Một số biện pháp quản lý chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo trong trường Mầm Non

Một số biện pháp quản lý chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo trong trường Mầm Non

 Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là những người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. Vì một tương lai tươi sáng trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai thì ngay từ thủa ấu thơ trẻ phải được hưởng sự nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục hợp lý, toàn diện về mọi mặt Đức, Trí, Thể, Mĩ. Chính vì vậy công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người.

 Song song với việc giáo dục trẻ là nuôi dưỡng chăm sóc, trong đó dinh dưỡng ăn uống là nhu cầu sống hàng ngày của trẻ. Có mối quan hệ chặt chẽ với tình trạng thể lực và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trong mọi thời đại thì sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người nói riêng và của toàn nhân loại thế giới nói chung, khi sức khỏe bị suy giảm thì năng xuất lao động, kết quả học tập, hiệu quả trong công việc của con người mang lại không cao như mong muốn.

 Nhất là trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển cả về thể lực và trí lực, trẻ em nếu được nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn, khỏe mạnh, thông minh và học giỏi. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây vấn đề phòng chống bệnh suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cho trẻ là một vấn đề cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

 Có thể nói chúng ta đang nỗ lực phấn đấu dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em, ưu tiên đầu tư trong việc chăm sóc trẻ em ngay từ những năm đầu đời có một ý nghĩa nhân văn quan trọng mà mọi đứa trẻ trên thế giới này đều được quyền đón nhận.

 Như Bác Hồ đã nói “Trẻ em như búp trên cành” câu nói này có ý nghĩa hết sức sâu sắc, giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của một con người đặc biệt là cuộc đời của một đứa trẻ là cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt nhất, để trẻ phát triển một cách toàn diện. Trẻ được khỏe mạnh, thông minh, sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước trong mọi thời đại đặc biệt là thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn. Có thể cho rằng yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa là hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Giáo dục “Dinh dưỡng và sức khỏe” luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm hàng đầu của nhà trường đối với trẻ ở độ tuổi mầm non.

 Từ thực tế đó tôi nhận thấy rằng cần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ xuống đến mức thấp nhất đó là vấn đề rất cần thiết, cấp bách. Là một cán bộ quản lý phụ trách mảng nuôi dưỡng trong nhà trường, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo của nhà trường cả về cân nặng và chiều cao xuống mức thấp nhất có thể. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non”

 

doc 25 trang thuychi01 6453
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp quản lý chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo trong trường Mầm Non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC
TRƯỜNG MẦM NON HOA LỘC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Hồng
 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác : Trường mầm non Hoa Lộc
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
HẬU LỘC, NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung Trang
1. Mở đầu...............................................................................................................1
1.1. Lý do chon đề tài............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nhiên cứu.......................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận....................................................................................................2
2.2. Thực trạng .....................................................................................................3
2.3. Các biện pháp thực hiện.................................................................................5
2.4. Hiệu quả........................................................................................................16
3. Kết luận .........................................................................................................17
3.1. Kết luận........................................................................................................17
3.2. kiến nghị:.....................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tập huấn chuyên đề dinh dưỡng năm 2018 của Trung tâm y tế dự phòng Thanh hóa
Chuyên đề Phòng chống vi chất và thấp còi để giúp trẻ phát triển chiều cao của Chi cục ATVSTP Thanh Hóa
Chương trình giáo dục mầm non sửa đổi theo Thông tư 28/2016 ngày 30/12/2016 (Nxb Giáo dục)
Dinh dưỡng và sự phát triển trẻ thơ (Nxb Giáo dục. Tác giả Lê Minh Hà, Nguyễn Công Khẩn)
5. Hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non (Nxb Giáo dục. Tác giả Phạm Thị Mai Chi, Lê Minh Hà)
6. Tài liệu tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm năm 2018 của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa
PHỤ LỤC
Ảnh 1: Cô nuôi dưỡng thực hành chế biến món ăn
Ảnh 2: (Phụ lục ảnh 2: Góc tuyên truyền các lớp)
 (Phụ lục ảnh 3: Giáo viên lớp 5 tuổi B trao đổi với phụ huynh về theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ)
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
 	Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là những người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. Vì một tương lai tươi sáng trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai thì ngay từ thủa ấu thơ trẻ phải được hưởng sự nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục hợp lý, toàn diện về mọi mặt Đức, Trí, Thể, Mĩ. Chính vì vậy công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người.
