SKKN Tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học

SKKN Tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học

Ở trường Tiểu học cùng với việc thực hiện phân phối chương trình dạy học trên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp giữ một vị trí hết sức quan trọng, là hoạt động song song trong quá trình hình thành nhân cách cho học sinh. Hoạt động này góp phần hình thành bổ sung hỗ trợ để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, rèn luyện thể chất, kĩ năng sống, nâng cao hiểu biết cho học sinh. Hiểu như vậy để chúng ta có cách tổ chức thực hiện hoạt động này một cách hữu hiệu nhằm nâng cao mục tiêu đào tạo con người mới thích ứng với xã hội hiện nay.

 Công văn số 267/GDYĐ của Phòng GD & ĐT Yên Định, ngày 5 tháng 9 năm 2015, v/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 cấp Tiểu học đã đề ra nhiệm vụ chính. Trong đó giáo dục ngoài giờ lên lớp là một nhiệm vụ trọng tâm quan trọng, với nhiều nhiệm vụ cụ thể như:

Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động:

Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục, và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Thực hiện nghiêm túc công văn số 1490/SGDĐT-GDTH ngày 11/8/2015 về việc Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học. Đẩy mạnh các giải pháp nhằm xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; đủ nhà vệ sinh sạch sẽ cho học sinh và giáo viên. Tăng cường giáo dục thể chất, rèn luyện sức khỏe cho học sinh thông qua tập thể dục chính khóa, tập thể dục giữa giờ. Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống, giáo dục thông qua di sản vào nhà trường. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, dân ca, múa hát tập thể sân trường, ngoại khoá,. phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. Hướng dẫn học sinh tự quản, chủ động tự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

 

doc 19 trang thuychi01 8962
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở trường Tiểu học cùng với việc thực hiện phân phối chương trình dạy học trên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp giữ một vị trí hết sức quan trọng, là hoạt động song song trong quá trình hình thành nhân cách cho học sinh. Hoạt động này góp phần hình thành bổ sung hỗ trợ để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, rèn luyện thể chất, kĩ năng sống, nâng cao hiểu biết cho học sinh. Hiểu như vậy để chúng ta có cách tổ chức thực hiện hoạt động này một cách hữu hiệu nhằm nâng cao mục tiêu đào tạo con người mới thích ứng với xã hội hiện nay.
 Công văn số 267/GDYĐ của Phòng GD & ĐT Yên Định, ngày 5 tháng 9 năm 2015, v/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 cấp Tiểu học đã đề ra nhiệm vụ chính. Trong đó giáo dục ngoài giờ lên lớp là một nhiệm vụ trọng tâm quan trọng, với nhiều nhiệm vụ cụ thể như: 
Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động:
Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục, và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Thực hiện nghiêm túc công văn số 1490/SGDĐT-GDTH ngày 11/8/2015 về việc Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học. Đẩy mạnh các giải pháp nhằm xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; đủ nhà vệ sinh sạch sẽ cho học sinh và giáo viên. Tăng cường giáo dục thể chất, rèn luyện sức khỏe cho học sinh thông qua tập thể dục chính khóa, tập thể dục giữa giờ. Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống, giáo dục thông qua di sản vào nhà trường. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, dân ca, múa hát tập thể sân trường, ngoại khoá,... phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. Hướng dẫn học sinh tự quản, chủ động tự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp...
Độ tuổi học sinh Tiểu học là độ tuổi rất thích sự gần gũi, thích được hoạt động, được khẳng định mình trước bè bạn, đây là một nhu cầu bình thường của các em. Trường học với những hoạt động giáo dục là nơi mà ở đó các em luôn vui vẻ, hoà đồng, đoàn kết thương yêu nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt. Nơi đây, học sinh luôn nhận được sự thương yêu đoàn kết của tình bạn và tình cảm gắn bó giữa thầy và trò. Chính vì lẽ đó, xây dựng môi trường giáo dục tốt, tạo các mối quan hệ gắn bó, khắng khít giữa học sinh – học sinh, giáo viên – học sinh, đổi mới phương pháp dạy học, sẽ làm các em coi trường học như gia đình của mình, để các em thấy mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui. 
