SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo viên dạy giỏi tại trường Tiểu học Trưng Vương

SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo viên dạy giỏi tại trường Tiểu học Trưng Vương

Cơ sở lý luận

Như chúng ta đã biết trong sự nghiệp trồng người thì lực lượng duy nhất có thể giúp thế hệ trẻ thắp sáng ngọn lửa tri thức, phát triển toàn diện về mọi mặt góp phần hình thành nhân cách tốt, không ai khác đó chính là đội ngũ giáo viên, trong đó phải kể đến lực lượng giáo viên dạy giỏi, họ là người giữ vai trò nòng cốt mang tính quyết định cao nhất trong nhà trường.

Sự đóng góp của đội ngũ giáo viên dạy giỏi là hết sức quan trọng, góp phần vào giáo dục con người bồi dưỡng nhân tài và hoàn thiện nhân cách cho HS: “Phải có đội ngũ giáo viên giỏi về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, có ý thức vươn lên, tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, thường xuyên nghiên cứu các văn bản liên quan đến lĩnh vực giáo dục, giỏi về chuyên môn, có đề tài nghiên cứu khoa học, tự rèn các kĩ năng ứng xử,. có như vậy mới trở thành người giáo viên dạy giỏi. Chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nâng cao hay không, có hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu năm học đề ra hay không, có tạo được sự chuyển biến tích cực trong sự nghiệp giáo dục hay không, đội ngũ quyết định chính là giáo viên dạy giỏi.

Thực tiễn cho thấy giáo viên dạy giỏi là lực lượng chính trong nhà trường, họ là những người tiên phong trong mọi hoạt động, muốn nâng cao chất lượng, số lượng phải chú trọng việc bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi, xem đây là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng nhất hiện nay mà mỗi giáo viên phải tích cực phấn đấu, nhà trường phải quan tâm đầu tư.

Thông qua các hướng dẫn, văn bản liên quan đến lĩnh vực giáo dục, qua thực tế để bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi đó là:

- TT21/2010/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ Thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên.

 

