SKKN Tạo hứng thú học tập môn GDQP.AN cho học sinh lớp 11 trường THPT Như Thanh bằng mô hình hội thao theo từng đơn vị lớp

SKKN Tạo hứng thú học tập môn GDQP.AN cho học sinh lớp 11 trường THPT Như Thanh bằng mô hình hội thao theo từng đơn vị lớp

Đất nước Việt nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội song song cùng với sự phát triển chung Việt Nam luôn phải đối đầu với các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta cả trong và ngoài nước. Vì vậy nhiệm vụ xây dựng nền Quốc phòng - An ninh vững chắc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Để xây dựng được nền Quốc phòng - An ninh vững chắc là nhiệm vụ của toàn quân và toàn dân, nhiệm vụ đó phải được mọi người dân nhận thức rõ, cùng với nhiệm vụ chung trường học đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng cũng như xây dựng lòng yêu nước cho các thế hệ học sinh.

Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho học sinh cũng là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện trong trường học, thông qua đó góp phần giáo dục cho học sinh tu dưỡng đạo đức, nhân cách, rèn luyện năng lực thực tế để sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc .

Môn giáo dục Quốc phòng - An ninh đóng một vai trò quan trọng trong việc quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng an ninh quốc gia, nhằm đáp ứng hơn nữa nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc nền an ninh quốc gia.

Việc GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

 Căn cứ theo điều 17 đến điều 20 luật nghĩa vụ quân sự năm 2005, học sinh các trường THPT đều được coi là lực lượng dự bị quân sự, cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức huấn luyện phải huấn luyện cho học sinh những kiến thức cơ bản về quân sự và đây là giai đoạn hết sức quan trọng nếu giai đoạn này huấn luyện tốt thì sẽ trang bị cho học sinh cả về mặt tinh thần và kĩ năng vận động để bước đầu trở thành người chiến sĩ và thuận lợi cho chương trình huấn luyện cơ bản của người chiến sỹ sau này. Tuy nhiên việc huấn luyện cho học sinh về nhận thức cũng như các kĩ năng vận động hết sức khó khăn đặc biệt là các nội dung về vận động, hầu hết các em học sinh chưa chú tâm đến tầm quan trọng cũng như trong nhiệm vụ giáo dục toàn diện vì thế các em sau khi học song các nội dung thường không nhớ được kiến thức lâu, đặc biệt là kĩ năng vận động.

 

docx 11 trang thuychi01 5951
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học tập môn GDQP.AN cho học sinh lớp 11 trường THPT Như Thanh bằng mô hình hội thao theo từng đơn vị lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Đất nước Việt nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội song song cùng với sự phát triển chung Việt Nam luôn phải đối đầu với các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta cả trong và ngoài nước. Vì vậy nhiệm vụ xây dựng nền Quốc phòng - An ninh vững chắc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Để xây dựng được nền Quốc phòng - An ninh vững chắc là nhiệm vụ của toàn quân và toàn dân, nhiệm vụ đó phải được mọi người dân nhận thức rõ, cùng với nhiệm vụ chung trường học đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng cũng như xây dựng lòng yêu nước cho các thế hệ học sinh.
Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho học sinh cũng là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện trong trường học, thông qua đó góp phần giáo dục cho học sinh tu dưỡng đạo đức, nhân cách, rèn luyện năng lực thực tế để sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc .
Môn giáo dục Quốc phòng - An ninh đóng một vai trò quan trọng trong việc quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng an ninh quốc gia, nhằm đáp ứng hơn nữa nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc nền an ninh quốc gia.
Việc GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 
	Căn cứ theo điều 17 đến điều 20 luật nghĩa vụ quân sự năm 2005, học sinh các trường THPT đều được coi là lực lượng dự bị quân sự, cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức huấn luyện phải huấn luyện cho học sinh những kiến thức cơ bản về quân sự và đây là giai đoạn hết sức quan trọng nếu giai đoạn này huấn luyện tốt thì sẽ trang bị cho học sinh cả về mặt tinh thần và kĩ năng vận động để bước đầu trở thành người chiến sĩ và thuận lợi cho chương trình huấn luyện cơ bản của người chiến sỹ sau này. Tuy nhiên việc huấn luyện cho học sinh về nhận thức cũng như các kĩ năng vận động hết sức khó khăn đặc biệt là các nội dung về vận động, hầu hết các em học sinh chưa chú tâm đến tầm quan trọng cũng như trong nhiệm vụ giáo dục toàn diện vì thế các em sau khi học song các nội dung thường không nhớ được kiến thức lâu, đặc biệt là kĩ năng vận động. 