Nhưng trong thực tế hiện nay, nhiều em chưa thật sự yêu thích, gắn bó với trường, lớp của mình, học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin khi trình bày trước đám đông, học sinh chưa thật sự tích cực hoạt động chủ động, sáng tạo trong học tập, còn thiếu khả năng cộng tác... Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu và thực trạng trong quá trình quản lí giáo dục ở trường, tôi luôn mong muốn làm thế nào để học sinh có được môi trường học tập tốt giúp các em phát triển một cách toàn diện, phát triển hết tiềm năng của mình về cả thể chất lẫn tinh thần và góp phần nâng cao chất lượng quản lí ngày một đạt kết quả tốt hơn nên tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: :" Tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học "
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học thân thiện, sinh động góp phần nâng cao hiệu quả dạy học..
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Quý Lộc 1
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp phân tích thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp điều tra quan sát, làm việc với tập thể học sinh.
- Phương pháp phối hợp (với GVCN lớp, các tổ chức đoàn thể trong trường, với cha mẹ học sinh...).
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Trường tiểu học khác hẳn với các trường học khác đó là: Nó đáp ứng nhu cầu và phục vụ 100 % trẻ em trong độ tuổi đi học của mỗi địa phương. Mọi gia đình và có thể nói là toàn xã hội đều gắn bó mật thiết, đều có quyền lợi và nghĩa vụ đối với trường Tiểu học. Trường Tiểu học chính là chiếc nôi văn hoá, ở đó trẻ em được đảm bảo quyền lợi và các nghĩa vụ của mình, được bảo vệ, chăm sóc, vui chơi, giải trí và phát triển.
          Đối với trẻ em mái trường là chỗ dựa tinh thần và bền vững nhất, tin cậy nhất và có sức hấp dẫn nhất. Vì vậy phải làm sao cho trẻ em thích đến trường học tập và cảm thấy “ Đi học là hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một ngày vui .”
 Về mặt tâm lí học sinh tiểu học sự chú ý kéo dài không được lâu. quan hệ giữa học và chơi , chơi và học phải luôn được đan xen một cách hài hòa . Vì vậy ngoài việc học tập, nhu cầu chơi là vô cùng cần thiết với các em : học để mà vui chơi , vui chơi để tiếp thu kiến thức để học tập. 
 Nhằm giảm áp lực học tập căng thẳng, giãn thời gian cho các em. Bộ Giáo dục chủ trương học 2 buổi/ ngày. Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp (4 tiết/ tháng) được thực hiện tích hợp vào các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Kĩ thuật. Coi trọng thực hành vận dụng và thực tế.
 Sau những giờ học căng thẳng các hoạt động ngoài giờ lên lớp được các em tiếp nhận một cách thích thú. Các em thích được hát, thích được múa, thích được tập thể dục, thích được tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích khác . 
 Qua kinh nghiệm nếu học sinh tiểu học đến trường chỉ làm mỗi nhiệm vụ học tập; cứ triền miên như thế, chắc chắn sẽ không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và một điều tất yếu xảy ra là sức tập trung học tập ít, khả năng tiếp thu bài giảm sút và đương nhiên chất lượng học tập sẽ không như mong muốn. 
