Một số biện nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 5 ở trường tiêu học mô hình “Trường tiểu học mới VNEN”

Một số biện nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 5 ở trường tiêu học mô hình “Trường tiểu học mới VNEN”

Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu tạo tiên đề cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.

Giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác mà khi lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh không duy trì tốt được. Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.

Trong những năm học gần đây, trường Tiểu học Hưng Lộc I đang thực nghiệm dự án mô hình “ Trường tiểu học mới VNEN”. Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp tôi thấy rằng, để mô hình vận dụng thành công, hiệu quả thì ngoài việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chúng ta cần quan tâm sâu sắc đến yếu tố con người, trong đó có vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Bởi giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người quản lý, điều hành, hướng dẫn học sinh hoạt động một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo nên một môi trường lớp học sôi động, thân thiện, hiệu quả.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Một số biện nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 5 ở trường tiêu học mô hình “ Trường tiểu học mới VNEN” góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong trường Tiểu học.

 

doc 20 trang thuychi01 27954
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 5 ở trường tiêu học mô hình “Trường tiểu học mới VNEN”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu tạo tiên đề cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác mà khi lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh không duy trì tốt được. Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên. 
Trong những năm học gần đây, trường Tiểu học Hưng Lộc I đang thực nghiệm dự án mô hình “ Trường tiểu học mới VNEN”. Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp tôi thấy rằng, để mô hình vận dụng thành công, hiệu quả thì ngoài việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chúng ta cần quan tâm sâu sắc đến yếu tố con người, trong đó có vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Bởi giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người quản lý, điều hành, hướng dẫn học sinh hoạt động một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo nên một môi trường lớp học sôi động, thân thiện, hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Một số biện nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 5 ở trường tiêu học mô hình “ Trường tiểu học mới VNEN” góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong trường Tiểu học.	
1.2 Mục đích nghiên cứu:
 - Ghi lại những biện pháp mình đã làm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.
 - Chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp. 
 - Tìm ra những biện pháp dạy học hữu hiệu giúp học sinh nâng cao được phẩm chất và năng lực, hình thành nhân cách tốt. 
 -Bản thân rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Các năng lực, phẩm chất được tập trung rèn luyện trong trường Tiểu học.
- Học sinh lớp 5C trương Tiểu học Hưng Lộc I
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp điều tra.	
	- Phương pháp trắc nghiệm.
	- Phương pháp đàm thoại.
	- Phương pháp thực nghiệm.
	- Phương pháp quan sát.
	- Phương pháp nêu gương.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
	Trường học VNEN là nơi học sinh cùng học tập để lĩnh hội những kiến thức liên quan mật thiết đến cuộc sống của các em . Ở đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và khích lệ các em trong việc tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, hình thành phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử dân chủ bình đẳng. Ở đó, phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc chăm sóc và giáo dục con em mình. Mô hình trường học mới tập trung vào đổi mới sư phạm : đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp đánh giá, đổi mới phương pháp tổ chức lớp học. Để thực hiện những mục tiêu về giáo dục con người mà ở đây là học sinh thì người giáo viên chủ nhiệm phải xác định rõ được yêu cầu và nhiệm vụ của mình.	
 Trong mỗi đơn vị trường học có các đơn vị nhỏ hơn, đó là lớp. Mỗi đơn vị lớp hoạt động tốt, tự hoàn thiện mình sẽ góp phần thúc đẩy lẫn nhau tạo biến đổi về chất lượng trong nhà trường. Nhờ đó mà nhà trường phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Nhiệm vụ trung tâm của nhà trường là dạy và học đó cũng là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm. Chất lượng dạy và học của nhà trường được thể hiện ở chất lượng của mỗi lớp và mỗi giáo viên. Không những thế mà giáo viên chủ nhiệm còn phải rèn luyện cho học sinh về mặt đạo đức cũng như các mặt hoạt động khác.	
	Như vậy vấn đề giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện là nhiệm vụ hàng đầu biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực. Giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường mà người thực hiện nhiệm vụ này chính là giáo viên chủ nhiệm lớp.	
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dung sáng kiến kinh nghiệm:	
* Về phía giáo viên 
Ưu điểm: Giáo viên xác định và làm tốt vai trò của một giáo viên chủ nhiệm lớp. Có quan tâm tìm hiểu các đối tượng học sinh, vừa dạy vừa dỗ, quan tâm tới đặc điểm tâm sinh lý học sinh, một số giáo viên được học sinh tin yêu, quý mến.