 	Song song với việc giáo dục trẻ là nuôi dưỡng chăm sóc, trong đó dinh dưỡng ăn uống là nhu cầu sống hàng ngày của trẻ. Có mối quan hệ chặt chẽ với tình trạng thể lực và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trong mọi thời đại thì sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người nói riêng và của toàn nhân loại thế giới nói chung, khi sức khỏe bị suy giảm thì năng xuất lao động, kết quả học tập, hiệu quả trong công việc của con người mang lại không cao như mong muốn.
 Nhất là trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển cả về thể lực và trí lực, trẻ em nếu được nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn, khỏe mạnh, thông minh và học giỏi. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây vấn đề phòng chống bệnh suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cho trẻ là một vấn đề cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
 Có thể nói chúng ta đang nỗ lực phấn đấu dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em, ưu tiên đầu tư trong việc chăm sóc trẻ em ngay từ những năm đầu đời có một ý nghĩa nhân văn quan trọng mà mọi đứa trẻ trên thế giới này đều được quyền đón nhận.
 Như Bác Hồ đã nói “Trẻ em như búp trên cành” câu nói này có ý nghĩa hết sức sâu sắc, giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của một con người đặc biệt là cuộc đời của một đứa trẻ là cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt nhất, để trẻ phát triển một cách toàn diện. Trẻ được khỏe mạnh, thông minh, sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước trong mọi thời đại đặc biệt là thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn. Có thể cho rằng yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa là hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Giáo dục “Dinh dưỡng và sức khỏe” luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm hàng đầu của nhà trường đối với trẻ ở độ tuổi mầm non.
 	Từ thực tế đó tôi nhận thấy rằng cần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ xuống đến mức thấp nhất đó là vấn đề rất cần thiết, cấp bách. Là một cán bộ quản lý phụ trách mảng nuôi dưỡng trong nhà trường, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo của nhà trường cả về cân nặng và chiều cao xuống mức thấp nhất có thể. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non”
1.2 Mục đích nghiên cứu: Tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Hoa lộc. Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng.
1.3 Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo trường mầm non Hoa lộc, năm học 2018-2019.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu về cơ sở lý thuyết: Đọc hiểu, phân tích, lý luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: thống kê, tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- phương pháp thực hành
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Cơ sở lý luận
 	Xác định được tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dạy thế hệ trẻ từ xưa đến nay trên toàn thế giới đều có chiến lược lâu dài về chăm lo bồi dưỡng thế hệ sau này, ở nước ta lúc sinh thời trong bài nói chuyện với lớp đào tạo cán bộ Mẫu Giáo năm 1959 Bác Hồ đã căn dặn: "Dạy trẻ cũng như trồng cây non, Trồng cây non được tốt thì sau này cây lớn lên mới tốt". Thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi là chúng ta đã tạo dựng được một nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước sau này. Vì ở lứa tuổi này trẻ phát triển với tốc độ rất nhanh đặc biệt là sự tăng tốc về chiều cao và cân nặng. Vì thế trẻ cần một lượng dinh dưỡng lớn, hiện nay tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam vẫn còn. Chính vì vậy mà công tác phòng chống suy dinh dưỡng là nhân tố quan trọng về chiến lược phát triển con người. Dinh dưỡng là một nhu cầu rất quan trọng đối với chúng ta nói chung và đối với trẻ em nói riêng, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển về thể lực và trí lực. Việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non là thường xuyên và liên tục trải qua nhiều năm, nhiều người thực hiện. Trước tiên cần nhận biết suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và protein cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ.
