SKKN Một số biện pháp giúp trẻ bị nhiễm HIV - AIDS được đến trường học hòa nhập tại trường tiểu học Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ bị nhiễm HIV - AIDS được đến trường học hòa nhập tại trường tiểu học Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn

Hiện nay HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe, con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu. Nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, an ninh trật tự và an toàn xã hội đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đáng lo ngại hơn là HIV/AIDS đang lan tràn mạnh mẽ ở khắp các vùng miền từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo xa xôi của đất nước cũng như ở khắp nơi trên thế giới.

Ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi và biểu hiện công khai hoặc ngấm ngầm, thô bạo hoặc tế nhị, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Đặc biệt hơn nữa, thực trạng trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS không được đối xử bình đẳng vẫn còn đang xảy ra. Thực tế cho thấy, số lượng trẻ em bị coi thường trong xã hội, đặc biệt là trong trường học trẻ em bị lây nhiễm căn bệnh này vẫn bị bạn bè xa lánh, có một số trường học từ chối tiếp nhận.

Nỗi sợ hãi căn bệnh thế kỷ này đã khiến cho nhiều người trong xã hội vô tình tạo nên rào cản đối với những trẻ em bị lây nhiễm HIV/AIDS. Đã có rất nhiều trường hợp một số trường học không tiếp nhận những em đó vào học, đồng thời do chịu áp lực từ phía phụ huynh những học sinh khác, nên nhà trường cũng không dám nhận. Nhiều phụ huynh có tâm lý không thể để con em mình học tập chung với những trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, nếu phải học cùng họ sẽ chuyển con em mình đi nơi khác học,.

 

doc 24 trang thuychi01 6500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ bị nhiễm HIV - AIDS được đến trường học hòa nhập tại trường tiểu học Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ BỊ NHIỄM HIV-AIDS ĐƯỢC ĐẾN TRƯỜNG HỌC HÒA NHẬP TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG TIẾN, HUYỆN TRIỆU SƠN.
 Người thực hiện: Đỗ Thị Lộc
 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường TH Đồng Tiến.
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2019
MẪU 
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
1. Mở đầu
1
2
1.1 Lý do chọn đề tài
1
3
1.2 Mục đích nghiên cứu 
1
4
1.3 Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2
6
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
7
2. Nội dung
3
8
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
9
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
10
2.3 Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
5
11
Biện pháp 1: Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà trường, sự chỉ đạo của Chuyên môn trong công tác phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS.
5
12
Biện pháp 2: Làm tốt công tác tham mưu đối với cấp trên
6
13
Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch Tuyên truyền phòng, chống HIV-AIDS, ma túy trong trường học 
8
14
Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống HIV-AIDS trong trường học năm học 2017-2018 và 2018-2019
9
15
Biện pháp 5: Tăng cường tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện
16
16
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
17
 3. Kết luận và kiến nghị
19
18
3.1 Kết luận
19
19
3.2 Đề xuất, kiến nghị.
19
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Hiện nay HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe, con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu. Nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, an ninh trật tự và an toàn xã hội đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đáng lo ngại hơn là HIV/AIDS đang lan tràn mạnh mẽ ở khắp các vùng miền từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo xa xôi của đất nước cũng như ở khắp nơi trên thế giới.
Ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi và biểu hiện công khai hoặc ngấm ngầm, thô bạo hoặc tế nhị, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Đặc biệt hơn nữa, thực trạng trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS không được đối xử bình đẳng vẫn còn đang xảy ra. Thực tế cho thấy, số lượng trẻ em bị coi thường trong xã hội, đặc biệt là trong trường học trẻ em bị lây nhiễm căn bệnh này vẫn bị bạn bè xa lánh, có một số trường học từ chối tiếp nhận.
Nỗi sợ hãi căn bệnh thế kỷ này đã khiến cho nhiều người trong xã hội vô tình tạo nên rào cản đối với những trẻ em bị lây nhiễm HIV/AIDS. Đã có rất nhiều trường hợp một số trường học không tiếp nhận những em đó vào học, đồng thời do chịu áp lực từ phía phụ huynh những học sinh khác, nên nhà trường cũng không dám nhận. Nhiều phụ huynh có tâm lý không thể để con em mình học tập chung với những trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, nếu phải học cùng họ sẽ chuyển con em mình đi nơi khác học,...