Tồn tại: Một số giáo viên còn hời hợt trong việc tạo mối quan hệ với học sinh, còn giữ khoảng cách người dạy – người học, chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức mà chưa tìm tòi các biện pháp để nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh. Khâu đánh giá cuối kì, cuối năm, giáo viên thực hiện nghiêm túc, chính xác.
*Về phía học sinh: 
Ưu điểm: -Tôi nhận thấy học sinh đã phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Nhiều em đã phát huy tốt các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học. Nhiều em nâng cao được tinh thần trách nhiệm và biết phấn đấu làm chủ quá trình học tập của mình.
Tồn tại: Không phải học sinh nào cũng phù hợp để tham gia mô hình này. Với những em có lực học chưa tốt, tiếp thu chậm thì việc để các em tự học để theo kịp các bạn trong nhóm là khá vất vả. Năng lực hướng dẫn, giảng giải bài giúp bạn của các nhóm trưởng cũng như của các thành viên trong nhóm hạn chế thì giáo viên phải tham gia trợ giúp cho những em có lực học chưa tốt ở các nhóm trở nên vất vả bội phần. 
Năm học 2017 - 2018, lớp tôi có tổng số 26 học sinh. Trong đó có 12 em nữ, 14 em nam đa số các em sinh ra ở nông thôn, bố mẹ đều làm nông nghiệp nên khả năng giao tiếp, các kỹ năng xã hội còn hạn chế. Nhiều em còn rất nhút nhát, chưa mạnh dạn trong mọi hoạt động. Có những em có hoàn cảnh khó khăn nên không có góc học tập ở nhà, đi học về là vứt sách vở lung tung, đến lớp thì thường xuyên quên đồ dùng học tậpBao nhiêu chuyện rắc rối, bao nhiêu tình huống khó xử khiến tôi phải đau đầu. 
 Từ những thực trạng trên, đầu năm học 2017 - 2018 tôi đã tiến hành khảo sát về các năng lực, phẩm chất của học sinh. Đánh giá ở mức độ Đạt trở lên, tôi thu được kết quả như sau: 
Sĩ số
Các năng lực
Các phẩm chất
Tự phục
vụ, tự
quản
Giao tiếp, hợp tác
Tự học và giải quyết vấn đề
Chăm học,
chăm làm,
tích cực
tham gia
hoạt động
giáo dục
Tự tin, tự trọng, tự
chịu trách
nhiệm
Trung thực, kỷ
luật, đoàn kết
Yêu gia
đình, bạn bè
và những người khác
TS
%
TS
%
TS
%
TS
 % 
TS
%
TS
%
TS
%
26
16
61,5
17
65,4
16
61,5
20
76,9
19
73,1
20
76,9
22
84.6
Như vậy qua khảo sát đầu năm thì số lượng học sinh phát triển tốt các năng lực, phẩm chất vẫn còn hạn chế. Để khắc phục tình trạng này tôi đã tìm ra một số giải pháp nhằm phát triển các năng lực, phẩm chất cho các em.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:	
*Giải pháp 1: Nắm bắt đầy đủ thông tin về học sinh
 Để nắm được tình hình cụ thể của từng học sinh, ngay từ những ngày đầu nhận lớp, tôi xem xét hồ sơ, lý lịch của từng học sinh. đặc biệt chú ý đến nhận xét của giáo viên chủ nhiệm ở những năm trước để nắm bắt tình hình của lớp và của từng học sinh. đồng thời tôi hỏi học sinh bố mẹ làm nghề gì? bố mẹ có nhà hay không có nhà?, gia đình thuộc hộ ngèo hay cận nghèo? nhà em ở nhà cao tầng hay nhà tranh tre? Ngoài ra, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và yêu cầu các em điền đầy đủ các thông tin trong phiếu: 
PHIẾU THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên:....Nam:.......Nữ:..
2. Số anh ( chị ) em trong gia đình: .Con thứ mấy trong gia đình:......
3. Hoàn cảnh gia đình ( khá giả, đủ ăn, nghèo, cận nghèo)..................................... 
4. Kết quả học tập năm lớp 4: ................................................................................
5.Môn học yêu thích:............................................................................................. 6. Môn học cảm thấy khó:.......................................................................................
7. Góc học tập ở nhà: (Có, không).........................................................................
8. Sở thích:...............................................................................................................
9. Địa chỉ gia đình: Thôn:....................................Xã...
