SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm 11C5 ở trường trung học phổ thông Nông Cống 3

SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm 11C5 ở trường trung học phổ thông Nông Cống 3

Đạo đức là phẩn chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, đặc biệt là Đoàn viên – thanh niên càng trở nên quan trọng và cần thiết.

Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc bồi dưỡng và xây dựng những con người Xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều bài viết, bài nói chuyện của mình, Người đều nhấn mạnh: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Con người mới xã hội chủ nghĩa là những con người có đạo đức và tri thức, là những người vừa “hồng” vừa “chuyên” [1]. Như vậy, giáo dục đạo đức (GDĐĐ) không chỉ nhằm hướng tới mục đích đào tạo nhũng con người có tài mà còn có đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. Vậy phải làm thế nào để giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao? Câu hỏi này đắt ra cho các lãnh đạo trong nhà trường, đặc biệt đặt ra cho giáo viên chủ nhiệm, người trức tiếp quản lý học sinh, vừa là “người mẹ” vừa là người “bạn lớn” của các em.

Phải thấy rằng giáo dục “đạo đức” khó hơn giáo dục “trí dục”. Vì giáo dục đạo đức không có giáo án sẳn nó thể hiện trong hành vi, trong ngôn ngữ, cách xử sự, suy nghĩ trong thói quen sinh hoạt hằng ngày

Hiện nay các nhà trường trung học phổ thông (THPT) rất quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh, nhưng hiệu quả của công tác này chưa cao. Mặt trái của cuộc sống và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đã dẫn đến những sai phạm đáng tiếc. Nhiều người lo ngại sự xuống dốc của đạo đức xã hội, trong đó có sự băng hoại về giá trị đạo đức của giới trẻ (có một bộ phận đáng kể là học sinh – sinh viên). Giáo dục đạo đức đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách, sự xuống cấp của đạo đức giới trẻ, đặc biệt là học sinh có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về cả gia đình, nhà trường và xã hội. Nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường nơi trực tiếp GDĐĐ con người từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời.

 

doc 20 trang thuychi01 6434
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm 11C5 ở trường trung học phổ thông Nông Cống 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
Số trang
1
1. MỞ ĐẦU
2
2
1.1. Lí do chọn đề tài.
2
3
1.2. Mục đích nghiên cứu.
3
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
3
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
3
6
1.5 Những điểm mới của SKKN
3
7
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
8
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
4
9
2.2. Thực trạng và nguyên nhân vi phạm đạo đức của học sinh nói chung và học sinh lớp chủ nhiệm 11C5 nói riêng ở trường THPT Nông Cống 3
5
10
2.3. Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm 11C5 ở trường THPT Nông Cống 3
8
11
2.4. Kết quả đạt được
15
12
3. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
16
13
Tài liệu tham khảo
19
14
Những đề tài SKKN đã đạt giải
20
DANH MỤC VIẾT TẮT
Giáo viên
GV
Học sinh 
HS
Trường trung học phổ thông
THPT
Giáo viên chủ nhiệm
GVCN
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Đạo đức là phẩn chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, đặc biệt là Đoàn viên – thanh niên càng trở nên quan trọng và cần thiết.
Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc bồi dưỡng và xây dựng những con người Xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều bài viết, bài nói chuyện của mình, Người đều nhấn mạnh: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Con người mới xã hội chủ nghĩa là những con người có đạo đức và tri thức, là những người vừa “hồng” vừa “chuyên” [1]. Như vậy, giáo dục đạo đức (GDĐĐ) không chỉ nhằm hướng tới mục đích đào tạo nhũng con người có tài mà còn có đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. Vậy phải làm thế nào để giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao? Câu hỏi này đắt ra cho các lãnh đạo trong nhà trường, đặc biệt đặt ra cho giáo viên chủ nhiệm, người trức tiếp quản lý học sinh, vừa là “người mẹ” vừa là người “bạn lớn” của các em.
Phải thấy rằng giáo dục “đạo đức” khó hơn giáo dục “trí dục”. Vì giáo dục đạo đức không có giáo án sẳn nó thể hiện trong hành vi, trong ngôn ngữ, cách xử sự, suy nghĩ trong thói quen sinh hoạt hằng ngày
Hiện nay các nhà trường trung học phổ thông (THPT) rất quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh, nhưng hiệu quả của công tác này chưa cao. Mặt trái của cuộc sống và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đã dẫn đến những sai phạm đáng tiếc. Nhiều người lo ngại sự xuống dốc của đạo đức xã hội, trong đó có sự băng hoại về giá trị đạo đức của giới trẻ (có một bộ phận đáng kể là học sinh – sinh viên). Giáo dục đạo đức đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách, sự xuống cấp của đạo đức giới trẻ, đặc biệt là học sinh có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về cả gia đình, nhà trường và xã hội. Nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường nơi trực tiếp GDĐĐ con người từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời.
