SKKN Thiết kế tiết 16 thực hành, ngoại khóa giáo dục kỹ năng tiêu dùng thông minh cho học sinh qua môn giáo dục công dân 11

SKKN Thiết kế tiết 16 thực hành, ngoại khóa giáo dục kỹ năng tiêu dùng thông minh cho học sinh qua môn giáo dục công dân 11

Xã hội loài người ngày càng phát triển, những thay đổi mạnh mẽ về các mặt: xã hội, chính trị, thể thao, văn hóa trong đó có kinh tế mang lại nhiều thành tựu to lớn giúp cho đất nước trở nên giàu có, hàng hóa có sức cạnh tranh trên thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực của kinh tế mang lại thì mặt trái của kinh tế thị trường như: chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức vi phạm quy luật tự nhiên; để giành lợi nhuận nhiều hơn, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương

Ngày nay, tình hình buôn lậu, buôn bán hàng cấm diễn biến phức tạp, tinh vi mà nhu cầu của con người ngày càng cao thì việc đi chợ, đi siêu thị, shopping đòi hỏi người tiêu dùng cần phải có kỹ năng tiêu dùng nhất định để có thể có những lựa chọn tốt nhất cho mình. Về vấn đề này, không phải ai cũng có nhiều kỹ năng, có nhiều người còn lúng túng và dễ mua hàng không ưng ý, mua đắt, mua phải hàng giả. Đặc biệt các em học sinh lứa tuổi này còn ít kinh nghiệm mua bán, ít va vấp với thị trường. Các em cũng là đối tượng dễ bị lừa, lợi dụng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng và thực phẩm bẩn. Khi sử dụng những sản phẩm trên sẽ gây ra hậu quả rất lớn về tiền bạc, tinh thần và sức khỏe.

Để trang bị kỹ năng sống về tiêu dùng thông minh, phân biệt hàng thật – giả cho lứa tuổi này thì những kiến thức, nội dung giáo dục còn nhiều hạn chế.

 Nhận thức được tầm quan trọng của việc này tôi đã nghiên cứu thiết kế bài dạy để đáp ứng mong đợi của học sinh, giải quyết vấn đề thực tiễn, tôi lựa chọn nội dung: “Thiết kế tiết 16 thực hành, ngoại khóa giáo dục kỹ năng tiêu dùng thông minh cho học sinh qua môn giáo dục công dân 11“ để trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp. Đây là một số kinh nghiệm của bản thân đã và đang bước đầu thực hiện. Vì vây, không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của đồng nghiệp.

 

doc 22 trang thuychi01 6454
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế tiết 16 thực hành, ngoại khóa giáo dục kỹ năng tiêu dùng thông minh cho học sinh qua môn giáo dục công dân 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.1
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI..1
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.1
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..1
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊCỨU2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINNGHIỆM..2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinnghiệm2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinhnghiệm3
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm để giải quyết vấn đề..4
 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.19
MỞ ĐẦU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội loài người ngày càng phát triển, những thay đổi mạnh mẽ về các mặt: xã hội, chính trị, thể thao, văn hóa trong đó có kinh tế mang lại nhiều thành tựu to lớn giúp cho đất nước trở nên giàu có, hàng hóa có sức cạnh tranh trên thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực của kinh tế mang lại thì mặt trái của kinh tế thị trường như: chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức vi phạm quy luật tự nhiên; để giành lợi nhuận nhiều hơn, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương 
Ngày nay, tình hình buôn lậu, buôn bán hàng cấm diễn biến phức tạp, tinh vi mà nhu cầu của con người ngày càng cao thì việc đi chợ, đi siêu thị, shopping đòi hỏi người tiêu dùng cần phải có kỹ năng tiêu dùng nhất định để có thể có những lựa chọn tốt nhất cho mình. Về vấn đề này, không phải ai cũng có nhiều kỹ năng, có nhiều người còn lúng túng và dễ mua hàng không ưng ý, mua đắt, mua phải hàng giả. Đặc biệt các em học sinh lứa tuổi này còn ít kinh nghiệm mua bán, ít va vấp với thị trường. Các em cũng là đối tượng dễ bị lừa, lợi dụng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng và thực phẩm bẩn. Khi sử dụng những sản phẩm trên sẽ gây ra hậu quả rất lớn về tiền bạc, tinh thần và sức khỏe. 