Đặc biệt học sinh Tiểu học rất thích hoạt động và thích được khẳng định mình trước bè bạn, đây là một nhu cầu bình thường mà mỗi học sinh của chúng ta đều có nhưng để khơi gợi sự ham muốn đó là một việc để đội ngũ thầy cô giáo chúng ta, người cán bộ quản lý cần phải suy nghĩ đề ra những giải pháp thích hợp giúp cho các hoạt động của cá nhân học sinh được đi đúng hướng. Các hoạt động giáo dục nhằm mục đích nêu gương để từng tập thể lớp, từng cá nhân học sinh biết noi gương, biết thi đua để tập thể lớp các em học tập đạt được thành tích cao, biết hợp tác, tạo tình cảm khăng khít với lớp với mái trường mà mình đang học.Vì thế ngoài hoạt động học tập văn hóa, người cán bộ quản lý cũng cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, những hoạt động thi đua giữa các lớp để thúc đẩy phong trào toàn trường đồng thời tích hợp những mục tiêu khác như: Ôn tập kiến thức, giáo dục đạo đức, giúp học sinh nắm vững được những trang sử vẻ vang của dân tộc, phát triển năng khiếu của các em Do đó, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không những tạo ra sự thân thiện, gần gũi mà còn có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục của giáo viên, học sinh trong nhà trường.
Môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung đó. Theo tôi, các hoạt động như: “Thi múa sân trường” ; “Thi Kể chuyện- Tiếng hát học sinh tiểu học” , “Đưa dân ca vào trường học”, “Bảo vệ dòng sông quê hương”, “Trang trí lớp học” đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học thân thiện, phát triển con người mới của thế kỷ XXI: có kiến thức, biết sống và biết hợp tác, tự lập và hình thành nhiều kỹ năng sống. Điều đó giúp các em tự tin để phát triển phẩm chất năng lực, góp phần tạo nên sự năng động trong học tập, sinh hoạt của học sinh. 
Như vậy, để thực hiện đánh giá được toàn diện học sinh, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác phải căn cứ vào nhiều hoạt động học tập, lao động, rèn luyện, vui chơi, trong giờ học, giờ ngoại khóa...Và giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng chính là một nội dung để các em thể hiện kiến thức kĩ năng, phẩm chất, năng lực của mình. 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường, của Chi đoàn, Liên đội chưa chủ động, chưa sát thực tế.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong các nhiệm vụ giáo dục trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của khối Tiểu học. Nó góp một phần lớn trong việc giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp chính khóa được phân bố theo 9 chủ điểm ở từng khối lớp, nội dung các chủ điểm mang tính đồng tâm. Và vì vậy, việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch được thực hiện cứng nhắc theo hướng dẫn của sách mà chưa vận dụng linh hoạt, chủ động, dẫn tới nhiều thời điểm kế hoạch chưa mang tính khả thi mà chỉ mang nặng tính hình thức. Các biện pháp thực hiện kế hoạch chưa cụ thể, rõ ràng, chưa lôi cuốn được học sinh, giáo viên, các tổ chức Đoàn – Đội tham gia. 
Nguyên nhân của tình trạng này là do nhà trường vẫn coi nặng chất lượng học các môn văn hóa, dành nhiều thời gian cho việc dạy học trên lớp, ngại tổ chức các buổi dã ngoại, những buổi học có đông học sinh tham gia (Vì phải cần thời gian, con người, kinh phí và nhiều điều kiện khác). Mặt khác, cơ sở vật chất nhà trường chưa đảm bảo cho việc tổ chức nhiều các hoạt động ngoài giờ. Với nhiều lí do như vậy, nên việc lập kế hoạch thực hiện chưa mang tính khả thi và hiệu quả.
2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học chưa được một bộ phận giáo viên quan tâm đúng mức.
Phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm các hoạt động. Mọi học sinh được tham gia các hoạt động kết nối để tìm ra kiến thức, kĩ năng và vận dụng phát triển trong các hoạt động học tập, lao động, giao lưu, qua đó hình thành và phát triển nhân cách. Điều này đòi hỏi sự phối hợp tốt trong công tác chủ nhiệm của giáo viên. Công tác chủ nhiệm tốt thể hiện trong từng giờ học: Mọi học sinh phải được trình bày ý kiến, lớp học phải sôi nổi. Tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ phải thực sự có hiệu quả. Công tác chủ nhiệm tốt chính là nhằm đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên tiểu học phải thực sự là người mẹ, là cô giáo, là chị tổng phụ trách, là bạn, là người quản lý. Thầy phải thấm nhuần quan điểm của cuộc vận động “Trường học thân thiện- Học sinh tích cực” đem hết khả năng và nhiệt tình của mình chăm lo đến từng em học sinh như chính con em ruột của mình.