Theo nghiên cứu của TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển, sự kỳ thị và phân biệt đối xử càng trở nên bất công hơn, khi điều đó dành cho trẻ em. Nhiều trẻ em có cha mẹ bị lây nhiễm HIV/AIDS bị bạn bè xa lánh, trường học không tiếp nhận. Sự kỳ thị đối với trẻ em nhiễm HIV lại càng trở nên rõ ràng hơn. Điều này đang vi phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em của trẻ bị nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Việt Nam đã kí Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em và ban hành Luật phòng chống HIV/AIDS, theo đó, trẻ em có quyền được học hành và không bị phân biệt đối xử. Mọi hành vi gây cản trở quyền được học tập, quyền được hòa nhập và vui chơi giải trí của trẻ em nhiễm HIV đều là vi phạm pháp luật và cần được xử lý. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 29/12/2009 quy định về giáo dục hòa nhập cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời xây dựng và triển khai hiệu quả việc thực hiện tiểu đề án “Xây dựng môi trường tiếp cận giáo dục cho trẻ em bị nhiễm và trẻ em có nguy cơ cao bị nhiễm HIV/AIDS”.
Chính vì vậy, việc đảm bảo quyền học tập cho trẻ em lứa tuổi mầm non và tiểu học nhiễm HIV là vô cùng cần thiết. Mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020, phấn đấu 90% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong diện quản lý được cung cấp các dịch vụ về y tế, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất, chăm sóc thay thế, vui chơi giải trí và các chính sách xã hội theo quy định; phấn đấu 90% cơ sở trợ giúp, chăm sóc và điều trị cho trẻ em nhiễm HIV, các tổ chức xã hội được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; 100% trường học tạo cơ hội cho trẻ em được đi học theo nhu cầu.
Thế nhưng, qua các số liệu của nghiên cứu về chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị với người nhiễm HIV ở Việt Nam do mạng lưới người sống với HIV Việt Nam thực hiện cho thấy, người nhiễm HIV đang phải đối mặt với sự kỳ thị, phân biệt đối xử. Có khoảng 3% người nhiễm HIV và 4% trẻ em là con của người nhiễm HIV không được đi học.
Điều mà các trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS mong muốn đó là được hòa nhập với cộng đồng, được đi học, được vui đùa cùng bạn bè. Bản thân các em đâu có lỗi khi mắc phải căn bệnh này, nhưng vì những suy nghĩ lo sợ, kỳ thị của những người xung quanh vẫn còn tồn tại khiến các em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV luôn mặc cảm, khó hòa nhập cộng đồng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
Làm thế nào để từng bước làm thay đổi nhận thức của cộng đồng, xã hội về công tác phòng chống HIV/AIDS, để mọi người thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ nhiều hơn với người có HIV. Những rào cản, khó khăn với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS dần xóa bỏ, mở ra cơ hội để các em được học tập, vui chơi, phát triển, hòa nhập với cộng đồng đúng với quyền và nghĩa vụ của mình. Chính vì vậy, mục đích của tôi trong sáng kiến kinh nghiệm này là muốn nghiên cứu, tìm hiểu, tổng kết kinh nghiệm nhằm hướng tới mục đích đưa ra “Một số biện pháp giúp trẻ bị nhiễm HIV- AIDS được đến trường học hòa nhập tại Trường tiểu học Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, đối tượng nghiên cứu của tôi là những biện pháp giúp em Hoàng Thị Ngọc - Học sinh bị nhiễm HIV- AIDS được đến trường học hòa nhập tại Trường tiểu học Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, phân tích, tổng hợp các vấn đề lí luận. 
