Một vài kinh nghiệm về phát hiện và sửa lỗi dùng từ, viết câu sai trong bài văn miêu tả cho học sinh khối 4, 5 trường tiểu học Quảng Đại thành phố Sầm Sơn

Một vài kinh nghiệm về phát hiện và sửa lỗi dùng từ, viết câu sai trong bài văn miêu tả cho học sinh khối 4, 5 trường tiểu học Quảng Đại thành phố Sầm Sơn

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế"

 Vì vậy, ở nước ta, công tác giáo dục luôn luôn đ¬ược toàn Đảng, toàn dân quan tâm. Đất n¬ước muốn văn minh, giàu mạnh thì cần phải có một nền giáo dục tiên tiến. Do đó giáo dục của chúng ta luôn đ¬ược đổi mới cùng với sự phát triển của nhân loại.

 Mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con ngư¬ời phát triển toàn diện và đầy đủ các tố chất. Mục tiêu nói trên, được thông qua việc dạy học các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn - thể Loại văn miêu tả nói riêng .

Như chúng ta đã biết, văn miêu tả là một trong những thể loại văn rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học. Đây là dạng văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Với đặc trưng của mình, những bài văn miêu tả làm cho tâm hồn, trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp ta cảm nhận được văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn. Chính vì thế, văn miêu tả được đưa vào trường Tiểu học từ rất sớm (ngay từ lớp 2). Đề tài của văn miêu tả với các em là những gì gần gũi, thân quen với thế giới trẻ thơ, các em có thể quan sát được một cách dễ dàng, cụ thể như: chiếc cặp, cái bàn, những vườn cây ăn quả mình yêu thích, những con vật nuôi trong nhà, những cảnh vật xung quanh các em, những con người thân quen với các em như bạn bè, thầy cô, người thân.Vì vậy, dạy tốt phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu tả nói riêng là vấn đề được nhiều giáo viên Tiểu học quan tâm.

 

doc 21 trang thuychi01 10305
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một vài kinh nghiệm về phát hiện và sửa lỗi dùng từ, viết câu sai trong bài văn miêu tả cho học sinh khối 4, 5 trường tiểu học Quảng Đại thành phố Sầm Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ SẦM SƠN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI KINH NGHIỆM 
VỀ PHÁT HIỆN VÀ SỬA LỖI DÙNG TỪ, VIẾT CÂU SAI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH KHỐI 4,5
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG ĐẠI
THÀNH PHỐ SẦM SƠN
Người thực hiện: Lữ Thị Thắm
Chức vụ: Giáo viên -Tổ trưởng (Tổ 4)
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quảng Đại
SKKN thuộc lĩnh vực (Môn): Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu:
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1. 2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
1.5. Điểm mới của đề tài:
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2. 2. Thực trạng các lỗi về dùng từ, viết câu sai mà học sinh khối 4, 5 trường Tiểu học Quảng Đại - Thành Phố Sầm Sơn thường mắc phải.. 
3
2.2.1. Lỗi về dùng từ
5
2.2. 2. Lỗi về đặt câu
5
2.3. Những giải pháp về sửa lỗi dùng từ, viết câu sai mà học sinh khối 4, 5 trường Tiểu học Quảng Đại - Thành Phố Sầm Sơn 
8
2.3.1.Biện pháp sửa lỗi vế cách dùng từ
8
2.3.2. Biện pháp sửa lỗi câu sai 
12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
3. Kết luận, kiến nghị
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
17
1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế" 
 Vì vậy, ở nước ta, công tác giáo dục luôn luôn được toàn Đảng, toàn dân quan tâm. Đất nước muốn văn minh, giàu mạnh thì cần phải có một nền giáo dục tiên tiến. Do đó giáo dục của chúng ta luôn được đổi mới cùng với sự phát triển của nhân loại. 
	Mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người phát triển toàn diện và đầy đủ các tố chất. Mục tiêu nói trên, được thông qua việc dạy học các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn - thể Loại văn miêu tả nói riêng . 
