Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán ở lớp C2 trường mầm non thị trấn Nga Sơn

Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán ở lớp C2 trường mầm non thị trấn Nga Sơn

Trong cuộc sống hiện nay việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn, điều này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học toán học và sự xâm nhập của nó vào mọi lĩnh vực kiến thức khác nhau. Hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật đòi hỏi chúng ta phải có những chuyên gia giỏi với kĩ năng phân tích trình tự và chính xác các quá trình nghiên cứu, chúng ta phải đào tạo những con người tích cực, độc lập, sáng tạo đáp ứng được những đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại. Chính vì vậy vệc dạy học ở trường mầm non trước hết cần hướng vào việc giáo dục cho trẻ có thói quen định hướng thế giới xung quanh một cách đầy đủ và lô gic. Việc hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có tác dụng hình thành ở trẻ những khả năng tìm tòi, quan sát. Thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Đối với hoạt động “Làm quen với biểu tượng toán” Đây là hoạt động học đòi hỏi độ chính xác cao. Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với môn làm quen vớibiểu tượng toán sơđẳng. Đối với hoạt độngnày người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị các phương pháp, hình thức,đồ dùng cho hoạt độnghọc mới mong hoạt động họcđạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức sẽ đạt được ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Xuất phát từ nhận thức của trẻtừ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trưu tượng quay trở về thực tiễn. Thông qua hoạt động học giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Từ đó hình thành hệ thống hoá kiến thức một cách chính xác, khoa học. Nhật thức về hoạt động toán có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua hoạt động này sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vôn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ.

 

docx 30 trang thuychi01 9522
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán ở lớp C2 trường mầm non thị trấn Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
CHO TRẺ5 - 6 TUỔILÀM QUEN VỚI BIỂU TƯỢNG TOÁN Ở LỚP C2 TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN NGA SƠN
 Người thực hiện: Đoàn Thị Hiền
 Chức vụ: Giáo Viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thị trấn 
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung 
Trang
I. Mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài 
1
2. Mụcđích nghiên cứu 
2
3. Đối tượng nghiên cứu 
2
4. Phương pháp nghiên cứu 
2
II. Nội dung sánh kiến kinh nghiệm 
3
.1. Cơ sở lý luận 
3
2. Thực trạng vấn đề 
3
3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 
5
3.1 Tạo môi trường để cho trẻ làm quen với biểu tượng toán.
5
3.2. Tổ chức hoạt động học có chủ định và cũng cốđể cho trẻ làm quen với biểu tượng toán.
6
3.3. Tổ chức hoạt động gócđể cho trẻ được trải nghiệm với biểu tượng toán.
10
3.4. Cho trẻ làm quen với biểu tượng toán trong các hoạt động khác.
11
3.5. Phương pháp dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán trên hoạt động học và mọi lúc mọi nơi: 
12
3.6. Phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với biểu tượng toán.
18
4 Hiệu quả của sáng kiến
19
III. Kết luận, kiến nghị
19
1 Kết luận 
19
2. Kiến nghị
20
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống hiện nay việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn, điều này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học toán học và sự xâm nhập của nó vào mọi lĩnh vực kiến thức khác nhau. Hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật đòi hỏi chúng ta phải có những chuyên gia giỏi với kĩ năng phân tích trình tự và chính xác các quá trình nghiên cứu, chúng ta phải đào tạo những con người tích cực, độc lập, sáng tạo đáp ứng được những đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại. Chính vì vậy vệc dạy học ở trường mầm non trước hết cần hướng vào việc giáo dục cho trẻ có thói quen định hướng thế giới xung quanh một cách đầy đủ và lô gic. Việc hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có tác dụng hình thành ở trẻ những khả năng tìm tòi, quan sát. Thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Đối với hoạt động “Làm quen với biểu tượng toán” Đây là hoạt động học đòi hỏi độ chính xác cao. Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với môn làm quen vớibiểu tượng toán sơđẳng. Đối với hoạt độngnày người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị các phương pháp, hình thức,đồ dùng cho hoạt độnghọc mới mong hoạt động họcđạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức sẽ đạt được ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Xuất phát từ nhận thức của trẻtừ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trưu tượng quay trở về thực tiễn. Thông qua hoạt động học giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Từ đó hình thành hệ thống hoá kiến thức một cách chính xác, khoa học. Nhật thức về hoạt động toán có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua hoạt động này sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vôn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ.
Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơđẳng, không những giúp cho trẻ học hoạt động toán sau này đẽ dàng hơn mà còngiúp cho trẻ tiếp thu kiiến thức của các hoạt động khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với biểu tượng toán tôi mạnh dạn nghiên cứu thực nghiệm và viết đề tài “Một số biện phápnâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổilàm quen với biểu tượng toán tại lớp C2 trường mầm non Thị trấn Nga Sơn”.Nhằm tìm ra nhữnghướng giải quyết tốt nhất, hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ5 -6 tuổimột cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó khăn chung đồng thời phát huy cao tính tích cực của trẻ.
2. Mục đích nghiên cứu
Khác với hoạt động khác, hoạt động khác việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ là quá trình đòi hỏi sự chính xác, linh hoạt từ những kiến thức cơ bản. Vì vậy việc tôi quan tâm không chỉ là cung cấp cho trẻ đầy đủ nội dung về toán học theo phân phối chương trình do bộ giáo dục quy định, mà còn phải tạo ra cơ hội để trẻ phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch cho bản thân dựa trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, chủ động trực tiếp thực hiện trên trẻ kết hợp các tài liệu hướng dẫn, nhằm nắm vững nội dung, phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen với biểu tượng toán trong từng chủ đề.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nhằm tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó khăn chung, đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực của trẻ. Đối tượng nghiên cứu là 35 học sinh lớp mẫu giáo C2 (5 - 6 tuổi) của trường Mầm Non Thị trấn Nga Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau đây.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
-Phương pháp thực tiễn.
-Nhóm phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ mầm non là 1 hoạt động rất quan trọng nhưng nội dung còn nghèo nàn. Một hoạt động học nếu chỉ dạy đúng phương pháp, đầy đủ các bước, thì vẫn chưa đủ vì trẻ của chúng ta chỉ thực sự đón nhận sự truyền tải kiến thức 1 cách sinh động hấp dẫn khi hoạt động học đó có những đồ dùng sinh động, phong phú, lôi cuốn đối với trẻ [1]
Với tôi trẻ cần phải có tri thức từ lúc ban đầu. Vì vậy tôi thấy “Làm quen với môn toán” Là một hoạt động khó và khô khan, mà theo tôi quá trình hình thành các biểu tượng ban đầu ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ [2]. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động ở trẻ như quan sát, tìm tòi, so sánh. Qua đó giúp trẻ hình thành những khả năng tìm tòi, quan sát [3]. Thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, hình thành các biểu tượng về môn toán như: Số lượng, hình dạng, kích thước, phép đếm, định hướng trong không gian, thời gian, hình thành và phát triển khả năng nhận thức các biểu tượng ban đầu về môn toán, các thao tác tư duy [4]: Quan sát, tư duy, so sánh, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, khả năng tranh luận, phán đoán, ước lượng và tìm cách giải quyết vấn đề cung cấp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ như: To - Nhỏ; Cao - Thấp; Phải - Trái; Nhiều hơn - Ít hơn [5]. 
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Thuận lợi :
* Đối với trường:
Trường mầm non Thị trấn Nga Sơn là trường trọng điểm chất lượng của huyện, là trường chuẩn quốc gia mức độ I, mục tiêu phấn đấu tháng 9 năm 2019 đạt trường chuẩn quốc gia mức độ II. Cở sở vật chất tương đối khang trang, sạch đẹp và thoáng mát, có 10 phòng học và có đủ các phòng chức năng, Nhà trường luôn được sự quan tâm sát sao của các cấp các ban ngành đoàn thể Thị trấn đang đầu tư xây mới thêm 7 phòng chức năng vườn thiên nhiên, vườn cổ tích. Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo Huyện Nga Sơn. luôn quan tâm về mặt chất lượng lên hằng đầu. Luôn tạo điều kiện cho nhà trường được đi học tập chia sẻ kinh nghiệm vào các đợt chuyên đề do Sở Giáo dục tổ chức. Nên chất lượng mũi nhọn của nhà trường luôn dẫn đầu toàn huyện. Hàng năm được phụ huynh quan tâm góp phần mua trang thiết bị cho việc dạy và học của trường. BGH nhà trường nhiệt tình năng động, sáng tạo dám nghĩ dám làm đã chỉ đạo dạy và học nâng cao chất lượng, chỉ đạo các chuyên đề trọng tâm trong năm học.