Để trang bị kỹ năng sống về tiêu dùng thông minh, phân biệt hàng thật – giả cho lứa tuổi này thì những kiến thức, nội dung giáo dục còn nhiều hạn chế.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc này tôi đã nghiên cứu thiết kế bài dạy để đáp ứng mong đợi của học sinh, giải quyết vấn đề thực tiễn, tôi lựa chọn nội dung: “Thiết kế tiết 16 thực hành, ngoại khóa giáo dục kỹ năng tiêu dùng thông minh cho học sinh qua môn giáo dục công dân 11“ để trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp. Đây là một số kinh nghiệm của bản thân đã và đang bước đầu thực hiện. Vì vây, không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Hình thành kỹ năng tiêu dùng thông minh cho học sinh trường THPT
- Cách phân biệt hàng giả - thật
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Các cách phân biệt hàng giả - thật, hàng kém chất lượng
- Kỹ năng tiêu dùng thông minh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phân tích – tổng hợp
- So sánh đối chiếu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Kỹ năng sống
Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người.[2]
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". [2]
	Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.[2]
2.1.2. Tiêu dùng thông minh 
Người tiêu dùng thông minh là người biết trang bị cho mình cách chọn lọc, đánh giá và sử dụng thông tin 1 cách hợp lý trong từng trường hợp tiêu dùng cụ thể dựa trên các quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng.[1]
Người tiêu dùng thông minh trước hết phải là người có kiến thức nhất định về vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mọi lúc mọi nơi, biết lựa chọn thực phẩm tươi sống tự nhiên, đảm bảo vệ sinh, có sự hiểu biết xã hội để không bị lừa khi đi mua sắm.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng thông minh còn là người phải biết tự bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng nói chung, trong đó có quyền lợi của chính mình. Khi thấy hàng hoá có dấu hiệu không bình thường cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng, chứ không chỉ phản ứng tiêu cực là im lặng... Sự lên tiếng của những người tiêu dùng chính là một kênh quan trọng để các cơ quan chức năng vào cuộc...
2.1.3. Cạnh tranh và các loại cạnh tranh.
2.1.3.1. Cạnh tranh 
Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.[3,37]
2.1.3.2.Cạnh tranh lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh là loại cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh. Có tác dụng kích thích kinh tế thị trường phát triển đúng hướng.[4,68]
2.13.2. Cạnh không lành mạnh.
Cạnh tranh không lành mạnh là sự cạnh tranh vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển kinh tế thị trường. [4,68]
Đây là nguồn gốc, nguyên nhân sự ra đời của rất nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng và thực phẩm bẩn gây hậu quả lớn cho người tiêu dùng nếu không biết cách lựa chọn sản phẩm đúng chất lượng.
2.2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong năm học 2014 – 2015, khi dạy cho học sinh phần công dân với kinh tế các lớp khối 11 chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này thì bản thân tôi nhận thấy đa số các em học sinh trường THPT Như Xuân là con em dân tộc thiểu số miền núi đi học phải sống xa gia đình, ở trọ và sống tự lập. Việc mua bán hàng hóa do các em tự quyết định. Khi dạy bài 4 “Cạnh trong trong sản xuất và lưu thông hàng hóa” có 1 số vấn đề mà giáo viên cần hình thành kỹ năng và cần giáo dục các em về tiêu dùng thông minh và cách phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm bẩn nhưng do dung lượng tiết học không cho phép. Nên tôi đã chọn xây dựng tiết học thực hành, ngoại khóa: “Thiết kế tiết 16 thực hành, ngoại khóa giáo dục kỹ năng tiêu dùng thông minh cho học sinh qua môn giáo dục công dân 11“
	Qua đó, giúp học sinh nắm được những kỹ năng cơ bản và biết cách vận dụng vào thực tế. Trong quá trình khảo sát, tôi phát hiện ra học sinh thường vướng mắc một số vấn đề sau:
	- Không có kỹ năng phân biệt hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn
	- Không biết thông tin về sản phẩm
	- Do tâm lí đồ thích mua đồ rẻ 
	- Ít được tiếp cận với phương tiền truyền thông.
	Từ thực trạng trên, trong năm học 2015 – 2016, khi dạy tiết 16 thực hành , ngoại khóa cho học sinh lớp 11B3, tôi đã khắc phục bằng cách:
	- Trang bị cho học sinh những kỹ năng đơn giản nhất để chọn mua hàng hóa đảm bảo.
