Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi B1 ở trường mầm non Nga An

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi B1 ở trường mầm non Nga An

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là việc làm rất quan trọng và cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ từ lứa tuổi mầm non cho đến lứa tuổi học đường.[1]

Trong quá trình phát triển nhân cách, nếu các kỹ năng sống sớm được hình thành và phát triển thì con người sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng phòng ngừa, ứng phó với các tình huống, nguy cơ và biết tự khẳng định mình trong cuộc sống.

Trẻ mầm non đang trong giai đoạn học tập, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách. Trí nhớ của trẻ mầm non trong giai đoạn này là trực quan hình tượng. Sở dĩ trẻ nhớ được là do trẻ đã được trải nghiệm, được nhìn thấy. Chính vì vậy, giáo viên nói riêng và người lớn nói chung luôn phải gương mẫu, dạy cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi nhằm hình thành cho trẻ những kỹ năng sống ban đầu.[2]

Với ý nghĩa và tầm quan trong đó. Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành chỉ thị số 40/ 2008/CT- BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”[3] trong đó có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Mặc dù đã được triển khai và đưa các nội dung này vào thực hiện từ năm học 2010 – 2011 đây là năm đầu tiên ngành học mầm non chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

 

doc 28 trang thuychi01 10212
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi B1 ở trường mầm non Nga An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC 
KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI B1 
Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA AN
Người thực hiện: Hoàng Thị Mến
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga An
SKKN lĩnh vực: Chuyên môn 
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
A. MỞ ĐẦU
1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 
2
B. NÔI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
2
1. Thuận lợi.
2
2. Khó khăn.
3
3. Kết quả của thực trạng:
3
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
1: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
4
2 Xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong các chủ đề GD.
5
3. Tạo môi trường giáo dục dạy trẻ kĩ năng sống
7
4. Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ vào các hoạt động.
8
5. Giáo dục kĩ năng sống thông qua ngày hội, ngày lễ và các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong trường, lớp
11
6. Làm gương và khích lệ.
12
7: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ:
13
8. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
13
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
15
C. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
16
1. Kết luận.
16
2. Ý kiến đề xuất 
17
Tài liệu tham khảo
19
Danh mục các đề tài sáng kiến đã được hội đồng đánh giá xếp loại
21
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là việc làm rất quan trọng và cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ từ lứa tuổi mầm non cho đến lứa tuổi học đường.[1]
Trong quá trình phát triển nhân cách, nếu các kỹ năng sống sớm được hình thành và phát triển thì con người sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng phòng ngừa, ứng phó với các tình huống, nguy cơ và biết tự khẳng định mình trong cuộc sống. 
Trẻ mầm non đang trong giai đoạn học tập, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách. Trí nhớ của trẻ mầm non trong giai đoạn này là trực quan hình tượng. Sở dĩ trẻ nhớ được là do trẻ đã được trải nghiệm, được nhìn thấy. Chính vì vậy, giáo viên nói riêng và người lớn nói chung luôn phải gương mẫu, dạy cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi nhằm hình thành cho trẻ những kỹ năng sống ban đầu.[2]
Với ý nghĩa và tầm quan trong đó. Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành chỉ thị số 40/ 2008/CT- BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào 
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”[3] trong đó có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Mặc dù đã được triển khai và đưa các nội dung này vào thực hiện từ năm học 2010 – 2011 đây là năm đầu tiên ngành học mầm non chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Trải qua những năm thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Bản thân tôi nhận thấy đây là nội dung hết sức quan trọng và cần thiết. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách. Việc làm quen với các hoạt động về kỹ năng sống như: Giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, giải quyết các vấn đề liên quan trong cuộc sống sẽ giúp trẻ tự tin, chủ động và biết xử lý mọi tình huống trong cuộc sống và điều quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo biết phát huy thế mạnh của mình. Giáo dục trẻ tự tin khẳng định bản thân, rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. [4]