	Việc tạo hứng thú trọng học tập cho học sinh là một yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết, từ hứng thú học tập sẽ tạo tinh thần tự học, tự rèn luyện và tượng trợ giúp đỡ cho bạn học tập. Bên cạnh việc tạo hứng thú học tập cho học sinh thì việc xây dựng phong trào thi đua giữa cá nhân, nhóm học tập cũng rất cần thiết, từ thái độ thi đua thúc đẩy và nâng cao chất lượng học tập cho cá nhân cũng như nhóm học tập trong lớp học. Xuất phát từ thực tế trên bản thân đã áp dụng nhiều hình thức, phương pháp trong quá trình giảng dạy đã đem lại hiệu quả vì thế tôi đã chọn đề tài “Tạo hứng thú học tập môn GDQP.AN cho học sinh lớp 11 trường THPT Như Thanh bằng mô hình hội thao theo từng đơn vị lớp”. Đề tài trên bản thân đã áp dụng và đem lại hiệu quả nhiều năm qua và tiếp tục phát huy cho các năm học tiếp theo.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Qua nhiều năm giảng dạy bản thân luôn trăn trở với vấn đề trên và qua nghiên cứu nhận thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng học sinh yếu các kĩ năng vận động là do học sinh chỉ chú tâm đến học các môn học theo khối thi đại học và các môn thi tốt nghiệp không có sự quan tâm cao đối với môn học, bên cạnh việc thiếu cơ sở vật chất cùng với việc quan tâm, đầu tư cho môn học chưa chưa cao vì vậy vấn đề đặt ra là bằng cách nào để học sinh hiểu được vai trò, nhiệm vụ học tập của mình đối với môn học, nâng cao thái độ và tạo hướng thú học tập cho học sinh. Sau khi học xong cấp học - học sinh có thể hiểu các kiến thức và vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học áp dụng trong đời sống thực tiễn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng mô hình hội thao theo từng đơn vị lớp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp đánh giá tâm lý.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
2. NỘI DUNG.
2.1 Cơ sở lý luận.
	Trong chương trình học khối 11 nội dung lý thuyết đan xen với nội dung thực hành trong cả hai học kì. 
Đối với nội dung thực hành được chia như sau.
Khối
Nội dung
Thời gian
Thực hành
Tổng số tiết
11
Đội ngũ đơn vị
2
19
Giới thiệu súng tiểu liên Ak và súng trường CKC
3
Kĩ thuật bắn súng tiểu liên Ak và súng trường CKC
6
Kĩ thuật sử dụng lựu đạn 
2
Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương
4
Kiểm tra
2
Tinh thần, thái độ của học sinh đối với môn học cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng học tập của học sinh. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần tạo cho học sinh có được tinh thần thoải mái, tự giác và hứng thú, xây dựng tinh thần tập thể trong các lớp học, khối lớp.
2.2. Thực trạng vấn đề.
	Đối với học sinh hiện nay việc xác định mục tiêu trong cuộc sống nói chung và trong học tập nói riêng rất mơ hồ, các kĩ năng học tập, kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn môn học, ngành học không rõ ràng và học lệch môn là hiện tượng phổ biến nhất trong học sinh hiện nay. Từ những vấn đề đó học sinh thường sao nhãng các môn học khác, các môn không thi tốt nghiệp hay không thi chuyên nghiệp. Vì vậy tinh thần, thái độ đối với các môn không thi tốt nghiệp của học sinh thấp trong đó có môn GDQP-AN.
	Các kĩ năng vận động cũng rất hạn chế vì thế các nội dung vận động của môn GDQP-AN học sinh thường gặp khó khăn, kĩ thuật động tác thường không chính xác, không đạt được thành tích. Nội dung vận động không có tính liên kết trong chương trình học. Chính vì thế đa số học sinh khi thực hiện các nội dung mới rất lúng túng, cùng với thái độ học tập của học sinh đối với môn học chưa cao đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy của giáo viên.
	Từ thái độ, tinh thần của học sinh đối với môn học dẫn đến việc thực hiện các nhiệm vụ, kĩ thuật động tác của học sinh không cao, học sinh vào học thường có thái độ hoàn thành thời gian và lượng vận động chứ không có thái độ thực hiện theo yêu cầu nâng cao kĩ năng, thành tích.