	- Trang bị cho học sinh những thông tin cần thiết về một sản phẩm đúng chất lượng cần có.
	- Cung cấp cho học sinh những kênh thông tin tiêu dùng thông minh, tranh ảnh, hậu quả về việc sử dụng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
	- Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thông qua thực tế thị trường Như Xuân
Sau đây là các biện pháp tiến hành cụ thể.
2.3. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Cơ sở phương pháp
2.3.1.1 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (Phương pháp tình huống)
Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án giải quyết khác nhau. Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, có chứa xung đột, có tính phức hợp được viết ra để minh chứng một vấn đề hay một số vấn đề của cuộc sống thực tế. tình huống trong dạy học là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực, được cấu trúc hóa nhằm mục đích dạy học[4,16]
2.3.1.2 Phương pháp giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là quá trình xem xét, phân tích những vấn đề đang tồn tại và xác định các bước nhằm cải thiện tình hình, giáp học sinh vạch ra cách thức giải quyết vấn đề, tình huống cụ thể gặp phải trong đời sống hằng ngày.[4,18]
2.1.1.3. Phương pháp vấn đáp (đàm thoại)
	Là phương pháp giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên. Qua đó, học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Thông qua hình thức:
	- Vấn đáp giải thích - minh họa
	- Vấn đáp tìm tòi[4,15]
2.3.2. Nội dung và phương pháp tiến hành.
Thiết kế tiết 16 Thực hành, ngoại khóa giáo dục kỹ năng tiêu dùng thông minh cho học sinh qua môn giáo dục công dân11.
I. Mục tiêu bài học.
	- Học xong tiết này học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
	 - Giúp cho học sinh nắm kỹ năng tiêu dùng thông minh
2. Về kĩ năng.
	 - Biết cách phân biệt hàng đúng chất lượng và hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ở địa phương
3. Về thái độ.
	 - Có ý thức thực hiện pháp luật, ủng hộ cạnh tranh lành mạnh
	- Phê phán, đấu tranh các biểu hiện tiêu cực trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV GDCD 11
 - Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 11
 - Máy tính, máy chiếu
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Giới thiệu bài.
	GV : Các em có phải hay đi chợ, đại lí mua hàng hóa không ?
	HSTL :
	GV : Em có bao giờ phải mua phải hàng giả chưa ?
	HSTL :
	GV : Làm thế nào để phân biệt được dấu hiệu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tiết thực hành ngoại khóa hôm nay cô sẽ cung cấp cho các em một số kỹ năng tiêu dùng thông minh.
3. Nội dung chính
Hoạt động 1 : Giáo viên giới thiệu về thị trường tiêu dùng ở địa phương
Như Xuân là một huyện nghèo miền núi gồm 1 thị trấn và 17 xã. Có chợ Yên Cát là trung tâm mua bán, trao đổi hàng hóa lớn nhất của huyện. Bên cạnh đó. Trung tâm huyện phát triển rất nhiều đại lí, hàng tạp hóa nhỏ có siêu thị Miền Tây.
Việc trao đổi, mua bán hàng hóa diễn ra nhộn nhịp, sôi động với sự tham gia của đông đảo nhân dân. Trong đó, có đối tượng chiếm số lượng không nhỏ tham gia quá trình đó là học sinh THPT Như Xuân. Những thiết yếu của cuộc sống như : thực phẩm, quần áo, sách vở, giày dép, tư trang kháccác em gần như tự quyết định việc mua.
Qua quan sát thì thị trường huyện có tồn tại hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng Trung Quốc rất nhiều. Việc học sinh tiêu dùng hàng hóa đó diễn ra hàng ngày.
Hoạt động 2: Giới thiệu cho học sinh các kỹ năng phân biệt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
GV : Khi mua hàng hóa em quan tâm tới điều gì ?
HSTL :
GV : Em có biết cách nhận biết hàng hóa đó là thật hay giả không ?
HSTL :
GV : Cho học sinh xem hình ảnh phân biệt hàng giả - hàng thật
Hoạt động 3 : Giới thiệu những kỹ năng phân biệt hàng thật – hàng giả
1. Phân biệt qua mã vạch
	GV : Em có biết mã vạch là gì ?
