quyết thực trạng
6-17
2.4
Hiệu quả 
17-18
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19-20
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
19-20
4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
1. MỞ ĐẦU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
	Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người.
Cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để cho con người vượt qua, những mất mát để con người biết yêu quý những gì đang có. Vì vậy, mỗi con người cần có những kỹ năng nhất định để tồn tại và phát triển. Là những nhà giáo dục, những người luôn đồng hành với quá trình phát triển của HS, chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết giáo dục KNS cho HS. Bởi giáo dục KNS chính là định hướng cho các em những con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội. Nắm được KNS, các em sẽ biết chuyển dịch kiến thức – “cái mình biết” và thái độ, giá trị - “cái mình nghĩ, cảm thấy, tin tưởng”thành những hành động cụ thể trong thực tế - “làm gì và làm cách nào” là tích cực và mang tính chất xây dựng. Tất cả đều nhằm giúp các em thích ứng được với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ và vững vàng, tự tin bước tới tương lai.
Trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh đang thể hiện nhiều vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Sự thiếu hụt trong nhận thức đạo đức của học sinh vừa là hậu quả, vừa thể hiện vấn đề lớn: “Học sinh hiện nay không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó thích đáng với các biến cố đến từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như các biến động xuất phát từ chính tâm sinh lý của các em”. Tức là các em thiếu Kỹ năng sống (KNS).
Hiện nay một số bộ phận không nhỏ HS nói chung và HS THCS Thượng Ninh nói riêng sa vào các tệ nạn xã hội, hư hỏng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập, nề nếp của nhà trường. Biểu hiện của vấn đề thiếu kỹ năng sống của học sinh THCS thể hiện rất đa dạng ở nhiều vấn đề, có thể kể đến như sau:
- Vấn đề trẻ vị thành niên nói chung và học sinh cấp THCS nói riêng thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô  tâm,  thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân. 
- Trẻ em thiếu tự tin, không biết cách xử lí các tình huống đơn giản trong cuộc sống như: không biết phản ứng thế nào khi bị trêu chọc, bắt nạt; không dám hỏi (yêu cầu) sự giúp đỡ khi gặp khó khăn
-Tình trạng bạo lực học đường ngày một đáng báo động. Học sinh vi phạm pháp luật, học sinh đánh nhau, học sinh đánh giáo viên, các clip học sinh, nữ sinh đánh nhau xuất hiện ngày càng nhiều như một trào lưu thể hiện “bản lĩnh đàn anh, đàn chị tay chơi”. 
- Nhiều học sinh sống khép kín, bị lôi cuốn vào thế giới ảo trên mạng Internet, nghiện game online. 
Theo công văn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về vấn đề đưa KNS vào chương trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, yêu cầu lồng ghép chương trình kỹ năng sống ở các môn học như: GDCD, Sinh học, Ngữ văn, và đặc biệt là nội dung HĐGDNGLL, nhưng khi áp dụng giáo viên còn nhiều lúng túng, không biết lồng ghép như thế nào, bằng cách nào. Một bài học phải lồng ghép rất nhiều nội dung như giáo dục KNS, giáo dục môi trường, sức khỏe sinh sản làm cho giáo viên gặp không ít khó khăn khi soạn giáo án và hạn chế về thời gian khi dạy trên lớp. 
Nhận thức được sự cấp thiết của vấn đề, Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó nội dung thứ ba trong năm nội dung chính là “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”. Học sinh sống trong xã hội phát triển cần phải được trang bị những kỹ năng thích hợp để hòa nhập với cộng đồng, với xu thế toàn cầu hóa. Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh bậc THCS cần phải được giáo dục rèn luyện KNS, vì ở độ tuổi các em đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,Vì vậy, việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết.
	Với ý nghĩa đặc biệt và những lý do nêu trên, việc giáo dục hình thành nhân cách cho HS nói chung và giáo dục KNS nói riêng ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết 
Từ những suy nghĩ đó trong những năm qua bản thân tôi là một giáo viên kiêm GVCN và là thành viên trong ban chủ nhiệm câu lạc bộ “ Thắp sáng ước mơ” của trường THCS Thượng Ninh, tôi luôn cố gắng học hỏi, nghiên cứu học tập và đứng lớp giảng dạy các lớp kỹ năng sống cho các em HS, tôi nhận thấy các em rất thích tham gia các lớp kỹ năng sống do nhà trường và tổ chức Tầm nhìn thế giới tổ chức.
