Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 nhận biết và vận dụng tốt phép tu từ so sánh
Chúng ta biết rằng: Mục tiêu của Giáo dục Tiểu học hiện nay đặt ra là: “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. [1]
Trong đó, ở chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học có chức năng “kép” (vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ) và là môn học chiếm nhiều thời lượng nhất.[2] Môn Tiếng Việt cung cấp một khối lượng kiến thức cơ bản cho mỗi học sinh trước khi bước vào đời. Đồng thời, nó giúp học sinh rèn luyện, nâng cao trình độ sử dụng một phương tiện học tập và lĩnh hội tri thức khoa học, nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Học Tiếng Việt và sử dụng thành thạo các kỹ năng của Tiếng Việt mới là mục tiêu cần hướng tới.
Để đạt được mục tiêu trên, phân môn Luyện từ và câu đã góp phần không nhỏ, ngoài việc củng cố về các mẫu câu và mở rộng vốn từ cho học sinh thì phân môn Luyện từ và câu còn giúp các em làm quen với các biện pháp tu từ, trong đó có biện pháp tu từ so sánh. Đây là mảng kiến thức rất mới và khó đối với học sinh lớp 3. Mặc dù có cấu trúc đơn giản và gần gũi với học sinh song nó lại là một hình thức, một phương diện diễn đạt nghệ thuật mà muốn có nó đòi hỏi chúng ta phải trải qua một quá trình tư duy - thao tác tư duy - tưởng tượng - liên tưởng - quan sát Muốn có được những điều kiện trên đòi hỏi con người càng có vốn kinh nghiệm sống bao nhiêu thì khả năng liên tưởng, tưởng tượng ra những hình ảnh so sánh càng phong phú ý vị và độc đáo bấy nhiêu. Nhưng việc dạy biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 hiện nay mới chỉ dừng ở việc giúp học sinh nhận biết sự thể hiện của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ, câu văn mà chưa phân tích tường minh ý nghĩa và tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ này trong văn nói, văn viết bởi chính giáo viên đôi khi cũng lúng túng khi dạy phần này vì hướng dẫn trong sách giáo viên rất tóm lược trong khi vốn hiểu biết của học sinh về từ ngữ còn hạn chế (học sinh đầu lớp 3 mới chỉ có vốn từ khoảng 300-380 từ) mà tiết học luyện từ và câu lớp 3 thường tích hợp nhiều mảng kiến thức trong một bài học nên giáo viên thường rất khó để dạy cho học sinh nắm vững, hiểu rõ và vận dụng được biện pháp tu từ so sánh vào việc nói và viết văn.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi trăn trở nghiên cứu tìm cách để nâng cao hiệu quả khi dạy mảng kiến thức này. Tôi vừa nghiên cứu vừa giảng dạy, vừa thử nghiệm vừa thực nghiệm và tôi thấy cách làm của tôi có hiệu quả rõ rệt. Tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình qua đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 nhận biết và vận dụng tốt phép tu từ so sánh” cho đồng nghiệp tham khảo và mong nhận được sự đóng góp ý kiến thêm để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 NHẬN BIẾT VÀ VẬN DỤNG TỐT PHÉP TU TỪ SO SÁNH Người thực hiện: Hoàng Thị Mai Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH Hợp Thắng SKKN thuộc môn: Tiếng Việt THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu 1 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.3 Các biện pháp thực hiện. 4 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 19 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 20 3.1 Kết luận. 20 3.2 Kiến nghị 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Chúng ta biết rằng: Mục tiêu của Giáo dục Tiểu học hiện nay đặt ra là: “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. [1] Trong đó, ở chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học có chức năng “kép” (vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ) và là môn học chiếm nhiều thời lượng nhất.