	HSTL :
	GV : Mã vạch có 2 loại đó là mã vạch gồm 8 con số và mã vạch gồm 13 con số, từ các con số này sẽ cho chúng ta biết tất cả về sản phẩm, mã vạch 8 và 13 số đều có cách nhận biết giống nhau. Chúng ta nên ghi nhớ câu nói này, đây là cách hay dùng để nhận biết hàng thật, hàng giả, rất đơn giản và dễ nhớ đó là :“Chẵn nhân ba cộng lẻ” sau đó cộng với số cuối cùng, nếu tổng có đuôi là số 0 là hàng thật, còn nếu khác 0 là giả”.)
Chúng ta lấy tổng của các con số hàng chẵn nhân 3 cộng với tổng với các chữ số hàng lẻ (trừ số thứ 13 ra, số thứ 13 là số để kiểm tra, đối chiếu).
Tổng các con số hàng lẻ (trừ số cuối cùng) : A=8+3+6+2+0+0=19
Tổng các con số hàng chẵn: B=9+4+0+0+1+7=21
Bây giờ ta lấy: C=A + B*3 =19 + 21*3 =82
Sau đó mình lấy số này cộng với con số thứ 13 nếu số này có đuôi bằng 0 thì đấy là hàng thật, nếu đuôi của tổng này khác 0 thì chắc chắn đây là hàng giả, hàng nhái.
tiếp D= C + 1 ( con số ở vị trí cuối cùng): D= 82+8=90
Con số này có đuôi bằng 0 chúng ta có thể kết luận đây là hàng thật.
	Mã vạch hàng hóa Việt Nam : 893
Mã vạch hàng Trung Quốc : 690 – 692
Mã vạch hàng Thái Lan : 885
Mã vạch hàng Nhật Bản : 49 - 45
Mã vạch hàng Hàn Quốc : 880
Mã vạch hàng Ấn Độ : 890
	2. Phân biệt bằng tem chống hàng giả SMS ra đời và được áp dụng
	Khác với các loại tem chống giả trên thị trường, mỗi chiếc tem SMS trên sản phẩm đều có một mã số bí mật được in dưới lớp thẻ cào. Bằng việc cào mã số bí mật và nhắn tin gửi về tổng đài 1127, khách hàng có thể nhận được thông tin về nguồn gốc sản phẩm, cũng như địa chỉ nhà sản xuất. Người tiêu dùng sẽ dùng an tâm hơn rất nhiều khi có thể xác định được nguồn gốc xuất xứ của món hàng, như vậy sẽ tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
	Mẫu tem điện tử chống hàng giả SMS đang được một số doanh nghiệp trong nước sử dụng rộng rãi.
3.Phân biệt hàng giả bằng mẫu mã bao bì sản phẩm
	Kỹ năng hình thành : Với sự tiếp xúc bên ngoài học sinh có thể nhận biết, đánh giá đó là hàng thật – giả qua một số chi tiết trên nhãn, mác hàng hóa.
4. Phân biệt củ quả Việt Nam - Trung Quốc và một số quốc gia khác
*Cà rốt
	- Việt Nam: có cùi, cuống lá thường còn nguyên, đôi lúc còn rễ tỏa bao quanh củ. Củ nhỏ, có màu vàng nhạt, kích thước không đều nhau, không căng láng.
	- Trung Quốc: không cùi, màu cam đậm, tươi sáng. Kích thước to, suôn và các củ khá đều. Lá thường được tỉa gọn hay cắt sạch.
* Quả Nho
	- Việt Nam: nho Phan Rang thường quả nhỏ, có màu đỏ hoặc tím nhạt, quả mọng, sờ vào quả thấy chắc và cứng. Cuốn rất tươi, chùm ngắn. Vị chua đậm.
	- Mỹ: vỏ sậm hơn, thuôn dài, vị ngọt, giòn, rất ít hoặc không có hạt.
	- Trung Quốc: quả tròn, to, thường đựng trong thùng lạnh. Quả có màu tím nhạt, có lớp phấn trắng đục. Ruột có nhiều hạt, mềm. Vị hơi chua.
* Quả Xoài 
	Xoài Trung Quốc thường có trọng lượng trung bình từ 400 - 700g, có mùi hắc. Vỏ bên ngoài xoài Trung Quốc thường xanh chứ không chín vàng như xoài Việt. Khi thấy quả xoài có màu vàng mờ hoặc lấm tấm đen ở cuống thì không nên mua vì có thể quả xoài đã bị thối.
* Quả Cam
	- Việt Nam: cam Vinh trái tròn, nhỏ, có màu xanh vàng, vỏ thường bị nám.