10. Số điện thoại của gia đình:................................................................................ 
Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 
Nắm hồ sơ lý lịch là bước đầu, bên cạnh đó từng ngày, từng giờ tôi làm quen với các em đi sâu đi sát thực tế để tìm hiểu điểm tốt, mặt hạn chế của học sinh.
Ví dụ: Ở lớp 5C, qua điều tra phiếu và trò chuyện với học sinh trong lớp, tôi biết được một số em có hoàn cảnh cần lưu ý:
Em Việt gia đình thuộc hộ nghèo, mẹ ốm quanh năm. Môn học em yêu thích là môn Thể dục. 
Em Dương gia đình thuộc hộ cận nghèo, sở thích của em là học môn Toán. 
Em Linh thuộc gia đình cán bộ, em là học sinh khá của lớp, thường năng nổ trong mọi hoạt động của lớp cũng như của trường.
Tôi tiến hành ghi chép cận thận vào sổ tay chủ nhiệm. Trên cơ sở đó tôi phân công trách nhiệm hoặc tìm cách khắc phục những tồn tại mà học sinh mắc phải làm ảnh hưởng đến việc học tập và rèn luyện của các em. Chính nhờ sự gần gũi, nắm bắt tình hình kịp thời của học sinh và bằng cách xử lý kịp thời nhanh chóng, hợp lý, sự chuyển biến tốt của học sinhtheer hiện rất rõ, tạo sự phấn khởi trong học sinhgiups các em có hướng phấn đấu đi lên.
* Giải pháp 2: Xây dựng nề nếp lớp học:	
*Tổ chức bầu Hội đồng tự quản học sinh:	
 Việc bầu chọn để xây dựng bộ máy Hội đồng tự quản học sinh trong mô hình “ Trường tiểu học mới” mà trường tôi đang thực hiện là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Tôi đã căn cứ vào các yếu tố sau để bầu Hội đồng tự quản:
	- Tham khảo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn dạy học lớp trước.
	- Căn cứ vào năng khiếu, sở trường của học sinh.
	- Căn cứ vào sự tín nhiệm của học sinh trong lớp 
Theo mô hình của trường học mới, quản lí lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” trong lớp, do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm. Việc thành lập cũng như hiệu quả hoạt động của “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” rất cần sự tư vấn, khích lệ, giám sát của giáo viên, phụ huynh, sự tích cực, trách nhiệm của học sinh. “Hội đồng tự quản học sinh” là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động.
Tổ chức Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh bao gồm: 1 Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh, 2 phó Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Ban tham gia Hội đồng tự quản (Ban học tập, Ban quyền lợi, Ban sức khoẻ - vệ sinh,  Ban văn nghệ - thể dục thể thao, Ban thư viện; Ban đối ngoại)
- Triển khai bầu HĐTQ
- Trước bầu cử : GV, phụ huynh giúp cho học sinh về mục đích, ý nghĩa, khả năng học sinhĐịnh ngày bầu cử bộ máy HĐTQ, các ban của HĐTQ. Tiến hành bầu HĐTQ phiên trù bị
- Tiến hành bầu cử:
+ Tổ chức cho HS tự ứng cử.
+ Tổ chức cho HS đề cử.
+ Hướng dẫn ứng cử viên chuẩn bị nội dung tranh cử để thuyết trình trước lớp vận động các bạn trong lớp ủng hộ mình.
+ Tổ chức bầu ban kiểm phiếu, chuẩn bị phiếu, hòm phiếu
 Như vậy sau một thời gian bầu cử của lớp và có 3 bạn có số phiếu cao nhất,
(26/26 =100%) đã trúng vào bộ máy HĐTQ. Đó là các bạn: Nguyễn Thị Khánh Vy, bạn Lê Thị Thương, bạn Trần Minh Toàn.
- Sau khi bầu HĐTQ lớp tổ chức bầu các ban chuyên trách gồm có 6 ban ( với hình thức biểu quyết)
1. Ban học tập: Gồm các bạn: Nguyễn Văn Hoàng, Hà Trung Kiên, Nguyễn Văn Kỳ, Trần Minh Toàn. Trong đó bạn Nguyễn Văn Hoàng được bầu làm Trưởng ban với số phiếu tối đa 26/26 =100%. 
2. Ban thư viện: Gốm các bạn: Phạm Thị Thanh ( Trưởng ban), Nguyễn Phong Vân, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Văn Dương. Trong đó bạn Phạm Thị Thanh bầu làm Trưởng ban với số phiếu tối đa 26/26 =100%. 
