Sáng kiến kinh nghiệm Công tác quản lý phòng máy ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác quản lý phòng máy ở trường Tiểu học

Tính sáng tạo, tính khoa học: Sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong giờ học và quản lý tốt các phần mềm trên máy tính, đồng thời chú trọng việc vệ sinh máy móc, an toàn phòng cháy chữa cháy.

Tôi xin đưa ra một số các giải pháp cụ thể để quản lý phòng máy tính hiệu quả như sau:

Giải pháp 1. Cài đặt lại hệ điều hành máy tính và cách bảo quản. (phần mềm Ghost 11.5 và phần mềm Deep Freeze).

Với số lượng máy tính hạn chế, nhu cầu sử dụng quá lớn song kiến thức sử dụng máy tính của GV và HS trong trường còn hạn chế nên không tránh khỏi máy tính rất hay bị lỗi hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng trên máy tính. Vì vậy, giáo viên Tin học phải biết cài đặt lại hệ điều hành và các phần mềm.

Nếu cài đặt lại hệ điều hành và phần mềm cho 1 máy tính thì rất mất thời gian và tốn công sức (trên 60 phút) vì thế tôi xin đưa ra giải pháp GHOST cho các máy có chung cấu hình. Đó là dùng phần mềm Ghost 11.5.

Phần mềm Ghost 11.5: Trước tiên, cài hệ hiều hành cùng các phần mềm học tập trong chương trình tin tiểu học đầy đủ trên 1 máy tính, rồi chạy file ghost 11.5. exe. Sau đó tiến hành GHOST máy đó lại thành một file *.GHO và sao chép file này sang các máy còn lại. Sau này khi máy nào bị lỗi hệ điều hành là ta chỉ việc bung file GHOST đã tạo trước đó mà không cần phải cài lại từ đầu (quá trình bung file GHOST chỉ mất khoảng 7 phút).

Phần mềm Deep Freeze: Trong quá trình sử dụng máy tính chắc hẳn học sinh sẽ chỉnh sửa một số thông tin trong hệ thống của hệ điều hành, các phần mềm, hoặc khi máy tính bị nhiễm virus, virus sẽ thường tấn công trực tiếp vào file hệ thống khiến máy tính không hoạt động được như mong muốn. Phần mềm đóng băng ổ cứng Deep Freeze sẽ đảm bảo các máy tính luôn hoạt động trong tình trạng ổn định. Các máy tính được cài đóng băng ổ đĩa hệ thống (ổ đĩa C:\) sau một phiên làm việc, dù người sử dụng có thay đổi các biểu tượng, hay xóa phần mềm trên máy thì khi khởi động lại máy tính sẽ trở lại trạng thái ban đầu.

 