Như chúng ta đã biết, văn miêu tả là một trong những thể loại văn rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học. Đây là dạng văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Với đặc trưng của mình, những bài văn miêu tả làm cho tâm hồn, trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp ta cảm nhận được văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn. Chính vì thế, văn miêu tả được đưa vào trường Tiểu học từ rất sớm (ngay từ lớp 2). Đề tài của văn miêu tả với các em là những gì gần gũi, thân quen với thế giới trẻ thơ, các em có thể quan sát được một cách dễ dàng, cụ thể như: chiếc cặp, cái bàn, những vườn cây ăn quả mình yêu thích, những con vật nuôi trong nhà, những cảnh vật xung quanh các em, những con người thân quen với các em như bạn bè, thầy cô, người thân...Vì vậy, dạy tốt phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu tả nói riêng là vấn đề được nhiều giáo viên Tiểu học quan tâm.
 Qua thực tế, nhiều năm giảng dạy lớp 4,5 tôi hiếm khi phát hiện thấy học sinh giỏi môn Văn. Tại sao học sinh giỏi tập làm văn lại hạn chế nhiều như vậy, trong khi Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta, các em lúc chưa tròn một tuổi đã biết nói, năm, sáu tuổi đã biết đọc, đã biết viết Tiếng Việt ? Chúng ta tự hào Tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc. Nhưng một thực tế lại rất buồn vì học sinh giỏi Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng còn quá khiêm tốn. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt ý rườm rà, tối nghĩa. Cách dùng từ đặt câu chưa phù hợp, viết câu còn rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgíc, chưa sáng tạo. Bố cục bài văn chưa rõ ràng, cách chấm câu, cách sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh chưa linh hoạt, chưa sinh động. Mặt khác, một số em còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết sử dụng bài văn mẫu để hình thành lối hành văn riêng của mình, biến lời văn người khác thành cách diễn đạt của mình. Phần lớn các em dùng lời hướng dẫn của giáo viên để viết bài văn của mình một cách rập khuôn, máy móc,  dẫn đến bài văn chưa đạt hiệu quả cao.
	Xuất phát từ nguyên nhân trên,	tôi đã lựa chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm về phát hiện và sửa lỗi dùng từ, viết câu sai trong bài văn miêu tả cho học sinh khối 4, 5 trường Tiểu học Quảng Đại – Thành phố Sầm Sơn”. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn về một vấn đề đang được quan tâm hiện nay là “nói, viết Tiếng Việt sao cho đúng, cho hay”. Đồng thời tích lũy cho mình một vài kinh nghiệm, kĩ năng và tri thức cần thiết trong hành trang nghề nghiệp của mình.
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
	- Xác định được các lỗi dùng từ, đặt câu, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục cho phù hợp với học sinh lớp 4, 5, có hiệu quả trong nghiên cứu và giảng dạy.
	- Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu cho học sinh Tiểu học.
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
	- Các lỗi sai về dùng từ, viết câu sai của học sinh khối 4, 5 trường Tiểu học Quảng Đại - Thành phố Sầm Sơn.
- Thống kê, phân loại, chữa lỗi dùng từ và đặt câu trong các bài tập làm văn của học sinh lớp 4, 5 trường Tiểu học Quảng Đại -Thành phố Sầm Sơn - năm học 2018 - 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ học
- Phương pháp điều tra 
1.5. Điểm mới của đề tài.
	Trong thời đại ngày nay, khi xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người khả năng giao tiếp tốt hơn trong mọi hoàn cảnh, mọi môi trường. Trong hoạt động giao tiếp, câu được coi là đơn vị trung tâm và từ là yếu tố không thể thiếu để tạo câu. Vì vậy, sửa lỗi dùng từ và đặt câu cho học sinh là một việc làm thường xuyên và liên tục trong dạy học. Và cũng là để thực hiện nhiệm vụ “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, để “nói và viết Tiếng Việt sao cho đúng, cho hay”. Chính vì tầm quan trọng như vậy nên tôi rất trăn trở về đề tài “Một vài kinh nghiệm về phát hiện và sửa lỗi dùng từ, viết câu sai trong bài văn miêu tả cho học sinh khối 4, 5-Thành phố Sầm Sơn” để tìm ra nguyên nhân và đề ra những giải pháp có hiệu quả phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy.
