Kinh nghiệm tích hợp giáo dục pháp luật trong dạy học chương XI “sinh sản” – môn Sinh học 8 nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho học sinh

Kinh nghiệm tích hợp giáo dục pháp luật trong dạy học chương XI “sinh sản” – môn Sinh học 8 nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho học sinh

Chúng ta đã và đang tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lấy pháp luật làm căn cứ điều tiết các hành vi cá nhân, các quan hệ xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu này, song song với việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là phải đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi nhóm đối tượng, trong đó có học sinh THCS - những chủ nhân tương lai của đất nước. Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là “đào tạo con ngư¬ời Việt Nam phát triển toàn diện” để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Học sinh THCS - các em đang ở lứa tuổi vị thành niên - lứa tuổi xảy ra nhiều thay đổi về cả thể chất, sinh lí và tâm lí, đặc biệt tâm lý các em thường khủng hoảng, các em nông nổi, dễ bị kích động, khó kiềm chế,. dễ bị lôi cuốn vào cái xấu. Có thể nhận thấy điều đó qua thực tế, có một bộ phận không nhỏ học sinh do thiếu hiểu biết về pháp luật để rồi vướng vào tù tội mà không hay biết. Ví dụ: Tại huyện Hoài Đức, Hà Nội, Em Vũ Tiến Sơn mới 17 tuổi có tình cảm và quan hệ tình dục với em Đỗ Thị T - 13 tuổi, bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt mức án 7 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em”. Trong phiên tòa Sơn đã thành khẩn “Thưa quý tòa, cháu thấy T phổng phao, lại tự nguyện, chính T còn chủ động “mời” cháu, cháu không biết yêu như thế là phạm tội”. Hoặc có em vì thiếu hiểu biết pháp luật mà bị lạm dụng, bị chà đạp cả thời gian dài mà không dám lên tiếng. Ví dụ: Em Lê Thị T ở quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng đã bị chính cha đẻ của mình hiếp dâm trong suốt thời gian dài, do chưa nhận thức được hành vi đồi bại của cha, em chỉ âm thầm chịu đựng, chỉ đến khi được nhà trường giáo dục giới tính, T mới kể lại sự việc bị cha xâm hại tình dục với các bạn gái và đến lúc này vụ việc mới được cơ quan chức năng vào cuộc. Ngoài ra, còn rất nhiều những vụ việc khác đã được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng làm dấy lên những lo lắng, băn khoăn trong dư luận xã hội, và khiến chúng ta phải xem xét lại công tác giáo dục pháp luật trong các nhà trường.

 

doc 28 trang thuychi01 9012
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh nghiệm tích hợp giáo dục pháp luật trong dạy học chương XI “sinh sản” – môn Sinh học 8 nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG XI “SINH SẢN” – MÔN SINH HỌC 8 NHẰM NÂNG CAO HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH
Người thực hiện:
Đỗ Thị Mộng Điệp
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác:
Trường THCS Tây Hồ -Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh mực (môn):
Sinh học
THANH HÓA 2018
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. 	Lý do chọn đề tài
Chúng ta đã và đang tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lấy pháp luật làm căn cứ điều tiết các hành vi cá nhân, các quan hệ xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu này, song song với việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là phải đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi nhóm đối tượng, trong đó có học sinh THCS - những chủ nhân tương lai của đất nước. Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện” để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Học sinh THCS - các em đang ở lứa tuổi vị thành niên - lứa tuổi xảy ra nhiều thay đổi về cả thể chất, sinh lí và tâm lí, đặc biệt tâm lý các em thường khủng hoảng, các em nông nổi, dễ bị kích động, khó kiềm chế,... dễ bị lôi cuốn vào cái xấu. Có thể nhận thấy điều đó qua thực tế, có một bộ phận không nhỏ học sinh do thiếu hiểu biết về pháp luật để rồi vướng vào tù tội mà không hay biết. Ví dụ: Tại huyện Hoài Đức, Hà Nội, Em Vũ Tiến Sơn mới 17 tuổi có tình cảm và quan hệ tình dục với em Đỗ Thị T - 13 tuổi, bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt mức án 7 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em”. Trong phiên tòa Sơn đã thành khẩn “Thưa quý tòa, cháu thấy T phổng phao, lại tự nguyện, chính T còn chủ động “mời” cháu, cháu không biết yêu như thế là phạm tội”. Hoặc có em vì thiếu hiểu biết pháp luật mà bị lạm dụng, bị chà đạp cả thời gian dài mà không dám lên tiếng. Ví dụ: Em Lê Thị T ở quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng đã bị chính cha đẻ của mình hiếp dâm trong suốt thời gian dài, do chưa nhận thức được hành vi đồi bại của cha, em chỉ âm thầm chịu đựng, chỉ đến khi được nhà trường giáo dục giới tính, T mới kể lại sự việc bị cha xâm hại tình dục với các bạn gái và đến lúc này vụ việc mới được cơ quan chức năng vào cuộc... Ngoài ra, còn rất nhiều những vụ việc khác đã được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng làm dấy lên những lo lắng, băn khoăn trong dư luận xã hội, và khiến chúng ta phải xem xét lại công tác giáo dục pháp luật trong các nhà trường.
