Hướng dẫn học sinh sử dụng atlat địa lí Việt Nam nhằm khắc sâu kiến thức bài 27 – Địa lí 12: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Trong quá trình tiếp thu tri thức, phương pháp là vô cùng quan trọng, khoa học đã chứng minh khi chúng ta sử dụng nhiều hơn các giác quan, đặc biệt là thị giác hay trực tiếp thực hành khả năng tiếp thu sẽ cao hơn so với việc chúng ta chỉ dùng thính giác. Do đó, hiện nay hầu như tất cả các môn học đều sử dụng rất nhiều phương tiện - đồ dùng dạy học (PT-ĐDDH), các phương tiện trực quan sinh động nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Địa lí là một trong những môn học sử dụng nhiều PT-ĐDDH như, bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu thống kê, phim ảnh đặc biệt là Atlat. Mặc dù vậy, trong quá trình dạy và học môn Địa lí nhiều giáo viên (GV) và học sinh (HS) vẫn có quan niệm quan niệm đó là môn học thuộc lòng, chỉ cần học thuộc bài là đạt điểm cao, không cần tư duy, suy nghĩ như các môn học khác. Việc dạy và học của thầy và trò do đó thường là giảng và chép như một môn học thuộc, mà chưa thường xuyên sử dụng các đồ phương tiện dạy học nhằm tạo hứng thú cho HS khi học. Do đó, chưa kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của HS, chưa giúp cho HS nắm bắt được bản chất các hiện tượng địa lí, đặc biệt là khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn yếu.
Đây là một vấn đề cấp thiết, nhằm đổi mới tư duy, phương pháp dạy học, phương pháp tiếp cận với tri thức. Đối với bản thân tôi, là một GV trẻ, tôi rất mong muốn được áp dụng những cái mới, những phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy.
Việc viết sáng kiến kinh nghiệm mang lại ý nghĩa lớn; đây là cơ hội để giáo viên chia sẻ và giúp nhau một cách thiết thực nhất trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Ở bài viết này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm – kết quả tích lũy của bản thân trong quá trình giảng dạy Địa lý ở lớp 12 và ôn thi TN THPT cho các em học sinh của trường THPT Trường Thi - đó là “HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM NHẰM KHẮC SÂU KIẾN THỨC BÀI 27 – ĐỊA LÍ 12 : “VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM”.Việc áp dụng phương pháp dạy học này đã mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy của giáo viên cũng như trong học tập của học sinh. Chính vì tính hiệu quả đó nên tôi cũng không ngần ngại chia sẻ với nhiều đồng nghiệp và nhận được sự đồng tình rất cao. Do đó tôi mạnh dạn trình bày những nội dung chính của sáng kiến để các thầy cô đồng nghiệp tham khảo, cũng như góp ý bổ xung để sáng kiến hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................... 2 1.1.Lí do chọn đề tài..................................................................................... 2 1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................. 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 3 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................... 4 2.1. Cơ sở lí luận của SKKN........................................................................ 4 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN......................................... 5 2.3. Các hoạt động đã sử dụng để giải quyết vấn đề..................................... 7 2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.................................................................................... 17 PHẦN 3: KẾT LUẬN.................................................................................. 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 20 Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ........................................................ 