Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Triệu Sơn

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Triệu Sơn

Sự nghiệp giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho tương lai. Để thực hiện thành công Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Việc đầu tiên cần quan tâm tới chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên tiểu học nói riêng là rất cần thiết đối với các cấp quản lý.

Hiện nay, trước những yêu cầu về phát triển nguồn lực giáo dục, về nâng cao chất lượng giáo dục và những yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Triệu Sơn đã có nhiều tiến bộ: Với đội ngũ 100% giáo viên đã đạt trình độ chuẩn trong đó có tới hơn 84% giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn. 100% giáo viên tiểu học tham dự các lớp bồi dưỡng tập huấn về: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, tham gia bồi dưỡng thường xuyên, dự giờ thăm lớp, đổi mới phưong pháp dạy học, đặc biệt phải nói đến vấn đề giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học mới vào quá trình giảng dạy, đã đem lại kết quả giáo dục khá khả quan.

Nét nổi bật ở đội ngũ giáo viên hiện nay đó chính là chấp hành nghiêm chủ chương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, luôn sẵn sàng học tập để nâng cao trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khắc phục khó khăn của nhà trường.

Mặc dù đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện có nhiều điểm mạnh nêu trên, xong từ thực tế theo dõi chuyên môn cũng như các đợt thi giáo viên giỏi các cấp vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại và bất cập sau:

 Mặt bằng học vấn, trình độ đào tạo tuy đã đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng thực tế trình độ của đội ngũ chưa thực sự đồng đều do một số nguyên nhân như:

Vào thời điểm của thập niên 90, nhu cầu giáo viên thiếu trầm trọng. Chính vì vậy việc đào tạo ồ ạt giáo viên các cấp, trong đó có giáo viên tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội dẫn tới đầu vào thấp, đào tạo ngắn hạn để kịp đáp ứng yêu cầu về số lượng. Từ thực tế nêu trên dẫn tới trình độ giáo viên hiện nay tuy đã được bồi dưỡng nhưng chất lượng không đồng đều, chưa đáp ứng với yêu

 