Tại trường THCS, 	 nội dung giáo dục pháp luật mới chỉ được đưa vào giảng dạy trong môn Giáo dục công dân, hoặc lồng ghép vào một số hoạt động ngoại khóa với nội dung rất hạn chế,... Thiết nghĩ để góp phần nâng cao hiểu biết về pháp luật cho học sinh, trong quá trình dạy học chúng ta cần phải tích hợp kiến thức pháp luật cho học sinh nếu có thể ở tất cả các bộ môn, cần phải thực hiện giáo dục mang tính thường xuyên, liên tục hơn để định hướng cho các em phát triển nhân cách đúng hướng, tránh vi phạm pháp luật hoặc bị lạm dụng,...
Bản thân là một giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học 8, tôi thấy bộ môn giúp ích cho các em học sinh nghiên cứu về chính bản thân mình, được tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo, chức năng và hoạt động sinh lí của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy tôi quan sát thấy nhiều em học sinh rất tò mò, tuy bài học mới học ở chương I, II mà các em đã giở sách tận chương XI (chương Sinh sản) để quan sát các hình ảnh “Các bộ phận của cơ quan sinh dục...”, có em còn tô vẽ lên đó,... Còn khi tôi dạy đến chương đó (chương Sinh sản), với những kiến thức cấu tạo và hoạt động sinh lí rất chi tiết, cộng với những hình ảnh trực quan rất rõ ràng, sinh động, tôi hiểu tâm lí của các em đã có phần bị ảnh hưởng, bản năng tính dục có phần trổi dậy,... điều này làm bản thân tôi rất trăn trở, làm sao để vừa giúp các em hiểu rõ, nắm chắc được kiến thức, đặc biệt là những kiến thức rất tế nhị trong chương “Sinh sản”? Làm sao giúp các em biết điều chỉnh hành vi của mình đúng theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội, những quy định của pháp luật? Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Kinh nghiệm tích hợp giáo dục pháp luật trong dạy học chương XI "Sinh sản” - môn Sinh học 8 nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho học sinh” để nghiên cứu.   
1.2. 	Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này tôi tích hợp một số kiến thức pháp luật nhằm cung cấp thêm cho học sinh một số hiểu biết về pháp luật, trên cơ sở của các kiến thức Sinh học thì học sinh cũng phần nào hiểu được việc tuân thủ theo các quy định của pháp luật cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ nòi giống và tự do của bản thân để từ đó có nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh.
1.3. 	Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài nghiên cứu về việc tích hợp một số kiến thức pháp luật có liên quan vào một số bài dạy trong chương “Sinh sản” - môn Sinh học 8; Ở đây, đề tài quan tâm cụ thể tới đối tượng học sinh lớp 8 đang ở độ tuổi 14 - 15 tuổi.
	Tôi đã thực nghiệm áp dụng đối với học sinh hai lớp 8A (38 học sinh) và 8B (37 học sinh) - năm học 2016 - 2017.
1.4. 	Phương pháp nghiên cứu
	Đầu tiên tôi tiến hành thu thập và xử lí những thông tin lí luận về phương pháp tích hợp kiến thức pháp luật vào trong bài dạy trong các môn học nói chung và môn Sinh học nói riêng để có kiến thức lí luận vững chắc.
