SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi / ngày ở trường tiểu học

SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi / ngày ở trường tiểu học

Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tốt lên bậc trung học cơ sở. Để thực hiện tốt mục tiêu trên thì việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở trường tiểu học là một yêu cầu cần thiết. Với phương châm của giáo dục tiểu học là “Học nhẹ nhàng - tự nhiên - hứng thú - hiệu quả” đòi hỏi những người làm công tác giáo dục không ngừng tìm tòi, sáng tạo để tìm ra những giải pháp giáo dục sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, phương châm này vận dụng triệt để vào việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tránh dạy học nặng nề, gây áp lực cho học sinh.

Trước yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới, từ năm 2000, chủ trương dạy học 2 buổi/ngày đã được Bộ GD-ĐT khuyến khích triển khai. Trong Chỉ thị về nhiệm vụ năm học 2012-2013, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các địa phương "mở rộng diện HS được học 2 buổi/ngày, nhất là ở cấp tiểu học.Trong văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học cấp tiểu học, THCS, Bộ GD-ĐT quy định: Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhằm tăng cường các hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Thời gian học buổi thứ 2 là dành cho việc tự học của HS, song có sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên. Ngoài ra, học sinh được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ nhằm rèn luyện sức khỏe, sinh hoạt nhóm theo sở thích. Với việc học cả ngày ở trường, các kiến thức học sinh cần tiếp nhận sẽ được rải ra, làm tăng khả năng tiếp nhận và hạn chế được tình trạng quá tải. Đây là mô hình trường học tương lai.

 

doc 36 trang thuychi01 6021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi / ngày ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Người thực hiện: Đỗ Thị Năm
Chức vụ: P. Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thọ xương
SKKN thuộc lĩnh mực: Quản lí 
THANH HÓA NĂM 2016
1. Mở đầu
	1.1. Lý do chọn đề tài :
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tốt lên bậc trung học cơ sở. Để thực hiện tốt mục tiêu trên thì việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở trường tiểu học là một yêu cầu cần thiết. Với phương châm của giáo dục tiểu học là “Học nhẹ nhàng - tự nhiên - hứng thú - hiệu quả” đòi hỏi những người làm công tác giáo dục không ngừng tìm tòi, sáng tạo để tìm ra những giải pháp giáo dục sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, phương châm này vận dụng triệt để vào việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tránh dạy học nặng nề, gây áp lực cho học sinh.
Trước yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới, từ năm 2000, chủ trương dạy học 2 buổi/ngày đã được Bộ GD-ĐT khuyến khích triển khai. Trong Chỉ thị về nhiệm vụ năm học 2012-2013, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các địa phương "mở rộng diện HS được học 2 buổi/ngày, nhất là ở cấp tiểu học.Trong văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học cấp tiểu học, THCS, Bộ GD-ĐT quy định: Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhằm tăng cường các hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Thời gian học buổi thứ 2 là dành cho việc tự học của HS, song có sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên. Ngoài ra, học sinh được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ nhằm rèn luyện sức khỏe, sinh hoạt nhóm theo sở thích. Với việc học cả ngày ở trường, các kiến thức học sinh cần tiếp nhận sẽ được rải ra, làm tăng khả năng tiếp nhận và hạn chế được tình trạng quá tải. Đây là mô hình trường học tương lai.
Tuy nhiên, Do điều kiện về cơ sở vật chất chưa đảm bảo phòng học thì đủ nhưng thiếu các phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, đội ngũ giáo viên chưa đủ tỉ lệ 1,5 gv/lớp. Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh, nhất là tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống của một số giáo viên còn hạn chế, dẫn đến chất lượng học tập, giáo dục buổi 2 đạt kết quả chưa cao.