	Việc học sinh không xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu trong học tập, cùng với thái độ, hứng thú học tập không cao dẫn đến kết quả học tập không cao sau các đợt kiểm tra, đánh giá, dưới đây là kết quả thực hiện một số nội dung qua các đợt hội thao thường xuyên qua các năm.
- Nội dung Đội ngũ tiểu đội
Năm học
Tổng số HS
Kết quả đạt được
giỏi
khá
TB
Yếu
2016- 2017
450
16
72
236
126
2017- 2018
452
82
221
115
34
- Nội dung Kĩ thuật sử dụng lựu đạn 
Năm học
Tổng số HS
Kết quả đạt được
giỏi
khá
TB
Yếu
2016- 2017
450
9
88
 126
236
2017- 2018
452
82
94
163
113
- Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương
Năm học
Tổng số HS
Kết quả đạt được
giỏi
khá
TB
Yếu
2016- 2017
450
4
69
216
161
2017- 2018
452
24
157
179
92
 	Kết quả thực hiện các nội dung hội thao đã phản ánh thái độ, tinh thần, hứng thú học tập của học sinh cũng như vai trò trách nhiệm đối với môn học. năm học 2016-2017 chưa áp dụng đổi mới chất lượng học sinh rất thấp số học sinh đạt điểm yếu rất cao, sang năm 2017-2018 áp dụng đổi mới chất lượng học sinh nâng lên một cách rõ rệt, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng học sinh đạt điểm yếu nhiều.
2.3. Giải pháp giải quyết vấn đề.
	Qua nhiều năm giảng dạy và bản thân đã áp dụng cho một số khóa học sinh khối 11. Tổ chức hội thao theo từng đơn vị lớp, lồng ghép trong quá trình học tập đã đem lại hiệu quả rất đáng khích lệ. Thông qua hội thao đã khích lệ tinh thần tự giác, tính thi đua trong học tập, nâng cao tinh thần đoàn kết, động viên, nhắc nhở, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập bên cạnh đó hội thao còn có tác dụng hệ thống lại được những kĩ năng, kiến thức đã được học trong tiết học, nội dung học giúp khắc sâu kiến thức tránh hiện tượng lên lớp trên quên lớp dưới, đồng thời nâng cao được thái độ, tính tự giác, tinh thần đoàn kết trong học tập đặc biệt học sinh đã nhận thức được vai trò môn học trong nhà trường cũng như vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của mỗi công dân. 
2.3.1.Xây dựng kế hoạch.
- Tìm hiểu số lượng học sinh mỗi lớp.
- Tìm hiểu những kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã đạt được.
- Các điều kiện sân bãi, dụng cụ của nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết đầy đủ các yêu cầu cho học tập, hội thao để thực hiện.
2.3.2. Thời gian, địa điểm thực hiện. 
- Thời gian: Thực hiện theo phân phối chương trình các tiết học thực hành, các tiết thực hành tiến hành các hội thao thường xuyên, tiết kiểm tra định kỳ là hội thao chính thức có đánh giá và cho điểm.
- Địa điểm tổ chức: Tại khu vực sân tổ chức dạy học vận động môn GDQP-AN .
2.3.3. Cách tiến hành và tổ chức hội thao.
	Việc tổ chức hội thao thường áp dụng đối với các tiết thực hành ngoài sân bãi(Thao trường) chính vì thế trong trương trình lớp 11 có 17 tiết thực hành và 2 tiết kiểm tra định kỳ. Đối với các tiết học thường xuyên gọi là hội thao thường xuyên và tiết kiểm tra định kỳ gọi là hội thao định kỳ. Các hội thao thường xuyên được tổ chức vào tiết học cuối của bài thực hành. Đối với hội thao giáo viên có thể áp dụng lấy điểm kiểm tra thường xuyên hoặc điểm kiểm tra định kỳ của học kỳ. Cụ thể học kỳ I. Đối với Bài 1: hội thao thường xuyên vào tiết 2, Bài 4: hội thao thường xuyên vào tiết 17. Hội thao định kỳ vào tiết 12 và tiết 18 kết hợp lấy điểm kiểm tra học kỳ I. Học kỳ II áp dụng như sau. Bài 5: Hội thao thường xuyên vào tiết 25. Bài 6: Hội thao thường xuyên vào tiết 28, Bài 7: Hội thao thường xuyên vào tiết 34. Các hội thao định kỳ tiết 29 và tiết 35 lấy điểm kiểm tra học kỳ II. Cụ thể trong 1 tiết hội thao thường xuyên tiến hành như sau.