Qua thực tế công tác nhiều năm tại trường THPT Nông Cống 3, với tư cách vừa là một giáo viên chủ nhiệm, vừa là giáo viên giảng dạy bô môn giáo dục công dân. Tôi nhận thấy về cơ bản đạo đức của học sinh lớp Tôi chủ nhiệm nói riêng và của học sinh toàn trường nói chung là tốt. Tuy nhiên bản thân Tôi vẫn thấy những năm gần đây đạo đức của học sinh có chiều hướng đi xuống, vẫn còn có tình trạng học sinh đánh nhau trong trường (trong đó có một bộ phận đáng kể là học sinh nữ), học sinh vô lễ với giáo viên, vi phạm Luật an toàn giao thông, ý thức phần đầu kém, coi trọng giá trị của đồng tiền, nghiện Game, nghiên Facebook, yêu đương nhiều và cả quan hệ tình dục trước hôn nhânMặc dù ban Giám hiệu nhà trường và Ban chấp hành Đoàn trường đã tiền hành nhiều biều pháp nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả, chủ yếu là xử lý các trường hợp sau khi sự việc xảy ra, chứ chưa đánh vào ý thức tự giác điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân học sinh. Từ thực trạng đó Tôi xin đề xuất một số giải pháp được rút ra từ kinh nghiệm chủ nhiệm của bản thân mà theo Tôi đã đem lại hiệu quả thiết thực đó là: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm 11C5 ở trường trung học phổ thông Nông Cống 3”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Được chia sẻ với đồng nghiệp ở trường THPT Nông Cống 3 nói riêng và trên toàn tỉnh nói chung một số giải pháp trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm từ đó làm cho chất lượng dạy học và giáo dục tốt hơn.
Giúp học sinh hiểu được trò của đạo đức, thông qua những việc làm, hành động cụ thể uốn nắn các em trở thành những công dân có ích cho xã hội, tăng thêm tình đoàn kết để lớp 12 các em có kết quả học tập và rèn luyện tốt hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được áp dụng với học sinh lớp 10C5, 11C5 Trường THPT Nông Cống 3 trong hai năm học 2017-2018 và 2018-2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu 
- Phương pháp điều tra, khảo sát và xử lý thu thập thông tin
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
1.5 Những điểm mới của SKKN
- Đã có nhiều biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động của nhà trường của Đoàn thanh niên. Tuy nhiên những hoạt động đó thường chung chung không có giải pháp cụ thể và được áp dụng trên đối tượng học sinh toàn trường chính vì thế hiệu quả chưa cao.
- Đề tài của tác giải không đi sâu vào mặt lý thuyết mà đi sâu vào những giải pháp cụ thế, thiết thực, có số liệu khảo sát thực tế được nghiên cứu và theo dõi trong hai năm học 2017-2018 và 2018-2019 vì thế đem lại hiệu quả tốt hơn cho công tác chủ nhiệm. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến 
a. Khái niệm về đạo đức
 Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với tự nhiên. [4]
b. Chức năng của giáo dục đạo đức
 Đạo đức là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn , tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau:
- Chức năng giáo dục.
- Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội.
- Chức năng phản ánh.
c. Nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức
 	 Phát triển nhu cầu đạo đức cá nhân; hình thành và phát triển ý thức đạo đức; rèn luyện ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử đạo đức; phát triển các giá trị đạo đức cá nhân theo những định hướng giá trị mang tính đặc thù dân tộc và thời đại.
 	Trong tất cả các mặt giáo dục, giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng ” [1]. Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách.
Trong nhà trường THPT, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. Giáo dục đạo đức không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh.
Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình giáo dục đạo đức không chỉ thực hiện trong giờ học trên lớp mà nó được thực hiện thông qua tất cả các hoạt động tập thể trong Nhà trường, ở địa phương và Gia đình. Là GVCN, trước hết cần phải hiểu biết một cách sâu sắc những vấn đề chung của quá trình giáo dục đạo đức. Từ đó mới có những định hướng, mục tiêu sát thực, xây dựng được những chương trình kế hoạch cụ thể và có những biện pháp tổ chức, giáo dục thích hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục nói chung, quá trình giáo dục đạo đức nói riêng.