 Ở đề tài này tôi đã tìm hiểu các lỗi về từ, về câu mà học sinh Tiểu học lớp 4, 5 trường Tiểu học Quảng Đại - Thành Phố Sầm Sơn thường mắc phải. Trên các ngữ liệu từ, câu sai đã thống kê tôi đã phân loại và tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra những biện pháp khắc phục mang tính khả thi. Hơn nữa tôi cũng mạnh dạn đề xuất một số biện pháp để hạn chế lỗi sai ngữ pháp, để rèn kĩ năng dùng từ, viết câu cho học sinh lớp 4,5.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Căn cứ mục tiêu giáo dục Tiểu học - căn cứ nhiệm vụ năm học cùng yêu cầu của môn học, ta thấy Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong dạy học Tiếng Việt. Dạy Tập làm văn trong trường Tiểu học gắn liền với hoạt động tạo lập văn bản. Để có được một bài văn mẫu mực học sinh phái có năng lực tư duy phản ánh nhận thức đầy đủ của bản thân về đối tượng (nội dung giao tiếp) ở văn bản; đồng thời các em phải có vốn hiểu biết cần thiết, đầy đủ về các chuẩn mực ngôn ngữ (âm thanh, chữ viết, từ, câu, văn bản) và phải có kĩ năng sử dụng linh hoạt, sáng tạo các chuẩn mực đó nhằm diễn đạt trong sáng, mạch lạc nội dung giao tiếp cho phù hợp với một hoàn cảnh theo một mục đích giao tiếp nhất định. Ngoài những yêu cầu đã nêu trên để có một bài văn hoàn chỉnh, sinh động và hấp dẫn học sinh phải có năng lực cảm thụ phản ánh những cảm nhận về vẻ đẹp của đối tượng. Và một yêu cầu không thể thiếu đối với học sinh Tiểu học người tạo lập văn bản, đó là phải có đời sống tình cảm trong sáng, lành mạnh, biết trân trọng cái đẹp, cái tốt; biết căm ghét, phê phán những thói xấu, cái ác trong cuộc sống.
	Trong chương trình tiểu học mới, các bài làm văn gắn với chủ điểm của đơn vị học. Song song với các tiết làm văn luyện nói, luyện viết thì tiết Tập làm văn trả bài có một vị trí quan trọng vì: giờ trả bài có mục đích rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bài viết. Đây là kĩ năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Kĩ năng kĩ năng đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt, sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. Để có kĩ năng này, học sinh phải cần tập nhận xét văn bản nói hay viết của bạn, tự sửa chữa bài viết ở lớp, rút kinh nghiệm và tự chữa (hoặc viết lại) bài văn đã được giáo viên chấm, luyện tập, hình thành kĩ năng và thói quen tự điều chỉnh, tự học tập dể luôn luôn tiến bộ. Đây chính là khâu cuối cùng để hoàn thiên kĩ năng làm văn của học sinh. 
Hơn nữa trong sách giáo khoa và sách giáo viên phần phân môn tập làm văn, phương pháp nêu ra mới chỉ là chung chung, chưa cụ thể, chưa là vai trò chủ thể, chủ động nắm vững kiến thức của học sinh.
Bên cạnh đó thực tế dạy học nhiều năm với những đối tượng khác nhau (lớp bốn, lớp năm). Tôi thấy chất lượng bài Tập làm văn của các em có nâng cao đôi chút, có một số tiến bộ đáng kể nhưng mới chỉ là ở một số ít. 
Thêm vào đó người dạy còn chung chung, nặng về thuyết trình, áp đặt học sinh. Giáo viên hiểu vấn đề chưa thực sự kĩ càng và thậm chí coi nhẹ giờ Tập làm văn, đặc biệt “Chữa lỗi dùng từ đặt câu cho học sinh tiểu học Lớp 4, 5 qua các giờ Tập làm văn”chưa hiệu quả, còn mang tính hình thức.
2. 2.Thực trạng các lỗi về dùng từ, viết câu sai mà học sinh khối 4, 5 trường Tiểu học Quảng Đại - Thành Phố Sầm Sơn thường mắc phải.
Qua quá trình giảng dạy cũng như qua việc dự giờ học tập chuyên môn ở các đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc dạy làm văn ở lớp 4, 5 còn gặp một số khó khăn:
 * Về giáo viên:
	- Một số giáo viên còn ngại khi phải dạy phân môn tập làm văn nên khi dạy
còn nhiều lúng túng về phương pháp và nội dung hay hình thức tổ chức một tiết dạy Tập làm văn dẫn đến hiệu quả các tiết dạy chưa cao. Điều này được thể hiện rõ qua những tiết thao giảng, dự giờ chéo phân môn Tập làm văn ở trường.