21 PHẦN 1:MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trong quá trình tiếp thu tri thức, phương pháp là vô cùng quan trọng, khoa học đã chứng minh khi chúng ta sử dụng nhiều hơn các giác quan, đặc biệt là thị giác hay trực tiếp thực hành khả năng tiếp thu sẽ cao hơn so với việc chúng ta chỉ dùng thính giác. Do đó, hiện nay hầu như tất cả các môn học đều sử dụng rất nhiều phương tiện - đồ dùng dạy học (PT-ĐDDH), các phương tiện trực quan sinh động nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Địa lí là một trong những môn học sử dụng nhiều PT-ĐDDH như, bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu thống kê, phim ảnhđặc biệt là Atlat. Mặc dù vậy, trong quá trình dạy và học môn Địa lí nhiều giáo viên (GV) và học sinh (HS) vẫn có quan niệm quan niệm đó là môn học thuộc lòng, chỉ cần học thuộc bài là đạt điểm cao, không cần tư duy, suy nghĩ như các môn học khác. Việc dạy và học của thầy và trò do đó thường là giảng và chép như một môn học thuộc, mà chưa thường xuyên sử dụng các đồ phương tiện dạy học nhằm tạo hứng thú cho HS khi học. Do đó, chưa kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của HS, chưa giúp cho HS nắm bắt được bản chất các hiện tượng địa lí, đặc biệt là khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn yếu. Đây là một vấn đề cấp thiết, nhằm đổi mới tư duy, phương pháp dạy học, phương pháp tiếp cận với tri thức. Đối với bản thân tôi, là một GV trẻ, tôi rất mong muốn được áp dụng những cái mới, những phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy. Việc viết sáng kiến kinh nghiệm mang lại ý nghĩa lớn; đây là cơ hội để giáo viên chia sẻ và giúp nhau một cách thiết thực nhất trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Ở bài viết này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm – kết quả tích lũy của bản thân trong quá trình giảng dạy Địa lý ở lớp 12 và ôn thi TN THPT cho các em học sinh của trường THPT Trường Thi - đó là “HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM NHẰM KHẮC SÂU KIẾN THỨC BÀI 27 – ĐỊA LÍ 12 : “VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM”.Việc áp dụng phương pháp dạy học này đã mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy của giáo viên cũng như trong học tập của học sinh. Chính vì tính hiệu quả đó nên tôi cũng không ngần ngại chia sẻ với nhiều đồng nghiệp và nhận được sự đồng tình rất cao. Do đó tôi mạnh dạn trình bày những nội dung chính của sáng kiến để các thầy cô đồng nghiệp tham khảo, cũng như góp ý bổ xung để sáng kiến hoàn thiện hơn. Trong quá trình thực hiện, chắc rằng nội dung và hình thức bài viết cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong được sự chỉ dẫn và góp ý chân tình của quý đồng nghiệp và các em học sinh. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Góp phần nâng cao kinh nghiệm sử dụng Atlat Đia lý Việt Nam cho giáo viên trong giảng dạy Địa lý Việt Nam. - Giúp học sinh có khả năng tự tìm tòi kiến thức, tự hoàn thiện và nắm vững kiến thức trong học tập Địa lý và đạt kết quả tốt nhất cho các em trong khi thi TN THPT - So sánh sự hứng thú của HS thông qua việc theo dõi tính tích cực của HS ở trên lớp và kết quả bài khảo sát ở những tiết học sử dụng và không sử dụng (hoặc sử dụng chưa triệt để) Atlat. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh khối 12 trường THPT Trường Thi 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thử nghiệm - Các phương pháp khác có liên quan. - Phương pháp thu thập số liệu : sử dụng phiếu thu thập ý kiến học sinh. - Phương pháp xử lí số liệu - Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy đối với chương trình đổi mới sách giáo khoa 12 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Trong việc dạy và học môn Địa lý ở trường phổ thông, các loại Atlat nói chung và Atlat Địa lý Việt Nam nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể coi đó là “ cuốn