Giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 11 qua giảng dạy tiết 2 – Bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

Giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 11 qua giảng dạy tiết 2 – Bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm lịch sử. Nắm vững và vận dụng quy luật đó, ngày nay Đảng ta khẳng định: “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam”.

Luật Giáo dục Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã xác định mục tiêu giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tuởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Trên cơ sở đó, nâng cao cảnh giác cách mạng, ý thức trách nhiệm công dân; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

Vậy, việc giảng dạy và học tập bộ môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh trong nhà trường THPT là hết sức cần thiết. Nhưng thực tế trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, các môn Lịch sử, Địa lý nội dung kiến thức có đề cập đến vấn đề biển, đảo nhưng chưa nhiều. Khi hỏi các em học sinh về biển, đảo của nước ta, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đa số các em học sinh trả lời đó là “một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc”. Nhưng để lý giải nguồn gốc của nó như thế nào, có tiềm năng, thế mạnh, nguồn lợi kinh tế ra sao thì không phải học sinh nào cũng trả lời được. Nhìn chung, kiến thức về biển, đảo của phần lớn các em học sinh hiện nay còn yếu.

 

doc 19 trang thuychi01 7504
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 11 qua giảng dạy tiết 2 – Bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO HỌC SINH LỚP 11 QUA GIẢNG DẠY TIẾT 2 – BÀI 3: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
Người thực hiện: Trịnh Văn Hùng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDQP-AN
 THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU	1
1.1. Lý do chọn đề tài	1
1.2. Mục đích nghiên cứu.	2
1.3. Đối tượng nghiên cứu	3
1.4. Phương pháp nghiên cứu	3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm	3
2.1.1. Khái quát về biển, đảo Việt Nam	3
2.1.2. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia	4
2.1.3. Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia	5
2.1.4. Khái quát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam	7
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.	8
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường.	8
2.2.2. Nội dung chương trình giáo dục môn Giáo Dục Quốc phòng-An Ninh	8
2.2.3. Tình hình tranh chấp trên biển Đông	9
2.2.4. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng vấn đề biển Đông để chống phá cách mạng nước ta	9
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề	9
2.3.1.Các giải pháp:	9
2.3.2. Các giải pháp được thể hiện qua giáo án:	10
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp	14
2.4.1.Kết quả giờ dạy.	14
2.4.2.Kết quả thực nghiệm đối với học sinh trường THPT Hoàng Lệ Kha	14
3 . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	16
3.1 Kết luận.	16
3.2 Kiến nghị	16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm lịch sử. Nắm vững và vận dụng quy luật đó, ngày nay Đảng ta khẳng định: “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam”.
Luật Giáo dục Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã xác định mục tiêu giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tuởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Trên cơ sở đó, nâng cao cảnh giác cách mạng, ý thức trách nhiệm công dân; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Vậy, việc giảng dạy và học tập bộ môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh trong nhà trường THPT là hết sức cần thiết. Nhưng thực tế trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, các môn Lịch sử, Địa lý nội dung kiến thức có đề cập đến vấn đề biển, đảo nhưng chưa nhiều. Khi hỏi các em học sinh về biển, đảo của nước ta, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đa số các em học sinh trả lời đó là “một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc”. Nhưng để lý giải nguồn gốc của nó như thế nào, có tiềm năng, thế mạnh, nguồn lợi kinh tế ra sao thì không phải học sinh nào cũng trả lời được. Nhìn chung, kiến thức về biển, đảo của phần lớn các em học sinh hiện nay còn yếu.
Thời gian qua, tình hình tranh chấp ngày càng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp về chủ quyền của một số nước trên biển Đông, trong đó có Việt Nam. Vấn đề về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vận mệnh của đất nước đều nhận được sự quan tâm của mọi người trong đó có học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Lợi dụng về vấn đề tranh chấp trên biển Đông, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã tiến hành xuyên tạc, kích động nhằm chống đối cách mạng nước ta, làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đối với học sinh là lực lượng đông đảo và có vai trò to lớn trong đời sống xã hội; là bộ phận năng động, nhạy bén, có khả năng thích nghi cái mới nhanh, nhiệt tình, xông xáo; nhưng vốn sống và kinh nghiệm ít, kiến thức và bản lĩnh chính trị có hạn, mức độ kiềm chế và năng lực đề kháng trước những cám dỗ còn thấp, dễ bị lôi kéo bởi những nguồn thông tin sai lệch.