doc 5 trang hoathepmc36 28/02/2022 6142
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác quản lý phòng máy ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý phòng máy ở trường tiểu học 
I.TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Liêu Bích Ngọc
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị: Trường Tiểu học Ngọc Xuân
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học 
II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG
- Lĩnh vực quản lý phòng máy tính ở trường tiểu học
III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Đối với cơ sở vật chất, điều kiện kĩ thuật: Năm học 2013-2014, tôi được phân công giảng dạy môn Tin học tại trường Tiểu học Ngọc Xuân. Khi đó, trường được trang bị 01 phòng máy tính bao gồm 01 bộ máy tính dành cho giáo viên và 13 bộ máy tính dành cho học sinh, nhưng sau một thời gian sử dụng một số máy đã bị hư hòng. Cụ thể, có 5 máy tính không hoạt động được vì lý do hư hỏng. Lỗi hư hỏng phần lớn là do học sinh sử dụng không đúng cách làm lỗi hệ điều hành. Giáo viên thường xuyên phải ngồi cài lại win khi máy tính bị lỗi và hạn chế ở đây là tốn thời gian. 
- Đối với học sinh: Do bản tính hiếu động, tò mò, thích khám phá nên trong giờ tin học, một số học sinh thường không làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên mà mở các chương trình khác trên máy tính, giáo viên rất khó kiểm soát.
- Đối với vấn đề vệ sinh và an toàn điện trong phòng máy: Giáo viên tin học chủ yếu được đào tạo về chuyên môn tin học và nghiệp vụ sư phạm nhưng kiến thức về an toàn điện và phòng cháy chữa cháy còn hạn chế. 
IV- MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học
1.1. Tính mới: Sáng kiến này được áp dụng lần đầu trong nhà trường, không trùng với bất kỳ sáng kiến nào trước đó. 
1.2. Tính sáng tạo, tính khoa học: Sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong giờ học và quản lý tốt các phần mềm trên máy tính, đồng thời chú trọng việc vệ sinh máy móc, an toàn phòng cháy chữa cháy. 
Tôi xin đưa ra một số các giải pháp cụ thể để quản lý phòng máy tính hiệu quả như sau: 
Giải pháp 1. Cài đặt lại hệ điều hành máy tính và cách bảo quản. (phần mềm Ghost 11.5 và phần mềm Deep Freeze). 
Với số lượng máy tính hạn chế, nhu cầu sử dụng quá lớn song kiến thức sử dụng máy tính của GV và HS trong trường còn hạn chế nên không tránh khỏi máy tính rất hay bị lỗi hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng trên máy tính. Vì vậy, giáo viên Tin học phải biết cài đặt lại hệ điều hành và các phần mềm. 
Nếu cài đặt lại hệ điều hành và phần mềm cho 1 máy tính thì rất mất thời gian và tốn công sức (trên 60 phút) vì thế tôi xin đưa ra giải pháp GHOST cho các máy có chung cấu hình. Đó là dùng phần mềm Ghost 11.5. 
Phần mềm Ghost 11.5: Trước tiên, cài hệ hiều hành cùng các phần mềm học tập trong chương trình tin tiểu học đầy đủ trên 1 máy tính, rồi chạy file ghost 11.5. exe. Sau đó tiến hành GHOST máy đó lại thành một file *.GHO và sao chép file này sang các máy còn lại. Sau này khi máy nào bị lỗi hệ điều hành là ta chỉ việc bung file GHOST đã tạo trước đó mà không cần phải cài lại từ đầu (quá trình bung file GHOST chỉ mất khoảng 7 phút). 
Phần mềm Deep Freeze: Trong quá trình sử dụng máy tính chắc hẳn học sinh sẽ chỉnh sửa một số thông tin trong hệ thống của hệ điều hành, các phần mềm, hoặc khi máy tính bị nhiễm virus, virus sẽ thường tấn công trực tiếp vào file hệ thống khiến máy tính không hoạt động được như mong muốn. Phần mềm đóng băng ổ cứng Deep Freeze sẽ đảm bảo các máy tính luôn hoạt động trong tình trạng ổn định. Các máy tính được cài đóng băng ổ đĩa hệ thống (ổ đĩa C:\) sau một phiên làm việc, dù người sử dụng có thay đổi các biểu tượng, hay xóa phần mềm trên máy thì khi khởi động lại máy tính sẽ trở lại trạng thái ban đầu. 