* Đối với lớp:
 - Lớp tôi huy động 35/35cháu ra lớp theo độ tuổi đạt 100%
- Các cháu được phân đúng độ tuổi và được học chương trình theo đúng theo quy định.
* Đối với giáo viên :
Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàngtrên chuẩn 97% trong. Vì vậy hầu hết giáo viên đều có kinh nghiệm, có tinh thần đoàn kết, yêu nghề, mến trẻ, tìm tòi sáng tạo. bản thân là giáo viên còn rất trẻ năng động hăng say nhiệt tình với công việc có tinh thần trách nhiệm giúp đỡ bạn bè động nghiệp cùng tiến bộ. Tôi luôn phấn đấu trong mọi lĩnh vực công tác hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
* Đối với phụ huynh:
Đa số các bậc phụ huynh đều là cán bộ công chức viên chức làm việc trên địa bàn Huyện Nga Sơn, nên họ đã hiểu được mục đích ý nghĩa và tầm quan trọng cho con em mình đến học tại trường mầm non Thị trấn, trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng một cách khoa học, trẻ ngoan ngoãn vì vậy phụ huynh đưa con em đi học đều đặn. 
2.2. Khó khăn:
Đồ chơi phục vụ cho trẻ chơi ngoài trời đã đủ số lượng nhưng số lượng nhưng đố với trường trọng điểm vẫn còn ít.
Đối với trẻ 40% -50% con nhà kinh doanh buôn bán tại chợ Huyện Nga Sơnđi làm công ty, bố mẹ buôn bán thường về rất muôn, nên trẻ chưa hứng thú khi tham gia vào các hoạt động khám phá trải nghiệm, trẻ cảm thấy mệt mỏi, gò bó, chưa tập trung.Vì vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giáo dục, nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục của lớp. 
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình đặc biệt phụ huynh buôn bán ở chợ, đi làm công ty, đưa con đi học chưa đều, đi sớm, đón muộn bên cạnh đó vẫn còn một số phụ huynh có suy nghĩ và chỉ coi trọng đến các hoạt động khác như: Làm quen với chữ cái, làm quen với toán chưa chú trọng đến hoạt động này, họ nghĩ đến trường mầm non chỉ có hát vài bài hay múa là xong.
2.3. Kết quả thực trạng
	Để có phương pháp, biện pháp dạy trẻ có những kiến thức sâu rộng, biết được tầm quan trọng của thế giới xung quanh trẻ và kỹ năng, cách hoạt động tìm hiểu các đối tượng, đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ để nắm được kết quả cụ thể.Tôi tiến hành khảo sát trẻ trên nhiều hình thức: Trong các hoạt động, mọi lúc mọi nơi, đón trả trẻ. vv
Qua quan sát thực trạng kết quảđầu năm lớp tôi phụ trách về các hoạt động tìm hiểu các đối tượng, khảnăng quan sát, so sánh, nhận biết, phân loại môi trường xung quanh. Chất lượng ban đầu trên trẻ như sau:
(Hình ảnh kèm theo bảng kết quả thực trạng trên trẻ 1)
3. GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
3.1Tạo môi trường để cho trẻ làm quen với biểu tượng toán.
Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp tác động hàng ngày đến trẻ. Chính vì vậy việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh được tôi đặc biệt quan tâm.
Trang trí, sắp xếp lớp học các góc hài hoà hợp lý tạo môi trường học tập sẽ tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào hoạt động học theo giai đoạn, theo chủ điểm, theo nội dung từng bàiTôi luôn bày đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn xung quanh lớp tạo điều kiện cho trẻ tự lấy đồ chơi theo ý thích của mình, trẻ có thể ghép đôi tương ứng 1 - 1 các nhóm đồ vật để đếm và so sánh về số lượng của 2,3 nhóm đồ vật.