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vấn đề này vẫn chưa được chú trọng tại các trường mầm non. Nhiều giáo viên, phụ huynh chưa nhận thức rõ về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Vì thế, có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng sống: Trẻ sống thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi B1 ở trường mầm non Nga An” nhằm góp phần giáo dục phát triển toàn diện nhân cách trẻ. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU	
Nghiên cứu lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống nhằm tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi lớp B1 tại trường mầm non Nga An
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu mọi thông tin có liên quan đến đề tài để nắm chắc kiến thức cơ bản nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
- Phương pháp thực hành trải nghiệm tại nhóm lớp.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
B. NÔI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết nhu cầu học để biết, học để làm, học để chung sống với người khác, học để làm người đang là một trong những vấn đề then chốt của giáo dục hiện nay [5]. Xu hướng giáo dục thế giới đang quan tâm đến việc trang bị cho thế hệ trẻ kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử hiệu quả trước những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày để trẻ tự biết bảo vệ mình, biết giải quyết các vấn đề xã hội. Đồng thời hướng đến một môi trường giáo dục hài hòa, thân thiện cho trẻ trên cơ sở các giá trị cuộc sống.[6]
Đối với trẻ mầm non, là “Điểm khởi đầu” của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là quan trọng và rất cần thiết. Bởi trẻ đang chập chững bước những bước đi đầu tiên vào đời, đang từng bước “Học làm người”. Nếu các kỹ năng sớm được hình thành thì trẻ sẽ có nhân cách phát triển toàn diện và bền vững. Có nhiều công trình khoa học đã chứng minh rằng: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ lúc đầu đời là chìa khoá thành công cho tương lai của mỗi đứa trẻ.[7]
Nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng tự kiểm soát, thể hiện các cảm xúc, biết cách ứng xử phù hợp với yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập và cuộc sống của trẻ. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội.[8]
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, giáo dục kỹ năng sống đang là nhu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ và đối với trẻ mầm non. Giáo dục kỹ năng sống nhằm tăng sức đề kháng, tăng năng lực cho trẻ hôm nay và vững bước trong tương lai. Ở mỗi lứa tuổi, mỗi thời kỳ, trẻ có những đặc điểm tăng trưởng và phát triển khác biệt mang tính chất phức tạp riêng của nó. Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lớp tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
1.Thuận lợi: 
- Nga An là một xã nằm ở phái bắc của Huyện Nga Sơn với tổng diện tích là 928,53 ha với hơn 9031 nhân khẩu. Trường mầm non Nga An là trường vừa mới được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ II tháng 4 năm 2017. Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ luôn tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ. 
 	- BGH nhà trường luôn có kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và chỉ đạo đến toàn bộ cán bộ, giáo viên, các nhóm lớp.
- Lớp đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu theo thông tư số 02/2010/TT- BGDĐT ngày 11/ 02/ 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
- Giáo viên có trình độ Đại học sư phạm mầm non, được tập huấn về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, có đủ các tài liệu hướng dẫn về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Các cháu đến trường đều ngoan ngoãn ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ, biết nghe lời cô giáo.
- Phụ huynh quan tâm đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
- Phụ huynh học sinh có nhận thức đúng đắn về bậc học mầm non.
2. Khó khăn
- Trẻ ở trường mầm non Nga An phần lớn các cháu ở nhà với ông bà trong coi bố mẹ đi làm nên các kỹ năng tự phục vụ bản thân như: Tự cởi – Mặc quần áo, chải tóc, đánh răng, sử dụng nhà vệ sinh, xếp gọn đồ dùng cá nhân, đồ dùng trong lớp, của trẻ hầu hết đều chưa tốt.
- Trẻ chưa biết tự bảo vệ mình trước những tình huống nguy hiểm và nơi nguy hiểm.
- Chưa nhận biết hết giá trị bản thân, thiếu sự thông cảm và chia sẻ với những người xung quanh khi gặp khó khăn hay cần sự giúp đỡ.
- Trong giao tiếp còn thiếu tự tin, khả năng thuyết phục và thương thuyết còn yếu: Nói nhỏ, nói trống không, chưa biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
- Phụ huynh ít quan tâm đến nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
3. Kết quả của thực trạng:
Với thực trạng trên, qua việc khảo sát các kỹ năng sống đầu năm trên trẻ tại lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi cho kết quả như sau :
* Khảo sát chất lượng trên trẻ đầu năm:
STT
ST
khảosát
Nội dung khảo sát
Kết quả
1
30
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Kỹ năng giao tiếp lịch sự lễ phép.