Biểu hiện của suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng là chậm lớn, thường hay mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, trẻ bị giảm khả năng học tập, năng xuất lao động kém khi trưởng thành.
Đáng lo ngại là những trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa ít được người mẹ, thành viên khác trong gia đình chú ý tới, vì trẻ vẫn bình thường, ở một cộng đồng có nhiều trẻ suy dinh dưỡng, ta càng khó nhận biết được vì chúng đều “nhỏ bé” như nhau. Do đó, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần được sự quan tâm của mọi người.
Trẻ mẫu giáo có nhu cầu dinh dưỡng cao, các nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ có thể là:
 	Trẻ không được ăn đúng và đủ theo lứa tuổi: Nhiều bà mẹ do chiều con quá hoặc làm công ty không có thời gian chăm con, chế biến các món ăn chưa phù hợp với lứa tuổi của trẻ, hoặc có khi bận quá lại mua cả thức ăn sẵn cho trẻ, với các thói quen ăn uống như vậy thì trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng
Người mẹ bị suy dinh dưỡng: Người mẹ trước và trong khi mang thai ăn uống không đầy đủ dẫn đến bị suy dinh dưỡng và có thể đẻ ra đứa con nhẹ cân, còi cọc, đứa trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau này, người mẹ bị suy dinh dưỡng, ăn uống kém trong những tháng đầu sau đẻ dễ bị thiếu sữa hoặc mất sữa, do đó đứa con dễ bị suy dinh dưỡng.
Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng: Đây là tình trạng hay gặp ở nước ta, chế độ nuôi dưỡng không hợp lý khi trẻ bị bệnh là một nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng sau mắc bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng.
Thiếu chăm sóc hay đứa trẻ bị “bỏ rơi”: Ngoài chăm sóc về ăn uống, để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, đứa trẻ cần được chăm sóc về sức khỏe (tiêm chủng, phòng chống nhiễm khuẩn), chăm sóc về tâm lý, tình cảm và chăm sóc về vệ sinh vấn đề chủ quan của phần đông người lớn.
 	Trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn, khoẻ mạnh, thông minh và học giỏi. Ngược lại nếu nuôi dưỡng không đúng cách trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển và dễ mắc bệnh, dinh dưỡng không hợp lý kể cả thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nếu ăn thiếu các chất dinh dưỡng cơ thể trẻ sẽ chậm phát triển, dễ dẫn đến bệnh còi xương và suy dinh dưỡng, còn nếu trẻ ăn thừa chất dinh dưỡng thì dễ mắc các bệnh béo phì. Do đó nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là do sự kết hợp nhiều yếu tố như thiếu kiến thức nuôi con, do thiếu ăn và bệnh tật. Nhưng nguyên nhân chính là do cách nuôi dưỡng không hợp lý, cho trẻ ăn vô nguyên tắc, trẻ thích ăn gì thì cho trẻ ăn thứ đó mà phụ huynh không chú ý đến việc phối hợp các loại thực phẩm, không cân đối giữa các chất dinh dưỡng động vật và thực vật, không đảm bảo vệ sinh và kết hợp mắc các bệnh nhiễm khuẩn cụ thể như trẻ bị bệnh sởi, viêm đường hô hấp, biếng ăn hoặc do bị ăn kiêng khem quá mức.
 	 Cho trẻ ăn sam quá sớm gây rối loạn tiêu hoá và kém hấp thụ hoặc cho trẻ ăn quá muộn cơ thể trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng. Do đó việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ là việc làm rất cần thiết là trách nhiệm của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục nước nhà phát triển kịp các nước có nền giáo dục tiên tiến hiện đại.