Ví dụ:Khi thực hiện ở chủ đề “Trường mầm non”
Trong hoạt động góc cho trẻ cắt tranh từ những hoạ báo, những quyển Truyện tranh đãcũ, sách, báo, tranh những con vật, cây, quả, hình. Và trang trí ở “Góc học toán” Của lớp dán theo mảng và gắn các chữ có số tương ứng, các hình ảnh được trang trí theo chủ đề.
Ví dụ:Khi học số 6 thuộc chủ đề “Trường mầm non” thì trẻ sẽ cắt, vẽ, xé 6 đồ chơi, 6 cái bập bênh, 6 quả bóng. Vào trang “Sách” và viết số tương ứng, đến hết chủ đề này, lại sang chủ đề khác ở bài khác trẻ lại sưu tập tiếp dần dần trẻ có bộ sưu tập về động toán rất phong phú.
Ví dụ: Ở góc học tập. Tôi làm bằng bìa cáttông mô hình những chiếc đồng hồ tròn, đồng hồ quả lắc vừa để làm đồ dùng dạy học cho trẻ vừa trang trí ở góc học tập giúp trẻ nhận biết được các hình học, con số cơ bản.
Ở góc phân vai. Tôi bày 3 hộp bánh giống nhau nhưng 1 hộp to - 1 hộp nhỏ- 1 hộp vừa, giúp trẻ phân biệt được độ lớn của 3 hộp bánh.
Khi thực hiện chủ đề “Bản thân”
Trên tường tôi dán hình Bé trai, Bé gái,đang tập thể dục giúp trẻ nhận biết bạn trai bạn gái, cao hơn thấp hơn của bạn trai và bạn gái.
Tôi cắt dán mô hình đoàn tàu trên tường vừa giúp trẻ học đếm vừa nhận biếtchữ sốvà vừa giúp trẻ nhận biết được các hình học.
Từ đó khi trẻ chơi theo ý thích hoặc trong các hoạt động học trẻ được quan sát và tiếp xúc với các loại đồ dùng, đồ chơi, được tự sử dụng sẽ kích thích tư duy của trẻ, trẻ sẽ tự đưa ra câu hỏi cho mình, cho bạn cùng chơi và cùng trả lời câu hỏi đó.Tôi luôn thay đổi học liệu theo từng chủ đề, việc thay đổi đó còn đem đếncho trẻ môi trường luôn có những thách thức mới và kích thích trẻ tư duy và sử dụng.
Tôi thường xuyên quan sát khi trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi của toán học. Nếu thấy trẻ luôn sử dụng một loại đồ dùng, đồ chơi tôi sẽ động viên khuyến khích trẻ sử dụng các đồ dùng, đồ chơi khác cũng hấp dẫn không kém đồ dùng mà trẻ đang sử dụng.
(Kèm theo hình ảnh 1 tại phụ lục1)
3.2. Tổ chức hoạt động học có chủ định và cũng cố để cho trẻ làm quen với biểu tượng toán.
Muốn dạy một hoạt động cho trẻ làm quen với toán có thành công hay không phụ thuộcphần lớn vào sự chuẩn bị của cô giáo. Để hoạt độngđạt kết quả tốt thì đồ dùng dạy và học của cô và trẻ phải đẹp và hấp dẫn trẻ, phải đảm bảo tính sư phạm và đặc biệt là phải đảm bảo tính chính xác của hoạt động toán, phải phù hợp với chủ đề mình đang thực hiện.
Ví dụ:Chủ đề “Thế giới thực vật”: Khi dạy trẻ so sánh chiều cao 3 đối tượng: Tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 cây hoa màu vàng cao hơn, 1 cây hoa màu đỏ thấp hơn, 1 cây màu xanh thấp nhất.
Ví dụ: - Chủ đề nghành nghề tôi chọn tiếng và động tác đóng đinh của bác thợ mộc
Chủ đề thế giới động vật cô giả làm tiếng kêu một số con vật cho trẻ đếm sau đó bắt chiếc lại.
-Chủ đề giao thông cho trẻ đếm tiếng còi xe.
a. Hoạt động học vềsố lượng.