	Lớp chia thành các nhóm là các tiểu đội có tỉ lệ Nam, Nữ tương đương nhau, tuỳ theo sĩ số các lớp để chia học sinh các tiểu đội khoảng từ 8 đến 10 học sinh, mỗi tiểu đội cử ra 1 tiểu đội trưởng. Trong quá trình học tập các tiểu đội luân phiên thay tiểu đội trưởng nhằm nâng cao kĩ năng chỉ huy và các kĩ năng vận động khác.
	Sau khi giáo viên giới thiệu và nêu nhiệm vụ học tập cho các tiểu đội, các tiểu đội nhận nhiệm vụ và về khu vực được phân công luyện tập trong thời gian qui định, dưới sự giám sát, hướng dẫn, sửa sai của giáo viên. Hết thời gian luyện tập theo hiệu lệnh của giáo viên các tiểu đội tập trung, lần lượt từng tiểu đội thực hiện bài tập, sau khi các tiểu đội thực hiện song các tiểu đội khác nhận xét, cuối cùng giáo viên nhận xét, đánh giá, xếp loại, cho điểm.
	Cụ thể một số hội thao thường xuyên đã thực hiện trong năm học như sau.
- Hình thức 1. Hội thao theo hình thức củng cố bài học, để kích thích tính thi đua trong lớp học các đội thực hiện nội dung vận động sẽ được các đội khác nhận xét nếu đội nhận xét tìm ra nhiều lỗi của đội thực hiện thì sẽ được đánh giá cho điểm và ngược lại nếu các đội khác không tìm ra lỗi thì đội thực hiện vận động sẽ được điểm theo đánh giá của giáo viên. Với hình thức trên học sinh thực hiện hay không thực hiện đều phải chú tâm quan sát và đánh giá theo nhận thức của bản thân qua đó kích thích tinh thần tự học, tự nghiên cứu. 
Dưới đây là một tiết giáo án mẫu đã thực hiện.
Bài 1: 	 ĐÔỊ NGŨ TIỂU ĐỘI
Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích: 
- Hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ là tạo được sức mạnh trong chấp hành kỉ luật, kỉ cương, trong thống nhất ý chí và hành động. Nắm chắc thứ tự các bước tập đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội bằng các khẩu lệnh.
- Thực hiện thuần thục các động tác đội ngũ từng người không có súng và động tác tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội. Biết vận dụng vào học tập, sinh hoạt.
- Xây dựng ý thức trách nhiệm, tính kỉ luật của học sinh với nội dung tập luyện của các động tác đội ngũ từng người và đội ngũ tiểu đội, trung đội, góp phần xây dựng tác phong, nếp sống kỉ luật, kỉ cương của công dân.
2. Yêu cầu: 
- Tự giác luyện tập để thành thạo động tác đội ngũ đơn vị.
- Có ý thức tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Học tập nghiêm túc, không đi lại hoặc vui chơi vô tổ chức.
- Không đi ra ngoài khu vực tập trung, nếu cần thiết đi ra ngoài phải báo cáo giáo viên.
- Hoàn thành tốt hội thao thường xuyên.
II. Nội dung, trọng tâm
1. Nội dung:
- Đội ngũ tiểu đội
2. Trọng tâm: Mục 1, 2 SGK
III. Thời gian
- Thời gian bài giảng: 45 phút
+ Thời gian giới thiệu nội dung: 5 phút
+ Thời gian luyện tập: 20 phút
+ Hội thao, đánh giá: 15 phút
+ Kết thúc tiết học: 5 phút
IV. Tổ chức, phương pháp
1. Tổ chức: Lấy đội hình lớp để giới thiệu nội dung; lấy cá nhân, tổ để luyện tập.
2. Phương pháp: 
- Giáo viên: Thuyết trình, làm mẫu động tác theo 3 bước: 
+ Bước 1: Làm nhanh động tác
+ Bước 2: Làm chậm, phân tích từng cử động của động tác
+ Bước 3: Làm tổng hơp
 - Học sinh: Quan sát và thực hiện động tác.
V. Địa điểm
 - Tại thao trường bãi tập trường THPT Như Thanh
VI. Vật chất bảo đảm 
- Giáo viên: Giáo án, còi, tranh ảnh minh họa.
- Học sinh: Trang phục đúng qui định.
THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. Thủ tục giảng bài (5 phút)
- Giáo viên nhận lớp, nhận quân số, trang bị, báo cáo cấp trên (nếu có). Phổ biến ý định giảng bài.
- Phổ biến qui định lớp học: 
+ Học tập tích cực, tự giác.