Tiết 2 bài 3: “Bảo vệ chủ quyên lãnh thổ và biên giới quốc gia” là tiết học có ý nghĩa rất quan trọng trong trương trinh Giáo Dục Quốc phòng-An Ninh lớp 11 giúp học sinh nắm được khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia và những nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Từ đó xây dựng cho học sinh ý thức về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, trong đó có chủ quyền biển đảo của tổ quốc. 
Từ ý nghĩa và thực tiễn đó tôi chọn đề tài: “Giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 11 – qua giảng dạy tiết 2 bài 3: bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia ” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Tiết 2 bài 3:” Bảo vệ chủ quyên lãnh thổ và biên giới quốc gia” nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh tại các Trường THPT trong toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và trường THPT Hoàng Lệ Kha nói riêng. 
 Giúp học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn trong quá trình tiếp nhận tri thức và kiến thức về tình yêu biển, đảo; chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và biên giới quốc gia.
 Giúp học sinh hiểu được khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia và các nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
 Xác định thái độ, trách nhiệm của học sinh trong xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng là học sinh các lớp: 11A1; 11A4; của khối lớp 11 học môn GDQP-AN năm học 2017 - 2018 của trường THPT Hoàng Lệ Kha.
 Đề tài tập trung nghiên cứu những hình ảnh, những bài hát, bài thơ về biển đảo. Khái quát về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và các bản đồ về biển, đảo để đưa vào tiết dạy sao cho sinh động hợp lý, phát huy tính tích cực, tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập, khắc phục thói quen học tập thụ động, lối truyền thụ kiến thức một chiều phổ biến ở các trường phổ thông hiện nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trao đổi thảo luận với đồng nghiệp và học sinh. 
 Nghiên cứu sách Lịch sử, sách Địa lý và trao đổi, thảo luận với giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, môn Địa lý của trường THPT Hoàng Lệ Kha.
 Nghiên cứu nội dung, mục tiêu bài học trong sách giáo khoa, sưu tầm thêm tài liệu, thông tin, bản đồ biển, đảo để từ đó xây dựng sơ đồ tư duy phù hợp với nội dung tiết học. 
 Trao đổi với học sinh để tìm hiểu đặc tính tâm sinh lý trong quá trình giảng dạy.
 Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Hoàng Lệ Kha .
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái quát về biển, đảo Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm trong khu vực trung tâm của Đông Nam Á. Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, từ Quảng Ninh ở phía Đông Bắc tới Kiên Giang ở phía Tây Nam. Có 28 tỉnh, thành phố của Việt Nam nằm ven biển, chiếm 42% diện tích và 45% dân số cả nước; có khoảng 15,5 triệu người sống gần bờ biển và hơn 175 ngàn người sông ở đảo. 
Biển đảo Việt Nam có thể chia thành 4 khu vực: Biển Đông Bắc (một phần vịnh Bắc Bộ) nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam và tiếp giáp với Trung Quốc (đảo Hải Nam); Biển Bắc Trung Bộ (một phần biển Đông) ở phía Đông Việt Nam; Biển Nam Trung Bộ (một phần biển Đông) ở phía Đông Nam và vùng biển Tây Nam (một phần vịnh Thái Lan) nằm phía Tây Nam của Việt Nam tiếp giáp với Campuchia và Thái Lan.
Vùng biển Việt Nam có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó: 84 đảo có diện tích trên 1km2; 24 đảo có diện tích trên 10km2; 66 đảo có dân sinh sống với tổng số dân là 175 nghìn người. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia đã làm tăng giá trị kinh tế và an ninh quốc phòng đất nước. Các đảo có diện tích lớn nhất: Đảo Phú Quốc (320km2 có 50 nghìn dân); Đảo Cái Bầu (200km2 trên 21 nghìn dân); Đảo Cát Bà (149km2 trên 15 nghìn dân); Đảo Côn Đảo (56,7km2 có 1.640 dân); Đảo Phú Quý (32km2 gần 18 nghìn dân) và Đảo Lý Sơn (3km2 có trên 16 nghìn dân sinh sống).