[2] Môn Tiếng Việt cung cấp một khối lượng kiến thức cơ bản cho mỗi học sinh trước khi bước vào đời. Đồng thời, nó giúp học sinh rèn luyện, nâng cao trình độ sử dụng một phương tiện học tập và lĩnh hội tri thức khoa học, nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Học Tiếng Việt và sử dụng thành thạo các kỹ năng của Tiếng Việt mới là mục tiêu cần hướng tới. Để đạt được mục tiêu trên, phân môn Luyện từ và câu đã góp phần không nhỏ, ngoài việc củng cố về các mẫu câu và mở rộng vốn từ cho học sinh thì phân môn Luyện từ và câu còn giúp các em làm quen với các biện pháp tu từ, trong đó có biện pháp tu từ so sánh. Đây là mảng kiến thức rất mới và khó đối với học sinh lớp 3. Mặc dù có cấu trúc đơn giản và gần gũi với học sinh song nó lại là một hình thức, một phương diện diễn đạt nghệ thuật mà muốn có nó đòi hỏi chúng ta phải trải qua một quá trình tư duy - thao tác tư duy - tưởng tượng - liên tưởng - quan sát Muốn có được những điều kiện trên đòi hỏi con người càng có vốn kinh nghiệm sống bao nhiêu thì khả năng liên tưởng, tưởng tượng ra những hình ảnh so sánh càng phong phú ý vị và độc đáo bấy nhiêu. Nhưng việc dạy biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 hiện nay mới chỉ dừng ở việc giúp học sinh nhận biết sự thể hiện của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ, câu văn mà chưa phân tích tường minh ý nghĩa và tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ này trong văn nói, văn viết bởi chính giáo viên đôi khi cũng lúng túng khi dạy phần này vì hướng dẫn trong sách giáo viên rất tóm lược trong khi vốn hiểu biết của học sinh về từ ngữ còn hạn chế (học sinh đầu lớp 3 mới chỉ có vốn từ khoảng 300-380 từ) mà tiết học luyện từ và câu lớp 3 thường tích hợp nhiều mảng kiến thức trong một bài học nên giáo viên thường rất khó để dạy cho học sinh nắm vững, hiểu rõ và vận dụng được biện pháp tu từ so sánh vào việc nói và viết văn. Xuất phát từ thực tế trên, tôi trăn trở nghiên cứu tìm cách để nâng cao hiệu quả khi dạy mảng kiến thức này. Tôi vừa nghiên cứu vừa giảng dạy, vừa thử nghiệm vừa thực nghiệm và tôi thấy cách làm của tôi có hiệu quả rõ rệt. Tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình qua đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 nhận biết và vận dụng tốt phép tu từ so sánh” cho đồng nghiệp tham khảo và mong nhận được sự đóng góp ý kiến thêm để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. 1.2 Mục đích nghiên cứu: Đề tài đưa ra các biện pháp giúp học sinh có những kiến thức vững chắc về so sánh, góp phần bồi dưỡng và nâng cao năng lực diễn đạt cho học sinh, tạo điều kiện vững chắc cho các em học tốt môn Tiếng Việt ở lớp 3 và các lớp sau. 1.3 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giúp học sinh lớp 3 nhận biết và vận dụng tốt phép tu từ so sánh. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp điều tra, phân tích tổng hợp. 2. Phương pháp nghiên cứu lý luận (đọc, nghiên cứu tài liệu) 3. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm So sánh tu từ là công cụ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những phương diện nào đó của sự vật. Nhờ có so sánh chúng ta dễ dàng tri giác về đối tượng miêu tả một cách rõ nét hơn, hình ảnh hơn và cụ thể hơn. Bằng việc công khai đối chiếu hai đối tượng với nhau đã khơi gợi cho người đọc, người nghe tới một vùng liên tưởng mới tạo nên sự tri giác, sự nhận thức mới mẻ, bất ngờ và sinh động. Do vậy so sánh tu từ có hai chức năng: Chức năng nhận thức: Theo cơ chế của so sánh, A là cái được so sánh và B là cái được đem ra làm chuẩn của sự so sánh. Giữa A và B phải có nét tương đồng giống nhau. Nhờ B mà ta hiểu, ta cảm nhận được đặc điểm của A một cách rõ nét.