+ Không làm việc riêng trong giờ học.
+ Không ra ngoài khu vực tập luyện, nếu ra phải báo cáo với giáo viên bộ môn.
- Kiểm tra bài cũ: 
II. Trình tự giảng bài
NỘI DUNG
Thời gian
PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên
Học sinh
I - ĐỘI NGŨ TIỂU ĐỘI
1, Đội hình tiểu đội hàng ngang
a, Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang
- Bước 1: Tập hợp đội hình
- Bước 2: Điểm số
- Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ
- Bước 4: Giải tán
b, Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang
- Bước 1: Tập hợp đội hình
- Bước 2: Chỉnh đốn hàng ngũ
- Bước 3: Giải tán
2, Đội hình tiểu đội hàng dọc
a, Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc
- Bước 1: Tập hợp đội hình
- Bước 2: Điểm số
- Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ
- Bước 4: Giải tán
b, Đội hình tiểu đội 2 hàng dọc
- Bước 1: Tập hợp đội hình
- Bước 2: Chỉnh đốn hàng ngũ
- Bước 3: Giải tán
3, Tiến, lùi, qua phải, qua trái
a, Động tác tiến, lùi
- Khẩu lệnh: 
- Động tác: 
b, Động tác qua phải, qua trái
- Khẩu lệnh: 
- Động tác:
4, Giãn đội hình, thu đội hình
a,Giãn, thu đội hình hàng ngang
b, Giãn, thu đội hình hàng dọc
5, Ra khỏi hàng, về vị trí
- Khẩu lệnh: 
- Động tác: 
thao.
- Tiểu đội 1: Thực hiện tập hợp tiểu đội 1 hàng ngang, chỉnh đốn đội ngũ, tiến, lùi, giải tán.
- Tiểu đội 2: Thực hiện tập hợp 2 hàng dọc, chỉnh đốn đội ngũ, qua trái, qua phải, giải tán.
20
phút
15p
- Nêu và phân tích ý nghĩa, trường hợp vận dụng của từng động tác.
- Giới thiệu và phân tích động tác theo 3 bước:
+ Bước 1: Làm nhanh động tác
+ Bước 2: Làm chậm, phân tích cử động từng động tác
+ Bước 3: Làm tổng hợp
- Nêu và phân tích những điểm chú ý khi thực hiện các động tác.
- Tổ chức cho học sinh tự tập luyện.
+ Nội dung: Đội ngũ tiểu đội
+ Tổ chức và phương pháp: 
 Tổ chức: Chia lớp thành 3 tổ, tương ứng với 3 vị trí tập luyện
 Phương pháp: 
 Giáo viên: Quan sát, duy trì tập luyện, sửa sai và hướng dẫn luyện tập.
 Học sinh: Tập luyện theo 3 bước.
- Qui định địa điểm tập luyện: 
- Kí tín hiệu tập luyện: 
+ Một hồi còi kết hợp khẩu lệnh: Bắt đầu tập luyện
+ Hai hồi còi kết hợp khẩu lệnh: Chuyển đổi nội dung tập luyện
+ Ba hồi còi kết hợp khẩu lệnh: Dừng tập, tập trung lớp.
- Quan sát, nhận xét sau khi các đội thực hiện và nhận xét của các đội khác 
- Chú ý lắng nghe và quan sát.
- Chú ý quan sát nghiên cứu và thực hiện động tác
Học sinh tập luyện theo 3 bước: 
- Bước 1: Cá nhân tự nghiên cứu: Trường hợp vận dụng, cử động của động tác
- Bước 2: Cá nhân tập luyện: Tập chậm từng cử động, sau đó tập nhanh dần động tác
- Bước 3: Tổ tập luyện: Tổ trưởng hô khẩu lệnh, duy trì tập luyện và sử sai động tác.
- Chú ý lắng nghe, quan sát
- Lớp trưởng, tổ trưởng tổ chức cho tổ về vị trí tập luyện.
- Tập luyện theo yêu cầu.
- Nhận xét và sửa sai động tác.
- 2 đội 1,2 lần lượt thực hiện, các tiểu đội khác quan sát, nhận xét kết quả thực hiện của 2 đội 1 và 2.
III. Kết thúc giảng bài (5 phút)
- Tập trung lớp.
- Nhận xét, kết luận
- Giáo viên nhận xét buổi học, giao nhiệm vụ, xuống lớp.
IV. Rút kinh nghiệm sau bài giảng
- Về nội dung: ...................................................................................................
 - Về phương pháp: ............................................................................................