doc 13 trang thuychi01 32282
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Triệu Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN TRIỆU SƠN
 Người thực hiện: Lê Anh Tuấn
 Chức vụ: Chuyên viên
 Đơn vị công tác: Phòng GDĐT Triệu Sơn.
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. PHẦN NỘI DUNG
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn để trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1. Thực hiện tốt công tác bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên tiểu học
5
2.3.2. Nâng cao hiệu quả việc thực hiện các chủ trương, chính sách trong quản lý đội ngũ giáo viên bằng các tác động quản lý
7
2.3.3. Nâng cao khả năng sử dụng máy tính trong công tác dạy học.
8
2.3.4. Nâng cao năng lực sử dụng các phương tiện dạy học. 
8
2.3.5. Nâng cao năng lực đổi mới phương pháp trong quá trình tổ chức dạy học.
8
2.3.6. Nâng cao năng lực viết sáng kiến kinh nghiệm.
9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
10
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
11
3.1. Kết luận
11
3.2. Kiến nghị
11
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài	 
Sự nghiệp giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho tương lai. Để thực hiện thành công Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 
Việc đầu tiên cần quan tâm tới chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên tiểu học nói riêng là rất cần thiết đối với các cấp quản lý.
Hiện nay, trước những yêu cầu về phát triển nguồn lực giáo dục, về nâng cao chất lượng giáo dục và những yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Triệu Sơn đã có nhiều tiến bộ: Với đội ngũ 100% giáo viên đã đạt trình độ chuẩn trong đó có tới hơn 84% giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn. 100% giáo viên tiểu học tham dự các lớp bồi dưỡng tập huấn về: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, tham gia bồi dưỡng thường xuyên, dự giờ thăm lớp, đổi mới phưong pháp dạy học, đặc biệt phải nói đến vấn đề giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học mới vào quá trình giảng dạy, đã đem lại kết quả giáo dục khá khả quan. 
Nét nổi bật ở đội ngũ giáo viên hiện nay đó chính là chấp hành nghiêm chủ chương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, luôn sẵn sàng học tập để nâng cao trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khắc phục khó khăn của nhà trường.
Mặc dù đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện có nhiều điểm mạnh nêu trên, xong từ thực tế theo dõi chuyên môn cũng như các đợt thi giáo viên giỏi các cấp vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại và bất cập sau:
 Mặt bằng học vấn, trình độ đào tạo tuy đã đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng thực tế trình độ của đội ngũ chưa thực sự đồng đều do một số nguyên nhân như:
Vào thời điểm của thập niên 90, nhu cầu giáo viên thiếu trầm trọng. Chính vì vậy việc đào tạo ồ ạt giáo viên các cấp, trong đó có giáo viên tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội dẫn tới đầu vào thấp, đào tạo ngắn hạn để kịp đáp ứng yêu cầu về số lượng. Từ thực tế nêu trên dẫn tới trình độ giáo viên hiện nay tuy đã được bồi dưỡng nhưng chất lượng không đồng đều, chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. 
Chính từ những tồn tại nêu trên, dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. 
Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Triệu Sơn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Triệu Sơn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bậc Giáo dục tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Triệu Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Các Thông tư, văn bản hướng dẫn về công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
	- Phương pháp hệ thống hóa, cụ thể hóa các vấn đề lý luận có liên quan.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp quan sát. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến:
Trước yêu cầu về đổi mới giáo dục, một trong những nội dung đổi mới cơ bản nhất đó chính là đội ngũ giáo viên.
Giáo viên tiểu học là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục tiểu học và các bậc học tiếp theo. Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục tiểu học thì trước hết phải đẩy mạnh và quan tâm hơn nữa công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay. Đây là lực lượng có tính quyết định chất lương giáo dục. Có thực hiện được đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả hay không thì khâu quyết định vẫn là đội ngũ giáo viên. Chất lượng học sinh chính là sản phẩm của quá trình hoạt động của tập thể sư phạm nhà trường. Thầy giỏi mới có trò giỏi, bất kỳ giáo viên nào cũng có ảnh hưởng đến một tập thể học sinhVì thế chất lượng trong nhà trường cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên. Nếu có đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm với công việc và có lòng yêu nghề thì chất lượng giáo dục chắc chắn sẽ đạt kết quả cao.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Số lượng:
- Tổng số giáo viên (Bậc tiểu học) tính đến tháng 9/2017 là: 668 
Trong đó:
+ GV tiểu học: 560
+ GV TD: 22
+ GV Âm nhạc: 34
+ GV Mĩ thuật: 15
+ GV tin học: 01
+ GV Tiếng Anh: 36
Bảng 
Tổng hợp trình độ giáo viên bậc tiểu học năm học 2017 – 2018
(Nguồn phòng GD&ĐT huyện Triệu Sơn)
Nội dung
Tổng số
Biên chế
Tỉ lệ
Tổng số
Giáo viên
668
668
Nữ
545
545
81,6 %
Dân tộc
12
12
1,79 %
Trung cấp
104
104
15,6 %
Cao đẳng
84
84
12,6 %
Đại học
480
480
71,8 %
Trên đại học
0
0
0
 Từ bảng tổng hợp trên cho thấy, tỉ lệ giáo viên có trình độ chuẩn trở lên 100%, trong đó: trên chuẩn 84,4%.
b. Trình độ chính trị
Bảng 
Tổng hợp trình độ chính trị đội ngũ giáo viên tiểu học toàn huyện
(Nguồn phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Triệu Sơn)
Tổng số
Trình độ chính trị
Sơ cấp
Trung cấp
Cử nhân
Cao cấp
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
668
0
0
12
1.8
0
0
0
0
c. Cơ cấu về độ tuổi và thâm niên công tác
Bảng 
Tổng hợp độ tuổi đội ngũ giáo viên huyện Triệu Sơn
năm học 2017 – 2018.
 (Nguồn phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Triệu Sơn)
Nội dung
Độ tuổi
< 35
36 - 40
41 - 45
46 - 50
>50
Tỉ lệ %
0%
22.3%
30.2%
21.2%
26.3%
Qua bảng thống kê trên cho thấy, giáo viên tiểu học huyện Triệu Sơn có độ tuổi từ 45(tuổi) trở lên quá cao. Ở độ tuổi này giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong quản lý cũng như công tác chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên trong độ tuổi này sẽ có nhiều hạn chế, khó khăn nhất định như: Sức khỏe của giáo viên có phần hạn chế, việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ thông tin cũng như đổi mới phương pháp dạy học. 
Trong quá trình chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường đôi khi nể nang do một số đồng chí cán bộ quản lý tuổi kém nhiều so với một số giáo viên. Các hoạt động của lớp, của trường mang tính thi đua đối với lớp có giáo viên chủ nhiệm tuổi cao thường sẽ có kết quả thấp. Điều đó cho thấy độ tuổi của giáo viên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục của một nhà trường.
Tại Triệu Sơn nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung, hơn 10 năm nay không tuyển mới giáo viên nên tỉ lệ giáo viên trẻ có tuổi đời từ 30 tuổi trở xuống là không có. Việc mất cân đối trong độ tuổi có thể dẫn tới hậu quả sau này sẽ thiếu giáo viên mang tính thời điểm, lúc đó có thể lại đào tạo ồ ạt để bù số giáo viên nghỉ hưu.
Bảng khảo sát năng lực giáo viên ở 06 trường tiểu học trên địa bàn, hồi đầu tháng 9/2017, kết quả như sau:
TT
Nội dung khảo sát
Tổng số GV
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt y/c
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1
Nắm vững nội dung các văn bản về giáo dục.
118
35
29,7
28
23,7
30
25,4
25
21,2
2
Sử dụng máy tính.
118
15
12,7
42
35,6
51
43,2
10
8,5
3
Sử dụng các phương tiện dạy học (Máy chiếu).
118
15
12,7
31
26,3
25
21,2
47
39,8
4
Đổi mới phương pháp
118
23
19,5
32
27,1
35
29,7
28
23,7
5
Viết SKKN
118
8
6,8
34
28,8
37
31,4
39
33,1
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	2.3.1. Thực hiện tốt công tác bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên tiểu học
Thực hiện tốt giải pháp này sẽ phát huy hết năng lực, tiềm năng của đội ngũ giáo viên hiện có, từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện.
Đội ngũ giáo viên các nhà trường có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng do đó việc sắp xếp giáo viên các nhà trường có vai trò hết sức quan trọng. 
Ở trường học ngoài Ban giám hiệu còn có các chức danh lãnh đạo khác như: thư ký hội đồng, tổ trưởng chuyên môn, trưởng các tổ chức, đoàn thể. Việc hiệu trưởng bổ nhiệm giáo viên vào các chức danh nêu trên phải dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch. Những người được đề bạt phải có uy tín, có đủ phẩm chất và năng lực tương xứng với các nhiệm vụ được tập thể tín nhiệm. 
Việc phân công chuyên môn giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo tính hợp lý, đồng đều, phải dựa trên năng lực chuyên môn của từng cá nhân,
dựa trên đặc điểm chất lượng học sinh của từng lớp. Cần đảm bảo được cả chất 
lượng mũi nhọn cũng như chất lượng đại trà. 
Phân công bố trí giáo viên, nhân viên trong nhà trường là quyền hạn của 
người quản lý. Việc sắp xếp bố trí giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm nếu hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực. Nội lực của nhà trường sẽ được phát huy có hiệu quả. Ngược lại, bố trí nhân lực không hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc, gây cản trở cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là ảnh hưởng tới công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường.
Đầu năm học, Phòng giáo dục yêu cầu các hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện phải hết sức trú trọng đến công tác phân công giáo viên, để đảm bảo tính phù hơp. 