8
26,6
7
23,3
8
26,6
7
23,3
2
30
Kỹ năng phục vụ chăm sóc bản thân.
7
23,3
7
23,3
9
25
7
23,3
3
30
Kỹ năng tuân thủ quy tắc xã hội.
7
23,3
8
26,6
10
33,3
5
16,6
4
30
Kỹ năng hợp tác.
6
20
8
26,6
9
30
7
23,3
5
30
Kỹ năng ứng xử phù hợp với người xung quanh.
7
25
7
25
9
25
7
2
Đứng trước tình hình thực trạng trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tạo cơ hội để trẻ vận dụng kiến thức kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống, để những kỹ năng đó trở thành thuộc tính vững chắc trong nhân cách trẻ.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi được tốt thì trước tiên cô phải nắm vững phương pháp, biện pháp và cách thức tổ chức một hoạt động.
Trước hết để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được tốt thì cô phải là người nắm vững phương pháp về lí luận diễn giải, đàm thoại, cách thức quan sát bên cạnh đó cần có lời nói diễn cảm, thuyết phục. Đó là phương pháp chính giúp trẻ Mầm non hiểu được kỹ năng sống như thế nào cho phù hợp.
Tôi phải học hỏi bạn bè nghiên cứu kĩ chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi thường xuyên học tập trên các phương tiện thông tin đại chúng, xem sách báo về những vấn đề có liên quan đến ứng dụng một số kiến thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Thường xuyên tự rèn luyện để có năng lực, kĩ năng vận dụng thành thạo và sáng tạo trong các hoạt động. Tôi luyện tâp phương pháp nói chuẩn nói diễn cảm thu hút trẻ vào hoạt động, đưa ra những câu hỏi gợi mở để trẻ thích thú tìm tòi và khám phá về những điều mới lạ trong cuộc sống., thiên nhiên, xã hội. Trong hoạt động tạo điều kiện cho trẻ được nhìn, được sờ mó đồ vật biết các kỹ năng sông cơ bản khi gặp một hiện tượng đơn giản. Vai trò của người giáo viên đó là trở thành người hướng dẫn và tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động nhưng yêu cầu trong hoạt động vẫn phải đảm bảo về nội dung nguyên tắc.
Khi trao đổi với trẻ về nội dung trong bài tôi phải chân thành và cởi mở để làm cầu nối giữa trẻ với bài học bởi trẻ vẫn chưa am hiểu về môi trường sông xung quanh mình, tư duy vẫn còn non nớt vì thế cô là người có ảnh hưởng lớn đến trẻ.
Khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi cố gắng sử dụng hết ngôn từ mình có để diễn giải cho trẻ hiểu về đặc điểm, hình dáng, công dụng của đồ vật, cây cối, hoa quả, con vật, sử dụng những đồ dùng trực quan sống động để trẻ thích thú và yêu quý hoạt động hơn hơn.
Qua việc học hỏi và nắm bắt được cách thức tổ chức một hoạt động hoc như trên mà mỗi khi bước lên lớp tôi thấy trẻ tự tin hoạt động hơn.
2. Xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong các chủ đề giáo dục.
Để thực hiện tốt nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được tốt thì ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống phù hợp với chủ đề giáo dục cụ thể như sau:
TT
Chủ đề
Nội dung giáo dục
1
-Trường mầm non
- Dạy trẻ các kỹ năng giao tiếp chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn bè, vui vẻ, thân thiện, lắng nghe bạn, nêu ý kiến, chia sẻ thông tin và giúp đỡ bạn khi cần thiết, cùng bạn hoàn thành công việc đơn giản, biết cách xử lí khi ngã, bỏng, đứt tay, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
2
- Bản thân
- Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân: 
Ví dụ: Tự mặc, cởi quần áo, cách sử dụng nhà vệ sinh, vệ sinh các nhân, cách ăn uống, mặc trang phục phù hợp với thời tiết, sống gọn gàng, ngăn nắp. Dạy trẻ các kỹ năng biết tự bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm như: Không chơi đồ vật nguy hiểm, không làm một số việc gây nguy hiểm, không làm một số việc gây nguy hiểm, không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm, không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép, biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm. Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân: tên, tuổi, khả năng, sở thích, ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân, sử dụng lời nói rõ ràng, mạch lạc để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân, tự tin trước tập thể.