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Phương pháp phỏng vấn và điều tra giáo dục.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
1.5. Những điểm mới của SKKN:
Sáng kiến kinh nghiệm này đã đưa ra được một số biện pháp giúp trẻ bị nhiễm HIV-AIDS được đến trường học hòa nhập tại trường tiểu học Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn mà nhà trường và cá nhân đang thực hiện có hiệu quả trong hai năm học 2017 - 2018 và 2018 - 2019. Sáng kiến này có thể áp dụng cho nhiều trường khác trong khối các trường THPT.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đại dịch HIV/AIDS không chỉ tác động xấu đến quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến các nhóm quyền cơ bản của trẻ em, trong đó quyền được học tập của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV chưa được đảm bảo. Vậy cần những biện pháp gì để tháo gỡ tình trạng này? 
Quả thực, hiện nay tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử gây trở ngại cho việc học tập của trẻ em nhiễm HIV, song chủ yếu là do người lớn chứ trẻ em thì rất vô tư. Chỉ có rất ít trường học ở Việt Nam hiện nay chấp nhận dạy dỗ trẻ em nhiễm HIV hòa nhập với trẻ em bình thường, còn đại đa số là không chấp nhận. Nhưng việc không chấp nhận này không phải do các thầy cô giáo mà do sức ép của các bậc phụ huynh, nhiều người lôi kéo nhau tạo nên làn sóng phản đối quyết liệt, không cho trẻ “có HIV” được học chung với con em mình. Rât nhiều người đã từng công khai phát biểu: “Nếu tôi có con, cháu thì tôi cũng không cho con, cháu tôi học ở lớp có trẻ nhiễm HIV”. Nếu chúng ta không kịp thời có ngay những biện pháp ngăn chặn thì tình trạng kỳ thị, ngăn cản việc học tập của trẻ “có HIV” sẽ bùng nổ thành “đại dịch” và đương nhiên sẽ thành vấn đề nghiêm trọng.
Ước mơ được đến trường của trẻ nhiễm HIV là chính đáng. Bản thân các em không có lỗi mà phải gánh chịu hậu quả do bố mẹ truyền sang. Để giúp trẻ nhiễm HIV có cơ hội tiếp tục học tập hòa nhập, phụ huynh học sinh và cộng đồng cần hiểu chính xác và đầy đủ về HIV, biết phòng tránh lây nhiễm HIV đúng cách để không có sự kỳ thị với trẻ nhiễm bệnh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Thực tế cho thấy, tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em nhiễm HIV đang rất nổi cộm ở các nhà trường, điều đáng nói là tư tưởng này chủ yếu xuất phát từ các bậc phụ huynh. Rất ít trường chấp nhận dạy dỗ trẻ em nhiễm HIV, giúp các em hòa nhập với trẻ bình thường và xã hội. Trong khi đó, hầu hết trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thường phải sống trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
Hiện nay, các trường học đã tiếp nhận cho con em bị ảnh hưởng bởi HIV tham gia học tập. Tuy nhiên, một số phụ huynh lo ngại vì sợ lây nhiễm cho con họ. Do đó, các gia đình chăm sóc trẻ đều phải giấu thông tin trẻ bị nhiễm hoặc có người thân nhiễm. Mặt khác, người có HIV chưa dám bộc lộ thẳng thắn những hiểu biết về HIV, những trải nghiệm và nỗi đau của người bị nhiễm, bị kỳ thị và xa lánh để cộng đồng hiểu, chung tay giúp đỡ, thay đổi thái độ. Các văn bản về Luật Phòng chống HIV/AIDS chưa được phổ biến đến tất cả mọi người trong cộng đồng; một số người khi biết luật nhưng không thực hiện.
Tại xã Đồng Tiến nơi tôi công tác có gia đình chị Lang Thị Sao có chồng bị nhiễm HIV-AIDS và đã qua đời, người vợ cũng bị lây nhiễm từ chồng. Thế nhưng, bất hạnh chưa buông tha gia đình chị khi kết quả xét nghiệm cho biết đứa con thứ ba của chị là cháu Hoàng Thị Ngọc cũng đã bị nhiễm HIV. Chồng mất, bản thân mang bệnh, nhà thuộc hộ nghèo, một mình nuôi 3 con đã vất vả, bên cạnh đó lại luôn phải đối mặt với sự kì thị, xa lánh của người thân, họ hàng và những người xung quanh, hàng xóm láng giềng tránh mặt chị... Chị không thể tìm được việc gì làm ngay cả làm thuê bởi không ai dám tiếp xúc, gần gũi với mẹ con chị. “Lấy gì để nuôi những đứa con, làm gì để tồn tại?” luôn là câu hỏi lớn trong chị, người mẹ có thời điểm tuyệt vọng và muốn kết thúc cuộc đời..... Và rồi chị quyết định công khai tình trạng bản thân để mong nhận được sự cảm thông của mọi người và tìm đến cơ sở y tế để chăm sóc sức khỏe.