3. Ban quyền lợi: Gốm các bạn Trần Thị Dung Trưởng ban, Vũ Hoài Linh, Mai Văn Đạt, Đinh Văn Cự. Trong đó bạn Trần Thị Dung được bầu làm Trưởng ban với số phiếu 26/26 =100% 
4. Ban đối ngoại: Gồm các bạn Lê Thùy Linh, Lê Văn Nhật, Lê Văn Kiệt. Trong đó bạn Lê Thùy Linh Trưởng được bầu làm Trưởng ban với số phiếu 26/ 26 =100%. 
5. Ban sức khỏe và vệ sinh: Gồm các bạn Trần Thị Yến Nhi, Trần Đức Chung, Trần Quang Thanh. Trong đó bạn Trần Thị Yến Nhi được bầu làm Trưởng ban với số phiếu 26/ 26 =100%. 
6. Ban văn nghệ và TDTT: Gồm các bạn Lê Khánh Hằng, Nguyễn Thị Bảo Yến, Nguyễn Thị Vy. Trong đó bạn Lê Khánh Hằng được bầu làm Trưởng ban với số phiếu 26/ 26 =100%. 
*Giao nhiệm vụ cho HĐTQ.
Khi có được danh sách HĐTQ, tôi tiến hành giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, từng ban, để các em xác định được rõ vai trò, nhiệm vụ của mình.
- Trước hết tôi cho học sinh tự phát biểu về nhiệm vụ của mình khi được bầu vào vị trỉ mới trong HĐTQ
- Sau đó tôi giúp các em có được suy nghĩ, định hướng chuẩn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chung của lớp.
- Yêu cầu mỗi cá nhân, trưởng ban có sổ tay hoạt động, ghi chép lại những điều cần nhớ, cần lưu ý trong quá trình rèn luyện.
- Tiến hành sinh hoạt, trao đổi thường xuyên, định kì để giúp nhau cùng tiến bộ.
 Có thể nói, quá trình thành lập “Hội đồng tự quản học sinh” giúp các em hiểu được quá trình bầu cử tự do, công bằng và dân chủ; giúp học sinh có thể nảy sinh đề xuất những ý tưởng mới của chính các em. Thông qua hoạt động này học sinh tự giác hơn, phát huy tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo trong quản lý và chỉ đạo những công việc được giao. 
 + Đối với Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Phó chủ tịch qua thời gian giao nhiệm vụ cũng như thực hiện nhiệm vụ, giáo viên cần nắm được năng lực của từng thành viên chủ chốt để hướng cho lớp bầu chọn lại cho phù hợp. Trên thực tế Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Phó chủ tịch có sự thay đổi theo kì học hoặc năm học nhưng ít xảy ra.
 + Đối với các Trưởng ban và các thành viên trong Ban hoạt động:
 Trưởng ban và các thành viên sẽ có sự thay đổi nhưng không lớn. Chúng ta biết trong lúc bầu và thành lập Hội đồng tự quản thứ nhất do nguyện vọng, sở thích của từng cá nhân, thứ hai do lớp bầu một cách công khai, dân chủ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giáo viên vẫn có thể thay đổi Trưởng ban hoặc các thành viên, về thời gian có thể theo tháng hoặc học kì, ví dụ học sinh A là Trưởng ban văn nghệ qua thời gian hoạt động học sinh A năng lực học tập lại trội hơn thì giáo viên tổ chức cho lớp bầu học sinh A sang Ban học tập...
*Sắp xếp sử dụng đội ngũ học sinh ngồi theo nhóm:
 Với một lớp học còn nhiều em chưa chịu khó học bài, còn hiếu động, trình độ học sinh không đồng đều. Do vậy việc sắp xếp chỗ ngồi sao cho phù hợp với năng lực của học sinh và đáp ứng yêu cầu chung của lớp, đảm bảo để các em cùng tiến bộ có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của lớp. 
Sự bố trí sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh được tiến hành ngay từ đầu năm học. Trước tiên tôi cho các em bình bầu những bạn học tốt, có năng lực quản lý nhóm làm nhóm trưởng, nhóm phó của nhóm. Số lượng học sinh trong mỗi nhóm không quá 6 em. Bạn nào cố gắng vượt lên khá hơn sẽ lên thay những bạn kém hơn để tạo ra được khí thế thi đua cho các em. Sau một thời gian theo dõi qua thực tế, tôi sắp xếp lại sao cho tổ nào, bạn nào cũng có học sinh khá, giỏi, trung bình và chậm hơn. Tôi xếp lại chỗ ngồi, em học tốt ngồi cạnh em học chậm, em ngoan ngồi cạnh em chưa ngoan. Em viết chữ đẹp, cẩn thận ngồi cạnh em viết chữ chưa đẹp để tạo điều kiện các em kèm cặp giúp đỡ nhau.