Giải pháp 2. Sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy và quản lý học sinh trong giờ thực hành (phần mềm Netop School)
 Học sinh tiểu học với bản tính tò mò, hiếu động, đôi khi không tập trung nghe giảng nên có thể trong giờ thực hành không làm theo sự hướng dẫn của giáo viên. Chính vì thế tôi đã sử dụng phần mềm Netop School để hỗ trợ giảng dạy, phần mềm có những tính năng rất ưu việt, cụ thể: 
- Tính năng Trình diễn bài giảng: Tính năng này cho phép học sinh quan sát những gì giáo viên thực hiện trên máy. Các thao tác trên máy của giáo viên sẽ được hiển thị trên các màn hình máy tính học sinh. Tôi sử dụng tính năng này trong khi giảng phần lý thuyết học sinh sẽ luôn tập trung được vào bài giảng vì dù có hiếu động thì các em cũng không thể sử dụng được máy tính mà chỉ có thể theo dõi bài giảng của giáo viên qua màn hình trước mặt.
- Tính năng Giám sát màn hình và điều khiển máy học sinh: Giúp giáo viên có thể theo dõi các hoạt động học tập của học sinh từ máy giáo viên. Mỗi màn hình máy tính của học sinh sẽ được hiển thị với 1 cửa sổ thu nhỏ. Giáo viên có thể quan sát hoạt động của học sinh thông qua các cửa sổ thu nhỏ này và có thể can thiệp, điều khiển ngay vào máy của học sinh. Tôi sử dụng tính năng này trong khi học sinh thực hành để luôn kịp thời giúp đỡ các em gặp khó khăn với bài thực hành cũng như phát hiện và can thiệp kịp thời với những em hiếu động nghịch các phần mềm khác mà không cần phải đến từng vị trí ngồi của học sinh.
Giải pháp 3. Công tác phòng cháy chữa cháy, an toàn điện và vệ sinh phòng máy.
Công tác phòng cháy chữa cháy, an toàn điện là ưu tiên hàng đầu khi sử dụng phòng máy tính. Chính vì vậy mà giáo viên quản lý phòng máy tính cần phải thực hiện một số vấn đề sau: 
a. An toàn điện và phòng cháy chữa cháy
- Giáo viên tham mưu với nhà trường về những điều kiện cơ bản đảm bảo cho 1 phòng tin học như: 
+ Về đường dây điện phải dùng loại dây tốt và phải được đi trong gen nhựa để tránh chập điện. Các ổ cắm ở các máy phải là ổ cắm loại tốt tránh lỏng lẻo gây mo-ve, chập điện. 
+ Để đảm bảo các máy tính luôn hoạt động ổn định nên bố trí một hệ thống ổn áp điện ở đầu nguồn với mục đích cho nguồn điện ra luôn ổn định (Nên dùng ổn áp khoảng 10KVA cho 1 giàn máy từ 15 đến 20 bộ máy tính).
- Giáo viên tin học phải trang bị các kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy.
- Trong giờ giảng dạy của giáo viên phải đảm bảo an toàn về điện, cháy nổ cho học sinh như: không mang vật dễ cháy nổ vào phòng, không mang nước uống vào trong phòng, khi ngồi học phải đúng tư thế, học sinh không được tự ý mở các thiết bị có sử dụng điện (cầu dao, ổn áp,) 
- Chỉ mở hệ thống điện khi đã ổn định lớp và kiểm tra các thiết bị máy móc an toàn. 
- Trong quá trình thực hành phải mở hết các cửa ra vào để đề phòng trường hợp có sự cố điện, khi có bất kỳ sợ cố nào về điện thì phải ngắt toàn bộ hệ thống điện để kiểm tra đồng thời khẩn trương đưa học sinh ra lối thoát nhanh nhất. 
- Sau khi kết thúc buổi học phải tắt ổn áp, cúp cầu giao để ngắt toàn bộ hệ thống điện trong phòng.
Ngoài ra, vệ sinh phòng máy là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo độ bền của máy.
b. Vệ sinh phòng máy 
Máy tính là một thiết bị điện tử, khá nhạy cảm trước tác động của môi trường đặc biệt là bụi bẩn, hơi nước ẩm ướt nên việc vệ sinh phòng máy thường xuyên là một yêu cầu quan trọng.
- Khi vào học trong phòng máy yêu cầu các em bỏ giầy, dép ở ngoài, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
- Sắp xếp lịch hàng tuần để học sinh sau giờ học ở lại cùng với giáo viên lau chùi phòng học cho sạch sẽ.
- Thường xuyên kiểm tra nếu có máy hư hỏng linh kiện cần sớm khắc phục, sửa chữa tránh để trường hợp dẫn đến hỏng cả hệ thống máy tính.