Vấn đề tài liệu cho học buổi 2 cũng chưa có tài liệu nào được giới thiệu chính thống vì vậy việc lập kế hoạch bài học buổi 2 đang còn lung túng, Trong khi đó quan điểm chỉ đạo và mục tiêu của dạy học buổi 2 là phải căn cứ vào mục đích yêu cầu và khả năng học tập của bài học trước cũng như kiến thức của cả một chương, hay một chủ điểm, hay một dạng của môn toán mà học sinh cần khắc sâu đã học thì giáo viên chưa lập tổng quát được. Trong khi đó ngoài việc xác định kế hoạch bài học buổi 2 căn cứ vào thực tế thì Sở giáo dục Đào tạo Thanh Hóa cũng đã giới thiệu tài liệu tham khảo dành cho dạy học buổi 2 nhưng một số giáo viên trong quá trình lập kế hoạch bài học cũng không căn cứ vào tài liệu này mà sao chép của đồng nghiệp hay trên mạng không phù hợp với nội dung và đối tượng của lớp mình dẫn đến soạn một đường dạy một nẻo một số tiết dạy học buổi 2 thực sự chưa có hiệu quả.
Quá trình thực hiện giảng dạy trên lớp một số ít giáo viên chỉ luôn nghĩ nên dành hết thời gian và tâm huyết cho dạy học buổi 1- buổi dạy học các tiết được cơ cấu sẵn trong chương trình. Còn vấn đề dạy học buổi 2 chưa được nhiều giáo viên quan tâm, không ít giáo viên xem nhẹ hình thức dạy học buổi 2, xem buổi 2 như là giờ tự học, tự làm bài tập, tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh, giao cho học sinh một số bài tập đồng loạt học sinh giải quyết hết các bài tập đó là hết nhiệm vụ của tiết học còn trong tiết đó, bao nhiêu học sinh cần rèn kiến thức, kỹ năng gì? Cần rèn đến đâu? Các em có hứng thú học không? Có nhu cầu học hay không thì giáo viên ít chú ý đến, đặc biệt là khâu chấm, chữa bài, đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa thường xuyên, nên phần nào chất lượng dạy học buổi 2 hiệu quả chưa cao. 
Đứng trước thực trạng đó, là một P.Hiệu trưởng của một trường đạt chuẩn Quốc gia tôi luôn băn khoăn, trăn trở là làm như thế nào? Biện pháp tổ chức ra sao? Để chỉ đạo công tác dạy 2 buổi/ngày ở một trường nằm trong vùng kinh tế khó khăn, đông dân cư, gia đình đông con, đối tượng học sinh chủ yếu là con em nông thôn 2/3 học sinh vùng công giáo, nhiều gia đình điều kiện kinh tế khó khăn nên việc tạo điều kiện cho con em đi học, chăm lo cho con cái học tập còn hạn chế, có gia đình không cho con đi học buổi 2 (phải ở nhà trông em, đi chăn trâu cho mẹ,..). Đây cũng là một trong những cái khó, cản trở đến việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với một trường chuẩn. Hiểu rõ tầm quan trọng cũng như băn khoăn trước những vấn đề còn tồn tại ở trên, tôi đã chọn và tiến hành nghiên cứu mạnh dạm đưa ra "Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy 2 buổi/ngày ở trường Tiểu học".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Để nắm bắt đựơc tình hình chất lượng thực tế về các môn văn hóa và các hoạt động khác ngay từ đầu năm của học sinh nhằm phục vụ nâng cao chất lượng dạy và học của học sinh và các thầy cô giáo. 
 Thông qua kiểm tra, tổng hợp kết quả, phân loại từng đối tượng học sinh. Những vấn đề nào là vấn đề phổ biến để tìm ra nguyên nhân. Từ đó để định hướng cách giải quyết.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Toàn bộ học sinh của nhà trường năm học 2015-2016, từ khối 2 đến khối 5 tổng số học sinh tham gia khảo sát: 585 em 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Dùa vµo quan ®iÓm hÖ thèng cÊu tróc, thùc hiÖn ®Ò tµi nµy, t«i sö dông phèi hîp c¸c ph­¬ng ph¸p c¬ b¶n sau ®©y:
1. Dïng ph­¬ng ph¸p ®iÒu tra - X· héi häc. Chñ yÕu ®Ó kh¼ng ®Þnh tÝnh chính x¸c, tÝnh ®óng ®¾n cña thùc tr¹ng, nguyªn nh©n vµ hÖ thèng biÖn ph¸p.
2. Sö dông ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch - tæng hîp lÝ thuyÕt nh»m thèng nhÊt mét sè quan ®iÓm dïng lµm c¬ së khoa häc cho ®Ò tµi.