doc 30 trang hoathepmc36 28/02/2022 7382
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo viên dạy giỏi tại trường Tiểu học Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 01 MỤC LỤC
Tên nội dung
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
2
 1. Lí do chọn đề tài 
2
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3
 3. Đối tượng nghiên cứu
4
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4
 5. Phương pháp nghiên cứu
4
II. PHẦN NỘI DUNG 
5
 1. Cơ sở lí luận	
5
 2. Thực trạng
7
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
13
 a. Mục tiêu của giải pháp
13
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
14
 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
21
 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng
22
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
24
1. Kết luận
24
2. Kiến nghị 
27
 Tài liệu tham khảo 
30
I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài.
	Nền tảng giáo dục được coi là nhân tố quan trọng nhất trong mọi lĩnh vực và góp phần khẳng định sự thành đạt của mỗi con người trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Chính vì vậy mà Đảng, Nhà nước ta đã khẳng định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", luôn đánh giá cao về vai trò, tầm quan trọng của nền giáo dục nên hàng năm đầu tư rất nhiều ngân sách cho giáo dục của nước nhà.
	Để phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện cho HS, hoàn thành thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ năm học đề ra thì đội ngũ giáo viên nói chung, đặc biệt đội ngũ giáo viên dạy giỏi nói riêng giữ vị trí then chốt, quan trọng hàng đầu trong nhà trường. Muốn có chất lượng đội ngũ, chất lượng HS phát triển toàn diện ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện căn bản giáo dục hiện nay, nhà trường hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học,... đòi hỏi người giáo viên dạy giỏi phải được bồi dưỡng về mọi mặt: phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn và các lĩnh vực khác, trong đó quan trọng nhất là bồi dưỡng năng lực chuyên môn góp phần nâng cao số lượng giáo viên dạy giỏi trong nhà trường. 
Việc bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng lớn, có tính chất quyết định năng lực chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện cho HS trong nhà trường hàng năm, bởi vì giáo viên giỏi là tổng hòa quá trình lao động sư phạm sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm, tâm huyết,... đòi hỏi phải có kiến thức đa chiều và toàn diện: có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, giỏi về chuyên môn, hiểu biết về các nội dung đổi mới, thường xuyên nghiên cứu các văn bản, kĩ năng giải quyết tình huống, trách nhiệm cao trong công việc, biết hy sinh, luôn sáng tạo, cập nhật những thông tin đổi mới, bổ sung kiến thức kịp thời, luôn trăn trở và xác định "Dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý", có như vậy mới đạt được kết quả cao trong công tác.
Trong những năm trước đây, đội ngũ giáo viên dạy giỏi của trường mỏng về số lượng, non về chất lượng, các giải pháp đã áp dụng bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi trước đây nhưng hiệu quả đạt được chưa cao, chất lượng, số lượng hạn chế và chất lượng mũi nhọn, chất lượng giáo dục HS phát triển toàn diện cũng chưa được nâng lên.
	 Bên cạnh đó nhà trường chưa có nhiều thành tích đáng kể, phụ huynh chưa đặt niềm tin đối với giáo viên tại trường,... một phần do nhiều giáo viên nhận thức chưa đúng đắn về tư tưởng chính trị, xem nhẹ vai trò, trách nhiệm của mình, chưa đầu tư công sức, chưa tích cực tự học tự rèn,... dẫn đến chất lượng, số lượng giáo viên dạy giỏi tại đơn vị chưa được nâng cao. Trước tình hình đó, là người phụ trách chuyên môn tôi trăn trở, muốn khắc phục những hạn chế nêu trên, thấy được sự cần thiết của việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy giỏi, nên tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn nhằm nâng số lượng giáo viên dạy giỏi tại trường TH Trưng Vương”. Nhằm giúp giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ, chất lượng mũi nhọn, chất lượng giáo dục toàn diện cho HS, góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường đề ra trong năm học 2017-2018. 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu:
- Đề ra một số giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn góp phần nâng cao số lượng giáo viên dạy giỏi tại trường TH Trưng Vương, giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về tư tưởng chính trị, vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của người giáo viên dạy giỏi trong nhà trường và sự cần thiết phải bồi dưỡng năng lực chuyên môn để nâng cao chất lượng, số lượng giáo viên dạy giỏi nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Nhiệm vụ: 