	- Mỹ, Úc hoặc Nam Phi: màu vỏ cam nhạt hơn cam Trung Quốc nhưng bề mặt vỏ lại dày, căng, xù xì hơn. Giá cam Mỹ tại chợ đầu mối Hóc Môn hiện là 56.000đ/kg.
Cam Trung Quốc có màu đậm, vỏ mỏng
	- Trung Quốc: chỉ có theo mùa, từ khoảng tháng Mười âm lịch đến Tết. Trái to, quả có màu đậm, vỏ mỏng, bề mặt vỏ mịn màng, phần cuống hơi nhọn và phần đít quả hơi bầu; đôi khi có kèm theo cả cành lá. Không hạt.
* Quả Táo
	- Mỹ: táo xanh Mỹ có vỏ màu xanh lá đậm, ăn giòn, ngọt. Táo đỏ Mỹ thường có cạnh góc của quả đều nên dễ trưng bày, tạo hình đẹp; bề mặt da láng bóng.
	- Trung Quốc: táo xanh Trung Quốc có vỏ màu xanh nhạt gần như là xanh trắng, ăn có vị chát. Táo đỏ (còn gọi là táo năm góc) kích cỡ thường lớn nhỏ khác nhau, độ chênh góc không đều nên khi đặt đứng thường bị nghiêng. Táo Fuji, người dùng thường nhầm lẫn là táo Nhật, có màu đỏ nhạt, không đều trên cả bề mặt, không có độ láng bóng. Táo Trung Quốc còn có loại gọi là táo xanh đường, hình thức tương tự táo Fuji, màu hồng nhạt. Đây là loại táo Trung Quốc có giá rẻ nhất.
* Quả Quýt
Quýt Việt nam thường mỏng vỏ, hơi nám
	Việt Nam: Loại quýt Thái thường chỉ có một lượng rất ít được trồng ở vùng Lâm Đồng, dễ bị nhầm lẫn với quýt Thái Trung Quốc. Riêng quýt Tiều thì trái to, màu vàng; quýt đường vỏ mỏng thường bị nám không dễ bị nhầm lẫn với quýt Trung Quốc.
5. Phân biệt thực phẩm sạch – thực phẩm bẩn
*Cà chua 
Chín tự nhiên sẽ không có màu đỏ tươi đồng đều mà sẽ chín lấm tấm chỗ vàng chỗ đỏ, thậm chí chỗ còn màu hơi xanh. Cà chua sạch vẫn còn cuống do không trải qua quá trình ngâm hóa chất. Một điểm dễ nhận biết nữa là khi nấu, phần thịt của cà chua chín ép không được bở tơi ra mà vẫn cứng ngược lại với quả không ngâm hóa chất, thịt có màu đỏ tươi và không bị xơ cứng khi nấu.
* Thịt lợn: 
Khi thấy thịt chủ yếu là nạc mà hầu như không có mỡ, thịt có mầu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt do người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất corticoid
*Rau muống: 
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, người tiêu dùng nên chọn rau muống có độ tốt vừa phải, thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh bình thường vì loại rau này có vừa đủ chất hữu cơ hơn, nhìn chung sẽ an toàn cho người ăn. Không nên chọn những mớ rau có cọng quá to, quá xanh mướt
*Giá đỗ:
Những cọng giá tròn lẳn, thân trắng nõn, ít rễ là giá được ngâm ủ qua một công nghệ ‘kinh dị’: Khi hạt đỗ nảy mầm, người ta dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu, đem pha loãng tưới lên mầm giá rồi ủ kín, thuốc có tác dụng thúc giá đỗ nảy mầm nhanh và phát triển hơn bình thường. Loại giá này khi xào sẽ có nước đục, ăn không ngon và dễ gây độc hạ
*Đậu phụ  ngon, sạch
- Một miếng đậu phụ ngon bao giờ cũng thường có màu trắng ngà, rất mềm mại.
- Đậu phụ an toàn sẽ có mùi thơm, vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng.
Đậu phụ pha thạch cao
- Vị: Đậu phụ cho nhiều thạch cao thường có vị hơi chát, cầm nặng tay.
- Màu sắc: Đậu phụ có thạch cao màu thường vàng hơn, càng vàng thì càng nhiều thạch cao và độ cứng, độ chắc nhiều hơn rất nhiều đậu phụ tươi bình thường.