2.2 Thực trạng và nguyên nhân vi phạm đạo đức của học sinh nói chung và học sinh lớp chủ nhiệm 11C5 nói riêng ở trường THPT Nông Cống 3
Trường THPT Nông Cống 3 đóng trên địa bàn xã Công Liêm, huyện Nông Cống. Đây là một vùng kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trải qua 40 năm xây dựng phát triển và trưởng thành cùng với bước đi của thời gian Trường THPT Nông Cống 3 đã có những bước chuyển mình tích cực góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh Thanh Hóa, khẳng định được vị thế của nhà trường và tạo được niềm tin trong các cấp lãnh đạo và nhân dân vùng 3. 
Những năm gần đây, hiện tượng học sinh vi phạm đạo đức khá nhiều. Học sinh trong vùng, phần đông là con gia đình nông dân, một số ít con nhà buôn bán. Điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, cha mẹ ít quan tâm đến việc học hành, rèn luyện, tu dưỡng của con cái. Trong nhiều gia đình, bố mẹ bị cuốn vào công việc làm ăn để lo cho cuộc sống nên chưa quan tâm đúng mức đến con cái. Vì vậy, việc quản lí các em chưa chặt chẽ, thậm chí buông lỏng làm các em dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Mặt khác, nhiều phụ huynh là chỉ quan tâm đến kết quả học tập của con em mình mà chưa thực sự chú ý đến việc giáo dục đạo đức cho các em, một số hoạt động của nhà trường chưa được phụ huynh ủng hộ, tạo điều kiện cho con em mình tham gia. Cá biệt có những gia đình bố mẹ đi làm ăn xa để con cái con cái để các em sống tự do, hoặc ở với ông bà đã già, việc chăm sóc giáo dục con cái ỷ vào nhà trường, trăm sự nhờ cả vào thầy cô. Việc quản lý con cái lỏng lẻo, một số gia đình nhận thức phiến diện, lệch lạc sai lầm, hoặc thiếu tri thức, phương pháp nuôi dạy con cái. Quan tâm nuông chiều thái quá trong việc nuôi dưỡng chăm sóc. Có những bậc cha mẹ còn sử dụng quyền uy với con cái một cách cực đoan hoặc có những tấm gương phản diện. Có nhiều em bị lâm vào hoàn cảnh éo le do bố mẹ bỏ nhau hoặc hoạn nạn nên khó khăn trong việc học tập và rèn luyện. Có những gia đình sử dụng những biện pháp giáo dục sai lầm, thiếu tính sư phạm, nặng về răn đe thuyết giáo, không thuyết phục, không tạo cơ hội cho con em rèn luyện trong lao động, sinh hoạt và trong đời sống cộng đồng. Tình thương một chiều hoặc quá nghiêm khắc, vũ lực thô bạo, cấm đoán hoặc quá nuông chiều, thỏa mãn về vật chất cho con cái của một số bậc cha mẹ là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng không tốt đến nhân cách các em.
Hơn nữa, thời kì kinh tế mở cửa, hội nhập quốc tế ngoài những mặt tích cực nó còn nảy sinh những vấn đề đáng lưu tâm. Thực tế hiện nay cho thấy, học sinh đang phải đối mặt với nhiều cám dỗ, cạm bẫy và chỉ chờ có cơ hội là “nuốt chửng” các em. Nếu gia đình phó thác việc giáo dục con em mình cho nhà trường chỉ có ba, bốn giờ để giáo dục các em, rồi sau đó các em dành phần lớn thời gian còn lại để “tự hoạt động” trong môi trường xã hội phức tạp như thế thì việc học sinh xuống cấp về mặt đạo đức là điều dễ hiểu.
Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa; những giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mĩ tục đang bị xói mòn; mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình lỏng lẻo, luân thường đạo lí bị đảo Hiện nay, một bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Số học sinh vi phạm pháp luật, thiếu lễ độ với người lớn, nói tục, gây gổ đánh nhau, không trung thực, ích kỷ, ham chơi, đua đòi, nghiệm game, nghiện Facebook, yêu đương quá sớm, quan hệ tình dục trước hôn nhân .. ngày càng nhiều. Ngay ở trong nhà trường, hiện tượng học sinh vô lễ với giáo viên, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm thô bạo với bạn bè (bạo lực học đường) đang nổi lên đến mức báo động; tình yêu học trò cũng là vấn đề đáng lo ngại bởi có những mối tình đã để lại hậu quả nghiêm trọng. 