- Tìm hiểu thực trạng giáo viên dạy giỏi tại đơn vị
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng
- Xác định được cơ sở lý luận để làm căn cứ trong việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nâng cao số lượng đội ngũ giáo viên dạy giỏi
- Đưa ra một số giải pháp mới để bồi dưỡng năng lực chuyên môn góp phàn nâng cao số lượng giáo viên dạy giỏi 
- Rút ra bài học kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn góp phần nâng cao số lượng giáo viên dạy giỏi trong nhà trường .
3. Đối tượng nghiên cứu.
	Nghiên cứu một số giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn góp phần nâng cao số lượng giáo viên dạy giỏi tại trường TH Trưng Vương.
4. Giới hạn của đề tài.
	Đội ngũ giáo viên dạy giỏi trường TH Trưng Vương từ năm học 2013-2014; 2014-2015; 2015-2016; 2016- 2017; 2017-2018
5. Phương pháp nghiên cứu.
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu; 
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập;
b) Nhóm- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm giáo dục;
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp khảo nghiệm;
c) Phương pháp thống kê toán học
II. Phần nội dung 
1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết trong sự nghiệp trồng người thì lực lượng duy nhất có thể giúp thế hệ trẻ thắp sáng ngọn lửa tri thức, phát triển toàn diện về mọi mặt góp phần hình thành nhân cách tốt, không ai khác đó chính là đội ngũ giáo viên, trong đó phải kể đến lực lượng giáo viên dạy giỏi, họ là người giữ vai trò nòng cốt mang tính quyết định cao nhất trong nhà trường.
Sự đóng góp của đội ngũ giáo viên dạy giỏi là hết sức quan trọng, góp phần vào giáo dục con người bồi dưỡng nhân tài và hoàn thiện nhân cách cho HS: “Phải có đội ngũ giáo viên giỏi về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, có ý thức vươn lên, tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, thường xuyên nghiên cứu các văn bản liên quan đến lĩnh vực giáo dục, giỏi về chuyên môn, có đề tài nghiên cứu khoa học, tự rèn các kĩ năng ứng xử,... có như vậy mới trở thành người giáo viên dạy giỏi. Chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nâng cao hay không, có hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu năm học đề ra hay không, có tạo được sự chuyển biến tích cực trong sự nghiệp giáo dục hay không, đội ngũ quyết định chính là giáo viên dạy giỏi. 
Thực tiễn cho thấy giáo viên dạy giỏi là lực lượng chính trong nhà trường, họ là những người tiên phong trong mọi hoạt động, muốn nâng cao chất lượng, số lượng phải chú trọng việc bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi, xem đây là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng nhất hiện nay mà mỗi giáo viên phải tích cực phấn đấu, nhà trường phải quan tâm đầu tư.
Thông qua các hướng dẫn, văn bản liên quan đến lĩnh vực giáo dục, qua thực tế để bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi đó là: 
- TT21/2010/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ Thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên.
- Quyết đinh số 16/2016/QĐ-BGDĐT Chuẩn kiến thức, kĩ năng 
- TT30/2014/TT-BGDĐT Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học
- TT22 Sửa đổi bổ sung một số điều của quy định đánh giá HS tiểu học
- QĐ số 14/ 2007/QĐ-BGDĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
- TT41/2010/TT-BGDĐT Ban hành điều lệ trường tiểu học
- Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục đào tạo
- TT 36/2009/TT-BGDĐT Ban hành Quy định kiểm tra, công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục đúng độ tuổi
- TT 03//VBHN-BGDĐT Ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông,...
 Việc bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi cho đội ngũ giáo viên tiểu học là để Phục vụ cho chiến lược phát triển giáo dục lâu dài của nhà trường. 
 Làm tiền đề cho giáo viên giỏi vận dụng, tham gia các cuộc thi đạt kết quả, có ý thức trách nhiệm cao, thái độ tích cực trong công tác.
Nêu cao hiệu quả làm việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo niềm tin trong phụ huynh và HS.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu (Phân tích, đánh giá các nội dung, vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra, cần có số liệu cụ thể minh họa).
Nhà trường được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT.
 Giáo viên dạy giỏi nhiệt tình, có trách nhiệm, nhưng một số năng lực thuộc các lĩnh vực trong tiêu chí giáo viên dạy giỏi chưa đạt yêu cầu so với quy định đề ra.