sách giáo khoa ” Địa lý đặc biệt, mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu bằng bản đồ và bản đồ được xem là “Ngôn ngữ thứ hai” của Địa lý học Atlat Địa lý Việt Nam được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1992 - là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả đối với giáo viên THPT. Theo công văn số 8065/BGD&ĐT-GDTrH ngày 14-9-2009 của BGD& ĐT “v/v sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam”: “Năm học 2008-2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc triển khai chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới. Để phù hợp với chương trình và sách giáo khoa mới, năm 2009 Công ty Cổ phần Bản đồ và Tranh ảnh giáo dục tái bản cuốn Atlát Địa lí Việt Nam trên cơ sở chỉnh lí và bổ sung cuốn Atlat Địa lí Việt Nam đã sử dụng từ năm 1994 đến năm học 2008-2009 các nội dung như sau: 1. Thay đổi hệ thống số liệu mới trên toàn cuốn Atlát để cập nhật; 2. Điều chỉnh nội dung một số trang bản đồ trong Atlát; 3. Tách trang bản đồ Đất, thực vật và động vật thành 02 trang: Các nhóm và các loại đất chính; Động vật và thực vật; 4. Bổ sung thêm 03 trang bản đồ: Các hệ thống sông; Kinh tế chung; Các vùng kinh tế trọng điểm. Yêu cầu các địa phương hướng dẫn giáo viên và học sinh sử dụng cuốn Atlat Địa lí Việt Nam tái bản có chỉnh lí và bổ sung do Công ty Cổ phần Bản đồ và Tranh ảnh giáo dục xuất bản năm 2009 trong học tập, kiểm tra và đánh giá bộ môn Địa lí”. - Các bộ môn khoa học đang giảng dạy trong nhà trường hiện nay đều góp phần giúp học sinh phát triển tư duy, nâng cao nhận thức về tự nhiên và xã hội. Tính đến năm học 2008 – 2009, cả nước ta đã hoàn thành việc thay sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 theo chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bám sát vào chường trình và sách giáo khoa Địa lý phổ thông hiện hành, cuốn Atlat Địa lý Việt Nam đã được bổ sung và chỉnh lý để ngày càng phù hợp hơn, gần gũi với người đọc và dễ hiểu hơn. Cuốn Atlas Địa lý Việt Nam (xuất bản năm 2010) rất phù hợp với chương trình và sách giáo khoa Địa lý 12 mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Bên cạnh việc cập nhật nội dung kiến thức và số liệu (chủ yếu là kiến thức và số liệu của năm 2007), trong Atlat Địa lý Việt Nam còn được tăng cường thêm một số trang với nhiều nội dung về tự nhiên, về kinh tế - xã hội. Trên cơ sở các vấn đề đã nêu trên. Vậy làm sao giáo viên có thể tổ chức cho HS làm việc tích cực, tự học trong học tập và làm bài thi có hiệu quả cao qua sử dụng Atlat thì đòi hỏi giáo viên và học sinh phải nắm vững các kỹ năng sau: * Đối với giáo viên: - Tìm hiểu kĩ danh mục, hiểu rõ nội dung, công dụng của từng bản đồ để phục vụ cho từng bài cụ thể. - Trong quá trình chuẩn bị bài lên lớp, GV cần chú ý dự kiến những kiến thức sẽ được khai thác từ Atlat, cách thức khai thác những kiến thức đó; dự kiến cả những kĩ năng HS cần sử dụng. - Đưa ra những yêu cầu, hướng dẫn phù hợp thông qua việc thiết kế những hoạt động với các câu hỏi, bài tập chi tiết cho từng nội dung bài học; chú ý việc khai thác kĩ năng địa lý của HS để các em được rèn luyện, đồng thời phát triển phương pháp tự học địa lý. - Chọn cách trình chiếu trên powerpoint hoặc vị trí treo bản đồ (có sẵn hay phóng to một số trang) dễ theo dõi, kết hợp giữa các bản đồ trong Atlat với bản đồ treo tường, giữa các trang trong Atlat hoặc với lược đồ trong SGK hay với các tranh ảnh... - Atlat cần được khai thác cho cả khâu HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức mới, rèn kĩ năng địa lý, kể cả kĩ năng trình bày, báo cáo trước tập thể và đánh giá, ôn tập, khái quát hóa kiến thức cũng như khi làm bài thi. * Đối với học sinh: - Nắm vững bảng ký hiệu nằm ở trang bìa. - Nắm vững nội dung từng trang Atlat. - Đọc kĩ đề xem đề thi yêu cầu những