Một số giải pháp chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Bình Minh Tĩnh Gia Thanh Hóa
Điều II luật phổ cập Giáo dục đã nêu: “ Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống Giáo dục Quốc dân ” Tiểu học, là bậc học đầu tiên của hệ thống Giáo dục, bậc học đào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu, những đường nét cơ bản của nhân cách. Do vậy, giáo dục ở bậc Tiểu học có tính chất đặc biệt, có bản sắc riêng, với tính sư phạm đặc trưng.
Trong thực tế, học sinh Tiểu học đến trường được thầy cô giáo nhồi nhét kiến thức nhiều hơn là giáo dục kỹ năng cuộc sống cho học sinh. Đại đa số học sinh có kỹ năng sống quá sơ giản. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm và chính thức đưa giáo dục kỹ năng sống vào dạy lồng ghép vào các môn học trong các nhà trường.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
Vậy, làm thế nào để chúng ta giáo dục kỹ năng sống cho học sinh? tôi nghĩ có nhiều biện pháp, nhiều cách thức để thực hiện việc này. Đứng trước đường hướng chỉ đạo của ngành và thực hiện theo tinh thần chỉ đạo, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường nên bản thân mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Bình Minh Tĩnh Gia Thanh Hóa” qua 2 năm thực hiện nghiên cứu, đã mang lại kết quả rất đáng khích lệ, nên muốn chia sẻ cùng với anh, chị em đồng nghiệp.
MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 Mục lục 1 2 Mở đầu 2 3 Lý do chọn đề tài 2 4 Mục đích nghiên cứu 2 5 Đối tượng nghiên cứu 2 6 Phương pháp nghiên cứu 2 7 Những điểm mới của sáng kiến 3 8 Nội dung 3 9 Cơ sở lý luận 3 10 Thực trạng của việc nghiên cứu 3-4 11 Giải pháp và tổ chức thực hiện 4-16 12 Hiệu quả của sáng kiến 16 13 Kết luận, kiến nghị 17-20 14 Tài liệu tham khảo 21 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Điều II luật phổ cập Giáo dục đã nêu: “ Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống Giáo dục Quốc dân” Tiểu học, là bậc học đầu tiên của hệ thống Giáo dục, bậc học đào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu, những đường nét cơ bản của nhân cách. Do vậy, giáo dục ở bậc Tiểu học có tính chất đặc biệt, có bản sắc riêng, với tính sư phạm đặc trưng. Trong thực tế, học sinh Tiểu học đến trường được thầy cô giáo nhồi nhét kiến thức nhiều hơn là giáo dục kỹ năng cuộc sống cho học sinh. Đại đa số học sinh có kỹ năng sống quá sơ giản. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm và chính thức đưa giáo dục kỹ năng sống vào dạy lồng ghép vào các môn học trong các nhà trường. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh. Vậy, làm thế nào để chúng ta giáo dục kỹ năng sống cho học sinh? tôi nghĩ có nhiều biện pháp, nhiều cách thức để thực hiện việc này. Đứng trước đường hướng chỉ đạo của ngành và thực hiện theo tinh thần chỉ đạo, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường nên bản thân mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Bình Minh Tĩnh Gia Thanh Hóa” qua 2 năm thực hiện nghiên cứu, đã mang lại kết quả rất đáng khích lệ, nên muốn chia sẻ cùng với anh, chị em đồng nghiệp. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Bình Minh, nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phát triển một cách toàn diện, trang bị cho các em có vốn sống cần thiết để các em có kỹ năng sống học tập và rèn luyện tốt hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 1 đến khối 5 của nhà trường qua 2 năm học 2015-2016; 2016-2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra, kiểm tra, đánh giá - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp 1.5. Những điểm mới của sáng kiến: Trong hai năm nghiên cứu sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Bình Minh Tĩnh Gia Thanh Hóa” đã mang lại kết quả rất đáng khích lệ. Điểm mới của sáng kiến là bản thân mạnh dạn đưa ra các biện pháp thiết thực, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả cao. đặc biệt là biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng cho giáo viên giáo dục cho học sinh biết phòng tránh xâm hại tình dục ở