Nghiên cứu giáo án, dự giờ đồng nghiệp để tìm hiểu về hình thức tổ chức và hiệu quả của việc tích hợp kiến thức pháp luật vào trong bài dạy trong các giờ dạy các môn.
Khảo sát hiểu biết về pháp luật của học sinh qua khi chưa áp dụng phương pháp này.
Sau đó, tôi thử nghiệm áp dụng các giải pháp vào dạy học tiết 63, 64, 65, 66, 67 - bài 60, 61, 62, 63, 64 và 65 - chương XI “Sinh sản”. Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm, tôi cùng đồng nghiệp trao đổi, rút kinh nghiệm và nhận thấy rõ hiệu quả tích cực.
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. 	Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Quá trình đổi mới đất nước, xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và một “xã hội công dân” đòi hỏi phải xây dựng một xã hội trong đó mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Do đó, việc đẩy mạnh phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường là con đường cơ bản, đóng vai trò quan trọng, tác động đến ý thức pháp luật của học sinh đúng như tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 05/8/2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chính vì thế trong những năm gần đây công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đã được triển khai rộng khắp trong các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân với nhiều hình thức, như: Các chuyên đề giáo dục An toàn giao thông, chuyên đề về bảo vệ quyền trẻ em, phòng chống ma túy, phòng chống tệ nạn xã hội,... và chú trọng tích hợp trong các môn học.
Đối với môn Sinh học 8, tôi thấy có thể tích hợp được kiến thức pháp luật vào các bài của chương “Sinh sản” nhằm cung cấp thêm cho học sinh một số hiểu biết về pháp luật, bởi phần kiến thức này nghiên cứu về cấu tạo của cơ quan sinh sản ở người, về quá trình thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đại dịch AIDS. nên rất thuận lợi để tích hợp một số kiến thức pháp luật như: Bộ luật Hình sự 2015; Bộ luật Dân sự 2015; Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Luật trẻ em năm 2016; Luật Phòng, chống nhiễm virút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007,. Mặt khác, khi thực hiện tích hợp giáo dục pháp luật trong các tiết học, học sinh có phần hào hứng với bài học hơn, đồng thời dựa trên cơ sở sinh học thì học sinh cũng phần nào hiểu được việc tuân thủ theo các quy định của pháp luật cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ chính nòi giống và tự do của bản thân để từ đó có ý thức chấp hành pháp luật và nghiêm túc lĩnh hội kiến thức hơn.
2.2. 	Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Về phía giáo viên
Tại đơn vị nơi tôi công tác, trong những năm trước đây công tác giáo dục pháp luật mới chỉ được đưa vào giảng dạy trong chương trình môn Giáo dục công dân. Những năm gần đây, được sự quan tâm, chỉ đạo Ban giám hiệu thì công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đã được lồng ghép, tích hợp vào một số môn học có liên quan như địa lý, ngữ văn,.nhưng nội dung tuyên truyền pháp luật còn rất hạn chế. Ngoài ra, tại trường đã có tủ sách pháp luật, tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh có nguồn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nhưng học sinh không tự giác tìm đọc, một số học sinh có đọc nhưng chẳng đọc được nhiều vì nội dung sách luật khô khan, nhiều chương, nhiều điều, nhiều khoản, khó nhớ,... và đặc biệt là không hấp dẫn, cuốn hút như các sách khác.
2.2.2. Về phía học sinh
Học sinh lớp 8, đang ở lứa tuổi vị thành niên lại là lứa tuổi đang có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, muốn khẳng định mình, không muốn phụ thuộc và dễ bị tác động, rủ rê, lôi kéo của các đối tượng xấu. Nhiều em bị ảnh hưởng tâm lý từ các loại văn hóa phẩm đồi trụy... nên việc giáo dục các em ở lứa tuổi này cần giáo viên phải có biện pháp phù hợp.
Trong khi đó, nhiều bậc phụ huynh còn chịu ảnh hưởng của những hủ tục lạc hậu, đời sống còn nhiều khó khăn phải đi làm ăn xa, một số phụ huynh còn “khoán trắng” việc giáo dục đạo đức của con em mình cho nhà trường... nên không chú ý đến sự phát triển tâm sinh lý của con cái, còn để mặc con cái,... dẫn đến sự thiếu hụt về mặt tình cảm, sự phát triển tâm lí lệch lạc, hơn nữa do thiếu sự chỉ bảo, quan tâm của gia đình nên số thiếu niên này dễ bị kẻ xấu lợi dụng và lôi kéo vào con đường phạm tội.