Ví dụ: em Linh viết chữ đẹp ngồi cạnh em Thuyên viết chữ chưa đẹp để kèm cặp bạn tiến bộ. Ngoài ra, sự sắp xếp ấy tôi còn kết hợp cả năng lực và nguyện vọng của các em để các em cảm thấy thoải mái, phát huy được vai trò tự quản, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, đồng thời các em thấy được sự quan tâm của cô giáo với mình.
* Giải pháp 3: Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn Hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm vụ, kĩ năng như những người thầy thứ hai:
Như chúng ta đã biết trong trường học tiểu học truyền thống, vào đầu năm học việc bầu Ban cán sự lớp (lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng) thường do các giáo viên chủ nhiệm chỉ định. Việc thực hiện nhiệm vụ Ban cán sự lớp chỉ nghe theo mệnh lệnh của giáo viên để điều hành lớp, chuyện gì Ban cán sự lớp cũng phải báo cáo giáo viên chủ nhiệm để giáo viên quyết định.
Nay trong Mô hình trường tiểu học mới có Hội đồng tự quản (gồm Chủ tịch Hội đồng tự quản, các Phó chủ tịch Hội đồng tự quản, các trưởng ban). Hội đồng được thành lập và do học sinh quản lí, điều hành để đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực trong nhà trường. 
Để đáp ứng được yêu cầu cũng như cách thức tổ chức các dạy học trong hoạt động của Mô hình trường tiểu học mới. Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm hết sức chú trọng việc hướng dẫn Hội đồng tự quản thực hiện tốt, đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của mình thông qua một số bước cụ thể sau:
* Triển khai cụ thể nhiệm vụ, chức năng tới tất cả các thành viên trong Hội đồng tự quản: Ví dụ: em Nguyễn Thị Khánh Vy - Chủ tịch Hội đồng tự quản chịu trách nhiệm quản lí, điều hành toàn bộ hoạt động của lớp. Có trách nhiệm phân công, giao nhiệm vụ và đôn đốc cho các Phó chủ tịch, các trưởng ban sau mỗi giờ học, ngày học. Giám sát, nắm bắt đầy đủ mọi tình hình trong lớp để có đánh giá, nhận xét từng điểm mạnh, điểm yếu qua mỗi ngày học sau đó báo cáo giáo viên chủ nhiệm. Hai phó chủ tịch Hội đồng tự quản là em Trần Minh Toàn và em Nguyễn Thị Thương phụ trách theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ các bạn thực hiện các nhiệm vụ được phân công phụ trách. 
Ví dụ: em Nguyễn Văn Hoàng – Trưởng ban học tập hàng ngày cùng với Ban học tập kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập, bài học ở nhà, bài học ở lớp của các thành viên trong lớp. Các trưởng ban có chức năng giao nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên trong Ban thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động liên quan.
* Hướng cho Hội đồng tự quản một số kĩ năng giám sát, điều hành lớp hoạt động:
- Kĩ năng giao nhiệm vụ: Hướng dẫn cho Hội đồng tự quản một số câu, lệnh mẫu khi giao nhiệm vụ cho nhóm, lớp thực hiện. Yêu cầu câu lệnh mẫu phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu tránh câu dài, rườm rà, khó hiểu. 
Ví dụ: Yêu cầu hoạt động này đã rõ xin mời các bạn làm việc; Xin mời các bạn làm việc; Mời bạn đánh giá nhận xét kết quả; Mời bạn A hỗ trợ bạn B...(lưu ý sau khi giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, lớp cần rà soát xem tất cả các bạn đã hiểu nhiệm vụ, yêu cầu đối với bản thân mình chưa).
- Kĩ năng quan sát: Đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả làm việc của Hội đồng tự quản lớp học. Trong mỗi giờ học hay một hoạt động nào đó Chủ tịch Hội đồng, các Phó chủ tịch, các trưởng ban, các nhóm trưởng cần theo dõi sát sao, chặt chẽ, bao quát được từng thái độ, cử chỉ, hành động, việc làm của mỗi thành viên trong lớp. Nắm được bạn này, bạn kia đang làm gì? Có làm việc lớp giao cho không? Tích cực hay thờ ơ ? Những thái độ của bạn nếu có ảnh hưởng lớn tới kết quả công việc thì cần ghi chép để làm minh chứng cho đán

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_nang_cao_nang_luc_pham_chat_cho_hoc_sinh_lop_5_o.doc