Tuy nhiên trong nhiều hoạt động, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được giáo viên duy trì thường xuyên. Một bộ phận nhỏ giáo viên có tâm lí bão hòa, ngại vận động nên chưa thực sự tích cực trong tuyên truyền, chưa dành thời gian và công sức cho phong trào. 
Nguyên nhân do nhiều giáo viên chỉ chú trọng công tác dạy học, chăm lo bồi dưỡng kiến thức khoa học mà chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ; do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ, việc phối hợp các hoạt động cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm chưa được tích cực và thường xuyên. Một số giáo viên chưa chủ động thực hiện kế hoạch chung của nhà trường. Nguyên nhân nữa là do công tác triển khai, tuyên truyền vận động của nhà trường chưa thực sự triệt để. Trong công tác thi đua, tiêu chí đánh giá hiệu quả về kết quả các hoạt động phong trào chưa được đề cao. Vì thế dẫn đến việc một bộ phận giáo viên chưa thực sự nhiệt tình tham gia tổ chức hoạt động ngoài giờ.
3. Huy động nguồn lực từ cha mẹ học sinh cùng tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ chưa thực sự có hiệu quả.
Tuy công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương trong mấy năm gần đây có nhiều thuận lợi. Chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm đã được cha mẹ phụ huynh thực hiện tự nguyện và hiệu quả. Dân trí được nâng lên, nhiều bậc cha mẹ học sinh hiểu hơn về mối quan hệ giữa môi trường học tập và chất lượng giáo dục nên đã đóng góp tốt nhất cả về vật chất, thời gian cùng phong trào của nhà trường. Nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ cha mẹ học sinh vẫn coi việc đầu tư cơ sở vật chất cho lớp học là việc làm của chính quyền, còn đứng ngoài cuộc, cá biệt còn có trường hợp phát biểu trái với kế hoạch chung làm ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào của trường, của lớp.
Nguyên nhân là do cha mẹ học sinh chưa hiểu hết về ý nghĩa của phong trào, công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường – gia đình ở một số giáo viên ở một số thời điểm chưa chặt chẽ. Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con, phó thác cho nhà trường. Một số phụ huynh chỉ quan tâm đến kết quả học các môn Toán, Tiếng Việt và điểm số các môn học, chưa quan tâm đến việc con học gì ở trường, con học thế nào và kĩ năng sống của con ra sao.
4. Học sinh chưa tích cực tham gia vào phong trào ngoài giờ lên lớp.
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tác dụng rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, bởi học sinh Tiểu học do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên các em rất hiếu động, ham thích tìm tòi, khám phá cái mới và rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Qua học tập, lao động, các em sẽ hình thành ý thức, thái độ, hành vi, thói quen liên quan đến những chuẩn mực về đạo đức, về phát triển kỹ năng sống, về lao động thể chất và thẫm mỹ. Rèn luyện cho các em những kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể kỹ năng tự giác học tập, tự kiểm tra đánh giá kết quả, tự rèn luyện; củng cố, phát triển kỹ năng sống, các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội...
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều em chưa thực sự hứng thú với hoạt động giáo dục ngoài giờ hoặc tham gia chỉ theo phong trào, chưa thực sự tích cực.