 - Phương pháp dạy của giáo viên còn rập khuôn, thiếu sự dẫn dắt gợi mở cho học sinh, chưa kích thích được sự sáng tạo tìm tòi, chưa chọn từ ngữ, hình ảnh, ý của học sinh.
 - Giáo viên ít quan tâm đến việc hướng dẫn các em phải tả như thế nào để bộc lộ được nét riêng biệt của đối tượng mình đang tả, thoát khỏi việc tả một cách khuôn sáo.
	- Giáo viên khi lên lớp còn truyền đạt “chay”, thiếu tranh ảnh, vật thật để hổ trợ cho các em trong quá trình làm văn miêu tả.
	- Thiếu sự kết hợp, liên hệ giữa tiết dạy phân môn tập làm văn với các môn học khác.
 * Về học sinh:
	- Do khả năng tư duy của học sinh Tiểu học còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản trực quan, chất lượng cảm thụ văn học của học sinh chưa đồng đều dẫn đến chất lượng làm văn chưa cao dẫn đến khi viết văn còn gặp không ít khó khăn.
 - Khả năng quan sát miêu tả còn sơ sài, học sinh chưa biết sử dụng các giác quan để quan sát, quan sát chưa theo một trình tự, thấy đâu tả đó.
 	- Học sinh dùng từ đặt câu chưa hay, chưa đúng, chưa biết lựa chọn từ ngữ thích hợp, vốn từ ngữ còn quá nghèo nàn, dùng từ địa phương nhiều, diễn đạt ý văn mà như nói chuyện bình thường.
 Kết quả điều tra khảo sát thực tiễn
Vào đầu năm học 2018 - 2019, tôi đã phối hợp với các đồng chí GV trong khối 4, 5 tổ chức điều tra thực tiễn về các lỗi dùng từ, viết câu của HS bằng hình thức rà soát, thống kê các lỗi qua các bài "Tập làm văn" của 216 học sinh khối 4, 5 trường Tiểu học Quảng Đại -Thành phố Sầm Sơn, kết quả thu được như sau: 
Bảng 1: Bảng thống kê phân loại lỗi dùng từ
STT
Loại lỗi câu
Số lượng
Tỉ lệ (%)
1
Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
40
18.5
2
Lỗi về kết hợp từ
29
13.4
3
Lỗi lặp từ
63
29.2
4
Lỗi thừa từ
23
10.6
5
Lỗi dùng từ không đúng phong cách
28
13.0
6
Lỗi dùng từ thiếu hình ảnh, cảm xúc
33
15.3
Bảng 2: Bảng thống kê phân loại lỗi đặt câu
STT
Loại lỗi câu
Số lượng
Tỉ lệ (%)
1
 Thiếu thành phần
39
18.1
2
Thừa thành phần
29
13.4
3
Câu không xác định được thành phần
23
10.6
4
Lỗi trật tự câu
30
13.9
5
Lỗi về liên kết câu
47
21.8
6
Lỗi về dấu câu
48
22.2
Theo bảng thống kê trên tôi nhận thấy các lỗi mà học sinh thường mắc phải trong bài làm thường do những nguyên nhân sau:
2.2.1. Lỗi về dùng từ:
a.Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
	Học sinh hay mắc lỗi dùng từ sai do không hiểu nghĩa của từ hoặc không biết kết hợp sử dụng từ cho hợp lí trong quá trình làm văn miêu tả. Chính việc không hiểu rõ nghĩa của từ khiến các em sử dụng từ ngữ không đúng văn cảnh, không tạo được thiện cảm cho người đọc. Bởi vậy, học sinh cần chú ý hơn nữa trong việc trau chuốt ngôn ngữ, suy nghĩ thật kĩ trước khi hành văn để tránh bị mất điểm trong quá trình làm bài
b. Lỗi về kết hợp từ.
	HS thường mắc lỗi này do không nắm chắc được nghĩa hoặc không chú ý về mối quan hệ ý nghĩa và ngữ pháp giữa các từ được dùng trong câu nên học sinh đã kết hợp từ không đảm bảo sự tương hợp với nhau, không “ăn khớp” với nhau.
c. Lỗi lặp từ.
	Đây là một trong những lỗi cơ bản nhất của học sinh tiểu học khi làm văn miêu tả. Thay vào đó, các em nên sử dụng những từ ngữ mang tính chất thay thế để tránh nhàm chán cho câu văn, đoạn văn mình sử dụng.
d. Lỗi về dùng thừa từ.