[3] Như vậy so sánh giữ vai trò thể hiện đặc điểm của sự vật này qua sự vật khác dựa vào những nét tương đồng giống nhau giữa chúng. Nhờ đó mà người đọc, người nghe dễ dàng nhận thức được đối tượng miêu tả. Dân gian ta đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh một cách sáng tạo trong các thành ngữ, tục ngữ. Ví dụ: Nhanh như sóc; nhanh như chớp; nhanh như gió Gầy như cò hương; gầy như cá mắm; gầy như mèo hen Đẹp như tiên; hiền như bụt; béo như lợn; nhăn như khỉ Trong văn chương cũng vậy, các nhà văn luôn cố gắng phát hiện ra những nét giống nhau đến chính xác, bất ngờ, điều mà người ta không để ý, không nhận thấy để đem ra so sánh. Ví dụ: Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa (Truyện Kiều- Nguyễn Du) Nhờ tu từ so sánh, người ta có thể gửi tới người đọc, người nghe những thông điệp gần gũi nhất, những điều khó nói nhất và diễn tả được tinh tế sự ý vị của cuộc sống một cách dễ hiểu nhất. Đã có rất nhiều sự vật, hiện tượng hay phương diện, khía cạnh khác nhau của sự vật hiện tượng trong đời sống, ngôn ngữ được nhận thức bằng sự so sánh. Nhờ sức biểu đạt của so sánh mà cả những khái niệm trừu tượng nhất, những sắc thái tinh vi nhất cũng được nhận thức một cách dễ dàng. Chức năng biểu cảm- cảm xúc: So sánh tu từ ngoài chức năng nhận thức còn có chức năng biểu cảm- cảm xúc. Qua bất cứ một phép tu từ so sánh nào, người ta cũng có thể nhận ra lòng yêu ghét, ý khen chê, thái độ khẳng định hay phủ định của người nói với đối tượng được miêu tả [4]. Nhà thơ Tế Hanh đã sử dụng hình ảnh so sánh để diễn đạt tình yêu của mình đối với quê hương: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng Như vậy ngoài chức năng nhận thức so sánh còn mang chức năng biểu cảm- cảm xúc và chính chức năng này đã tạo nên những hình ảnh sống động, gợi cảm trong thơ ca, làm cho người đọc, người nghe thấy được giá trị cảm xúc lắng đọng trong đó. Cũng nhờ đó mà những khái niệm dù trừu tượng đến mấy cũng được hiểu hay cảm nhận một cách dễ dàng, cụ thể nhất. 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Sau nhiều năm được nhà trường phân công dạy lớp 3, tôi thấy việc dạy mảng kiến thức về so sánh còn tồn tại một số hạn chế cơ bản sau: 1.Về phía giáo viên: Giáo viên còn lúng túng trong việc nắm vững mức độ nội dung của từng bài cụ thể, dẫn đến việc dạy quá cao hoặc quá thấp so với chương trình. Giáo viên mới chỉ chú tâm vào việc dạy cho học sinh nhận biết phép tu từ so sánh mà chưa quan tâm nhiều tới việc dạy học sinh cách cảm nhận và vận dụng các kiến thức về so sánh vào việc nói và viết. Phần lớn giáo viên chỉ tổ chức cho học sinh luyện tập những bài tập trong sách giáo khoa, rất ít giáo viên sáng tạo ra các bài tập mới, các tình huống mới hay tạo ra hoàn cảnh sử dụng từ của học sinh. Tài liệu tham khảo dành cho giáo viên và học sinh chưa nhiều. Giáo viên hầu như chưa kết hợp lồng ghép dạy tích hợp kiến thức Luyện từ và câu với kiến thức Tập làm văn trong khi cái đích của việc đưa vào dạy biện pháp so sánh trong phân môn Luyện từ và câu là để học sinh biết vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống hàng ngày cũng như khi nói và viết văn. Vì vậy, học sinh học xong thường không biết và không có ý thức vận dụng những điều đã học vào các tình huống giao tiếp cụ thể, nhất là trong khi tạo lập văn bản. 2. Về phía học sinh Khi học xong, tôi trực tiếp kiểm tra một số học sinh của các lớp thì thấy các em nắm kiến thức chưa vững và sâu, có rất nhiều học sinh không nhận diện được hình ảnh so sánh không chứa từ so sánh như: Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao, Trường Sơn – chí lớn ông cha, Cửu Long – lòng mẹ bao la sóng trào, không chỉ được điểm giống nhau giữa các sự vật không gần gũi với với học sinh như: Ngôi nhà như trẻ nhỏ, ông hiền như hạt gạo, bà hiền như suối trong và phần lớn các em còn rất lúng túng khi tôi yêu cầu tạo lập một câu nói có hình ảnh so sánh hoặc viết đoạn văn có hình ảnh so sánh cho trước vv.Phần lớn học sinh lớp 3 chỉ biết thụ động với những hình ảnh so sánh có sẵn trong bài học hoặc trong chương trình chứ chưa thể nói và viết với những hình ảnh so sánh mà bản thân thấy trong cuộc sống thực tế. Vì nội dung dạy học về biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 nằm gọn trong chương trình học kì 1 nên hết học kì 1 năm học 2016 – 2017, tôi đã tiến hành khảo sát trình độ học sinh về việc nhận biết và vận dụng biện pháp tu từ so sánh Đề bài: Tìm các hình ảnh so sánh có trong đoạn văn sau và nêu được đặc điểm của sự vật được dùng để so sánh: Đêm mưa sao lẩn trốn Đèn vẫn sáng lưng trời Như mắt ai chờ đợi Nhấp nháy hoài không thôi 2. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 4 - 6 câu về kể đặc điểm của con vật nuôi mà em yêu thích, trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. Kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số Số học sinh viết được câu có hình ảnh so sánh theo chủ đề Số học sinh nêu được phương diện, đặc điểm so sánh Số học sinh nhận biết được hình ảnh so sánh có trong ngữ liệu. SL TL SL TL SL TL 3A 37 0 0 14 37.8% 23 62.2% 3B 35 0 0 15 42.8% 20 57.2% Kết quả trên cho thấy: Sau khi đã học xong kiến thức về biện pháp tu từ so sánh nhưng học sinh mới chỉ dừng ở việc nhận diện chứ chưa vận dụng nói và viết được. Như vậy, ý đồ của sách giáo khoa chưa thực hiện được. * Nguyên nhân: - Hệ thống bài tập đưa vào dạy cho học sinh chiếm lĩnh tri thức còn sơ sài. Các dạng bài tập chủ yếu là nhận diện ít có tính sáng tạo, đôi chỗ quá cao so với trình độ nhận thức của học sinh đại trà, chưa mang tính đồng đều và có ít yếu tố thực tiễn. - Sách giáo viên đôi chỗ còn giải thích sơ sài, quá tóm lược thậm chí chưa chính xác kiến thức (Ví dụ: Giải thích: “Hai bàn tay em” được so sánh “Như hoa đầu cành” vì cùng giống nhau ở đặc điểm “nhỏ, xinh” là chưa sát, mà sự giống nhau phải ở đặc điểm đặc điểm (bàn tay, bông hoa) cùng vươn lên từ cánh tay, cuống hoa, cùng xòe ra,, Như vậy, nếu chỉ giải thích với học sinh là hai sự vật (bàn tay, bông hoa) giống nhau ở đặc điểm nhỏ xinh thì học sinh chưa thể cảm nhận và hình dung được sự so sánh tường minh và có tác dụng như thế nào. 2. 3 Các biện pháp thực hiện Biện pháp 1: Nghiên cứu và nắm vững cấu trúc, nội dung chương trình sách giáo khoa, phân nhóm các dạng bài tập so sánh. a. Nội dung chương trình sách giáo khoa: Muốn giảng dạy tốt phần này thì việc đầu tiên người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung, chương trình sách giáo khoa để có phương pháp và kế hoạch dạy học. Tìm hiểu được chương trình Sách giáo khoa rồi, phân mảng nội dung kiến thức này để tìm phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất. Phân môn Luyện từ và câu lớp 3 được dạy 1tiết/1 tuần trong đó có 7 tiết dạy về So sánh (trong học kỳ I). Mục đích yêu cầu về nội dung, kiến thức mỗi tiết cũng nâng dần mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp học sinh từng bước nắm bắt, ghi nhớ và luyện tập theo mức độ nâng cao một cách có hiệu quả. Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 - Tập 1 dạy về So sánh gồm 7 tiết với các mô hình sau: + Mô hình 1: So sánh Sự vật - Sự vật + Mô hình 2: So sánh Sự vật - Con người + Mô hình 3: So sánh Hoạtđộng - Hoạt động + Mô hình 4: So sánh Âm thanh - Âm thanh [5] Yêu cầu và mức độ của mỗi tiết dạy được cụ thể hóa trong bảng sau: Tiết/tuần Nội dung Tiết 1 (Tuần 1) Học sinh bước đầu làm quen với biện pháp tu từ So sánh Tiết 2 (Tuần 3) Học sinh biết cách tìm những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn và nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong các câu văn đó . Tiết 3 (Tuần 5) Học sinh nắm bắt được kiểu so sánh: So sánh hơn kém, so sánh ngang bằng. Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu văn chưa có từ so sánh. Tiết 4 (Tuần 7) Học sinh tìm hiểu thêm một cách so sánh: so sánh sự vật với con người, con người với sự vật. Tiết 5 (Tuần10) Học sinh nắm bắt thêm cách so sánh: So sánh âm thanh với âm thanh. Tiết 6(Tuần 12) Học sinh biết cách so sánh hoạt động với hoạt động. Tiết 7(Tuần 15) Học sinh đặt được câu văn có hình ảnh so sánh. b. Các dạng bài tập về biện pháp So sánh: - Nhận biết những sự vật so sánh, những hình ảnh so sánh, những đặc điểm so sánh và những từ so sánh trong câu: Tiết 1, 2, 3, 4, 5, 6. - Cảm nhận và nêu tác dụng của so sánh, tập đặt câu có sử dụng phép so sánh: Tiết 7 Như vậy, mỗi tiết học về so sánh có yêu cầu khác nhau. Tiết học sau đòi hỏi kiến thức cao hơn tiết học trước, mỗi tiết học cung cấp một mảng kiến thức, một dạng bài tập. Tất cả các tiết đều là một vòng xoáy trôn ốc xung quanh phép tu từ so sánh [6]. * Một số yêu cầu cơ bản khi dạy So sánh Học sinh Tiểu học với nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng nên việc hướng dẫn các em tìm hiểu những biện pháp tu từ không phải là dễ. Bởi vậy, khi dạy phép so sánh trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh, tôi đã chú ý đến những yêu cầu cơ bản sau: - Sử dụng đồ dùng trực quan và thông qua các ví dụ cụ thể để dẫn dắt học sinh dần dần hiểu, nắm bắt, vận dụng biện pháp tu từ so sánh theo mức độ từ dễđến khó, từ đơn giản đến phức tạp để từ đó nâng dần khả năng tư duy, óc sáng tạo cho học sinh. - Thông qua các bài tập nhận biết, học sinh được luyện tập và vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong khi nói và viết. Bên cạnh đó, học sinh còn cần được tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật để biết cách cảm thụ cái hay, cái đẹp của thơ văn. Biện pháp 2: Giáo viên cần nắm vững khái niệm, cấu trúc của phép tu từ so sánh Để dạy tốt kiến thức về so sánh thì người giáo viên phải nắm vững kiến thức về phong cách học nói chung và phép so sánh tu từ nói riêng. Ngoài việc lấy kiến thức trong Sách giáo khoa làm nền tảng, người giáo viên cần phải hiểu được ý tưởng của tiết học để lồng ghép, nâng cao và thực tiễn các kiến thức đó cho học sinh một cách trực quan nhất. 2.1 Khái niệm: So sánh tu từ là biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu các sự vật với nhau miễn là giữa các sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc và người nghe. Khi so sánh phải có ít nhất hai sự vật trở lên. Trong đó có sự vật so sánh (A) và sự vật được so sánh (B). Hai sự vật này phải có ít nhất một nét tương đồng. [7] Hiệu quả của phép tu từ so sánh là gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ. Làm cho người đọc, người nghe dễ nhận ra cái tương đồng của hai sự vật ấy. 2.2. Phân biệt sự khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh logic: So sánh logic là một biện pháp nhận thức trong tư duy của con người, là việc đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự giống nhau và khác biệt giữa chúng. Ví dụ: Cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội mình thế! Cơ sở của phép so sánh logic dựa trên tính đồng nhất, đồng loại của các sự vật hiện tượng và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai hay nhiều đối tượng. Trong ví dụ: Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng. Ở ví dụ trên “bà” được ví như “quả ngọt” đã chín, bà càng có tuổi thì kinh nghiệm, vốn sống và tình cảm của bà càng sâu sắc, càng ngọt ngào như quả chín trên cây. Với sự so sánh này, người cháu đã thể