Trong những năm học trước đây, giáo viên dạy giỏi trong nhà trường có nhưng hạn chế cả về số lượng và chất lượng, phần lớn do nhận thức chưa sâu sắc, xem nhẹ công tác dạy giỏi, tâm lí ngại dự thi, ngại đầu tư, họ thường lo chất lượng dạy - học, chưa đầu tư đến các lĩnh vực khác, tư tưởng của một số giáo viên chưa xác định đúng đắn vai trò tầm quan trọng, họ nhận thức rằng “Giáo viên hoàn thành công tác là được, quan trọng gì phải là giáo viên dạy giỏi”. Bên cạnh đó cũng do áp lực công việc: nhiều cuộc thi do các cấp tổ chức, nhiều phong trào phải tham gia, nhiều yếu tố khách quan, chủ quan tác động nên hầu như tập trung lo hoàn thành công việc chuyên môn, ít đầu tư, phấn đấu cho chất lượng, số lượng giáo viên dạy giỏi.
Một số giáo viên dạy giỏi cấp trường có nhiều cố gắng vươn lên, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nhưng hiệu quả so với yêu cầu và quy định hiện nay thì đang ở mức chưa cao, giáo viên dạy giỏi có kiến thức nhưng chưa phát huy hết tính năng động, sáng tạo, chưa đầu tư thời gian nghiên cứu các hướng dẫn, văn bản liên quan đến giáo dục, chưa tích cực rèn luyện các kỹ năng về chuyên môn, viết sáng kiến kinh nghiệm, kiến thức xã hội, tâm lý ngại tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp, Giáo viên dạy giỏi chưa tích cực trong việc tham gia bồi dưỡng các năng lực, còn hạn chế về nhiều mặt.
Đội ngũ giáo viên dạy giỏi có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành các chỉ thị, Nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành đề ra, một số giáo viên dạy giỏi trẻ khoẻ, năng động, sáng tạo, yêu nghề, trình độ chuyên môn cao, nhưng vẫn còn hạn chế ở một số lĩnh vực, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của giáo viên dạy giỏi hiện nay. Trước đây những tiêu chí, yêu cầu đối với giáo viên dạy giỏi cũng chưa đòi hỏi cao như hiện nay, nhà trường chưa quan tâm nhiều, chưa chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi cũng chưa có chiến lược bền vững, các giải pháp trước đây đã vận dụng nhưng hiệu quả đạt được chưa cao, đã áp dụng nhưng còn nhiều bất cập, chưa đạt yêu cầu của quy định đề ra. Nhận thức của một số giáo viên dạy giỏi chưa cao về tư tưởng chính trị, vai trò, trách nhiệm, ngại nghiên cứu các hướng dẫn, văn bản đổi mới liên quan đến giáo dục hiện nay, chưa chú trọng đầu tư nghiên cứu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, rèn luyện các kiến thức, kĩ năng về hiểu biết xã hội, kĩ năng xử lý tình hướng sư phạm, trình độ và chất lượng chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, nhiều độ tuổi khác nhau, ngại dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp, tư tưởng của một vài giáo viên cao tuổi chưa tích cực, có tư tưởng nghỉ chế độ, hoàn cảnh gia đình khó khăn, chất lượng mũi nhọn, đại trà, giáo dục toàn diện của học sinh trước đây đạt ở mức thấp, một số lớp có nhiều HS hoàn cảnh gia đình khó khăn, HS khuyết tật, HS dân tộc thiểu số, cha mẹ HS chưa quan tâm nhiều đến con em, do tâm lý ỷ lại cho nhà trường cho thầy cô, chưa xác có động cơ mạnh mẽ để phấn đấu đạt giáo viên dạy giỏi, còn tư tưởng cào bằng “Quan trọng gì giáo dạy giỏi, hoàn thành nhiệm vụ là được ”. Chính vì vậy mà những năm học trước đây chất lượng và số lượng giáo viên dạy giỏi của nhà trường còn hạn chế, chất lượng giáo dục toàn diện của HS hàng năm đạt mức độ chưa cao, họ chưa chú trọng đầu tư các kĩ năng nghiệp vụ khác, ngại tham gia cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp, phần lớn do hạn chế về năng lực, ngại tìm tòi nghiên cứu các văn bản, thông tư, điều lệ, những đổi mới về giáo dục hiện nay cũng như các kĩ năng khác. Bên cạnh đó nhà trường cũng chưa đầu tư nhiều về công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy giỏi, chưa có chiến lược, các giải pháp bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi cho đội ngũ giáo viên trước đây còn hạn chế về, chưa tích cực, hiệu quả đạt được chưa cao, một phần do quá nhiều công việc phải hoàn thành, hầu như quan tâm nhiều đến việc chỉ đạo giáo viên đầu tư chất lượng dạy, chất lượng học, chất lượng mũi nhọn, đại trà, các phong trào văn nghệ thể dục thể thao, nên chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu, bồi dưỡng các lĩnh vực chuyên môn, chưa tuyên truyền sâu rộng về vai trò tầm quan trọng của giáo viên dạy giỏi hiện nay, chưa tìm hiểu kỹ tâm lý của giáo viên, chưa hiểu hết tâm tư nguyện vọng của họ, do những năm học trước đây quy mô giáo viên dạy giỏi còn hạn chế, ở trường chưa tổ chức tôn vinh, chưa thường xuyên bồi dưỡng năng lực cho giáo viên giỏi,... trước yêu cầu đổi mới hiện nay, đòi hỏi người quản lý, giáo viên giỏi phải quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa về mọi lĩnh vực, trong những năm học gần đây số lượng và chất lượng giáo viên dạy giỏi ngày càng được nâng lên rõ rệt, nhà trường cũng thường xuyên làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi, những giáo viên dạy giỏi ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm cao hơn, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm, linh hoạt sáng tạo trong công tác dạy học, luôn tìm