	Dùng thừa từ là lỗi mà học sinh thường mắc phải trong bài văn miêu tả. Nguyên nhân của lỗi này là do học sinh không nắm chắc nghĩa của từ, không nắm chắc mô hình câu
đ. Lỗi dùng từ không phong cách.
	Để làm tăng sức thuyết phục cho bài văn miêu tả, học sinh cần kết hợp sử dụng các hình ảnh liên tưởng, so sánh. Bên cạnh những bài làm thiếu hình ảnh, nội dung lan man có rất nhiều bài văn có các hình ảnh liên tưởng được sử dụng. Tuy nhiên, hình ảnh các em sử dụng khập khiễng, không phù hợp với nội dung của bài viết
e. Lỗi dùng từ thiếu hình ảnh, cảm xúc.
	Đa phần học sinh thường chưa tự rèn luyện được các kĩ năng quan sát thực tế, lối hành văn thông minh, cũng như vốn từ ngữ còn nghèo nàn, không hiểu nghĩa của từ, dùng từ sai nghĩa. Do đó hiệu quả bài làm của các em thường không cao. Bởi vậy, trong quá trình học tập, các em cần tự rèn luyện thêm nhiều kĩ năng qua sách báo cũng như các tài liệu tham khảo để không ngừng hoàn thiện bản thân, hướng đến những thành tích cao hơn nữa trong học tập
2.2. 2. Lỗi về đặt câu:
a. Lỗi thiếu thành phần câu.
* Câu thiếu chủ ngữ: Qua dự giờ và trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy những đề bài đặt câu theo một chủ đề nào đó thì số học sinh đặt câu thiếu chủ ngữ hầu như không có.
	Ví dụ: Với yêu cầu: "Đặt 3 câu về lớp em" thì hầu hết học sinh đặt được câu có chủ ngữ. Nhưng với những đề bài đặt câu không cho trước chủ đề thì tỉ lệ viết câu thiếu chủ ngữ có cao hơn đặc biệt trong viết đoạn văn ngắn. Câu thiếu chủ ngữ xuất hiện nhiều bởi nhiều học sinh nhầm đối tượng.
Ví dụ: Có hoa và đậu rất nhiều quả.
* Câu thiếu vị ngữ: Đó là những câu chỉ có một cụm danh từ.
Ví dụ: Lâu đài cổ kính.
Tỷ lệ học sinh viết câu thiếu vị ngữ nhiều hơn những câu thiếu chủ ngữ.
Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh nhầm tưởng những danh từ được phát
triển dài là một câu, tưởng đã có nội dung thông báo trọn vẹn mặc dù ở đó mới
chỉ nêu đối tượng thông báo.
* Câu thiếu cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ
Những câu mắc lỗi sai, thiếu thành phần chủ ngữ và vị ngữ là những câu chỉ có thành phần trạng ngữ và cũng không nói được với những câu tiếp sau để tạo thành một câu mới có trạng ngữ.
Nguyên nhân của loại lỗi này là học sinh không hiểu rằng chủ ngữ không thể đứng sau quan hệ từ, các danh từ chỉ thời gian như khi, lúc cần phải có bộ phận bổ sung nghĩa. Mặt khác thường là bộ phận đứng sau quan hệ từ được
phát triển dài khiến học sinh tưởng là nó có nội dung thông báo.
Ví dụ: Đến ngày hoa phượng nở.
Trong ba loại câu thiếu thành phần thì tỉ lệ học sinh mắc lỗi sai câu thiếu thành phần chủ ngữ, vị ngữ nhiều hơn câu mắc lỗi thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ.
b. Lỗi thừa thành phần câu (lỗi diễn đạt rườm rà, dài dòng):
Là loại lỗi do câu có thành phần câu lặp lại một cách không cần thiết .
Đây là loại lỗi gặp phổ biến trong thực tế viết câu của học sinh hiện nay. Loại lỗi này, khi học sinh kiểm tra lại rất khó nhận biết, nó làm cho đoạn văn các em viết rất lủng củng.
Ví dụ: Trong nhà em có một người mà em rất yêu mến, đó là bà em rất kính yêu.
Nguyên nhân của loại lỗi này là do các em viết như nói nên câu văn không rành mạch, kỹ năng viết câu vào tình trạng kể lan man.