2.2. Thực trạng 
* Thuận lợi
+ Trường mầm non Hoa Lộc là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2015, vì vậy cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bán trú tương đối đầy đủ, các công trình và nguồn nước sạch được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồ dùng phục vụ bán trú, bếp ăn được xây dựng theo bếp một chiều, công tác vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn. Môi trường an toàn, xanh, sạch, đẹp. Luôn được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương và chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục Hậu Lộc.
+ Số trẻ đến trường đảm bảo theo kế hoạch
+ 100% cán bộ giáo viên trong nhà trường được tập huấn chuyên đề “ Vệ sinh an toàn thực phẩm”. Đội ngũ cán bộ giáo viên luôn kiên định vững vàng, yêu nghề, đoàn kết, năng động trong công việc.
Nhà trường có khuôn viên rộng để cho trẻ hoạt động, cũng như có diện tích đất rộng để tăng gia trồng rau sạch, trồng cây ăn quả như đu đủ, chuối.v.v.
* khó khăn
 	 Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì trường mầm non Hoa Lộc cũng còn gặp không ít những khó khăn như: Một số nhân viên nuôi dưỡng mới vào nghề, tuổi đời còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp nhận thực phẩm (Kiểm tra chất lượng thực phẩm), trong việc chế biến món ăn cho trẻ, thực hiện công tác vệ sinh trong khi chế biến, vệ sinh dụng cụ sử dụng trong bếp ăn bán trú tại trường. Lương của nhân viên nuôi dưỡng  còn thấp. Cô nuôi dưỡng chưa được hợp đồng lâu dài, hàng năm phải theo sự thỏa thuận với phụ huynh nên phần nào tạo nên sự bất ổn. Một số cô nuôi thực hiện việc chế biến món ăn trẻ chỉ thụ động theo tài liệu sẵn có mà chưa phát huy được tính sáng tạo. Một số giáo viên còn chưa khéo léo trong việc động viên trẻ biếng ăn.
- Đa số phụ huynh là làm công ty, nông nghiệp nên ít có thời gian chăm sóc, chế biến món ăn hợp lý cho trẻ.
- Sự nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều nên công tác tuyên truyền chưa đạt kết quả cao.
* Kết quả khảo sát thực trạng:
Bảng 1: kết quả khảo sát thực trạng lần 1 năm học 2018-2019
 Từ những thuận lợi khó khăn trên để thực hiện tốt cho đề tài sáng kiến của mình tôi tiến hành khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên, cô nuôi dưỡng và chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường.
 	 Khảo sát chất lượng thực hiện chuyên đề về phòng chống suy dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm của đội ngũ giáo viên, cô nuôi dưỡng
Tổng số giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dưỡng
Trình độ 
Phẩm chất đạo đức
Năng lực chuyên môn
Thực hiện công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ và vệ sinh ATTP 
ĐH
CĐ
TC
T
K
TB
XS
K
TB
T
K
TB
18
15
0
3
8
10
0
9
4
5
8
4
6
Tỉ lệ
83,3
0
16.7
44,4
55,6
0
50
22.2
27,8
44,4
22.2
33,4
Khảo sát chất lượng nuôi dưỡng
Stt
Tên lớp
Tổng số trẻ được cân đo
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Cân nặng
Chiều cao
Kênh BT
Kênh SDD
Kênh BT
Kênh SDD
1
3 - 4 tuổi
79
74
05
75
04
2
4 - 5 tuổi
82
77
05
79
03
3
5 – 6 tuổi
71
69
03
70
01
Tổng
3 khối
232
219
224
13
08
Tỷ lệ %
100%
94,4
5,6
96,6
3,4
Qua việc khảo sát thực trạng về chất lượng nuôi dưỡng trường mầm non Hoa Lộc tôi nhận thấy rằng. 