Do đó tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “ Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống nhằm nâng cao kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử cho HS ở trường THCS Thượng Ninh”
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Mục tiêu giáo dục là nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. 
Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Rèn luyện kỹ năng sống cho HS là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với HS việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.
Qua sáng kiến này, tôi muốn đóng góp môt số kinh nghiệm về công tác giáo dục kỹ năng sống cho các đồng chí giáo viên đặc biệt là GVCN bằng kinh nghiệm giảng dạy kĩ năng sống tại trường THCS Thượng ninh.
1.3 . Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng kĩ năng sống của HS trường THCS Thượng Ninh và một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng sống cho học sinh.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: Tìm đọc tài liệu có liên quan đến việc rèn kĩ năng sống cho HS.
- Nghiên cứu thực tế: Khảo sát thực tế học sinh, phương pháp quan sát, phương pháp thực hành và phương pháp phân tích, tổng hợp kinh nghiệm giáo dục. 
 2. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
- Mục tiêu của giáo dục phổ thông (Điều 27 luật giáo dục năm 2005) là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chỉ thị 40/2008/ CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT về phát động phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nội dung thứ 3 “Rèn kỹ năng sống cho học sinh”:
 Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
 Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
 Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.” 
- Việc làm quen với các môn học về KNS như: Giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức thậm chí là giải quyết các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội, vấn đề môi trường, hoả hoạn, đuối nước và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống... sẽ giúp các em tự tin, chủ động và biết cách xử lý mọi tình huống trong cuộc sống.
- Lứa tuổi học sinh THCS là giai đoạn đầu và giữa của độ tuổi dậy thì. Các em có nhiều biến đổi sâu sắc về chất và lượng; nếu được quan tâm giáo dục tốt sẽ giúp cho các em phát triển nhân cách tốt và định hướng cho việc nhận thức đúng đắn về cuộc sống trong tương lai. 
 	Từ các vấn đề mang tính pháp lý nêu trên, ta có nhận định: Nhà trường thực hiện tốt công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức học sinh thông qua giáo dục KNS làm cho cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, các lực lượng xã hội khác có nhận thức sâu sắc về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Từ đó chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh được nâng cao, đạt được mục tiêu giáo dục ghi trong luật giáo dục và chỉ thị 40 của bộ trưởng Bộ GDĐT.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Trong các tiết sinh hoạt lớp, HĐGDNGLL, sinh hoạt dưới cờ: 
Qua nghiên cứu phân tích, đánh giá thì việc lồng ghép giáo dục rèn luyện KNS cho học sinh có thực hiện tuy nhiên chưa đúng mức, chưa được xem trọng và hiệu quả đem lại chưa được như mong muốn.
2.1.2. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi:
	Nhà trường có phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phòng HCM tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch của ngành và Hội đồng đội huyện, tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động này còn ít, trong đó việc xác định mục tiêu rèn luyện KNS cho 
học sinh chưa được chú trọng đúng mức và đầy đủ.
 Qua khảo sát thực nghiệm đối với nhóm HS trường THCS Thượng Ninh. Để có những nhận xét, đánh giá chính xác, bản thân tôi đã đưa ra một phiếu khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng và nhu cầu cần được giáo dục KNS cho học sinh THCS. 
Nội dung của phiếu như sau: 
 PHIẾU TRẮC NGHIỆM KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH THCS 
 ( Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà bạn chọn) 
Câu 1: Theo bạn, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ quyết định bao nhiêu sự thành công của bạn trong công việc và cuộc sống? 
a. 20%  b. 50%  c. 85%  d. 70% 
Câu 2: Cách tư duy nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công hơn trong quá trình giao tiếp? 
a. Hãy luôn đơn giản hóa vấn đề 
b. Luôn nhìn người khác với con mắt tích cực 
d. Xem người khác sai gì để mình chỉ trách 
c. Luôn xem mình có thể học gì từ người khác và mình sẽ giao tiếp như thế nào để tốt hơn. 