Việc giáo dục trong nhà trường từ trước tới nay vẫn còn nặng về “dạy chữ” mà nhẹ về “dạy người”, do cơ chế đánh giá chất lượng hoạt động của các trường chỉ xem xét ở kết quả giảng dạy như: tỉ lệ học sinh lên lớp, thi đỗ tốt nghiệp, thi đỗ cao đẳng, đại học, số học sinh giỏi cấp tỉnh, hay cấp quốc gia Chính áp lực này buộc cán bộ quản lý phải ưu tiên thời gian và công sức cho công tác giảng dạy chuyên môn nhiều hơn và đến lượt mình, giáo viên cũng phải cố truyền đạt cho hết kiến thức bộ môn theo quy định, còn việc giáo dục đạo đức thì xếp vào hàng thứ yếu. Trong khi đó nhiều năm qua, môn giáo dục công dân được đánh giá là “không hoàn thành nhiệm vụ” trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, thậm chí có người quy kết là phải chịu trách nhiệm trong việc đạo đức học sinh xuống cấp. Điều này cũng có lý do , bởi chương trình sách giáo khoa còn quá nặng về lý thuyết và trừu tượng. Ngoài ra do bị xem là môn phụ nên học sinh không chú ý và học một cách miễn cưỡng và vì thế hiệu quả việc giáo dục của môn này chưa cao. [5]
Ngoài ra việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục cho học sinh cũng chưa nhiều; việc đánh giá hạnh kiểm học sinh chủ yếu chỉ dựa trên kết quả học tập nên chưa có tác động mạnh đến ý thức rèn luyện đạo đức của các em, bởi chỉ cần cố gắng từ trung bình trở lên là có thể được xếp hạnh kiểm loại tốt. Công tác đoàn thanh niên cũng chưa tạo được sự thu hút mạnh mẽ đối với thanh niên, trong khi cơn lốc của cơ chế thị trường với lối sống thực dụng đang làm cho học sinh xa rời các giá trị đạo đức truyền thống. Sức ép của phụ huynh học sinh lên nhà trường cũng làm cho một bộ phận các Thầy, Cô giáo thu mình lại, làm ngơ trước những vi phạm của học sinh làm tình trạng vi phạm đạo đức ngày càng nhiều hơn.
Lớp 11C5 tình hình học sinh trong lớp rất nhiều thành phần, song chủ yếu là con gia đình nông dân. Đa phần các em ngoan, lễ phép, chăm chỉ học hành, bên cạnh đó vẫn có học sinh bỏ giờ học đi chơi điện tử, không chịu học bài, hay nói chuyện và làm việc riêng trong lớp, cá biệt có trường hợp học sinh đánh nhau, ứng xử với người trên thiếu lễ phép, cắm xe lấy tiền tiêu xài, hút thuốc lá, nói dối cha mẹ đi học nhưng không vào lớp nhiều ngày mà cha mẹ không biết chỉ khi GVCN đến nhà thì sự việc mới sáng tỏ, có em yêu đương quá sớm làm ảnh hưởng đến việc học hành. Là GVCN lớp, mặc dù tôi đã dành thời gian cho công tác chủ nhiệm, những chưa có biện pháp cụ thể và hiệu quả để giáo dục đạo đức cho sinh, việc làm cũng mới chỉ ở mức hoàn thành nhiệm vụ, còn giành nhiều thời gian cho chuyên môn, sự quan tâm chia sẻ với học sinh chưa nhiều nhất là những em có hoàn cảnh éo le. Chính vì thế mà kết quả học tập và hạnh kiểm của học sinh ở năm lớp 10 chưa cao. 
Kết quả của thực trạng trên 
Bảng 1: Số học sinh vi phạm đạo đức của lớp 10C5 năm học 2017-2018
Hành vi vi phạm
Học kỳ I
Học kỳ II
Cả năm 
Nghỉ học vô lí do
5
10
15
Gây mất đoàn kết với bạn bè
2
4
6
Mạo chữ kí của phụ huynh
13
16
29
Nhuộm tóc, không mặc đồng phục
9
7
16
Chây lười trong học tập
11
12
23
Nói tục, chửi bậy
12
14
26
Gian lận trong kiểm tra, thi cử
6
8
14
Hút thuốc lá, uống rượu bia
3
5
8
Vô lễ với thầy, cô giáo
2
2
4
Vi phạm an toàn giao thông
5
9
14
Đánh nhau trong và ngoài trường
5
6
11
Trộm cắp, trấn lột
2
1
3
Nghiện game, Facebook
8
15
23
Tổng hợp
83
109
192
Bảng 2: Xếp loại Hạnh kiểm và Học lực của học sinh lớp 10C5 năm học 2017-2018
Xếp loại
Tốt (Giỏi)
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp 10
(43HS)
H.Kiểm
29
67.4
10
23.2
4
9.3
0
0
H. Lực
0
0
14
32.5
27
62.7
2
4.8
Có 1 học sinh đạt giải HSG cấp trường, lớp xếp thứ 15/23 lớp không đạt danh hiệu lớp tiên tiến xuất sắc. 