 	 Nhìn vào bảng tuy rằng đa số giáo viên, cô nuôi đã thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối tốt, song mức độ thực hiện tốt và khá còn thấp, mức độ trung bình còn cao. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao chiếm 3,4%; cân nặng còn chiếm 5,6%
*. Nguyên nhân: 
Về phía đội ngũ giáo viên và cô nuôi dưỡng
- Đội ngũ cô nuôi dưỡng hợp đồng hàng năm theo thỏa thuận với phụ huynh nên việc tiếp thu các chuyên đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế
 - Công tác tự học và bồi dưỡng thường xuyên của đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo chất lượng do hạn chế về thời gian, một số cô nuôi, giáo viên tuổi trẻ, mới vào ngành chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ.
Về phía quản lí:
- Bản thân tôi chưa linh hoạt khi xây dựng thực đơn theo mùa, phù hợp với nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương.
Về phía trẻ: Đa số trẻ suy dinh dưỡng là những trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trẻ thuộc các gia đình bố mẹ đi làm công ty, không có thời gian chăm con. Hơn nữa kĩ năng về chăm sóc dinh dưỡng sức khoẻ của phụ huynh cho con còn hạn chế, thiếu hiểu biết chưa hiểu được bữa ăn cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng là như thế nào. Do vậy tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường vào đầu năm học là khá cao.
 	 Với những nguyên nhân của thực trạng như trên khiến tôi không khỏi băn khoăn lo lắng và suy ngẫm để có thể tìm ra những biện pháp thực sự tốt, có hiệu quả nhằm mang lại lợi ít về sức khỏe cho trẻ. Qua nghiên cứu nhiều giải pháp, biện pháp bản thân tôi đã đúc kết lại trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình năm học 2018-2019 với các biện pháp sau.
 Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Tăng cường bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết, thực hành về dinh dưỡng thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ.
 	Với trách nhiệm là phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng của nhà trường, tôi xác định đây là một biện pháp vô cùng quan trọng, bởi vì cô nuôi dưỡng, giáo viên là người trực tiếp chế biến món ăn và cho trẻ ăn. Trẻ có được ăn những món ăn hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc ăn hết xuất hay không là do cô nuôi dưỡng và giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ. Vì vậy để cho đội ngũ cô nuôi dưỡng, giáo viên thành thạo về kiến thức thực hành dinh dưỡng cho trẻ thì chúng ta phải có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng cho đội ngũ cô nuôi và giáo viên phụ trách. 
Ví dụ: Tôi triển khai kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ tháng 8/2018 như sau:
STT
Ngày
Nội dung bồi dưỡng
Đối tượng bồi dưỡng
Đánh giá kết quả
01
06/8
Tập huấn, bồi dưỡng cấp trường chuyên đề “ Vệ sinh bếp ăn bán trú”
Cô nuôi dưỡng
.................
..
02
11/8
Triển khai chuyên đề cấp huyện “Phòng chống vi chất và thấp còi để giúp trẻ phát triển chiều cao”
Cô nuôi dưỡng và cán bộ giáo viên toàn trường
..
..
..
03
24/8
Thực hành chế biên món ăn cho trẻ
Cô nuôi dưỡng
..
04
29/8
Chăm sóc bữa ăn cho trẻ tại nhóm, lớp
Giáo viên đứng lớp
..
..
Trước tiên tôi xác định đối tượng bồi dưỡng là 18 cô nuôi dưỡng và giáo viên mẫu giáo 
* Nội dung bồi dưỡng :
- Nắm vững về kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và nuôi dưỡng chăm sóc trẻ mẫu giáo
- Nội dung chọn thực phẩm tươi sạch thì cung cấp cho cô nuôi dưỡng cách nhận biết:
+ Nếu là thực phẩm sống: Chỉ tiếp nhận những thực phẩm còn tươi mới, không bị dập nát, không có mùi, màu lạ.
+ Nếu là thực phẩm chín: Không mua khi thấy bày bán gần nơi cống rãnh, bụi bẩn, bùn lầy, nước đọng, để lẫn lộn thực phẩm sống và chín, không có dao thớt dùng riêng, không có giá kê cao, không có dụng cụ che đậy, màu sắc loè loẹt không tự nhiên và không có đồ bao gói.