Câu 3: Giao tiếp không hiệu quả sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? 
a. Xảy ra hiểu lầm   
b. Mọi người không lắng nghe nhau  
c. Người nói không thể đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng 
d. Mọi người không làm theo bạn 
Câu 4: Bí quyết nào sao đây sẽ luôn giúp bạn thành công, luôn được người khác yêu mến trong cuộc sống và công việc? 
a. Góp ý thẳng thắng, lắng nghe và tôn trọng 
b. Luôn tươi cười, học cách khen ngợi và lắng nghe 
c. Đặt câu hỏi, giúp đỡ nhiệt tình và phê bình khi có sai sót 
d. Ý kiến khác của bạn :  
Câu 5: Tôi có khuynh hướng làm những gì tôi nghĩ mình có thể làm được hơn những gì tôi tin là đúng? 
a. Không bao giờ  b. Hiếm khi  c. Thỉnh thoảng.
d. Thường xuyên  e. Luôn luôn 
Câu 6: Bạn kiểm soát những tình huống mới một cách khá thoải mái và dễ dàng? 
a. Không bao giờ  b. Hiếm khi 
c. Thỉnh thoảng  d. Thường xuyên  e. Luôn luôn 
Câu 7: Bạn được rèn luyện kỹ năng sống ở đâu? 
a. Nhà trường  b. Gia đình  c. Bạn bè  d. Tất cả 
Câu 8: Bạn thường rèn luyện kỹ năng sống của mình bằng cách nào? 
a. Trong hoạt động vui chơi với bạn bè 
b. Trong học tập ở nhà trường 
c. Trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình 
d. Trong công việc hàng ngày 
Câu 9: Bạn được trường tổ chức giáo dục kỹ năng sống bao lâu một lần? 
a. Thường xuyên (một tuần một lần)  c. Hiếm khi 
b. Thỉnh thoàng (một tháng một lần)  d. Không bao giờ 
Câu 10: Trong tiết học, giáo viên có kết hợp giữa việc dạy kiến thức trong bài học với việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hay không? 
a. Thường xuyên  b. Thỉnh thoảng  c. Hiếm khi  d. Không bao giờ 
	Qua khảo sát đối với một nhóm 30 em HS được chọn ngẫu nhiên ở 12 lớp học trong nhà trường trước khi thực nghiệm sáng kiến kết quả thu được: 
TSHS
Chưa thấy được tầm quan trọng của KNS trong cuộc sống
Biết được tầm quan trọng của KNS trong cuộc sống
Biết được tầm quan trọng của KNS và thường xuyên được tiếp cận
SL
%
SL
%
SL
%
30
16
53,3
12
40
2
6,7
-Tình trạng bạo lực học đường có xu thế ngày càng gia tăng, số lượng HS bị tai nạn thương tích ngày càng gia tăng. Điều đáng buồn là trong năm học 2015-2016 có 1 HS bị chết đuối, năm học 2016-2017 có một HS mất do tai nạn giao thông, và 3 em HS bị gãy xương do bị tai nạn giao thông.
 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng.
- Về phía GV: Chưa được trang bị đầy đủ về KNS và tầm quan trọng của công tác giáo dục KNS cho học sinh phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Chưa có tài liệu hay văn bản hướng dẫn cách thức tích hợp giáo dục KNS vào các môn học. Chưa biết cách tổ chức cho HS các hoạt động hướng tới nhận thức và giáo dục KNS phù hợp với lứa tuổi.
- Về phía HS: Chưa được trang bị các kỹ năng cần thiết để nhận thức bản thân và đối phó với các nguy cơ đến từ các mối quan hệ xã hội và sự biến đổi tâm sinh lý bản thân và sự biến đổi trong các mối quan hệ.
- Về phía PHHS: Chưa có nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh, chưa thực sự gương mẫu cho các con noi theo. Phó mặc nhiệm vụ giáo dục học sinh cho giáo viên và nhà trường.
- Về phía môi trường xã hội: Sự phát triển nhanh về kinh tế - văn hóa – xã hội tại địa phương , Các tụ điểm vui chơi giải trí (Internet; Bi-a; Karaoke) thu hút HS rời xa học tập đồng thời tạo ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của HS.