Thay đổi trong suy nghĩ, nhận thức của chị đã tạo nên một sự đổi thay mà theo cách nói của chị là “tìm được lối đi” trong những ngày bế tắc nhất. Có được sự quan tâm, hỗ trợ về mặt tinh thần và sức khỏe của cán bộ y tế cũng như được cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng phòng chống lây nhiễm bệnh cho cộng đồng, chị hiểu ra nhiều điều mà trước đây chị chưa hề biết.
Dù vậy chị vẫn không dám cho cháu Ngọc đi học ở trường mầm non vì ở đó các cháu nhỏ ăn chung, ngủ chungNhưng khi Ngọc đến tuổi vào lớp 1- với niềm khát khao cho con biết chữ nên người mẹ đã mạnh dạn mang hồ sơ đi tuyển sinh cho con vào học lớp 1 tại trường tiểu học Đồng Tiến năm học 2017-2018. Đứng trước hội đồng tuyển sinh của nhà trường, người mẹ không ngần ngại đưa ra hồ sơ bệnh án của con và nói trong nước mắt “Em biết rằng cha mẹ nào cũng sẽ lo lắng sợ hãi và không muốn cho con mình học cùng với đứa trẻ có HIV như con em. Nhưng em chỉ mong muốn con em được đi học, được biết chữ trong thời gian cháu còn sống”. Cầm tờ đơn xin học từ mẹ bé Ngọc, lãnh đạo nhà trường hết sức đắn đo, cân nhắc và đã có tư vấn kỹ càng cho mẹ của cháu, bởi kinh nghiệm cho thấy, những trường hợp nhiễm HIV đã công khai tại cộng đồng như cháu Ngọc sẽ gặp nhiều khó khăn khi hòa nhập.
Và điều nhà trường lo ngại đã trở thành hiện thực, khi phụ huynh của 29 cháu cùng lớp cháu Ngọc đồng loạt viết đơn xin cho con chuyển lớp, nhất định “không cho con học với đứa bị Ết”. Các phụ huynh kéo đến trường kiến nghị và tuyên bố sẽ cho con nghỉ học chờ đến khi nhà trường giải quyết. Một phụ huynh vừa khóc vừa nói rằng: "Tôi cũng thật sự xúc động và xót xa cho các cháu bị lây nhiễm HIV/AIDS. Nhưng ở cấp tiểu học, các cháu còn rất hiếu động, hoàn toàn xảy ra những chuyện như đánh, cắn nhau, từ đó khả năng lây HIV là rất cao. Phải nói thẳng rằng, không thể loại trừ hoàn toàn khả năng lây nhiễm HIV giữa các cháu. Nếu như chuyện đó xảy ra, ai sẽ chịu trách nhiệm?” Một phụ huynh khác lại nói: “Các cháu không có tội tình gì, có quyền được đi học, nhưng hãy sắp xếp một lớp học riêng đặc biệt cho các cháu có HIV. Trường học, các cấp, các ngành có thể quyết cho cháu đi học nhưng không thể quyết được chuyện các cháu khác sẽ chuyển khỏi lớp. Mọi người có thể coi ý kiến này là khá nặng nề, nhưng tôi tin dù không nói nhưng phần lớn phụ huynh có chung ý kiến giống tôi. Các cơ quan quản lý luôn hô hào các bậc phụ huynh nên biết cảm thông. Nhưng nếu, để xảy ra việc lây nhiễm cho những trẻ khác thì nhà trường, ngành GD&ĐT, Cơ quan Y tế... có gánh trách nhiệm không?!" 