3
- Gia đình
- Dạy trẻ kĩ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh: 
+ Lễ phép với người trên, quan tâm và nhường nhịn em nhỏ, quan tâm, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức, biết quy tắc khi giao tiếp
+ Trò chuyện lễ phép, thân mật, chơi vui vẻ với bạn, không quậy phá, làm ồn, không tự ý sử dụng, di chuyển đồ đạc của chủ nhà, nhận biết và thể hiện cảm xúc, chia sẻ, đồng cảm.
4
- Nghề nghiệp
- Dạy trẻ yêu thích các nghề, có mơ ước, lựa chọn nghề trong tương lái, kỹ năng làm việc theo nhóm, tuân thủ sự phân công, phối hợp với bạn để hoàn thành công việc chung, khả năng sang tạo, diễn đạt ý tưởng, kỹ năng sử lý tình huống.
5
- Phương tiện giao thông
- Dạy trẻ kĩ năng tuân thủ một số phương tiện GT: 
+ Đi bộ trên vỉa hè, đi bên phải đường, đi theo tín hiệu giao thông, không chơi dưới lòng đường.
+ Hành vi văn hóa nơi công cộng: đi nhẹ, nói khẽ, không chen lấn xô đẩy, chờ đến lượt.
6
- Thế giới động vật
- Dạy trẻ kỹ năng chăm sóc và bảo vệ các con vật. Kỹ năng phòng tránh khi gặp nguy hiểm
7
- Thế giới thực vật
- Dạy trẻ kỹ năng trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường.
8
- Nước và các hiện tượng tự nhiên
- Dạy trẻ kỹ năng phòng tránh đuối nước, ngăn ngừa phòng chống thảm họa thiên tai.
9
Quê hương – Đất nước – Bác Hồ
- Dạy trẻ kính yêu Bác Hô, quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước, giữ gìn, bảo vệ môi trường.
Khi xây dựng xong kế hoạch tôi trình lên Ban giám hiệu góp ý và phê duyệt. Sau đó trong quá trình thực hiện các chủ đề tôi căn cứ vào các nội dung đã xây dựng để khéo léo lồng ghép tích hợp vào các hoạt động giáo dục và mọi lúc mọi nơi.
* Kết quả: Tôi đã xây dựng được kế hoạch và chủ động hơn trong việc thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Từ đó giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được giáo dục thường xuyên hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
3. Tạo môi trường thân thiện nhằm giáo dục dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ.
Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả tốt thì việc tạo cơ hội cho trẻ được cảm nhận tiếp xúc với môi trường xung quanh, các hiện tượng sự vật là rất cần thiết vì vậy xây dựng môi trường dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết là điều tôi luôn chú trọng.
Ngay đầu năm học, tôi đã vận động phụ huynh và trẻ cùng tham gia làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp nhằm giúp trẻ lĩnh hội, khám phá, tìm tòi và phục vụ cho quá trình học tập của trẻ. Chẳng hạn tôi vận động phụ huynh cùng tìm kiếm, sưu tầm sách báo cũ, tranh ảnh các loại để xây dựng góc thư viện. Bên cạch đó, trong lớp tôi luôn tận dụng diện tích phòng học xây dựng góc thư viện, góc kể chuyện cùng bé yêu...chú ý bố trí, sắp xếp các học cụ đội hình để tạo môi trường học tập thoải mái cho trẻ. Tạo cho trẻ có kỹ năng sống ngăn nắp gọn gàng.
Những hình ảnh tôi luôn trang trí ở những nơi thuận tiện cho phụ huynh dễ đọc như các bức tường, Góc tuyên truyền với phụ huynh; Bên ngoài nhóm lớp là các khẩu hiệu nhắc nhở giáo viên, người lớn phải gương mẫu như: “Yêu thương, tôn trọng trẻ, giữ lời hứa với trẻ”; “Mỗi cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học, tự sáng tạo” bằng chính hình ảnh của cô và trẻ, đặc biệt chú ý đưa hình ảnh đẹp của các trẻ có những hành vi tốt, văn minh để từ đó giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi, giúp trẻ thể hiện bản thân và luôn biết giữ gìn, học tập là điều kiện để khen ngợi sự cố gắng của trẻ.