hiện được tình cảm yêu thương, quý trọng của mình đối với bà. Như vậy, so sánh tu từ học và so sánh logic khác nhau ở 3 yếu tố: - Tính hình tượng - Tính biểu cảm - Tính dị loại (không cùng loại) của các sự vật. 2.3. Cấu trúc của phép so sánh tu từ: Về cấu trúc đầy đủ của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố: Đối tượng được so sánh Phương diện, đặc điểm so sánh Từ so sánh Đối tượng đưa ra để làm chuẩn so sánh (1) Mây (2) trắng (3) như (4) Bông Trong đó : - Yếu tố (1) là cái so sánh, đây là yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực. - Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng thái của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trò nêu rõ phương diện so sánh. - Yếu tố (3) là mức độ so sánh thường được diễn ra ở mức độ ngang bằng nhau. Ngoài từ“ như” còn có các từ “ tựa”, “ tựa như”, “ giống như”, “ là”, “như là”, “ như thể”; so sánh hơn kém như từ “ hơn”, “ chẳng bằng” - Yếu tố (4) là cái được so sánh, tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh. Theo cấu trúc như trên, đối tượng được so sánh và đối tượng đưa ra để làm chuẩn so sánh có thể là sự vật, con người, âm thanh, đặc điểm, hoạt động Dựa vào cấu trúc có thể chia ra các dạng so sánh sau: * Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ cả 4 yếu tố: Ví dụ: Trăng tròn như cái đĩa. 1 2 3 4 * Dạng 2: Phép so sánh vắng yếu tố (2) So sánh vắng yếu tố (2) còn gọi là so sánh chìm, tức là không có cơ sở so sánh. Khi bớt cơ sở so sánh thì phần thuyết minh miêu tả cái được so sánh sẽ rõ ràng hơn. Nó còn tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi, phát huy sự sáng tạo của người đọc, người nghe hơn là so sánh có đủ 4 yếu tố. Dạng so sánh này kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nét giống nhau giữa 2 đối tượng ở 2 vế và từ đó nhận ra đặc điểm của đối tượng được miêu tả. Khi dạy học dạng này, học sinh sẽ phải tự tìm cơ sở so sánh phù hợp với các yếu tố còn lại. Ví dụ: Đẹp như tiên. 1 3 4 * Dạng 3: Phép so sánh vắng yếu tố (2) và (3) Đây là dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so sánh.Trong trường hợp này yếu tố (2) và yếu tố (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi. Ví dụ: Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh. Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã dùng chỗ ngắt giọng (được ghi lại bằng dấu gạch ngang) và đối chọi (giữa quả dừa và tàu dừa) để tạo nên một hình thức so sánh có âm điệu nhịp nhàng. Không cần phải yếu tố (2) và (3) nhưng vẫn chỉ ra được các sự vật được so sánh với nhau. Với dạng này GV cần khắc sâu để học sinh biết cách đọc làm rõ được hai yếu tố so sánh. Trong so sánh tu từ, còn có hình thức kết hợp một vế so sánh, một đối tượng so sánh với nhiều đối tượng được so sánh. Ví dụ: Người là cha, là bác, là anh. Dựa vào mặt ngữ nghĩa thì so sánh tu từ có 2 kiểu: so sánh ngang bằng và so sánh hơn - kém. + Kiểu so sánh ngang bằng. Đây là kiểu so sánh phổ biến thường dùng từ “ như”, “ là”, “tựa”, “ tựa như” để làm từ so sánh. Kiểu so sánh này được dùng nhiều trong nói, viết văn bản cũng như trong thực tiễn. Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. + Kiểu so sánh hơn- kém Đây là kiểu so sánh luôn gắn với từ hơn: khỏe hơn, đẹp hơn hoặc chẳng bằng. Ví dụ: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Những ví dụ trên cho ta thấy các đối tượng được đưa ra để so sánh khác nhau về bản chất. Nhưng do một cách nhìn đặc biệt, các đối tượng vốn là khác loại, khác bản chất có thể chuyển hóa được cho nhau, có những đặc điểm, những nét giống nhau. Vậy so sánh tu từ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đ
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_nhan_biet_va_van_dung_t.docx