Trước hết phải nói rằng, việc các bậc cha mẹ lo lắng cũng có cái lý là  xuất phát từ sự thương yêu, bảo vệ con em mình. Theo nhận định của những chuyên gia tâm lý, phản ứng tiêu cực của nhiều phụ huynh đối với sự xuất hiện của trẻ có HIV tại học đường là điều dễ hiểu, bởi dù nguy cơ lây nhiễm là rất nhỏ, nhưng vẫn là... nguy cơ. Sự băn khoăn của phụ huynh là đúng đắn, nó xuất phát từ tình thương con nhưng trên hết là sự thiếu hiểu biết về HIV/AIDS. 
Ban lãnh đạo nhà trường lúc này đứng trước sự lựa chọn, nếu chấp nhận cháu Ngọc theo học thì hiển nhiên phụ huynh 29 cháu kia sẽ cho con chuyển lớp hoặc rời khỏi trường. Ngược lại, sẽ tước đi quyền được học tập của những đối tượng thiệt thòi như cháu Ngọc; cô giáo và nhà trường sẽ bị người thân có cháu nhỏ bị nhiễm HIV phản ứng, họ sẽ cho rằng luật pháp cho phép trẻ em bị nhiễm HIV được hòa nhập cộng đồng, tại sao nhà trường lại tước đi quyền được đi học của cháu? 
Làm gì để bảo vệ quyền học tập cho trẻ nhiễm HIV mà vẫn giữ vững an ninh trật tự và sự ổn định trong nhà trường?  Đây là một vấn đề hết sức khó khăn, nan giải đối với Ban lãnh đạo Trường tiểu học Đồng Tiến, Triệu Sơn. Cùng với các đồng chí trong ban lãnh đạo của nhà trường, tôi luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ bị nhiễm HIV-AIDS được đến trường học hòa nhập tại Trường tiểu học Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn”	.
 Quyền của trẻ em là được học tập, vui chơi. Ảnh minh họa
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Biện pháp 1: Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà trường, sự chỉ đạo của Chuyên môn trong công tác phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS.
Hàng năm, bước vào đầu năm học, Trường tiểu học Đồng Tiến đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội trong trường học. Bao gồm các ông bà có tên sau:
TT
HỌ VÀ TÊN
CHỨC VỤ
NHIỆM VỤ
1
Bà: Nguyễn Thị Thủy
Hiệu trưởng-BTCB
Trưởng ban
2
Bà: Bùi Thị Hằng
Phó Hiệu trưởng- Phó BTCB
Phó ban
3
Bà: Đỗ Thị Lộc
Phó Hiệu trưởng-CTCĐ
Phó ban
4
Ông: Ngô Duy Cảnh
TPT Đội
Ủy viên
5
Ông: Hoàng Văn Chuông
Tổ trưởng tổ HC-NVYT
Ủy viên
6
Bà: Nguyễn Thị Nương
Tổ trưởng tổ 1,2,3
Ủy viên
7
Bà:Lê Thị Tuyết
Tổ trưởng tổ 4,5
Ủy viên
8
Bà: Lê Thị Hồng
Bí thư ĐTN
Ủy viên
9
Bà: Đỗ Thị Quyên
TKHĐ
Ủy viên
Phân công nhiệm vụ cụ thể trong ban chỉ đạo như sau: 
a. Ban giám hiệu nhà trường:
 - Xây dựng kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chuyên môn, các tổ chức Đoàn, Đội triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội trong trường học.
 - Phối hợp với các ngành chức năng liên quan, trạm y tế xã kiểm tra việc thực hiện các nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội trong trường học. 
- Tổng hợp báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo kết quả triển khai, thực hiện các nội dung theo kế hoạch.
b. Các tổ chuyên môn, Chi đoàn, Đội TNTP nhà trường:
- Chủ động triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội trong các tổ khối, các lớp; theo dõi, phát hiện các trường hợp vi phạm, báo cáo nhà trường để có các biện pháp, giải pháp cụ thể để ngăn chặn, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.
- Quan tâm giáo dục cho học sinh ý thức tự bảo vệ bản thân trong việc phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học thông qua việc tích hợp nội dung vào các môn học và các hoạt động NGLL.
 - Tổng phụ trách đội kết hợp Đoàn thanh niên xây dựng nội dung tuyên truyền vào các giờ chào cờ đầu tuần và chương trình phát thanh măng non.