- Lỗi câu khó xác định nội dung biểu đạt, không lôgic về ý:
	Là những câu về cấu tạo khó xác định các bộ phận câu kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ pháp nào, từ đó khó xác định thành phần câu.Loại câu này có thể ngắn, có thể dài, càng dài, càng lỗi, càng lủng củng. Về ý nghĩa mối quan hệ giữa các bộ phận câu cũng không rõ ràng, chính xác không lôgíc. Do đó, các câu tối nghĩa hoặc vô nghĩa. Đây là loại lỗi thường gặp ở học sinh Hoàn thành, trong các bài tập làm văn, ít gặp trong các bài tập đặt câu.
Nguyên nhân của loại lỗi này khá phức tạp, trước hết là học sinh không chuẩn bị cho mình một nội dung cần nói nên không phân cách được trong tư duy ra từng ý rạch ròi. Các em viết gần như trong tình trạng vô thức, nhớ từ nào, cụm từ nào là viết ngay trong bài, không tìm cách tổ chức, sắp xếp các cụm từ để biểu đạt nội dung. Đây là loại lỗi rất khó chữa, nhiều lúc phải trao đổi trực tiếp với học sinh mới biết các em muốn diễn đạt điều gì để chữa lại cho đúng. Loại lỗi câu sai này chiếm tỷ lệ lớn trong các lỗi câu, có thể thống kê các lỗi câu này như sau:
c. Câu không xác định được thành phần.
Ví dụ: Quýt có hoa có quả khi quả chín nó lại có màu da cam và quả to có nhiều nước ăn ngọt lịm.
d. Lỗi về trật tự câu .
	Rất nhiều học sinh mắc phải lỗi này do làm bài một cách tự phát, dàn trải, không đủ thời gian để đảm bảo bố cục 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài) cho bài viết của mình. Lỗi này xuất phát từ việc không lập dàn ý, xác định các ý chính trong bài để phân bổ thời gian hợp lí trong quá trình làm bài. Nhiều học sinh có bài làm rất dài (2 - 3 trang giấy) nhưng các ý chính thì gần như không có. 
e. Lỗi về từ liên kết: 
	- Câu sai nghĩa là những câu chứa đựng nội dung không phù hợp với hiện thực khách quan, phản ánh sai hiện thực khách quan.
Ví dụ: Con mèo nhà em như cái cặp sách.
	- Câu không rõ nghĩa: Là câu thiếu thông tin. Đó là những câu đúng về mặt cấu tạo ngữ pháp, nghĩa là có đầy đủ thành phần chính, đúng về quan niệm ngữ nghĩa chung. Nhưng thật sự câu kiểu này còn thiếu thành phần phụ bổ nghĩa cho các từ trong câu, nên nghĩa câu không đầy đủ gây hụt hẫng cho người đọc.
Ví dụ: Mùa ổi xanh lá, em trèo cây.
	- Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các vế câu. Loại lỗi này chiếm số lượng rất lớn và đa dạng. Có thể xem loại lỗi này là loại lỗi từ vựng - ngữ pháp.
	Ví dụ: Cây cối xanh mơn mởn xào xạc trước gió
	- Câu có các vế câu không tương hợp
Ví dụ: Trồng ổi sẽ thu được rất nhiều lợi, những đường gân nổi rõ như con rắn vậy
	- Câu có tác dụng quan hệ giữa các thành phần không lô gíc không tương hợp là câu có các thành phần đồng chức không đồng loại.
	Ví dụ: Hàng ngày em chăm sóc cây và đi rửa ấm chén.
	Nguyên nhân là do học sinh không hiểu nghĩa từ và khả năng kết hợp của
chúng.
g. Lỗi về dấu câu
Lỗi về dấu câu có thể chia làm 2 loại: Lỗi không dùng dấu câu và lỗi dùng dấu câu sai.
- Lỗi không dùng dấu câu:
 Là lỗi câu sai do không dùng dấu câu ở những phần cần thiết, thường học sinh mắc lỗi này do không sử dụng dấu chấm kết thúc câu và dấu phẩy ngăn cách giữa các thành phần câu. Có những bài viết các em không sử dụng một dấu câu nào. Loại lỗi này là một lỗi phổ biến.
Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh đã vi phạm nguyên tắc sử dụng dấu câu. Khi đã kết thúc một ý phải đặt dấu ngắt câu. Việc không sử dụng dấu câu gây k

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_vai_kinh_nghiem_ve_phat_hien_va_sua_loi_dung_tu_viet_cau.doc