gì? - Để đáp ứng yêu cầu của đề thì cần phải sử dụng những bản đồ nào? Bản đồ ấy nằm ở đâu? - Tìm đến trang bản đồ cần sử dụng (tên bản đồ), rất nhiều học sinh đã bỏ qua việc làm này, trong khi ở một trang bản đồ đôi khi có nhiều bản đồ với nhiều nội dung khác nhau, một nội dung nhưng nó lại có ở nhiều trang, nhiều bản đồ khác nhau. (Về cơ bản các nội dung về nguồn lực nằm ở nửa đầu, các nội dung về các ngành, các vùng nằm ở các trang sau) - Xem trong bản chú thích: Các nội dung mình cần tìm được kí hiệu như thế nào? Có những nội dung nào được thể hiện trên bản đồ đó? (Các màu sắc, các biểu đồ trên bản đồ, các kí hiệu... nó có ý nghĩa gì trên bản đồ đó?) - Phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra nhận xét kết luận theo yêu cầu của đề thi – đây là việc làm khó nhất, đôi khi phải sử dụng nhiều bản đồ mới đưa ra được một kết luận, một nhận xét cần thiết. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Tình hình nghiên cứu - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta thì Atlat Địa lý Việt Nam được sử dụng trong giảng dạy , học tập và thi Tốt nghiệp THPT ở bộ môn Địa lý. - Việc sử dụng Atlat đia lý Việt Nam trong giảng dạy và học tập Địa lý 12 không những giúp cho học sinh giảm gánh nặng học thuộc lòng mà còn tạo hứng thú và sự tự tin trong ôn tập môn Địa lý khi thi TN THPT. Vì vậy việc ứng dụng Atlat Đia lý Việt Nam trong giảng dạy và học tập môn Địa lý là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn. - Đã có một số nhà Địa lý học nghiên cứu và phổ biến hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trong giảng dạy Địa lý Việt Nam như Lê Thông, Lê Thị Sen lồng trong một số sách tham khảo, tạp chí giáo dục - Một số hội nghị, hội thảo nhỏ mang tính địa phương thỉnh thoảng được tổ chức để chia sẻ những kiến thức về kỹ năng sử dụng Atlat. - Tuy nhiên, trên thực tế thì không ít giáo viên thường rất ít khi sử dụng Atlat đia lý Việt Nam trong giảng dạy địa lý và ôn tập Địa lý Việt Nam. Chính vì vậy mà khả năng đạt hiệu quả trong giảng dạy – học tập, thi cử chưa cao; học sinh không biết sử dụng bản đồ - biểu đồ sao cho hiệu quả nhất. 2.2.2. Thực trạng khảo sát cụ thể tại trường THPT Trường Thi - Số học sinh khảo sát: 35 - Kết quả học sinh khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Loại Giỏi Khá Trung Bình Yếu % 5 20 30 45 2.3. Các hoạt động đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Phân tích Tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng. Hoạt động 1: Học sinh quan sát bản đồ công nghiệp năng lượng – Hình 1, nhận xét HS cần nhận biết các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các cụm diezel, các nhà máy thủy điện đang xây dựng. Các mỏ than, mỏ dầu đang khai thác. Hệ thống đường dây tải điện 500KV & các trạm biến áp thông qua hệ thống các dạng kí hiệu. + Ngôi sao màu xanh: Nhà máy thủy điện + Ngôi sao màu đỏ: Nhà máy nhiệt điện + Ngôi sao màu xanh bên trong có chấm tròn màu trắng: Nhà máy thủy điện đang xây dựng + Hình thang màu đen có đường tròn bao bên ngoài: mỏ dầu đang khai thác + Hình thang viền đen nền trắng có đường tròn bao bên ngoài: mỏ khí đang khai thác + Hình vuông màu đen có đường tròn bao bên ngoài: mỏ than đang khai thác + Đường màu tím: đường ống dẫn khí + Chấm tròn màu đỏ: Trạm 500KV + Chấm tròn màu xanh: Trạm 220KV + Đường màu đỏ: đường dây 500KV + Đường màu xanh: đường dây 220KV - Quy mô nhà máy điện được phân ra làm 2 loại: + Loại > 1000MW (Phả Lại, Hòa Bình, Phú Mỹ). + Loại < 1000MW (Na Hang, Sơn La, A Vương, Xê-Xan 3, Thác Bà, Nậm Mu, Uông Bí, Ninh Bình, Yaly, Vĩnh Sơn, Đa Nhim, Trị An, Thủ Đức,). - Quy mô các mỏ than cũng được phân ra làm 2 loại: + Loại > 10 triệu tấn/năm + Loại < 1 triệu tấn/năm Ngành công nghiệp điện Thủy điện Tên nhà máy Công suất Địa điểm (trên sông nào?) Nhiệt điện