- Các lớp, tổ chuyên môn, Đoàn, Đội tổng hợp báo cáo kết quả hàng tháng trước cuộc họp HĐNT.
Biện pháp 2: Làm tốt công tác tham mưu đối với cấp trên
Thông tư số 09/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/08/2018 về hướng dẫn quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã nêu rõ:
* Các nguyên tắc trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS:
- Bảo đảm sự tham gia của trẻ em.
- Bảo đảm không kỳ thị, không phân biệt đối xử.
- Bảo đảm bảo mật thông tin, việc tiết lộ thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em phải tuân thủ quy định của pháp luật và bảo đảm vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
* Các bước thực hiện quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS:
- Tiếp nhận, phối hợp xử lý thông tin.
- Xác định nhu cầu cần trợ giúp của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Lập kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Rà soát, đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Vì vậy, ngay sau khi nhận được hồ sơ tuyển sinh của cháu Hoàng Thị Ngọc (Năm học 2017-2018), Ban Ban chỉ đạo phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội của trường đã họp bàn tìm hướng giải quyết để giúp cho cháu Ngọc được đến trường và đã thống nhất thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: 
- Lập tờ trình gửi PGD - ĐT, UBND huyện xin ý kiến chỉ đạo.
- Làm báo cáo gửi sang UBND xã.
- Phân công 1 đồng chí GV dạy lớp 1 lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và quản lí học sinh làm chủ nhiệm lớp có HS Hoàng Thị Ngọc theo học.
- Tìm hiểu các nguy cơ lây nhiễm, cách theo dõi, chăm sóc và biện pháp phòng tránh để triển khai đến toàn thể cán bộ, GV, HS trong nhà trường.
Bước 2: 
Sau khi phòng Giáo dục và Đào tạo huyện nhận được Tờ trình số 19/TTr-TrTH ngày 06 tháng 9 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Tiểu học Đồng Tiến về việc xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên về vấn đề tổ chức học tập cho học sinh bị nhiễm HIV, Phòng GD&ĐT đã có văn bản báo cáo gửi Chủ tịch UBND huyện xin ý kiến chỉ đạo.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Lê Quang Trung – Phó Chủ tịch UBND huyện, Phòng GD&ĐT chủ trì và phối hợp với phòng Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng huyện về làm việc cùng với lãnh đạo xã Đồng Tiến, lãnh đạo trường Tiểu học và toàn thể phụ huynh học sinh lớp 1B trường TH Đồng Tiến. Cụ thể:
 I. Thời gian: 14 giờ 00 phút ngày 29 tháng 9 năm 2017.
 II. Địa điểm: Tại văn phòng trường TH Đồng Tiến.
III. Thành phần gồm:
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo: đồng chí Trưởng phòng và 2 chuyên viên.
2. Đại diện Phòng Y tế: 1 đồng chí Chuyên viên.
3. Đại diện TTYT dự phòng huyện: đồng chí Phó Giám đốc TTYT và 1Cán bộ TTYT.
4. Đại diện lãnh đạo xã Đồng Tiến: Ông Lê Đình Thanh – PCT UBND xã.
5. Đại diện trạm Y tế xã Đồng Tiến: Bà Nông Thị Nên – Trạm trưởng.
6. Phía trường TH Đồng Tiến gồm có:
- Cô: Nguyễn Thị Thủy – Hiệu trưởng.
- Cô Bùi Thị Hằng – Phó Hiệu trưởng.
- Cô Đỗ Thị Lộc - Phó Hiệu trưởng.
- Cô Nguyễn Thị Dung – GVCN lớp 1B.
7. Toàn thể phụ huynh HS lớp 1B cùng mẹ của học sinh Hoàng Thị Ngọc.
IV. Nội dung làm việc:
1. Đoàn nghe ý kiến của các bậc phụ huynh lớp 1B về việc trong lớp có 01 học sinh bị nhiễm HIV.
- Ý kiến của gia đình học sinh Hoàng Thị Ngọc.
2. Đại diện phòng Y tế huyện và TTYT huyện t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_bi_nhiem_hiv_aids_duoc_den_tr.doc