trẻ, biết phòng tránh tai nạn đuối nước và phối hợp với phụ huynh học sinh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để đưa các biện pháp giáo dục kỹ năng cho học sinh một cánh tích. 2. NỘI DUNG 2.1.Cơ sở lý luận: Ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị sô 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phố thông giai đoạn 2008- 2013, Căn cứ vào nhiệm vụ của ngành trong các năm học 2015-2016; năm học 2016-2017 và căn cứ vào tình hình thực tế của trường Tiểu học Bình Minh trong đó có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh . “Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Thực hiện Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ GD&ĐT về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Thông tư số 17/2014/TT-BGDĐT ngày 14/3/2014 Quy định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học; Công văn số 1490/SGDĐT-GDTH ngày 11/8/2015 về việc Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học”- Trích Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016- 2017 của cấp Tiểu học của Phòng GD & ĐT Tĩnh Gia. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, Giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo 4 trụ cột của giáo dục ở thế kỷ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống đó là: Học để hiểu biết, học để làm, học để ngày mai lập nghiệp. 2.2 Thực trạng ở trường Tiểu học Bình Minh a. Thuận lợi: Trường Tiểu học Bình Minh đóng chân trên địa bàn Thôn Yên Cầu xã Bình Minh. Nhà trường được sự quan tâm của cấp ủy Đảng chính quyền, đang dần đầu tư về cơ sở vật chất, nhà trường đã được Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa cấp bằng công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I vào ngày 25 tháng 12 năm 2014. Nhà trường có 27 CBGV luôn nhiệt tình, năng động, có năng lực sư phạm tốt, trình độ chuyên môn đạt chuẩn với tỉ lệ 100%, trên chuẩn đạt 86%. Mỗi lớp có một phòng học riêng, có 1 bảng chống loá, 1 tủ đựng tài liệu, bàn ghế đảm bảo theo tiêu chuẩn. 100% CBGV được tham gia học tập chương trình bồi dưỡng giáo viên, đạt kết quả từ khá trở lên. Học sinh chăm ngoan và hiếu học, chất lượng dạy học ngày một nâng lên, phụ huynh đại đa số rất quan tâm đến việc học tập của con em và luôn sát cánh cùng nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, khuôn viên ngày một khang trang hơn. Công tác lãnh chỉ đạo của Chi bộ rất hiệu quả, quan tâm, dành nhiểu kinh phí và thời gian cho hoạt động đặc biệt là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. b. Khó khăn: - Các thiết bị phục vụ cho dạy và học còn thiếu, một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm đến con học hành. Học sinh con nhà nghèo và cận nghèo là 54 em chiếm 12,5%. Cha mẹ đi làm ăn xa để lại con cái cho ông bà, anh chị nên việc giáo dục cho học sinh còn hạn chế. - Một số giáo viên chưa tực sự năng nổ, chưa chủ động trong hoạt động, việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh đôi khi còn xem nhẹ và sơ sài về nội dung, đơn điệu về hình thức, còn dành nhiều thời gian dạy kiến thức môn học. c. Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến kỹ năng của học sinh chưa tốt ở trường Tiểu học Bình Minh. Kỹ năng sống là trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển. Chương trình học hiên nay đang gặp phải nhiều ý kiến của dư luận xã hội do quá nặng nề về kiến thức, trong khi những tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị xem nhẹ. Hơn nữa, học sinh đang chịu nhiều áp lực về học tập kiến thức, không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này dẫn đến sự “chưa tương thích”giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống đã được đề cập đến. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm lý học sinh, nên hiệu quả lồng ghép chưa cao.Trong thực tế, bản thân đã khảo sát cho thấy, kỹ năng sống của học sinh chưa cao, chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kỹ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, tự tìm tòi còn hạn chế. Vậy nên, tôi đã tiến hành khảo sát vào thời điểm đầu năm học 2015-2016 cho học sinh trong phạm vi toàn trường từ khối 1 đến khối 5 với chủ đề chung là “Kỹ năng của em”. Kết quả phản ánh như sau: Tổng số học sinh 505 em SL Tỉ lệ Số học sinh có kỹ năng hoạt động tốt 2 0,3 Số học sinh có kỹ năng đạt khá 26 5,1 Có hình thành kỹ năng 277 54,8 Số học sinh có kỹ năng hạn chế 200 39,6 Như vậy, qua bảng tổng hợp số liệu trên cho thấy : số học sinh có kỹ năng tốt và khá rất khiêm tốn, số học sinh hạn chế về kỹ năng sông có số lượng khá nhiều. Chính vì vậy, việc rèn kỹ năng sống cho học sinh là vấn đề rất cần thiết. Muốn làm tốt công tác này người quản lý phải làm gì? Đây cũng chính là câu hỏi mà bản thân phải tìm ra câu trả lời. Từ thực trạng trên, thôi thúc bản thân tìm ra “Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Bình Minh” bắt đầu thực hiện ngay từ đầu năm học 2015- 2016 đến tháng 4 năm 2017 đã mang lại kết quả rất đáng phấn khởi. 2.3. Các giải pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và cách thức tổ chức thực hiện: 2.3.1 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên rèn kỹ năng sống cho học sinh: Đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là nhân tố không kém phần quan trọng. Trong thực tế, giáo viên khi đến lớp chủ yếu là truyền thụ các kiến thức cơ bản có liên quan đến các môn học, chưa quan tâm nhiều đến việc dạy kỹ năng sống cho học sinh, nên việc giáo dục kỹ năng cho các em còn hạn chế. Trong thực tế cho thấy không phải ai cũng năng động trong các hoạt động mà thường thường giáo viên thường ngại, rụt rè, xem dạy kiến thức theo chương trình là đủ. Nên việc, bồi dường năng lực về giáo dục kỹ năng cho giáo viên là rất cần thiết. Như ta thường nói: “Trò giỏi ắt phải có thầy giỏi” “không thầy đố mày làm nên”. Trong công tác giáo dục học sinh trình độ chuyên môn và năng lực của thầy cô là quan trọng nhất, thầy hình thành kỹ năng, nhân cách, lối sống, những yếu tố đó học sinh được học tập từ thầy cô của mình. Nên bản thân quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ cụ thể như: Thứ nhất: Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm; như ăn mặc, lời nói, cử chỉ, tác phong, điệu bộ phải thật là sư phạm vì học sinh Tiểu học các em hay bắt chước và làm theo thầy, cô và người lớn. Thứ hai: Giáo dục cho học sinh kỹ năng phòng tránh nạn ấu dâm, xâm hại tình dục, Hiện nay, nạn ấu, dâm xâm hại tình dục ở trẻ em ngày một gia tăng, nạn đuối nước xãy ra thường xuyên trong thời gian học sinh nghỉ học. Nên, các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi đã đưa ra các nội dung trên để quán triệt tới cán bộ giáo viên. Ngoài ra, nội dung bồi dưỡng về các kiến thức bảo vệ sức khỏe, giáo dục học sinh tuổi dậy, cách phòng và biết tự bảo vệ mình có nguy cơ xâm hại thì Ban văn thể mỹ sẽ tập huấn triển khai cho các em. Thứ ba:Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, chỉ đạo công tác bồi dưỡng thường xuyên, yêu cầu giáo viên thực hiện việc nghiên cứu, tự tìm tòi và chủ động để nâng cao kiến thức về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh gồm các nôi dung sau: - Phòng chống xâm hại thân thể. - Phòng chống bạo lực học đường. - Phòng chống bạo lực gia đình. - Phòng chống tai nạn đuối nước . Hình ảnh giáo dục kỹ năng về bảo vệ nạn ấu dâm xâm hại tình dục cho học sinh. Nhà trường chỉ đạo cho chuyên môn phối hợp với Liên đội xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên về cách thức tổ chức công nhận chuyên hiệu dự bị đội viên theo các nôi dung đối với học sinh khối lớp 3 như: - Kính yêu Bác Hồ, vệ sinh sạch sẽ, yêu sao nhi đồng và đội TNTPHCM Với các em đội viên lớp 5: Tham gia kiểm tra 4 chuyên hiệu trong chương trình Rèn luyện đội viên: + Nghi thức đội viên + Nhà sử học nhỏ tuổi + Hữu nghị quốc tế Nhà trường phối hợp Liên đội kiểm tra vốn kỹ năng sống của học sinh Trong hoạt động, HS được chia thành các nhóm theo nội dung đăng ký chương trình rèn luyện đội viên, các em lần lượt được thể hiện qua các khâu và trả lời theo câu hỏi của ban giám khảo. Ngày hội đã công nhận cho 110 em HS khối lớp 3 