2.1.2. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia
2.1.2.1. Vùng nội thủy
 Vùng nội thủy là vùng nước biển được xác định bởi một bên là bờ biển và một bên khác là đường cơ sở của quốc gia ven biển. Vùng nước nội thủy thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia ven biển. Chủ quyền này bao gồm cả lớp nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trên nội thủy.
 Thực tế của các quốc gia có biển cho thấy, vùng nước nội thủy bao gồm nhiều bộ phận có tính chất và quy chế pháp lý khác nhau. Trong vùng này các quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giống như trên đất liền. Mọi luật lệ do quốc gia ban hành đều được áp dụng cho vùng nội thủy mà không có một ngoại lệ nào.
 Chủ quyền quốc gia ven biển trong vùng nội thủy được quy định rõ ràng và chủ yếu trong các văn bản pháp luật quốc gia. Theo pháp luật Việt Nam, chủ quyền quốc gia trong nhiều văn bản pháp luật, từ hiến pháp đến các luật và các văn bản dưới luật như Luật hình sự Việt Nam năm 1999, Luật biên giới quốc gia năm 2003.... 
2.1.2.2. Vùng nước lãnh hải
 Vùng nước lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng nước nội thủy của quốc gia (hoặc vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo). Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển (Công ước 1982). Bề rộng của lãnh hải theo Công ước Luật Biển năm 1982 do quốc gia tự quy định nhưng không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quốc gia (điều 3 Công ước 1982).
Tuyên bố năm 1977 của Chính Phủ Việt Nam đã nêu rõ: “Lãnh hải của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra xa nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam, tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra. Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải”.
 Luật biên giới quốc gia năm 2003 quy định: “Lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo”.
Theo các văn bản pháp luật này, chiều rộng của lãnh hải Việt Nam đã tuyên bố hoàn toàn phù hợp với quy định tại điều 3 Công ước năm 1982. Theo đó: “Với điều kiện phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”. Quyền này được cộng đồng quốc tế thừa nhận vì lợi ích phát triển, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, hàng hải và an ninh quốc phòng của các quốc gia trong quan hệ quốc tế từ trước đến nay.
2.1.3. Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia
2.1.3.1. Vùng tiếp giáp lãnh hải
“Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải” (điều 33 Công ước 1982).
Tuyên bố 1977 của Chính Phủ Việt Nam: “Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam”.
Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là lãnh thổ của quốc gia ven biển cũng không phải là một bộ phận của biển quốc tế. Về bản chất, vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. Trên vùng biển này, quốc gia ven biển ngăn ngừa và trừng trị những vi phạm về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình
2.1.3.2. Vùng đặc quyền kinh tế
“Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam” (tuyên bố của Chính Phủ Việt Nam năm 1977).
Theo Công ước 1982: “Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh”.
Theo quy định của Công ước 1982, quốc gia ven biển có các quyền thuộc quyền chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hay không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
Các quốc gia khác muốn nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển. Đồng thời khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế các quốc gia khác phải tôn trọng luật pháp của quốc gia ven biển và những quy định của luật pháp quốc tế.
2.1.3.3. Thềm lục địa
“Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần đất kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn” (Công ước 1982).
“Thềm lục địa của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó” (Tuyên bố của Chính Phủ Việt Nam 1977).
Các quyền chủ quyền mà quốc gia ven biển có được trên thềm lục địa của mình xuất phát từ chủ quyền trên lãnh thổ đất liền. Mặt khác, các quyền chủ quyền này mang tính “đặc quyền”, nghĩa là nếu quốc gia ven biển không thăm dò, khai thác tài nguyên sinh vật, vi sinh vật trên thềm lục địa của mình thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động đó.
2.1.4. Khái quát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
	2.1.4.1. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
	Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời. Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “Bãi Cát Vàng”. Tên quốc tế thường được thể hiện trên các hải đồ là Paracels. Quần đảo gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000km2.
 Về khoảng cách đến đất liền, từ đảo Tri Ôn đến mũi Ba Làng An, tỉnh Quảng Nam là 135 hải lý; đến Cù Lao Ré tỉnh Quảng Ngãi 123 hải lý. Tổng diện tích phần nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10km2, đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1,5km2. Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi.