2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để giáo dục kỹ năng sống cho HS tại trường THCS Thượng Ninh, tôi đã áp dụng một số giải pháp sau vào thực tế công tác của mình trong năm học vừa qua như sau:
Giải pháp thứ nhất: Lựa chọn những kỹ năng sống cơ bản phù hợp với đối tượng học sinh.
 Trước khi tổ chức việc giáo dục kỹ năng sống tôi phải tiến hành khảo sát xem các em học sinh còn thiếu những kỹ năng sống nào, và phân tích, tìm hiểu xem những kỹ năng sống nào cần giảng dạy. Qua quá trình giảng dạy KNS tại nhà trường và tại câu lạc bộ “ Thắp sáng Ước mơ” và câu lạc bộ “ Ước mơ xanh” bản thân tôi đã lựa chọn một số kỹ năng cơ bản để giáo dục cho HS đó là:
1. Kỹ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân
Đây là kỹ năng quan trọng đầu tiên, đặc biệt đối với lứa tuổi tiểu học. Các bạn cần có những nhận thức cơ bản về chính bản thân mình, về các kỹ năng tự vệ khi ở nhà một mình, khi bị lạc, phòng tránh bị bắt cóc và bị lạm dụng hay biết vệ sinh, chăm sóc bản thân và ứng xử đúng khi đi dự tiệc.
2.Kỹ năng tự nhận thức:
 Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. Kỹ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu.. của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng.
	Tự nhận thức là một KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm thông được với người khác. Ngoài ra có hiểu đúng về mình, con người mới có thể có những quyết định, những lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, đánh giá không đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác.
	Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trãi nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với người khác.
3. Kỹ năng thể hiện sự tự tin.
Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tị về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ.
	Kỹ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống.
	Kỹ năng thể hiện sự tự tin là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm.
4. Kỹ năng giao tiếp.
	Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm súc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết.
	Kỹ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm súc nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác. Kỹ năng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè và đây là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống. Kỹ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng
5. Kỹ năng hợp tác.
	Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lấn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
	Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. 
	Biểu hiện của người có kỹ năng hợp tác: 
-Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm, tôn trọng những điều đã cam kết.
- Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẽ với các thành viên khác trong nhóm.
- Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm. Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm.
- Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động.
- Biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung.
- Có trách nhiệm về những thành công hay thất baị của nhóm, về những sản phẩm do nhóm tạo ra.
	Kỹ năng hợp tác còn giúp cá nhân sống hài hòa và tránh quan hệ xung đột với những người khác. 
6. Kỹ năng kiên định.
	Kỹ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lí do dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định còn là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hòa được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác.
7. Kỹ năng quản lý cảm xúc
Với kỹ năng này, các bạn học sinh sẽ hiểu hơn về những cảm xúc của bản thân mình để kiểm soát bản thân khỏi những cơn giận dữ, bốc đồng, thiếu suy nghĩ. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ biết cách quan tâm đến cảm xúc của những người khác và biết cảm thông, chia sẻ.
Giải pháp thứ hai: Lựa chọn những phương pháp để rèn kỹ năng sống cho học sinh.
 Giáo dục kỹ năng sống không phải là để nói cho trẻ biết thế nào là đúng thế nào là sai như ta thường làm. Cũng không phải là rao truyền nhưng lời hay ý đẹp để chúng vào tai này rồi ra tai kia. Các phương pháp cổ điển như giảng bài, đọc chép sẽ thất bại hoàn toàn vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận 
thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. 
 Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau. Quyết định phải phát xuất từ trẻ. Vì thế học phải hết sức gần gũi với cuộc sống hay ngay trong cuộc sống. nội dung phải phát xuất từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ cần có điều kiện để cọ xát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành, áp dụng. trẻ phải tham gia chủ động vì 
có thế trẻ mới thay đổi hành vi. 
 Do đó nhiều phương pháp được áp dụng để đem lại những điều kiện trên như sinh hoạt hay thảo luận theo 

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_song_nham_nang_cao_ky_na.docx
  • docbia SKKN (1).doc