6. Phân biệt hàng hóa bằng cách đọc thông tin trên sản phẩm
Theo quy định quốc tế, thực phẩm công nghiệp đóng gói đều phải ghi các thông tin về tính chất và đặc điểm của sản phẩm trên bao bì. Việc nắm vững chi tiết về thực phẩm thông qua đọc thông tin trên bao bì sẽ giúp chúng ta phân biệt và chọn lựa sản phẩm chất lượng tốt, an toàn và phù hợp nhất cho sức khỏe  của mình.
	- Nhà sản xuất hoặc nơi đóng gói: Nhà sản xuất là nơi bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm. Sản phẩm của nhà sản xuất nghiêm túc bao giờ cũng có tên và địa chỉ, số điện thoại rõ ràng để người có thể liên lạc.
	- Giá trị dinh dưỡng: Được thể hiện bằng giá trị các chất dinh dưỡng đa lượng (như đạm, chất béo, bột đường, năng lượng...), các chất vi lượng (như vitamin, khoáng chất, các yếu tố vi lượng, acid amin...).
	- Hướng dẫn sử dụng và bảo quản: Là những thông tin rất cần để người có thể sử dụng, bảo quản sản phẩm một cách hữu hiệu và tốt nhất. Thí dụ cách chế biến, bảo quản trong tủ lạnh hoặc nơi khô mát...
	- Hạn sử dụng: Chính là khoảng thời gian mà sản phẩm sử dụng tốt nhất nếu được bảo quản đúng như hướng dẫn. Hiện có nhiều cách để ghi ngày sản xuất và thời hạn bảo quản (ví dụ: ngày sản xuất ghi là 15 09 15, thời hạn bảo quản là 1 năm thì sẽ hết hạn sử dụng vào ngày 15-9-2016); ghi ngày hết hạn sử dụng (tiếng Việt thường ghi bằng các chữ: dùng trước..., sử dụng tốt nhất trước..., hạn dùng..., hạn sử dụng...; tiếng Anh có thể ghi: Best before, Use before, Exp. Date); ghi cả ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng. Trước các số chỉ ngày, tháng, năm có dòng chữ: Ngày sản xuất (hoặc viết tắt là NSX. Ví dụ: NSX 021016 thì người tiêu dùng phải hiểu là sản xuất ngày 2-10-2016); hạn sử dụng (hoặc viết tắt là HSD. Ví dụ: HSD 310716 tức là hạn sử dụng đến ngày 31-7-2016). Số chỉ ngày, tháng, năm có thể ghi liền nhau hoặc có dấu chấm, dấu gạch chéo ở giữa để phân định rõ.
5. Lựa chọn hàng hóa thật qua phần mềm ứng dụng
Sau khi tải ứng dụng iCheck trên App Store (iOs), Google Play (Android) hoặc Windowsphone, các bạn sử  dụng iCheck  như  sau :
Cách 1: Sử dụng camera
– Bật iCheck (màn hình quét mã)
– Hướng camera của máy về phía mã vạch sản phẩm, bật đèn flash nếu cần
Cách 2: Nhập trực tiếp mã vạch
– Bật iCheck, nhập mã vạch sản phẩm ( barcode) vào thanh tìm kiếm trên đầu màn hình và nhấn tìm
Cách 3: Tìm theo tên sản phẩm 
 – Bật iCheck, chuyển sang trang màn hình Home ( trang chủ )
– Nhập tên sản phẩm/ hoặc tên đại lý bán sản phẩm ( ví dụ : Big C) vào ô nhập và nhấn Tìm
-Sau khi quét hoặc nhập mã thành công phần mềm iCheck sẽ trả về kết quả là thông tin sản phẩm cho 
* Có các trường hợp kết quả sau
Trường hợp 1: Sản phầm đầy đủ thông tin về hình ảnh, giá cả, công ty đăng ký, nguồn gốc sản phẩm
Trường hợp này, các bạn so sánh hình ảnh, thông tin quét được với thông tin trên bao bì nhãn mác sản phẩm để đi đến kết luận. Nếu thông tin về công ty, hình ảnh không đúng với thông tin được cung cấp thì sản phẩm đó là giả
 	Các bạn có thể lựa chọn liên hệ nhà sản xuất hoặc tố cáo sản phẩm nếu nghi ngờ đó là sản phẩm giả
Hoặc đưa đánh giá tốt/ không tốt cho sản phẩm để chia sẻ với cộng đồng về thông tin sẩn phẩm
Trường hợp 2: Thông tin tìm kiếm được th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_tiet_16_thuc_hanh_ngoai_khoa_giao_duc_ky_nang.doc