Hay để trẻ có kỹ năng, thói quen tốt trong giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ tôi đã xây dựng góc thao tác vệ sinh với tên gọi “Bảo vệ nụ cười bé yêu” trong đó sắp xếp các đồ dùng vệ sinh cá nhân để trẻ dễ thấy, dễ lấy khi làm vệ sinh cá nhân cho mình.
- Nhằm tạo môi trường giúp giáo viên và các bậc cha mẹ tăng cường đọc sách cho con trẻ nhà trường có trang bị đặt mua đóng các giá sách và đầu tư các loại sách thư viện - Nhất là các loại truyện tranh - Tại khu vực trước sảnh đón trả trẻ nơi dễ tập trung chú ý, trang trí đẹp với nhiều tên gọi khác nhau theo chủ đề : “Thư viện trừơng mầm non”; Tủ sách gia đình của bé”; “Muốn cho bé khoẻ, bé ngoan” “Đọc sách cùng Bé”. Khuyến khích giáo viên, các bậc cha mẹ tăng cường đọc sách cho trẻ nghe. Đặc biệt khuyến khích trẻ xem tranh truyện có các hành vi đẹp để trẻ thảo luận về hành vi trong mỗi bức tranh, để duy trì, bổ sung nhu cầu đọc sách của trẻ, giáo viên các nhóm lớp cũng đã vận động phụ huynh thường xuyên tặng sách cho lớp để trang bị thêm góc thư viện.
(Kèm theo hình ảnh 1, 2:
 Xây dựng góc vệ sinh cá nhân, góc kể chuyện cùng bé yêu)
* Kết quả: 
Kẻ vẽ, trang trí được 2 khẩu hiệu tuyên truyền về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trang bị được 2 bảng thông tin tuyên truyền đặt ở vị trí thuận tiện để Phụ huynh quan sát. Trang bị cho lớp 1 tủ sách và 15 cuốn tài liệu, truyện tranh có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
4. Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động. 
Giáo dục kỹ năng sống thường không được tổ chức thành một giờ riêng biệt mà nó được thực hiện lồng ghép tích hợp các nội dung vào các hoạt động khác trong ngày. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo tất cả giáo viên chủ động lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các chủ đề, các thời điểm hoạt động trong một ngày một cách nhẹ nhàng linh hoạt sáng tạo mà không ảnh hưởng tới nội dung chính cần chuyển tải.
* Thông qua hoạt động đón - Trả trẻ.
Để trẻ có kỹ năng giao tiếp, lịch sự, lễ phép, thân thiện, gần gũi: Tôi giáo dục trẻ bằng cách gần gũi, thân mật khéo léo như: 
+ Đối với trẻ mới đến lớp: Cô chào Bảo Dương, Bảo Dương chào cô giáo chưa nhỉ? Hôm nay Bảo Dương có áo đẹp quá. Ai mua cho con? Đi học về Bảo Dương đã chào ông bà, bố mẹ chưa con?. Từ đó tạo cảm giác thân thiện để trẻ trả lời và giao tiếp với cô.
+ Đối với trẻ cũ: Cô nhắc nhở trẻ chào cô giáo, chào phụ huynh và nhắc trẻ cất ba lô vào nơi quy định
Ngoài ra tôi cho tre xem tranh ảnh và trò chuyện với trẻ về các mối quan hệ trong xã hội, trong đời sống hằng ngày để trẻ biết và học theo.
Ví dụ: Ở chủ đề “Gia đình” tôi cho trẻ xem đoạn Video Clip mà tôi đã chuẩn bị về các thành viên trong gia đình như: Ông bà, bố mẹ, con cái. Sau đó giới thiệu cho trẻ biết tên gọi, giới tính, các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Từ đó giáo dục trẻ biết kính trọng ông bà, cha mẹ, biết ơn, lễ phép với người lớn và những người xung quanh.
Ngoài ra tôi còn cho trẻ kể tên các thành viên trong gia đình, các công việc của mỗi người để góp phần làm tăng vốn hiểu biết phong phú về các mối quan hệ trong xã hội.
* Thông qua hoạt động học.
Trong thực tế thực hiện giảng dạy khi đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào một cách dễ dàng song cũng có các hoạt động khi đưa n

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao_4_5.doc