Nguyên nhân, do các em bị áp lực thành tích từ phụ huynh, phải học tốt để về báo cáo bố mẹ sau mỗi buổi học. Do công tác tổ chức của giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh. Do nhà trường chưa phối hợp tốt với các đoàn thể trong phát động và phát triển phong trào. Chưa tạo ra được sự thi đua tích cực giữa các lớp học, khối học, các đoàn thể
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH
1. Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết, phù hợp với thực tế giáo dục ở địa phương và nhà trường
Căn cứ những văn bản công văn hướng dẫn của cấp trên liên quan tới việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hiệu trưởng lập chương trình định hướng tổ chức thực hiện chung cho cả năm học để hội đồng thảo luận thống nhất sau đó được trình bày trước hội nghị cán bộ viên chức để thực hiện. 
 	Mỗi năm học thường có một chủ đề khác nhau theo đó cụ thể hóa thành các chủ điểm theo các tháng học. Trong các tháng bố trí thời gian để tổ chức các ngày cao điểm (hoạt động ngoài giờ lên lớp). 
Một số chủ điểm các tháng được xây dựng như sau: 
* Chủ đề tháng 9“ Mái trường thân yêu của em” 
- Mục đích: Nhằm giáo dục tư tưởng đạo đức chính trị cho học sinh tự hào về mái trường. Đồng thời giáo dục cho học sinh hiểu biết về truyền thống nhà trường, với lòng biết ơn vô hạn đối với các thầy cô và các thế hệ đi trước.
- Nội dung:Tổ chức cho các em tìm hiểu về trường lớp, thầy cô giáo, truyền thống về Nhà giáo Việt Nam.
Tổ chức tốt lễ khai giảng năm học mới, đón các em học sinh vào lớp 1 với không khí trang trọng, vui tươi, phấn khởi khi bước vào năm học mới.
 Qua buổi lễ các em thêm yêu trường lớp, hiểu về truyền thống nhà trường, đón nhận một tình cảm thân thiện, gần gũi từ các vị đại biểu, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và các bạn. Các em được tham gia thi đấu các trò chơi dân gian. Qua đó giúp các em hiểu về ý nghĩa, cách chơi các trò chơi. Tạo không khí vui tươi, phấn khởi bước vào năm học mới
 *Chủ điểm tháng 10: “Vòng tay bạn bè”
- Mục đích: Giúp các em có ý thức quan tâm và trân trọng tình cảm bạn bè, biết chia sẻ, với bạn bè trong học tập và các hoạt động khác.Có hành động thiết thực tham gia vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện.
- Cách thức hoạt động: Tổ chức cho các em chơi các trò chơi thể hiện tình cảm bạn bè, các hoạt động từ thiện nhân đạo. Đóng các tiểu phẩm về tình bạn. Qua chủ đề giúp các em biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, chia sẻ với bạn khi gặp khó khăn.
* Chủ đề tháng 11: “Biết ơn thầy cô giáo”
- Mục đích: Giáo dục cho học sinh hiểu biết về truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam với ý thức tôn sư trọng đạo. Học sinh thể hiện được lòng kính yêu biết vâng lời thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi.
- Hình thức hoạt động: Tổ chức trọng thể kỉ niệm 20 - 11 ngày nhà giáo Việt Nam bằng nhiều hình thức. Thi văn nghệ, múa hát tập thể, chơi các trò chơi dân gian, thi Thể Dục Thể Thao...Tổ chức chấm văn nghệ, múa tập thể sân trường để chọn ra các giải Nhất, Nhì, Ba. Tổ chức phát phần thưởng để động viên kịp thời những lớp đạt thành tích cao trong phong trào phát động. Trong ngày lễ trọng đại 20-11 tổ chức sao cho thực sự có ý nghĩa vui vẻ để học sinh có ấn tượng tốt về truyền thống ngành Giáo dục - Đào tạo. Qua hoạt động vui chơi tìm hiểu, giúp các em có kỉ niệm sâu đậm về tình thầy trò. Qua chủ đề các em học sinh tự hào về truyền thống Nhà giáo. Từ đó giáo dục các em lòng biết ơn và kính trọng các thầy cô giáo đã dạy dỗ các em và dành cho các em những tình cảm sâu sắc không bao giờ quên. Các em phấn đấu học tập, rèn luyện tốt để trở thành con ngoan, học sinh xuất sắc, Đội viên tốt...