Tên nhà máy Công suất Năng lượng sử dụng Các nhà máy thủy điện đang xây Tên nhà máy Địa điểm (trên sông nào?) Ngành công nghiệp khai thác than, dầu, khí Tên mỏ Quy mô Phân bố Than Dầu Khí Hình 1 chủ yếu thể hiện sự phân bố các ngành công nghiệp năng lượng. Do đó, Gv sẽ hướng dẫn HS khai thác kiến thức kết hợp với các lược đồ tự nhiên để biết rõ hơn sự phân bố của chúng. + Khi nêu tên các nhà máy thủy điện, cần kết hợp với bản đồ về sông ngòi (Atlat trang 10), địa hình ( Atlat trang 6-7) hoặc lược đồ tự nhiên Việt Nam để biết được các nhà máy thủy điện nằm trên sông nào? Và giải thích được sự phân bố của chúng. + Khi tìm hiểu các nhà máy nhiệt điện, cần kết hợp với lược đồ khoáng sản và các tư liệu viết, những hiểu biết cảu bản thân để biết các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng nào? Từ đó giải thích được sự phân bố chúng. Từ những gợi ý trên kết hợp với sự hướng dẫn của Gv, HS hoàn thành bảng thông tin: Ngành công nghiệp điện Thủy điện Tên nhà máy Công suất (MW) Địa điểm (trên sông nào) - Nậm Mu, Thác Bà - Sông Gâm - Sơn La - Hòa Bình - A Vương - Yaly, Xê san 3, 3A, - Vĩnh Sơn - Sông Hinh - Đrây Hling - Thác Mơ, Cần Đơn - Đa Nhim - Hàm Thuận – Đa Mi - Trị An < 1000 < 1000 > 1000 >1000 < 1000 < 1000 < 1000 < 1000 < 1000 < 1000 < 1000 < 1000 < 1000 Sông chảy Sông Gâm Sông Đà Sông Đà Sông Cái Sông Xê san Sông Cái Sông Ba Sông Xrê Pok Sông Bé Sông Cái Sông La Ngà Sông Đồng Nai Nhà máy thủy điện đang xây Tên nhà máy Địa điểm (trên sông nào) - Cửa Đạt - Bản Vẽ - Rào Quán - Xê san 4 - Xrê Pok3, 4, Buôn Kuôp, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah - Đồng Nai 3, 4 Sông Chu Sông Cả Sông Quảng Trị Sông Xê san Sông Xrê Pok Sông Đồng Nai Nhiệt điện Tên nhà máy Công suất (MW) Năng lượng sử dụng - Na Dương - Phả Lại - Uông Bí - Ninh Bình - Thủ Đức - Phú Mỹ - Bà Rịa - Cà Mau <1000 >1000 <1000 <1000 <1000 >1000 <1000 >1000 Than Than Than Than Khí Khí Dầu Dầu Ngành công nghiệp khai thác than, dầu, khí Tên mỏ Quy mô (triệu tần/năm) Phân bố Than - Quảng Ninh - Phú Lương 9- Quỳnh Nhai > 10 < 10 < 10 Quảng Ninh Thái Nguyên Sơn La Dầu - Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch hổ, Rồng - Đại Hùng - Cái Nước - Bể trầm tích Cửu Long - Bể trầm tích Nam Côn Sơn - Bể trầm tích Thổ Chu – Mã lai Khí - Tiền Hải - Lan Đỏ, Lan Tây - Bể trầm tích Vịnh Bắc Bộ - Bể trầm tích Nam Côn Sơn Giáo viên chuẩn kiến thức cho học sinh. Hoạt động 2: Học sinh nhận xét biểu đồ cột: Sản lượng khai than dầu thô và than sạch qua các năm: Hình 2 Học sinh có thể đưa ra kết luận: Sản lượng dầu thô và than sạch từ năm 2000 – 2007 đều tăng: + Sản lượng dầu thô tăng (tăng từ 16,3 triệu tấn lên 15,9 triệu tấn) và tăng không liên tục, không đồng đều: . Từ 2000 – 2005: Sản lượng dầu thô tăng, tăng từ 16,3 triệu tấn lên 18,5 triệu tấn do ngày càng tìm thêm nhiều mỏ mới và đưa vào khai thác. . Từ 2005 – 2007: Sản lượng dầu thô giảm, giảm từ 18,5 triệu tấn lên 15,9 triệu tấn. + Sản lượng than sạch tăng nhanh, tăng từ 11,6 triệu tấn lên 42,5 triệu tấn và tăng liên tục, tăng không đồng đều: . Từ 2000 – 2005: Sản lượng than sạch tăng nhanh, tăng từ 11,6 triệu tấn lên 34,1 triệu tấn. Nguyên nhân là do cải tiến khâu tổ chức, quản lí, đầu tư máy móc, trang thiết bị, phương tiện khai thác hiện đại và tìm thêm thị trường mới. . Từ 2005 – 2007: Sản lượng than tăng chậm, tăng từ 34,1 triệu tấn lên 42,5 triệu tấn. Hoạt động 3: Học sinh nhận xét biểu đồ cột: Sản lượng điện cả nước qua các năm: Hình 3 Các em có thể đưa ra kết luận: - Sản lượng điện cả nước từ năm 2000 – 2007 tăng, tăng từ 26,7 tỉ kWh và tăng liên tục, tăng không đồng đều: + Từ 2000 – 2005: Sản lượng điện tăng nhanh, tăng từ 26,7 tỉ kWh lên 52,1 tỉ kWh. + Từ 2005 – 2007: Sản lượng điện tăng nhanh, tăng từ 52,1 tỉ kWh lên 64,1 tỉ kWh. Giải thích