3. Sö dông ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch - tæng kÕt kinh nghiÖm ®Ó x¸c ®Þnh b¶n chÊt cña thùc tr¹ng, nguyªn nh©n vµ rót ra hÖ thèng c¸c biÖn ph¸p, gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l­îng d¹y häc néi dung nãi trªn.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1. Khái niệm:
Dạy học 1 buổi/ngày là dạy học 5 buổi/tuần (mỗi ngày học 1 buổi) từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần, nội dung và kế hoạch dạy học được quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Dạy học 2 buổi/ngày là dạy học 10 buổi/tuần (mỗi ngày dạy hai buổi: sáng-chiều, dạy không quá 7 tiết/ngày) từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần, cũng có thể dạy học 9 buổi/tuần (một buổi dành cho sinh hoạt chuyên môn và các hoạt động khác), nội dung dạy học gồm toàn bộ nội dung của dạy học 1 buổi/ngày và thêm một số nội dung: thực hành kiến thức đã học; giúp đỡ cho những học sinh chưa hoàn thành hay những học sinh đọc chậm, viết chậm, tính toán chậm, bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn tự chọn; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; tổ chức cho học sinh tham gia các câu lạc bộ 
2.1.2 Mục tiêu:
Việc dạy học 2 buổi/ngày ở trường tiểu học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đảm bảo chất lượng giáo dục Tiểu học, đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ của gia đình và xã hội, góp phần giải quyết vấn đề quá tải về nội dung chương trình và việc dạy thêm, học thêm tràn lan ở tiểu học hiện nay. Được học 2 buổi/ngày ở trường sẽ là cơ hội để các em HS cấp Tiểu học ở những địa phương, vùng, miền khó khăn phát triển toàn diện về trí tuệ lẫn thể lực. Các em HS sẽ có thời gian học tập, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí với thời gian dài ở ngay tại trường học, không bị gián đoạn chỉ trong có 1 buổi học, đồng thời cũng giúp cho HS tiếp xúc với môi trường sư phạm nhiều hơn, được giao lưu với các thầy cô giáo, bạn bè trong một không khí thân thiện, cởi mở hơn. 
Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhằm hiện thực hoá Kế hoạch Giáo dục cho mọi người đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó đến năm 2015, học sinh tiểu học được học cả ngày đạt tỉ lệ 100%.
2.1.3. Yêu cầu:
Việc dạy học 2 buổi/ngày được tổ chức ở những nơi có đủ các điều kiện sau:
 Học sinh có nhu cầu và có sự tự nguyện của cha mẹ học sinh, được sự đồng ý của các cấp quản lí có thẩm quyền (UBND xã, phường, thị trấn và Phòng GD&ĐT).
 Đảm bảo đủ phòng học, có sân chơi, bãi tập, các công trình vệ sinh, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, hấp dẫn học sinh học tập ở trường cả ngày.
 Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu. Nơi nào không có giáo viên dạy các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục và các môn tự chọn, có thể hợp đồng giáo viên.
Các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1, Mức độ 2 và các trường đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi Mức độ 2 phải đảm bảo có số học sinh được học 2 buổi/ngày tối thiểu theo quy định.
2.1.4. Kế hoạch và nội dung dạy học 
Buổi học thứ nhất: dạy học theo Kế hoạch và Chương trình giáo dục ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với thời lượng tối đa là 4 tiết.
Buổi học thứ hai: Học không quá 3 tiết, tập trung vào các nội dung:
 + Thực hành kiến thức đã học và dạy các tiết chuyển từ buổi thứ nhất sang.
 + Tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương.
 + Giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành, hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 + Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Mỹ thuật, TD,
 + Dạy các nội dung tự chọn được quy định trong chương trình.
 + Tổ chức cho học sinh tham gia các câu lạc bộ.
Đối với những trường ở vùng khó khăn số buổi học thứ hai cần lưu ý tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tăng cường tiếng việt tập trung củng cố kiến thức, kỹ năng môn Tiếng việt, Toán đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, tăng thêm thời lượng học tập để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của chương trình. Tập trung rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và tính toán. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) các tổ khối thống nhất lên kế hoạch đồng bộ tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch chung của nhà trường.