 - Về phương tiện: ..............................................................................................
 - Về thời gian: ...................................................................................................
 - Về học sinh: ....................................................................................................
- Hình thức 2: Tổ chức một hội thao toàn lớp, là hình thức tất cả học sinh đều thực hiện, kết quả thực hiện được thể hiện thông qua điểm đánh giá của giáo viên, tổng kết hội thao những học sinh đạt điểm Trung bình, Yếu phải dọn dẹp sân bãi, dụng cụ học tập và chuẩn bị dụng cụ học tập ở tiết học sau. Với hình thức này mỗi cá nhân đều nỗ lực để không thuộc nhóm dưới, qua đó tính ganh đua trong học tập cao hơn, kích thích hứng thú học cho học sinh. Dưới đây là một tiết mẫu đã thực hiện. 
BÀI 6: KĨ THUẬT SỬ DỤNG LỰU ĐẠN
Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I. Nội dung, trọng tâm
1. Nội dung:
- Thực hành tư thế đứng ném lựu đạn trúng đích.
2. Trọng tâm: Tư thế đứng ném lựu đạn, lựu đạn đi trúng đích.
II. Thời gian
- Thời gian bài giảng: 45 phút
+ Thời gian giới thiệu nội dung: 5 phút
+ Hội thao: 35p
+ Nhận xét, xuống lớp: 5 phút
III. Tổ chức, phương pháp
1. Tổ chức: Tổ chức tập trung theo đơn vị lớp
2. Phương pháp: 
- Giáo viên: Giáo viên nêu nội dung, mục tiêu, yêu cầu, thang điểm.
- Học sinh: Thực hiện theo danh sách.
IV. Địa điểm
 - Tại thao trường bãi tập trường THPT Như Thanh
V. Vật chất bảo đảm 
- Giáo viên: Giáo án, còi, lựu đạn tập, cờ.
- Học sinh: Trang phục đúng qui định.
THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. Thủ tục giảng bài (5 phút)
- Giáo viên nhận lớp, nắm quân số, trang bị, phổ biến ý định giảng bài.
- Phổ biến qui định hội thao. 
+ Học sinh tự giác, tích cực.
+ Không làm việc riêng trong hội thao.
+ Không ra ngoài khu vực hội thao, nếu ra phải báo cáo với giáo viên.
II. Trình tự giảng bài
NỘI DUNG
Thời gian
PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên
Học sinh
III- TIẾN HÀNH HỘI THAO.
-1, Nội dung hội thao.
 Ném lựu đạn trúng đích.
2, Phương pháp hội thao.
- Sân bãi hội thao: Kẻ 3 vòng tròn đồng tâm có bán kính 1m, 2m, 3m.
- Cự li ném: Nam: 25m; Nữ: 20m.
- Tư thế ném: Đứng ném.
- Số lựu đạn: 2 quả có khối lượng 450g.
3, Đánh giá thành tích.
- Giỏi: Trúng vòng 1.
- Khá: Trúng vòng 2.
- TB: Trúng vòng 3.
- Yếu: Không trúng vòng nào.
 20 phút
- Phổ biến ý định hội thao.
- Nêu những điểm chú ý khi thực hiện hội thao.
- Tổ chức hội thao.
Theo danh sách lớp học giáo viên gọi tên vào khu vực thi.
- Phương pháp: 
 Giáo viên: Quan sát, duy trì hội thao, đánh giá cho điểm từng học sinh.
- Kết thúc hội thao giáo viên đọc điểm và xếp nhóm học sinh phải thực hiện nhiệm vụ nhóm dưới.
+ Mỗi học sinh thực hiện một lần theo hiệu lệnh của giáo viên.
+ Sau khi thực hiện song trở về vị trí tập trung.
+Nhóm học sinh đạt điểm nhóm dưới phải thưc hiện nhiệm theo kế hoạch đã quy định 
III. Kết thúc hội thao (5 phút)
- Tập trung lớp.
- Nhận xét, kết luận.
- Giáo viên nhận xét hội thao, giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh, xuống lớp.
IV. Rút kinh nghiệm sau bài giảng
- Về nội dung: ...................................................................................................
 - Về phương pháp: ............................................................................................
 - Về phương tiện: ..............................................................................................
 - Về thời gian: ...................................................................................................
 - Về học sinh: .....

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tao_hung_thu_hoc_tap_mon_gdqp_an_cho_hoc_sinh_lop_11_tr.docx
  • docBÌA SKKN 2019.doc
  • docMục lục SKKN.doc