Trong những năm gần đây, tình trạng học sinh ở lứa tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật ngày càng có tính chất nghiêm trọng và diễn biến hết sức phức tạp. Dẫn đến thực trạng trên một phần do sự thay đổi về thể chất và tâm sinh lí lứa tuổi, hoàn cảnh và phương pháp giáo dục của gia đình, môi trường sống, nhưng đáng lo ngại nhất là nhận thức pháp luật của đại đa số học sinh còn rất hạn chế, phần lớn không ý thức được mối nguy hiểm và hậu quả hành vi phạm tội của mình mà nguyên nhân phần lớn là do công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa được quan tâm đúng mức và chưa thực hiện đầy đủ.
Là giáo viên dạy bộ môn Sinh học, tôi thấy có thể tích hợp kiến thức giáo dục pháp luật vào rất nhiều bài lên lớp, đặc biệt là các bài trong chương “Sinh sản” - môn Sinh học 8, nếu tích hợp một cách khéo léo trong các bài học của chương này sẽ góp phần làm tăng thêm hứng thú học tập cho các em, đồng thời cung cấp thêm được cho các em nhiều kiến thức bổ ích về pháp luật. Tuy nhiên, môn Sinh học nói chung và môn Sinh học 8 nói riêng nghiên cứu về thế giới sinh vật chứ không phải là môn học đặc thù về giảng dạy kiến thức pháp luật, nên việc tích hợp giáo dục pháp luật là rất khó, đòi hỏi giáo viên phải thực sự nổ lực tìm tòi được những nội dung pháp luật có thể tích hợp, địa chỉ bài học có thể tích hợp cho phù hợp mà vẫn đảm bảo được nội dung bài học, không quá tải đối với học sinh và cũng không biến giờ học môn Sinh học thành giờ giảng dạy kiến thức pháp luật.
Trong năm học 2015 - 2016, tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Sinh học ở hai lớp 8A và 8B. Sau khi học xong chương “Sinh sản” tôi đã khảo sát về mức độ hiểu biết pháp luật của các em về vấn đề liên quan đến nội dung chương thông qua phiếu thăm dò với nội dung câu hỏi sau:
 Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất:
Câu 1. Trong một lần sang nhà hàng xóm chơi, C (12 tuổi) được ông Q cho kẹo, đồng thời yêu cầu em phải quan hệ tình dục với ông và em đã đồng ý. Hỏi ông Q làm như thế có đúng theo pháp luật không? Vì sao?
A. Không đúng. Vì ông Q quan hệ tình dục với C - khi C mới 12 tuổi thì ông Q đã phạm vào tội hiếp dâm.
B. Đúng. Vì việc ông Q quan hệ tình dục với C đã được C đồng ý.
Câu 2. Anh M biết mình bị nhiễm HIV nhưng vẫn yêu và quan hệ tình dục với chị N mà không dùng các biện pháp bảo vệ. Vậy anh M có vi phạm pháp luật không? 
A. Anh M không vi phạm pháp luật.
B. Anh M có vi phạm pháp luật.
Câu 3. Anh G (20 tuổi) và H (12 tuổi - học sinh lớp 6) yêu nhau. Để chứng tỏ tình yêu của mình với anh G, H đã chủ động cùng anh quan hệ tình dục. Hỏi anh H có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
A. Không. Vì H là người chủ động.
B. Có. Vì anh G quan hệ tình dục với H - khi H mới 12 tuổi thì anh G đã phạm vào vào tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Câu 4. Cô Y (17 tuổi) và anh T (18 tuổi), học xong lớp 9 rồi hai người nghỉ học và đi làm. Hai người có tình cảm với nhau và được sự đồng ý của hai gia đình, rồi một đám cưới vui vẻ đã diễn ra. Tuy nhiên, có người bảo cuộc hôn nhân của Y và T không được pháp luật thừa nhận. Điều đó có đúng không? 