- Giáo viên luôn nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy về vệ sinh phòng máy tính. Khi có học sinh vi phạm phải nhắc nhở và xử lý ngay. 
Giải pháp 4: Giáo viên tin học tham mưu với nhà trường để nhà trường tham mưu với phòng giáo dục hoặc tìm nguồn kinh phí từ nguồn xã hội hóa để bổ sung thêm máy tính cũng như thường xuyên nâng cấp các thiết bị đã lỗi thời đảm bảo số lượng máy tính mỗi em thực hành trên 1 máy để giờ học của học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
2. Hiệu quả
Sau một quá trình nghiên cứu và áp dụng những giải pháp nêu trên vào quản lý phòng máy tính tại trường Tiểu học Ngọc Xuân, tôi đã thu được một số kết quả như sau:
- Từ năm học 2013-2014 đến nay, khắc phục được tình trạng máy thường xuyên bị lỗi hệ điều hành, đảm bảo máy tính luôn hoạt động ổn định. Duy trì số máy thực hành cho học sinh đảm bảo chất lượng giờ học đạt hiệu quả. 
+ Với việc sử dụng phần mềm Ghost 11.5 và phần mềm đóng băng ổ cứng Deep Freeze thật dễ dàng để cài mới một máy tính cũng như giữ tình trạng máy tính luôn hoạt động ổn định. Đáp ứng được số lượng máy tính thực hành cho mỗi lớp học. Tiết kiệm được khoản chi phí sửa chữa máy tính cho nhà trường hàng năm một cách đáng kể.
Đối với học sinh: Sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy (phần mềm Netop School) giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh hiệu quả hơn và luôn kiểm soát được mọi hoạt động dùng máy tính của học sinh trong giờ học. Học sinh hứng thú trong giờ thực hành dẫn đến chất lượng giờ học thực hành ngày càng nâng cao rõ rệt.
Giáo viên tin học được tập huấn về phòng cháy chữa cháy và với việc vệ sinh máy móc theo chu kì, nên phòng máy tính luôn hoạt động ổn định, giáo viên yên tâm công tác.
3. Khả năng và các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Với những kết quả đạt được như trên tôi tin tưởng rằng nội dung của đề tài có thể áp dụng trong các nhà trường từ bậc tiểu học, THCS và THPT.
* Điều kiện áp dụng sáng kiến: Muốn áp dụng sáng kiến này thì phải đảm bảo các điều kiện sau: 
- Phòng máy tính phải có đủ các trang thiết bị đảm bảo về hệ thống an toàn điện.
- Tất cả các máy tính phải cài phần mềm Netopshool, Deep Freeze. Ngoài ra: 
+ Các máy tính cài hệ điều hành Window XP trở lên.
+ Các máy tính phải kết nối với nhau tạo thành mạng LAN ngan hàng.
+ Địa chỉ IP của các máy đều phải cùng lớp và cùng Subnet Mark, tốt nhất nên dùng IP tĩnh.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu
Sáng kiến kinh nghiệm “Kinh nghiệm quản lý phòng máy tính ở trường Tiểu học” đã được tôi áp dụng từ năm học 2013 -2014 và duy trì đến nay.
V. KẾT LUẬN
Sau thời gian quản lý phòng bộ môn Tin học tôi đã thực hiện theo mô hình trình bày ở trên và rút ra được một số kết luận như sau: 
Để quản lí tốt phòng máy tính các trường cần:
- Tăng cường nhờ sự chỉ đạo của BGH nhà trường, tổ chuyên môn trong việc quản lí phòng bộ môn tin học.
- Nâng cao sự nhận thức trong giáo viên, học sinh về việc sử dụng, bảo quản thiết bị máy móc trong phòng học để giáo viên và học sinh tự giác thực hiện.
- Cùng với bảo vệ, giáo viên và học sinh làm tốt công tác vệ sinh và an toàn về điện cũng như công tác phòng chống cháy nổ trong trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã đúc rút và áp dụng có hiệu quả tại trường Tiểu học Ngọc Xuân. Tôi hi vọng sẽ phần nào bổ sung các kiến thức về việc quản lý máy tính nói riêng và các phòng bộ môn khoa học khác nói chung ngày càng phong phú và đa dạng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Cao Bằng, ngày 2 tháng 4 năm 2017
Người viết
Liêu Bích Ngọc

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_quan_ly_phong_may_o_truong_ti.doc