hoàn thành chương trình dự bị đội viên và 71 em đội viên khối lớp 5 hoàn thành chương trình rèn luyện đội viên. Việc bồi dưỡng năng lực cho CBGV về giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường là hết sức cần thiết, người quản lý phải là người chủ động, dám nghĩ, dám làm để chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra khi thực hiện kế hoạch trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường. 2.3.2 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao thì việc xây dựng chương trình kế hoạch là khâu cực kỳ quan trong. Ngay từ đầu năm học, bản thân được Hiệu trưởng phân công phụ trách ban Văn thể mỹ của nhà trường, nên việc chi đạo các hoạt động bề nổi có nhiều thuận lợi. Tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch về việc dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học đã được triển khai cụ thể trong buổi Hội thảo chuyên môn đầu năm. Như ta đã biết, muốn cho hoạt động hiệu quả thì việc xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết là khâu quan trọng nhất, ngoài việc xây dựng kế hoạch thì bản thân còn phải giám sát kế hoạch, đánh giá, rút kinh nghiệm.Từ đó, điều chỉnh dần cho phù hợp với từng thời điểm của nhà trường để làm tốt cho các hoạt động sau. Thời gian Chủ điểm Nội dung và hình thức Chủ đề GD KNS Tháng 9 Em yêu trường em - Nghe nói chuyện về ý nghĩa tên trường - Tổ chức hội thi “ Tìm hiểu luật An toàn giao thông đường bộ” - Kỹ năng lắng nghe tích cực - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm - Kĩ năng hoạt động đội, nhóm - Kĩ năng hợp tác... Tháng 10 - Giáo dục truyền thống nhà trường - Phát động phong trào quyên góp “ Quà tết tặng học sinh ghèo”, quyên góp sách vở tặng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn. - Tổ chức hội thi chào mừng ngày 20/10 -Kỹ năng thể hiện sự cảm thông. - Kĩ năng làm chủ bản thân. -Kỹ năng thể hiện sự tự tin. Tháng 11 Kính yêu thầy cô giáo - Phát động phong trào Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam -Làm báo ảnh chủ đề về thầy cô, mái trường. - Sinh hoạt tập thể kỉ niệm ngày 20/11 -Tổ chức hội thi văn nghệ : Tiếng hát mừng thầy cô. - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm - Kĩ năng hoạt động đội, nhóm - Kĩ năng hợp tác - Kĩ năng văn nghệ Tháng 12 Uống nước nhớ nguồn - Tìm hiểu về truyền thống quân đội, nghe nói chuyện về anh bộ đội Cụ Hồ - Tập hát những bài hát về anh bộ đội. - Kỹ năng lắng nghe tích cực - Kĩ năng văn nghệ. Tháng 1 Giáo dụctruyền thống dân tộc - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về truyền thống địa phương - Sinh hoạt tập thể kỷ niệm ngày 3/2, nghe nói chuyện về truyền thống quê hương, đất nước, Đảng. -Kỹ năng lắng nghe tích cực -Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng điều khiển các hoạt động tập thể Tháng 3 Kính yêu mẹ và cô - Thi kể chuyện về bà, mẹ, các vị nữ anh hùng dân tộc - Thi vẽ chủ đề về ngày 8/3 - Giao lưu văn nghệ- trò chơi dân gian - Tổ chức hội thi: “Nét đẹp tuổi hoa”. - Kĩ năng xác định giá trị - Kỹ năng sáng tạo -Kĩ năng văn nghệ, vui chơi -Kỹnăng giải quyết vấn đề... Tháng 4 Hòa bình hữu nghị - Tổ chức cuộc thi sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới. -Tổ chức hội thi: “Nhà sử học nhỏ tuổi”. -Kĩ năng xác định giá trị -Kỹ năng thể hiện sự tự tin... Tháng 5 Kính yêu Bác Hồ - Sinh hoạt tập thể kỷ niệm ngày sinh nhật Bác: Nghe kể chuyện về Bác Hồ. Tìm hiểu về Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam. - Tổ chức hội thi: “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”. - Kỹ năng lắng nghe tích cực - Kỹ năng thể hiện sự tự tin. Ví dụ : Trong tháng 9, tôi đã chỉ đạo nội dung hoạt động tìm hiểu về an toàn giao thông, yêu cầu giáo viên chuẩn bị chu đáo khâu xây dựng kế hoạch, nội dung và hình thức tổ chức. Một buổi sinh hoạt theo chủ điểm về tìm hiểu ATGT Qua các hoat động, giáo dục cho học sinh các kỹ năng về đi xe an toàn, biết được các biện báo giao thông, biết tham gia giao thông đúng luật. Từ đó, biết tuyên truyền cho gia đình, bạn bè cùng tham gia và thực hiện giao thông an toàn, hiệu quả. 2.3.3 Chỉ đạo lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học chính khóa Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học là rất cần thiết, giáo dục cho học sinh có kỹ năng làm việc trí óc, trẻ sẽ có kỹ năng phát triền về tính toán, phát triển về nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng về khoa học, tự nhiên, kỹ năng về thuyết trình, kỹ năng về giao tiếp, kỹ năng về tổ chức học nhóm tổ, kỹ năng về tổ chức các buổi sinh hoạt lớp, kỹ năng về làm cán bộ lớp, làm chủ tịch hội đồng tự quản ... Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả , tôi đã chỉ đạo cho giáo viên vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; TNXH, Khoa học; An toàn giao thông để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực. Đối với môn Tiếng Việt:Thông qua môn Tiếng Việt học sinh được hình thành: nghe, nói, đọc, viết. Các kỹ năng này hình thành, phát triển dần, từ những kỹ năng đơn lẻ đến những kỹ năng tổng hợp, biết đọc to, rõ ràng, biết cảm nhận một văn bản nghệ thuật, biết viết những câu văn hay... Đối với môn Đạo đức: Bước đầu trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực, phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh, rèn cho học sinh biết cách tự phục vụ bản thân và vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường, rèn cho học sinh biết cách giao tiếp và ứng xử phù hợp và linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày, biết sống tích cực, chủ động, tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh, cần sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, học sinh sẽ được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội. Lối sống, hành vi như : gọn gàng, ngăn nắp, nói lời hay, chăm sóc ông bà, cha mẹ, biết hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn Đối với môn Khoa học: Chương “Con người và sức khỏe”- Chương trình Khoa học lớp 5, các bài: “Con người cần gì để sống? Vai trò của các chất dinh dưỡng có trong thức ăn; Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng; phòng bệnh béo phì; phòng tránh tai nạn đuối nước...” giáo dục các em hiểu ăn uống đủ chất và hợp lí giúp cho chúng ta khoẻ mạnh, biết phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa, biết những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước, có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày, tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. Biết tham gia các hoạt động và nghỉ ngơi một cách hợp lí để có sức khoẻ tốt. - Giáo dục kỹ năng sống phải đạt được hiệu quả ở mỗi tiết học, mỗi bài học, mỗi môn học, trong từng hoạt động của học sinh tại nhà trường. Nhà trường cần coi học sinh là trung tâm của quá trình học, học sinh được hướng dẫn tự học, tự khẳng định, được tham gia học tập hết sức mình nhằm chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng sống trong xã hội hiện đại, trong môi trường an toàn và cởi mở,chứ không đơn giản như thi cử, lên lớp hay cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình . Vì vậy người quản lý phải chỉ đạo những nội dung tích hợp, lồng ghép thiết thực nhất để đưa vào giáo dục cho phù hợp. Thường thường trong các lần kiểm tra nhà trường đã ra những câu hỏi kiểm tra về năng lực và phẩm chất của học sinh. Qua việc kiểm tra, phỏng vấn thường xuyên, học sinh thực hiện trả lời khá tốt, 100% học sinh trình bầy bài viết khá đầy đủ và chi tiết không có học sinh nào bỏ ngỏ, để giấy trắng. Như vây, việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở nhà trường phải nói đã thành công. 2.3.4 Tăng cường chỉ đạo việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giáo dục ngoài giờ lên lớp là một cơ hội để bổ sung các hoạt động nhằm giáo dục học sinh kỹ năng sống. Tuy nhiên, chưa có chương trình cụ thể cho hoạt động này ở cấp Tiểu học. Trong tình hình đó, tôi luôn chủ động đưa nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngo
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_giai_phap_chi_dao_ren_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_tai_t.doc