 Khi phân công, bố trí giáo viên cần phải đảm bảo các yêu cầu sau : 
+ Tuân thủ định mức lao động của Nhà nước và các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên trong hoạt động giáo dục mà điều lệ trường tiểu học và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý giáo dục ban hành. 
+ Phù hợp với trình độ, năng lực của từng người. 
+ Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian nhất định. 
- Sắp xếp đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
Việc sắp xếp giáo viên chủ nhiệm hợp lý không những đưa công tác giáo dục học sinh vào các hoạt động ngoài giờ của học sinh có chất lượng mà còn là cơ sở để giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ giáo viên, thông qua lòng yêu ngành, yêu nghề, thông qua hoạt động chuyên môn của giáo viên. Hơn ai hết người giáo viên nói chung và người giáo viên chủ nhiệm nói riêng phải không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức, tư cách. Từ đó mới có lòng say mê yêu trẻ, giúp học sinh vượt qua mọi cám dỗ của tệ nạn xã hội, hướng dẫn học sinh đi đúng quỹ đạo mà mục tiêu giáo dục đề ra.
Việc lựa chọn giáo viên chủ nhiệm đứng lớp, người quản lý phải dựa vào tình hình đặc điểm của từng khối lớp, năng lực quản lý học sinh của từng giáo viên. Cần tạo điều kiện để cho giáo viên càng ngày càng hứng thú với công tác chủ nhiệm, nhất là với đội ngũ giáo viên trẻ. 
Trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, điều đặc việt chú ý là nâng cao số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên giỏi, đảm bảo cho công tác chất lượng mũi nhọn. Chọn và bố trí giáo viên để bồi dưỡng học sinh có năng khiếu là một vấn đề nhạy cảm, việc chọn lựa giáo viên phù hợp cho bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, giáo viên dạy và chủ nhiệm phù hợp cho từng khối là việc làm đầu tiên của hiệu trưởng để đội giáo viên và học sinh tin tưởng vào người quản lý, tin vào tài lãnh đạo của hiệu trưởng. Trong quá trình phân công bồi dưỡng học sinh có năng khiếu cần phải có những biện pháp để tạo ra sự kế cận, kế thừa dẫn tới mọi người có thể làm tốt khi được phân công. 
Từ nhu cầu trên, Phòng giáo dục và đào tạo đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trong việc bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên các nhà trường, việc sắp xếp đội ngũ giáo viên đồng đều về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; có chú trọng các trường ở vùng khó khăn, các trường trọng điểm. 
2.3.2. Nâng cao hiệu quả việc thực hiện các chủ trương, chính sách trong quản lý đội ngũ GV bằng các tác động quản lý 
Nâng cao được nhận thức, hiểu biết của đội ngũ giáo viên về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó xây dựng được đội ngũ giáo viên vững vàng về tư tưởng chính trị, hiểu biết về chủ trương, đường đối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đội ngũ giáo viên không những là người gương mẫu thực hiện. mà còn là đội ngũ tuyên truyền viên tích cực vận động mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. 
Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên, lòng yêu nghề, yêu ngành, tất cả vì học sinh thân yêu. Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. Sống trung thực lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh noi theo. 
Nâng cao nghiệp vụ quản lý, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, tổ trưởng chuyên môn trong công tác quản lý nhà trường, nâng cao hiệu quả quản lý học sinh cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và cán bộ chuyên trách đoàn đội.
Phòng giáo dục đã chỉ đạo các trường tổ chức cho giáo viên học tập các nội dung định chế về giáo dục và đào tạo, nâng cao nhận thức về mục tiêu giáo dục và hiểu rõ nhiệm vụ năm học. Định chế là “ Toàn bộ hệ thống những quan hệ pháp lý được quy định về một vấn đề ”. Như vậy định chế giáo dục là toàn bộ những quan hệ pháp lý được quy định về công tác giáo dục và đào tạo.
Đội ngũ giáo viên là đội ngũ nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục, có nhiệm vụ to lớn trong việc “ bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau ”, trong việc tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến thế hệ trẻ và đến quần chúng nhân dân. Do đó đội ngũ giáo viên hơn ai hết phải nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hiểu biết tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, các nhiệm vụ, kế hoạch của nhà trường. 
Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện tổ chức các đợt tập huấn định kỳ cho giáo viên, trong quá trình học tập, giáo viên phải viết thu hoạch cho bản thân, nêu được nhận thức mới của bản thân để vận dụng trong công tác giảng dạy và giáo dục của mình. 
Các văn bản có tính pháp quy của Nhà nước về giáo dục và đào tạo như: luật giáo dục 2005 (đã được chỉnh sửa, bổ sung năm 2009), điều lệ trường phổ thông, Thông tư 30/2009/TT-BGD&ĐT, Thông tư 22 và các chỉ thị đầu năm học, kế hoạch dạy học, các quy chế về chuyên môn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu đội ngũ giáo viên các nhà trường quan tâm đến công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, có kế hoạch học tập, bồi 