Từ thực trạng trên, là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm, tôi đã băn khoăn, trăn trở rất nhiều, cần phải làm gì để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong năm học cuối cấp để các em có hành trang bước vào đời. Bởi, tài và đức luôn đi liền với nhau, một nhà trường có nề nếp tốt thì phải có nhiều tập thể lớp có nề nếp tốt. Kết quả đạo đức và kết quả học tập có mối quan hệ mật thiết với nhau: trong một lớp học nếu học sinh có đạo đức tốt, nề nếp tốt thì kết quả học tập sẽ được nâng cao. Tôi nhận thấy, việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của cán bộ giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp và áp dụng ở lớp 11C5 do tôi làm công tác chủ nhiệm, bước đầu đã gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Những kinh nghiệm nhỏ của tôi xin chia sẻ cùng đồng nghiệp trong SKKN “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm 11C5 ở trường THPT Nông Cống 3”.
2.3. Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm 11C5 ở trường THPT Nông Cống 3
2.3.1. Giáo viên chủ nhiệm vừa phải là “Người thầy” vừa là người “Cha, người mẹ” của học sinh
Trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường thuộc về tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên nhưng giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò nòng cốt. Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm cần có một nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vị trí, yêu cầu đối với chính bản thân mình và công việc, không chỉ trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cho việc giảng dạy, người giáo viên chủ nhiệm cần phải rèn luyện cho mình đạt những phẩm chất đạo đức có tính chuẩn mực để trên cơ sở đó mới có thể nhắc nhở, uốn nắn học sinh. Từ hành vi, ngôn ngữ, cách cư xử, cách suy nghĩ, cách đánh giá những sự việc trong cuộc sống, những thói quen sinh hoạt tất cả luôn được người GVCN tự xem xét điều chỉnh để có thể không ngững hoàn thiện trong mắt học sinh. Vì thế người GVCN không bao giờ được chủ quan, nóng vội, trước mọi sai lầm của học sinh GVCN cần hết sức bình tĩnh, bao dung và độ lượng để xem xét, xử lý vấn đề.
Chỉ có thể phát huy ảnh hưởng tốt đến học sinh khi bản thân giáo viên chủ nhiệm là một tấm gương về đạo đức, mẫu mực trong cuộc sống, giải quyết tốt mối quan hệ không chỉ đối với học sinh lớp chủ nhiệm, mà còn đối với gia đình, đồng ngiệp với mọi người ở cộng đồng nơi ở và với toàn xã hội.
Hai năm làm công tác chủ nhiệm lớp (10C5, 11C5), với đa số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Tôi xác định phải gần gũi học sinh, tận tụy với công việc, thậm chí hy sinh lợi ích riêng của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tôi thường kiểm tra việc học tập của các em ở nhà thông qua phụ huynh và phụ đạo thêm cho học sinh yếu, kém để các em nắm vững kiến thức. Để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở trong lớp cùng với việc vận động học sinh trong lớp, vận động các thầy cô giáo bộ môn ủng hộ, bản thân tôi thực sự coi đây là một nhiệm vụ mà mình phải làm tốt bằng bất cứ giá nào để học sinh được đến trường như các bạn khác. 
Đặc biệt, bản thân tôi xác định để giáo dục học sinh mình cần phải có phẩm chất tâm lý của người làm cha, làm mẹ, là người bạn lớn của học sinh. Để góp phần hình thành và phát triển nhân cách của các em một cách có hiệu quả, giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. GVCN phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh và phối hợp với giáo viên bộ môn, tổ chức đoàn, để giáo dục học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Giáo dục cho các em động cơ học tập đúng đắn: Chăm chỉ, say mê học tập, biết trân trọng những kiến thức được tiếp thu, không ỷ vào khó khăn, có nghị lực vượt qua khó khăn, thái độ học tập phải trung thực; đức khiêm tốn, tinh thần tập thể, tính tương trợ, tình đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Để các em học tập tốt, GVCN cần phải rèn luyện cho các em đức tính kiên trì, chịu khó say mê sáng tạo, vận dụng tri thức vào thực tiễn. Giáo dục quan điểm: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình” (UNESCO).
GVCN cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phân minh, kịp thời, công bằng đối với tất cả học sinh. GVCN không được phép trù úm, ghẻ lạnh, phân biệt đối xử với học sinh. Trong đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_chu.doc