Hoàng Sa nằm trong vùng “xích đạo từ” có độ sai lệch từ không thay đổi hoặc thay đổi rất nhỏ, rất thuận lợi cho việc đi biển. Quần đảo này có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thường có sương mù và nhiều giông bão, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm. Trên một số đảo có nguồn nước ngọt, cây cối um tùm, vô số chim và đặc biệt là có nhiều Rùa biển sinh sống.
Nằm phía Đông của Việt Nam, Hoàng Sa án ngự đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản và nguồn hải sản, thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía Bắc Biển Đông.
2.1.4.2. Quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất là khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất là khoảng 500 hải lý; cách Vũng Tàu 305 hải lý; cách Cam Ranh 250 hải lý; cách đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý. Quần đảo trải dài từ 60 2’ vĩ Bắc đến 1110 28’ vĩ Bắc; từ kinh độ 1120 Đông đến 1150 Đông trong vùng biển chiếm khoảng 160.000km2 đến 180.000km2. Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng 11km2.
Về số lượng đảo theo thống kê của tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao (vụ Biển thuộc Ban Biên Giới Chính Phủ) năm 1988 bao gồm 137 đảo, đá, bãi; không kể 05 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam gồm: bãi Phúc Trần; bãi Huyền Trân; bãi Quế Đường; bãi Phúc Nguyên; bãi Tứ Chính.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường.
*Thuận lợi:
Ở vị trí phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, Trường THPThoàng Lệ Kha là một trường công lập nằm trên quốc lộ 1A cách chợ Đò Lèn 1Km, ngay cạnh nhà máy thuốc lá, ga Đò Lèn. Nhà trường có địa bàn tuyển sinh rộng, đa số phụ huynh và nhân dân địa phương đều quan tâm đến việc học tập của con cái. Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo địa phương và Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa. Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết , nhất chí cao; các tổ chức trong nhà trường đã phối hợp chặt chẻ với nhau trong mọi hoạt động và đêu là những tổ chức vững mạnh.
*Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi như đã nêu, nhà trường vẫn còn không ít khó khăn, thách thức: nhìn chung nền kinh tế của địa phương phát triển chưa mạnh, đời sống nhân dân lại không đồng đều giữa các vùng miền, số hộ nghèo còn khá nhiều. Điều kiện cơ sở vật chất được tăng cường, song vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu, khuôn viên nhà trường chật hẹp ảnh hưởng nhiều đến hoạt động dạy và học đặc biệt là các tiết học thực hành. Đa số hoc sinh vẫn xem môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh là môn phụ nên chưa có ý thức cao trong học tập. 
2.2.2. Nội dung chương trình giáo dục môn Giáo Dục Quốc phòng-An Ninh
Chương trình giáo dục phổ thông, nội dung kiến thức trong môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh có đề cập đến vấn đề biển, đảo chưa nhiều; chưa đảm bảo để thực hiện được Quyết định số 373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “ Phê duyệt đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”.
2.2.3. Tình hình tranh chấp trên biển Đông
Tình hình tranh chấp trên biển Đông ngày càng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp về chủ quyền của một số nước trên biển Đông, trong đó có Việt Nam. Vấn đề về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vận mệnh của đất nước nhận được sự quan tâm của mọi người, trong đó có học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước.
2.2.4. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng vấn đề biển Đông để chống phá cách mạng nước ta
Lợi dụng về vấn đề tranh chấp trên biển Đông, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã tiến hành xuyên tạc, kích động nhằm chống đối cách mạng nước ta, làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
 Nhận thức và thực tế như trên, với trách nhiệm là giáo viên giảng dạy bộ môn GDQP – AN của trường THPT Gia ; tôi chỉ nêu lên một số giải pháp có hiệu quả từ kinh nghiệm sử dụng tư liệu sưu tầm để giáo dục tình yêu biển, đảo phục vụ giảng dạy cho học sinh của trường THPT Gia Hội năm học 2013 – 2014, thể hiện qua những giải pháp sau đây.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Các giải pháp:
Quả thực không thể phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh của môn Giáo dục quốc phòng an ninh. Là giáo viên dạy môn Giáo dục quốc phòng an ninh, tôi rất muốn thực hiện tốt công việc này cho nên tôi đã thiết kế bài giảng của mình bằng việc sử dụng phần mềm Microsoft power point vào giảng dạy đối với tiết học này.
Để tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_duc_ve_chu_quyen_bien_dao_cho_hoc_sinh_lop_11_qua_giang.doc