Nội dung dạy học buổi 2 (trừ các tiết chuyển từ buổi 1 sang) do giáo viên lựa chọn, lên kế hoạch dạy học từng buổi và từng tuần, định kỳ thông qua tổ chuyên môn góp ý và được p.hiệu trưởng duyệt.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
2.2.1. Thực trạng của nhà trường.
* Thuận lợi 
Trường Tiểu học Thọ Xương có tổng số 21 lớp/652 học sinh; tổng số cán bộ giáo viên là 32 đồng chí. Trong đó BGH 3 đồng chí, giáo viên đứng lớp: 21 đồng chí; giáo viên đặc thù 7 đồng chí; kế toán: 1 đồng chí; văn thư 1 đồng chí. Số giáo viên đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn 100 %. Trường có chi bộ riêng gồm có 19 Đảng viên, chi bộ luôn chỉ đạo tốt việc thực hiện các Nghị quyết, chủ trương của Đảng và mọi hoạt động giáo dục, luôn luôn đạt trong sạch vững mạnh. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên luôn luôn làm tốt chức năng của mình và cùng phối hợp tổ chức mọi hoạt động một cách có hiệu quả.Vì vậy liên tục nhiều năm, trường đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện. Năm học 2014-2015 được UBND tỉnh tặng danh hiệu “Trường hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ năm học 2014-2015”, nhà trường đã được Bộ giáo dục công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 1998, năm 2013 được công nhận lại sau 5 năm.
Năm học 2012 - 2013 trường có 1 khối lớp Một tổ chức dạy 2 buổi/ngày, năm học 2013-2014 có 2 khối, đến năm học 2014-2015, 2015-2016 đã có 3 khối dạy học 2 buổi/ngày, còn 2 khối học 9 buổi/tuần. Điều kiện để tổ chức học 2 buổi/ngày đảm bảo đó là: Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của phòng giáo dục, sự đồng thuận của hội cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương. Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ mỗi lớp có 1 phòng học đảm bảo điều kiện cho công tác dạy và học 2 buổi/ngày và tổ chức các hoạt động khác. Đội ngũ giáo viên tương đối đồng bộ về cơ cấu, có năng lực chuyên môn, có khả năng đáp ứng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy, nhiệt tình tâm huyết với công việc, luôn giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong của người giáo viên, Luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 
* Khó khăn: 
Là một xã cách xa trung tâm huyện, thuộc vùng kinh tế khó khăn, địa bàn phân bố dân cư không đều, đông dân có 2/3 đồng bào công giáo (có nhiều gia đình đông con), đường xá đi lại khó khăn nhất là khi thời tiết khắc nghiệt. có những em nhà ở xa cách trường đến 4 km, có một số học sinh vùng sông nước, nên vẫn còn học sinh đi học không chuyên cần, đi học không đều. Có học sinh đi học buổi sáng lại bỏ buổi chiều. Mặt khác phần đa học sinh chủ yếu là con em gia đình nông nghiệp, trình độ văn hóa của một bộ phận phụ huynh còn thấp, một số trường hợp dođđiều kiện kinh kinh tế khó khăn nên bố mẹ đi làm ăn ở xa gửi con ở nhà cho ông bà, chính vì vậy việc tạo điều kiện cho học sinh có đầy đủ đồ dùng học tập cũng như thời lượng cho con em đi học đôi lúc chưa được quan tâm.
2.2.2. Thực trạng của giáo viên: 
Hiện tại tỉ lệ GV/ lớp chỉ đạt 1,3, vì vậy trong năm học này nhà trường còn phải hợp đồng thêm giáo viên (1GV Anh văn, 1 GV văn hóa). Qua quá trình thực hiện và kiểm tra kế họach dạy buổi 2 Ban giám hiệu nhà trường còn thấy trong quá trình soạn, giảng chương trình dạy học buổi 2 ở một số giáo viên còn đang có một số bất cập về nội dung, về phương pháp dạy học về việc chấm, chữa bài đánh giá học sinh. 