A. Đúng. Vì, cả Y và T đều kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
B. Sai. Vì cuộc hôn nhân này dựa trên cơ sở tự nguyện và có tổ chức đám cưới.
Câu 5. Cô S, đang mang thai đứa con được khoảng 12 tuần tuổi, cô đi siêu âm ở một cơ sở tư nhân (do ông T làm chủ) và được xác định thai nhi là con gái. Sau đó cô đã yêu cầu ông T tiến hành bỏ thai để hy vọng lần mang thai sau sẽ là con trai để nối dõi tông đường. Vậy việc ông T tiến hành bỏ thai cho cô S có đúng theo pháp luật không?
A. Không đúng. Vì ông T tiến hành bỏ thai cho cô S vì lí do lựa chọn giới tính.
B. Đúng. Vì chính cô S đã yêu cầu ông T tiến hành bỏ thai, ông T chỉ thực hiện chuyên môn của mình thôi.
Kết quả: 
Lớp
Tổng số học sinh
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án đúng
A
B
B
A
A
8A
33
Đáp án HS chọn
2-A
31-B
29-A
4-B
30-A
3-B
1-A
32-B
3-A
30-B
Tỉ lệ hs chọn đáp án đúng (%)
6.1
12.1
9.1
3.0
9.1
Tỉ lệ TB hs chọn đáp án đúng (%)
7.9
8B
31
Đáp án HS chọn
1-A
30-B
28-A
3-B
27-A
4-B
2-A
29-B
3-A
28-B
Tỉ lệ hs chọn đáp án đúng (%)
3.2
9.7
12.9
6.5
9.7
Tỉ lệ TB hs chọn đáp án đúng (%)
8.4
Từ kết quả trên, tôi thấy rằng nhận thức về pháp luật của các em đang còn rất non kém, mơ hồ nên trong quá trình dạy học bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng các biện pháp để nâng cao hiểu biết pháp luật cho học sinh qua việc tích hợp giáo dục pháp luật trong chương "Sinh sản” - môn Sinh học 8. Các biện pháp đã được tôi áp dụng ở năm học 2016 - 2017 đạt kết quả rất khả quan và tôi tiếp tục áp dụng với năm học 2017 - 2018. (Phần giải đáp kết quả đính kèm Phụ lục I)
Sau đây tôi xin trình bày các giải pháp mà tôi đã thực hiện.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để tích hợp giáo dục pháp luật trong chương “Sinh sản” - môn Sinh học 8 cho học sinh lớp 8, trong chương trình tôi đã tiến hành các giải pháp sau:
Tìm hiểu những hiểu biết về kiến thức pháp luật của học sinh có liên quan đến chương “Sinh sản” - môn Sinh học 8.
Sưu tầm tài liệu.
Lập kế hoạch tích hợp kiến thức pháp luật cho từng bài, từng phần trong chương “Sinh sản”.
Tiến hành dạy thực nghiệm.
Tìm hiểu những hiểu biết về kiến thức pháp luật của học sinh có liên quan đến chương “Sinh sản” - môn Sinh học 8
Đây là công việc đầu tiên trong quá trình giảng dạy, giúp tôi nắm được mức độ hiểu biết về pháp luật của học sinh, từ đó lên kế hoạch dạy học cho phù hợp. Để tiến hành tìm hiểu hiểu biết về kiến thức pháp luật của học sinh. Khi thực hiện, tôi đã phối hợp các biện pháp:
Biện pháp quan sát: Tôi quan sát những biểu hiện tâm lí, sự phát triển về cơ thể, cách giao tiếp với bạn bè, cách xử lí những tình huống trong quá trình học tập,để hiểu rõ hơn về học sinh cả về mặt thể chất và tâm sinh lí. Quá trình quan sát thực hiện bất cứ lúc nào (trong các tiết học, trong giờ ra chơi, trong các buổi hoạt động tập thể,). Khi gặp những biểu hiện đặc biệt tôi sẽ ghi chép vào cuốn sổ “Nhật kí quan sát” để kịp theo dõi các em.
Biện pháp phỏng vấn: Tôi trực tiếp phỏng vấn các học sinh về hiểu biết pháp luật của các em bằng các câu hỏi. Ví dụ:
Câu 1: Em đã được học pháp luật thông qua những môn học nào?