+ Nếu là thực phẩm bao gói sẵn: Không mua khi không có nhãn hàng hoá, có nhãn mác nhưng không ghi hạn dùng, không ghi rõ nơi sản xuất.
+ Nếu là đồ hộp: Không mua khi hộp không có nhãn mác, không có hạn sử dụng, không ghi rõ cơ sở sản xuất, hộp phồng, méo, rạn, nứt, han rỉ.
- Bồi dưỡng về cách chế biến các món ăn và cách chăm sóc trẻ ăn
- Thực hành chăm sóc nuôi dưỡng trẻ linh hoạt sáng tạo, có hiệu quả.
- Nắm vững các nội dung về yêu cầu vệ sinh bắt buộc:
+ Vệ sinh khu vực bếp: Thực hiện nguyên tắc bếp một chiều nhằm tránh không để thực phẩm sống, chưa làm sạch và thức ăn chín, sạch chung một lối đi.
Sắp xếp vị trí các khu vực sao cho thuận tiện, gọn gàng để tránh lúc nấu nướng phải đứng lên, ngồi xuống hoặc đi lại nhiều lần, đồng thời tránh được các loại côn trùng, chuột vào bếp. Các khu vực hoạt động của bếp phải có biển đề rõ ràng: Nơi tiếp nhận thực phẩm, khu sơ chế thực phẩm, khu tinh chế, khu nấu chín, khu chế biến thực phẩm chín, khu chia ăn.
Nhà bếp có bảng phân công  dây chuyền nấu trong ngày: Người nấu chính, người nấu phụ, người tiếp phẩm, sơ chế thực phẩm, vệ sinh dụng cụ.
Bếp ăn có bảng thực đơn theo tuần, bảng định lượng suất ăn hàng ngày và công khai tài chính cụ thể rõ ràng.
Chỉ đạo cô nuôi dưỡng nghiêm túc khâu vệ sinh nhà bếp theo lịch hàng ngày, tuần và tháng.
Ví dụ: Hàng ngày, khi nấu nướng xong phải dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng, dụng cụ vào đúng nơi quy định, lau chùi quét dọn sạch sẽ, mở quạt thông gió, mở các cửa sổ để thông gió cho khô, thoáng nhà bếp trước khi đóng cửa ra về.
+ Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ nhà bếp:
Chén bát và nơi để thức ăn phải đúng nơi quy định không để ruồi, nhặng, muỗi, chuột đậu hoặc xà vào thức ăn.
Chạn bát hàng ngày phải được lau sạch, chỗ úp bát, thìa trẻ phải khô ráo, không úp trực tiếp xuống bàn hoặc xuống tủ. Bát thìa của trẻ dùng bằng inox, không dùng loại nhựa tái sinh và phải được hấp tráng nước sôi trước khi ăn.
Có đầy đủ dụng cụ chế biến thức ăn sống, chín riêng, dụng cụ dùng xong phải được rửa sạch phơi khô.
Ví dụ: Bát, dĩa, đũa, thìa phải được rửa sạch giữ khô, ống đựng thìa đũa phải thoáng khô sạch. Các dụng cụ như soong, nồi phải được rửa sạch, sau đó phải treo cất đúng nơi quy định.
Thức ăn nấu chín được chia vào các dụng cụ bằng inox, nhôm có nắp đậy, không dùng loại nhựa tái sinh.
Chậu rửa, giá kệ úp dụng cụ: rổ rá, thớt, xoong nồi phải được kê cao ráo, thông thoáng và thoát nước.
Bàn chế biến và chia thức ăn được làm bằng inox và đá sạch để không thấm nước và dễ cọ rửa.
+ Vệ sinh môi trường:
Rác và thức ăn hàng ngày phải đổ v

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_phong_chong_suy_dinh_duong.doc