Việc xác định nội dung dạy học ở buổi 2 chưa có một tài liệu nào chính thống, cũng chưa có tài liệu hướng dẫn cho giáo viên mà nội dung bài học buổi 2 giáo viên phải dựa trên kiến thức, kĩ năng của học sinh đạt được ở bài học trước lựa chọn bài tập phù hợp để thực hành những kiến thức buổi 1 chuyển sang từng bước đạt được yêu cầu cơ bản nhưng trên thực tế vẫn còn số ít giáo viên do trình độ chuyên môn còn hạn chế, khả năng tổng hợp kiến thức chưa cao chưa tự tin với việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp dạy. Nội dung, hình thức dạy buổi 2 còn nghèo nàn, chưa phong phú, chưa hấp dẫn, chưa căn cứ vào đối tượng học sinh, lựa chọn bài tập phù hợp để thực hành những kiến thức buổi 1 chưa được luyện kĩ; chưa dành nhiều thời lượng cũng như rèn kiến thức cho đối tượng học sinh chưa hoàn thành, viết - đọc - tính toán chậm, chậm về đọc hiểu; chưa biên soạn nội dung riêng và dành thời gian thích hợp cho đối tượng học sinh có năng khiếu.
Trong khi đó, những nội dung cần được tập trung nhiều hơn trong buổi học thứ hai như việc kết hợp tổ chức các hoạt động học vui để học sinh bớt căng thẳng, chẳng hạn Tiếng Việt: thi đọc diễn cảm, đọc thơ, hùng biện, kể chuyện, viết chữ đẹp,; môn Toán: thi giải toán nhanh, toán vui, ảo thuật toán học, trò chơi toánthì lại chưa được giáo viên quan tâm đúng mức và thực hiện thường xuyên nên không khí lớp học chưa sôi nổi, dẫn đến giờ học nhàm chán, hiệu quả không cao. Việc chấm, chữa bài, đánh giá học sinh đặc biệt là đánh giá học sinh theo TT 30 còn rất hạn chế, chưa khích lệ được tinh thần học tập của các em. 
2.2.3. Thực trạng của học sinh. 	
- Ngay đầu năm học nhà trường đã tổ chức khảo sát 2 môn Toán và Tiếng việt của học sinh cũng như một số hoạt động ngoài giờ lên lớp và giáo dục kỹ năng sống.
- Cách tiến hành khảo sát.
Ra đề chung cho từng khối và tiến hành khảo sát 
 - Kết quả chất lượng khảo sát đầu năm. Thời gian: ngày 12 tháng 9 năm 2015
 (Khối lớp 1 không khảo sát chất lượng đầu năm) 
Môn
Xếp loại
Khối 2
TS: 124
(4KT)
Khối 3
TS: 139
(5KT)
Khối 4
TS: 111
Khối 5
TS: 114
(2KT)
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
M«n To¸n
Tổng số HS
119
134
111
112
Hoàn thành
116
97,5
130
97,0
106
95,5
108
96,4
Chưa HT
3
2,5
4
3,0
5
4,5
4
3,6
M«n TiÕng viÖt
Tổng số HS
119
134
111
112
Hoàn thành
115
96,6
129
96,3
107
96,4
107
95,5
Chưa HT
4
3,4
5
3,7
4
3,6
5
4,5
Qua bảng thống kê trên, chất lượng học tập của các lớp chưa được đồng đều, còn nhiều học sinh học chưa hoàn thành. 
+ Kiểm tra việc duy trì sĩ số học sinh: 
Tháng
TS
HS
Buổi 1
Buổi 2
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
9 + 10
652
642
98,5
624
95,7
Học sinh nghỉ buổi 1 có giấy xin phép. Học sinh nghỉ buổi 2 (28 em) có 10 em không có lý do, là do các em ở nhà trông em, đi chăn trâu bò cho bố mẹ, ... 
2.2.4. Nguyên nhân của thực trạng 
- Nguyên nhân thứ nhất: (Về phía nhà trường):
Mặc dù BGH nhà trường đã quan tâm đến công tác dạy học 2 buổi/ ngày nhưng chưa đi sâu vào việc bàn về cách soạn và đổi mới phương pháp dạy học cũng như vấn đề phân hóa đối tượng học sinh trong từng tiết dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cũng như chưa tăng cường công tác dự giờ, rút kinh nghiệm trong buổi 2. Chưa có chính sách hỗ trợ cũng như biện pháp về tăng cường nguồn lực cho công tác này.
Điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ cho dạy học theo phương pháp mới chưa đáp ứng được yêu cầu thiếu các phương tiện nghe nhìn,....
- Nguyên nhân thứ hai: (Về phía thầy cô giáo): 
Mặc dù trong quá trình dạy học các thầy cô giáo luôn trăn trở với chất lượng giáo dục, nhưng do việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa thực sự linh hoạt còn dạy học theo kiểu đồng loạt, đôi khi chưa tạo niềm tin và chưa gây hứng thú cho học sinh nhất là học sinh chưa hoàn thành, học sinh chậm phát triển, chưa tự tin trong học tập. Khả năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn hạn chế và thường lãng quên việc hợp tác nhóm, tổ chức trò chơi chính vì vậy lớp học không sôi nổi, không phát huy được tính linh hoạt, sáng tạo của học sinh. 
Giáo viên hiểu máy móc tinh thần chỉ đạo theo “Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày” (Công văn số 7632/BGD&ĐT, ngày 29/8/2005) là không đưa thêm nội dung, kiến thức mới vào dạy buổi 2 mà chủ yếu là khai thác kiến thức đã có trong SGK, củng cố và rèn luyện các kiến thức kỹ năng đã học. Vậy là trong dạy học buổi 2 giáo viên chưa mạnh dạn đưa các loại bài phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Thời gian dành cho việc soạn bài của giáo viên Tiểu học bị hạn chế. Ở dạy học buổi 2 không có những thiết kế bài soạn sẵn cho từng tiết cho giáo viên tham khảo nên để thiết kế được những giáo án buổi 2 thực sự phù hợp với các đối tượng và phương pháp, hình thức dạy học phong phú đòi hỏi giáo viên phải thực sự dày công. Trong khi đó cường độ lao động của giáo viên Tiểu học cao, thời gian hạn chế giáo viên đã đi dạy 9 buổi/tuần còn 1 buổi sinh hoạt chuyên môn, hoạt động công tác đoàn thể, lao động cùng học sinh, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành, bồi dưỡng học sinh năng khiếu ,...). Vì vậy việc tiếp cận thông tin mới, việc nghiên cứu các tài liệu, soạn giáo án có phần hạn chế. Chưa có sự đầu tư, nghiên cức để tiết học buổi 2 sinh động, gây hứng thú cho học sinh hơn. Đôi khi giáo viên cũng nản lòng khi tổ chức cho các em học nhóm, tham gia trò chơi, hướng dẫn thấy học sinh không linh hoạt trong giao tiếp, nói mãi không hiểu cô cũng nản lòng và cách tốt nhất là cứ ra một loạt bài tập cho học sinh ngồi làm là xong.
- Nguyên nhân thứ ba (Về phía gia đình học sinh): Đời sống kinh tế của số ít gia đình các em học sinh chưa hoàn thành hay một số em tiếp thu chậm hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn, có gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo; Bố mẹ không có việc làm ổn định, thu nhập thấp, chủ yếu dựa vào cây lúa nước, có gia đình sống bằng nghề chài lưới, có gia đình điều kiện kinh tế khó khăn không đủ để mua các phương tiện nghe nhìn cho nên việc tiếp cận với những thông tin đại chúng qua ti vi, đài, báo không có, một số trường hợp bố mẹ đi làm ăn xa để con lại cho ông bà, cô, dì, chú, bác nuôi nên việc nhắc nhở các em đi học chuyên cần cũng như học bài và rèn luyện kỹ năng sống của con em ít được quan tâm đôn đốc. Chưa quan tâm đến sự tự tin, tính kiên trì, tính tổ chức, khả năng hoà nhập, khả năng thích nghi của các em. Có những phụ huynh vì quá nuông chiều con nên giáo dục các con không đúng cách, con đòi gì thì bố mẹ cũng chiều theo, có khi thấy con làm bài, viết bài không kịp bố mẹ còn viết hộ cho, nhiều phụ huynh không tập thói quen soạn sách vở cho con, còn làm thay nên khi đến trường có thể quên sách 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_day_hoc_2_buoi_ng.doc