Với trẻ 5 - 6 tuổi cô giáo cần dạy trẻ kĩ năng tập hợp, đếm đúng, sử dụng đúng các từ chỉ số lượng và thứ tự, dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém, giữa 2 nhóm đối tượng trên cơ sở so sánh về số lượng của 2 nhóm. Với yêu cầu trên tôi luôn vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức sao cho phù hợp với từng bài, từng chủ đề.
Để hoạt động học cuốn hút ngay từ đầu với trẻ thì cô phải biết tạo hứng thú cho trẻ ngay từ phần vàobài, có thể bằng các trò chơi nhẹ nhàng hoặc lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động toán học một cách logic.
Ví dụ: Dạy bài về số lượng, thêm bớt trong phạm vi 6 trong chủ đề “Gia đình” chẳng hạn. Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Nhổ củ cải” Bằng mô hình rối dẹt tôi đã thay thế 3 nhân vật là bạn của bé Hoa (Cháu ông bà già) là Tuấn, Lan, và Mai. Vừa kể cô vừa đưa các nhân vật ra theo diễn biến câu chuyện đến đoạn “Ông nhổ củ cải không được liền gọi Bà và bé Hoa ra” Cô dừng lại đặt câu hỏi “Vừa rồi chỉ có một mình ông nhổ củ cải bây giờ thêm bà và bé Hoa là thêm mấy người? (2 người). Thế là tất cả bây giờ có mấy người nhổ cải (3 người) câu chuyện cứ tiếp diễnthêm 1, 2, 3 người nhổ nữa và cuối cùng có 6 người nhổ củ cải đã lên được, trẻ vừa được nghe chuyện vừa biết cách tạo nhóm có 6 đối tượng, trẻ rất thích thú say sưa đắm mình vào câu chuyện kể và nắm được kiến thức bài học như được khắc sâu vào trong tâm trí trẻ.
Ví dụ:Chủ đề“Thế giới thực vật”: Tôi cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”. Sau đó gợihỏi trẻ: Các cháu vừa chơi trò chơi gì? Để cây nhanh ra hoa các cháu phảilàmgì? Chúng mình cùng tưới cây nào? Các cháu thấy có mấy cây ra hoa rồi mỗi cây hoa có mấy hoa? Hai cây hoa có tất cả mấy bônghoa? Bây giờ chúng mình cùng gieo hạt và trồng thêm những cây hoa khác nhé.Có bao nhiêu cây hoa màu đỏra hoa rồi? Các cháu cùng đếm xem có đúng là 6 cây hoa màu đỏkhông nhé. Bạn nào có nhận xét gì về số cây hoa màu đỏ và số cây hoa màu vàng?
Chủ đề “Nghề nghiệp”: Tôicho trẻ hát “Cháu yêu cô chú công nhân” và đàm thoại cùng trẻ: Các cháu vừa hát bài hát nói về ai? Chú công nhân làm gì? Hôm nay các cháu sẽ cùng làm chú công nhân thi đua nhau xây những ngôi nhà thật đẹp nhé. Các cháu cùng đặt khối vuông xuống trước và đặt chồng khối tam giác lên trên nào. Các cháu xây được mấy ngôi nhà? Chúng mình cùng đếm xem có đúng không nhé. Bây giờ các cháu sẽ trồng cho mỗi ngôi nhà 1 cây xanh cho mát nhé.(Cô hướng dẫn trẻ đặt dưới mỗi ngôi nhà 1 cây).Các cháu trồng xong chưa? Cáccháu trồng được mấy cây? Các cháu cùng đếm nào? Các cháu thấy số ngôi nhà nhưthế nào so với số cây xanh?
b. Hoạt động học về kích thước, số lượng
Trẻ 5 tuổi thìkhả năng ước lượng bằng mắt của trẻ một cách chính xác nên khi dạy trẻ so sánh về kích thước, hình dáng tôi luôn phải chuẩn bị cho trẻ những đồ dùng sinh động và có sự khác biệt rõ nét và tạo tình huống cho trẻ được tự trải nghiệm để phát hiện ra sự khác nhau về kích thước thông qua các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Để cho trẻ so sánh từng chiều dài của 3 vật tôi luôn sử dụng các đồ dùng đa dạng nhưng dấu hiệu cần so sánh phải nổi bật.