dưỡng theo định kỳ và theo yêu cầu của cấp trên. 
Hội nghị cán bộ giáo viên đầu năm học phải được thể hiện cao nhất sự tập 
trung dân chủ của tập thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Quy chế nội bộ của nhà trường phải là sự thống nhất của tinh thần dân chủ hóa, là ý nguyện của giáo viên và chính là tiêu chí, nhiệm vụ để mọi người thực hiện. Hàng năm phải công khai các khoản thu, chi của nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để tất cả các cán bộ, giáo viên nhà trường đều được biết.
Đội ngũ giáo viên, các tổ trưởng, các trưởng ban phải thực sự là những giáo viên gương mẫu, có uy tín trong đội ngũ.
2.3.3. Nâng cao khả năng sử dụng máy tính trong công tác dạy học.
Trước tình hình giáo viên sử dụng máy tính thành thạo còn thấp, đây là một mắt xích trong chuỗi mắt xích quan trọng khi khai thác nguồn tài liệu phong phú trên toàn quốc cũng như khai thác những tinh hoa trên thế giới.
Ngoài nguồn tài liệu trong sách giáo khoa, người giáo viên phải biết sử dụng công nghệ thông tin để tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu trên mạng Intenet. Đặc biệt về khoa học, lịch sử, địa lý.... Vừa học hỏi để trau dồi kiến thức cho bản thân, vừa làm cơ sở để thiết kế sáng tạo cho bài dạy phong phú và hiệu quả.
Ngoài việc lập kế hoạch dạy học bằng máy tính thay cho viết tay trước đây thì còn phải sử dụng trong việc tổng hợp số liệu, quản lý học sinh...
Năm học 2017 – 2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường tập huấn cho giáo viên về kỹ năng sử dụng máy tính (đặc biệt máy tính xách tay), giúp giáo viên sử dụng thành thạo.
Trong đợt kiểm tra chuyên môn tại các trường, chúng tôi xem đây là một tiêu chí kiểm tra, nhằm nắm bắt hiệu quả của việc triển khai tập huấn của nhà trường.
2.3.4. Nâng cao năng lực sử dụng các phương tiện dạy học. 
 Với độ tuổi giáo viên cao, dẫn tới việc sử dụng các phương tiện dạy học hạn chế, trước kết quả khảo sát, phòng giáo dục đã giao các trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên, nhằm nầng cao năng lực sử dụng máy chiếu phục vụ công tác đổi mới phương pháp dạy học.
Để đáp ứng được kỹ năng này, đòi hỏi nhà trường phải huy động mọi nguồn lực để mua sắm trang thiết bị (trong đó có máy chiếu) để đảm bảo ở mức tối thiểu.
Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch, hàng năm cấp trang thiết bị cho các trường, trong đó có máy chiếu.
Ngoài ra các trường huy động nguồn xã hội hóa giáo dục, các nguồn tài trợ khác để mua sắm thêm. 
Trong các đợt thao giảng cấp trường cũng như thi giáo viên giỏi cấp huyện, Phòng đã khuến kích giáo viên dạy bằng máy chiếu. Đến nay số giáo 
viên dử dụng máy chiếu trong giảng dạy đã tăng đáng kể.
2.3.5. Nâng cao năng lực đổi mới phương pháp trong quá trình tổ chức dạy học.
Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Để đội ngũ giáo 
viên thực sự đổi mới phương pháp trong giảng dạy, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trịnh, các ban ngành có liên quan. Đặc biệt việc đổi mới phương pháp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, cần triển khai đồng bộ, cụ thể như:
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các nhà trường.
Bằng nhiều nguồn, bằng nhiều hình thức, phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương, hàng năm tăng cường cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học. Trang bị đủ phòng học, bàn nghế chuẩn và các điều kiện cần thiết khác.
Công tác bồi dưỡng thường xuyên là một trong những nội dung quan trọng, giúp giáo viên bổ sung kiến thức hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật cảu Nhà nước, các thông tư, văn bản của ngành.
Từ việc học các modun được thiết kế phù hợp, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt đổi mới phương pháp.
Tăng cường dự giờ thăm lớp lẫn nhau, tạo điều kiện học hỏi, bổ sung cho nhau.
Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho tổ trưởng, tổ phó các trường giao lưu chuyên môn mỗi năm 02 lần theo cụm chuyên môn, trong đó có giao lưu với các trường đang thực hiện mô hình trường học mới (VNEN).
Chỉ đạo các trường nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ, nhằm tháo gỡ những khó khăn trong chuyên môn, đánh giá điểm mạnh, điểm tồn tại và đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng các tiết dạy.
Trong các đợt thi giáo viên giỏi cấp huyện, ngoài việc giáo viên dạy bắt buộc các môn Toán hoặc Tiếng Việt thì ban tổ chức trú trọng đến việc giáo viên phải bốc thăm các tiết như: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử, Địa lý... nhằm đánh giá phương pháp dạy học và hình thức tổ chức của các thầy cô.
Tổng kết đợt thi, ngoài việc chon giáo viên xuất sắc đi thi cấp tỉnh thì phòng Giáo dục và Đào tạo coi trọng công tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien_tieu_hoc_huy.doc