Câu 2: Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những Bộ luật và Luật nào?
Câu 3: Nếu bây giờ gia đình yêu cầu em nghỉ học để kết hôn thì em sẽ xử lí như thế nào?
Câu 4: Giả sử có một người đe dọa em và yêu cầu em phải giao cấu với họ thì em sẽ phản ứng như thế nào?
Câu 5: Nếu một chị hàng xóm gần nhà em không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, thì em sẽ khuyên chị ấy như thế nào?....
Tùy thuộc từng đối tượng học sinh mà tôi có thể đưa ra các câu hỏi phỏng vấn khác nhau. Sau khi thu thập những câu trả lời của các em tôi tổng kết lại và từ đó có thêm hiểu biết về nhận thức của học sinh.
Biện pháp đưa các tình huống cho các em giải quyết: Tôi đưa các tình huống cụ thể cho các lớp, yêu cầu các em cùng thảo luận trong buổi sinh hoạt 15 phút và đưa ra các cách giải quyết, rồi ghi chép vào giấy. Sau buổi sinh hoạt 15 phút tôi sẽ thu thập lại kết quả thảo luận của các lớp và thống kê vào sổ theo dõi.
Biện pháp sử dụng phiếu thăm dò: Trong phiếu thăm dò tôi có sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm nhiều lựa chọn,và các câu hỏi mở để các em thể hiện những hiểu biết của mình.
Sưu tầm tài liệu
Sau khi đã nắm được mức độ hiểu biết pháp luật và sự phát triển về thể chất cũng như tâm lí của học sinh, tôi tiến hành sưu tầm các loại tài liệu liên quan, bao gồm các Bộ luật và Luật mới nhất có liên quan, như: Bộ luật Hình sự 2015; Bộ luật Dân sự 2015; Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Luật trẻ em năm 2016; Luật Phòng, chống nhiễm virút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007,.
Các tài liệu có thể là tài liệu giấy (như các loại sách luật), tài liệu điện tử (như các trang wed điện tử, ví dụ: Thuvienphapluat.vn; VN Express Pháp luật; Báo pháp luật; Báo Pháp luật Việt Nam;.)
Lập kế hoạch tích hợp kiến thức pháp luật cho từng bài, từng phần trong chương “Sinh sản”
Trước tiên, tôi tiến hành nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức và kĩ năng để xác định rõ mục tiêu của bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ, xác định trọng tâm bài học.
Sau đó tôi đọc kĩ các Bộ Luật, từ đó tôi tìm tòi, chắt lọc, rút gọn lấy những nội dung của các Điều, các Khoản trong các Bộ Luật có liên quan đến nội dung bài học (lưu ý là phải luôn đảm bảo nguyên tắc không được làm thay đổi nội dung luật, phải tuyên truyền chính xác).
Căn cứ vào nội dung bài học, tôi lựa chọn thời điểm, định lượng nội dung tích hợp sao cho phù hợp, vừa gây hứng thú cho học sinh mà không làm quá tải giờ học. Cụ thể, chương “Sinh sản” là chương cuối cùng của môn Sinh học 8. Chương gồm 6 bài, được phân phối trong 5 tiết. Tôi có thể lựa chọn các nội dung tích hợp và địa chỉ tích hợp như sau:
Tiết 63 - Bài 60: Cơ quan sinh dục nam
Phần II. Tinh hoàn và tinh trùng
Kiến thức pháp luật cần tích hợp:
Ở nam, bắt đầu từ tuổi dậy thì (11-12 tuổi) đã có khả năng sản xuất tinh trùng (có khả năng có con), tuy nhiên theo Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: tuổi kết hôn đối với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) [3]
Tinh trùng là giao tử của nam. Người tự nguyện cho tinh trùng chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, và cơ sở đó không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng. Việc cho, nhận tinh trùng được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. [8]
Tiết 64 - Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ
Phần I. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ 
Kiến thức pháp luật cần tích hợp:
Để bảo vệ sự phát triển bình thường về tâm sinh lý cho trẻ em, ngăn chặn những hành vi lợi dụng sự non nớt, nhẹ dạ của trẻ em đẩy các em vào quan hệ tình dục quá sớm, gây

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_phap_luat_trong_day_hoc_chuong.doc