Vídụ:Chủ đề “Thế giới động vật”: Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau về chiều cao 3 đối tượng: Tôi cho trẻ so sánh hai con vật như con Voi, con Gấu với con Thỏ. Trẻ sẽ tri giác và nhận ra con Voi cao hơn con Gấu và con Thỏ. Con Thá thấp hơn con Voi và con Gấu.
Chủ đề “Gia đình”: Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau về chiều rộng ba đối tượng: Tôi cho trẻ làm bưu thiếp tặng sinh nhật em bé bàng thiệp mời cô sưu tầm, một bưu thiếp màu đỏ rộng nhất,thiệp màu hồng rộnghơn, bưu thiếp màu xanh hẹp nhất,nhưng chiều dài bằng nhau. Khi trẻcho bưu thiếp vào phong bì thì trẻ phát hiện bưu thiếpmàu đỏ, màu hồngrộng hơn thìkhông bỏ vừa bì thư được còn bưu thiếpmàu xanh hẹp nhất thìcho vừa bì thưđược.
Chủ đề “Bản thân”: Dạy trẻ nhận biết sựkhác nhau về chiều dài 3 đối tượng: Tôi phát cho mỗitrẻ ba dây nơ có màu sắc và chiều dài khác nhau. Trẻtự thực hiện thao tác buộc vòng vào tay cho nhau. Lúc này trẻ phát hiện được dây nơ ngắn hơn thì không buộc được còn dây nơ dài hơn thì buộc được.
Để nhận ra sự khác biệt về kích thước, tôi dạy trẻ các thao tác so sánh về kích thước của 3 đối tượng bằng cách đặt cạnh hoặc xếp chồng trùng khít 1 đầu lên nhau theo chiều đo kích thước cần so sánh trên cùng một mặt phẳng. Trên cơ sở đó trẻ biết phản ánh kết quả so sánh bằng lời nói. Tuy nhiênở hoạt động học này trẻ sử dụng các từ dài nhất -Dài hơn - Ngắn hơn, caonhất - Cao hơn - Thấp hơn, to nhất- Tohơn-Nhỏ hơn, rộngnhất-Rộng hơn - Hẹp hơn còn rất lúng túng, chưa đúng đôi khi còn lặp lại từ cuối của cô nên tôi thường cho trẻđược phát âm nhiềulần. Qua đó trẻ sẽ nhận biết rõ hơn về kích thước cần so sánh.
(Kèm theo hình ảnh 2 tại phụ lục 2)
c.- Hoạt động học về không gian, thời gian
Định hướng trong không gian là cách xác định vịtrí phía trước - Phía sau; Phía trên - Phía dưới; Phía phải - Phía trái của bản thân so với các đối tượng khác. Do vậy khi dạy trẻ xác định phía trước - Phía sau, phía trên - Phía dưới của bản thân trẻ việc chủ yếu cần làm là dựa vào kinh nghiệm của trẻ. Chính vì vậy tôi đã tạo mọi cơ hội cho trẻ được trải nghiệm và tự rút ra kinh nghiệm của bản thân.
Ví dụ: Chủ đề“Trường mầm non”: Tôi sẽ tạo một không gian rộng và cho trẻ tham gia vào một cuộc dã ngoại. Kết thúc cuộc dã ngoại tôi hỏi trẻ: Các con cónóng không? Để đỡ nóng hơn các con cùng quan sát xem cô làm gì nhé? Các con đã đỡ nóng hơn chưa? Vì sao? Vì sao con biết là quạt đang chạy? (Vì khi ngẩng đầu lên thì nhìn thấy nó đang quay).
Tương tự như vậy muốn dạy trẻ xác định các phía khác tôi sẽ dấu đồ vật ở từng phíavà cho trẻ tự trải nghiệm và suy nghĩ. Cô giáo vừa hướng dẫn vừa gợi hỏi trẻ để kích thích trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
Ví dụ: Chủ đề “Bản thân”: Tôi cho trẻ chơi trò chơi làm động tác môphỏng các hành động như: Đánh răng, xúc cơm ăn. Khi trẻ làm động tác mô phỏng hành động đang đánh răng cô hỏi. Con đang cầm bàn chải bằng tay nào? Con dùng tay nào cầm ca nước? Tay trái ngoài việc cầm ca nước còn dùng để làm những 

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_5_6_tuoi_lam_qu.docx