 *Chủ đề tháng 12: “ Uống nước nhớ nguồn” 
- Mục đích: Giáo dục cho các em lòng biết ơn đối với người đã hi sinh cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Qua tấm gương hy sinh giúp học sinh hiểu rõ ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
 Hiểu được ý nghĩa to lớn của ngày quốc phòng toàn dân 22- 12. Học tập tác phong anh bộ đội cụ Hồ.
- Hình thức hoạt động: Thi đua lập nhiều thành tích vượt trội về kiến thức, kĩ năng, phẩm chất để chào mừng ngày Quốc phòng toàn dân. 
 Giáo dục các em sống và sinh hoạt theo tác phong anh bộ đội.
 Tổ chức sưu tầm tranh ảnh và các mẩu truyện kể về tấm gương dũng cảm của anh bộ đội.
 Tổ chức cho học sinh tham quan nhà bia tưởng niệm của xã. Nghe kể truyện về các tấm gương anh dũng đã hy sinh.
 Qua chủ đề trên giáo dục các em lòng biết ơn sâu sắc đối với các liệt sĩ đã hi sinh vì đất nước, biết noi gương anh bộ đội cụ Hồ, có ý thức bảo vệ quê hương và có trách nhiệm giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng.
*Chủ đề tháng 1: “ Ngày tết quê em”
 - Mục đích:Giúp các em hiểu biết về ngày tết cổ truyền của dân tộc. Hiểu được ý nghĩa 23- 12 (âm lịch) - ngày ông táo lên chầu trời. Có ý thức giữ gìn truyền thống văn hoá của dân tộc và các tục lệ trong dịp tết cổ truyền.
 - Các hình thức hoạt động: Tổ chức hội thi khéo tay hay làm, hội khai bút đầu xuân, thi “Nét chữ nết người”, tổ chức trồng cây đầu xuân.
 Tổ chức cho các lớp trồng và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp mình phụ trách. Qua chủ đề giúp các em biết giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam.
 * Chủ đề tháng 2: “ Truyền thống về Đảng”
 - Mục đích:Học sinh nắm được ngày thành lập Đảng 3-2- 1930 ý nghĩa của ngày thành lập Đảng, biết được các truyền thống của Đảng.
- Hình thức hoạt động:
 Thi tìm hiểu về Đảng quang vinh bằng hình thức trả lời các câu hỏi tìm hiểu về Đảng ta khi mới thành lập, sưu tầm các bài hát , bài thơ, truyện kể về Đảng, tổ chức các trò chơi dân gian.
Qua chủ điểm các em hiểu được ý nghĩa ngày thành lập Đảng và hiểu sơ lược về các giai đoạn chính từ khi thành lập Đảng đến nay. Hiểu ý nghĩa các trò chơi dân gian, tham gia thi đấu với không khí vui tươi, phấn khởi, thân thiện cùng các thầy cô giáo.
* Chủ đề tháng 3: “ Yêu quý mẹ và cô”
 - Mục đích: Học sinh hiểu ý nghĩa của ngày Quốc tế phụ nữ, biết thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với mẹ và cô giáo. Hiểu vai trò của người phụ nữ trong cuộc sống, từ đó giáo dục các em lòng kính yêu bà, mẹ, chị, em gái, bạn gái. Từ đó có thái độ luôn tôn trọng phụ nữ. Có sự hiểu biết về ngày thành lập Đoàn 26- 3 và vai trò to lớn của Đoàn thanh niên đối với sự nghiệp của đất nước. 
 - Hình thức hoạt động: + Thi đua học tập rèn luyện ý thức đội viên, giành nhiều việc tốt mừng mẹ và cô. 
 + Thành lập “đôi bạn cùng tiến”.
 + Tổ chức tìm hiểu về Đảng, Đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_va_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_giao_duc_ngoai.doc