nguyên nhân: - Sản lượn điện tăng nhanh là do điện ngày càng có vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ trương của Nhà nước là ngành điện phải đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và đời sống. - Sản lượng điện tăng còn gắn liền với việc nước ta đã xây dựng và đưa vào sản xuất một số nhà máy điện có công suất lớn. Hoạt động 4: Học sinh nhận xét biểu tròn: Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp năng lượng so với toàn ngành công nghiệp. Hình 4 Học sinh có thể đưa ra kết luận: * Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp năng lượng so với toàn ngành công nghiệp từ năm 2000 – 2007 có sự chuyển dịch: - Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp năng lượng từ năm 2000 – 2007 giảm, giảm từ 18,6% xuống còn 11,1% và giảm liên tục, giảm không đồng đều: + Từ 2000 - 2005: Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp năng lượng giảm từ 18,6% xuống còn 13,7%. + Từ 2005 – 2007: Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp năng lượng giảm từ 13,7% xuống 11,1%. Giáo viên chuẩn kiến thức cho học sinh. 2.3.2. Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta. Hoạt động 5: GV hướng dẫn HS quan sát bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: - Học sinh tìm các ký trên bản đồ kết hợp quan sát Atlat trang 3. - Dựa vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, HS nhận xét quy mô, sự phân bố các trung tâm và nêu các ngành chế biến chính. Công nghiệp chế biến Lương thực, thực phẩm. Hình 5 Học sinh dựa vào Atlta và kiến thức rút ra nhận xét: Quy mô các trung tâm: + Rất lớn: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh (quy mô lớn nhất nước) + Lớn: Hải Phòng, Nha Trang, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Cần Thơ, Cà Mau. + Vừa: Mộc Châu, Thái Nguyên, Hải Dương, Hạ Long, Nam Định, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuật, Vũng Tàu, Tân An, Sóc Trăng, Rạch Giá, Cà Mau. + Nhỏ: Sơn la, Yên Bái, Vinh, Huế, Quảng Ngãi, Bảo Lộc, Phan Thiết, Tây Ninh, Bến Tre, Long Xuyên. Các ngành chế biến chính: + Chế biến lương thực: phân bố tập trung ở Đồng bằng Sông Củu Long, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng. + Chế biến hải sản: Tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Hạ Long. + Chế biến sản phẩm chăn nuôi: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh. + Chế biến đường, sữa, bánh kẹo: phân bố tập trung ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, rải rác ở Đồng bằng Sông Củu Long, Bắc Trung Bộ. + Chế biến chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều: phân bố ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung di và miền núi Băc Bộ. + Rượu, bia, nước giải khát: phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Miền Trung, TP Hồ Chí Minh. Các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phân bố không đồng đều: + Tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Củu Long, Đông Nam Bộ vì đây là các vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp lớn của cả nước, có nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú, nguồn lao dộng dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Các vùng còn lại phân bố rải rác: Tây nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, duyên hải miền Trung. GV có thể gợi ý cho HS khai thác kiến thức theo bảng thông tin sau: Kể tên các TTCN Chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn và rất lớn. Nêu cơ cấu ngành của mỗi trung tâm. Tên TTCN Quy mô Cơ cấu Học sinh dựa vào Atlta và kiến thức đã học hoàn thành bảng thông tin: Tên TTCN Quy mô Cơ cấu Hà Nội Rất lớn Lương thực, chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều, sản phẩm chăn nuôi, đường
Tài liệu đính kèm:
- huong_dan_hoc_sinh_su_dung_atlat_dia_li_viet_nam_nham_khac_s.docx