tòi học hỏi, tích cực trong công tác tự học tự rèn, tự phấn đấu góp phần đưa nhà trường hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị đề ra trong năm học, tạo niềm tin trong phụ huynh nói riêng và nhân dân nói chung. Trong thực tế cho thấy những giáo viên dạy giỏi thường là những giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tổ chức kỉ luật tốt, luôn đi đầu trong mọi phong trào, có chí hướng phấn đấu vươn lên, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và đạt kết quả trong các cuộc thi, chất lượng giáo dục toàn diện của HS cũng cao hơn so với các lớp khác, Theo thống kê, theo dõi giáo viên dạy giỏi khi tham gia các phong trào, các cuộc thi do các cấp tổ chức đều đạt kết quả 100% : Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, thi viết chữ đẹp cấp trường, cấp huyện, thi thiết kế bài giảng E-learning cấp huyện, thi văn nghệ, thể thao, các phong trào khác, nhìn chung đội ngũ giáo viên dạy giỏi là đội quân “Tiên phong trong mọi hoạt động của nhà trường”. Hiện nay nhà trường có đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấp trường, tham gia thi cấp huyện đạt tỉ lệ 100%, có giáo viên tuổi đời, tuổi nghề còn non trẻ nhưng mạnh dạn tham gia thi cấp huyện, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng rất nhiệt tình, trách nhiệm cao, có năng lực tốt về chuyên môn song bên cạnh đó có nhiều giáo viên tuổi đời tương đối cao, có thâm niên nghề nghiệp, hàng năm lần lượt nghỉ hưu, có nhiều giáo viên dạy giỏi phải đảm nhiệm những trọng trách kiêm nhiệm khác trong nhà trường, việc tự học tự rèn, bồi dưỡng chưa tích cực, năng lực công tác còn hạn chế. Một phần do tuổi cao, có tư tưởng nghỉ chế độ nên không muốn phấn đấu, không muốn tham gia thi. 
Phòng GD&ĐT có kế hoạch chỉ đạo sát sao và đặc biệt quan tâm lĩnh vực giáo viên dạy giỏi.
BGH xác định vai trò, tầm quan trọng của giáo viên dạy giỏi nên trong công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các lĩnh vực khác, đề ra các giải pháp, tổ chức thảo luận các giải pháp nhằm bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi cho đội ngũ giáo viên tiểu học. Vào đầu năm học ban giám hiệu bàn bạc, xem xét năng lực, kinh nghiệm, kết quả của giáo viên dạy giỏi năm trước để có chiến lược bồi dưỡng công tác dạy giỏi cho năm học sau, đảm bảo có đội ngũ giáo viên vùa hồng vừa chuyên.
Đội ngũ giáo viên dạy giỏi được bồi dưỡng kiến thức chính trị thường xuyên thông qua các đợt học chính trị hè dịp đầu năm học, các đợt học Nghị quyết, nên có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, nhiệt tình, trách nhiệm cao. Đại đa số chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành, không vi phạm đạo đức nhà giáo, giáo viên dạy giỏi tương đối trẻ, khoẻ, năng động, sáng tạo, yêu nghề, một số giáo viên có năng lực chuyên môn tương đối cao, có uy tín trong tập thể nhà trường, được HS tin yêu và phụ huynh quý mến, được nhà trường đánh giá cao. Trước đây đội ngũ giáo viên dạy giỏi chưa có tính bền vững: Nghỉ hưu, nghỉ chế độ, trình độ chuyên môn không đồng đều nhiều giáo viên Trung cấp chưa tích cực trong việc tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, một số giáo viên dạy giỏi phản ứng khi giao nhiệm vụ tham gia các cuộc thi, tư tưởng của một vài giáo viên dạy giỏi gần được nghỉ hưu chưa tích cực, chưa đầu tư, thêm vào đó một số lớp nhiều HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà nghèo, bố mẹ đi làm ăn xa, bố mẹ ly dị, HS khuyết tật, HS dân tộc thiểu số, có lớp 02 HS khuyết tật và thiểu năng trí tuệ, một số cha mẹ HS chưa quan tâm nhiều đến con em chủ yếu khoán trắng trách nhiệm cho nhà trường cho giáo viên dạy giỏi, dẫn đến chất lượng giáo dục HS toàn diện của học sinh giữa các lớp chưa đồng đều, việc bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi cho đội ngũ giáo viên tiểu học gặp khó khăn, năng lực ở một số giáo viên dạy chưa phát huy.
Chính những thực trạng nêu trên, trước yêu cầu về giáo viên dạy giỏi hiện nay, ngày càng được quan tâm và chú trọng, xác định được các giải pháp trước đây không phù hợp với thực tế hiện tại, sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp mới hiệu quả hơn để bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi nên tôi mạnh dạn đầu tư nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý chuyên môn đưa ra một số giải pháp tích cực nhằm bổ sung, thay thế những giải pháp trước đây chưa phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu, quy định của giáo viên dạy giỏi hiện nay. Khi vận dụng các giải pháp bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi tại trường tôi thấy số lượng và chất lượng giáo viên dạy giỏi tăng lên rõ rệt, giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu, tiêu chí của giáo viên dạy giỏi theo quy định đề ra. 
 	Đội ngũ giáo viên dạy giỏi cũng đã hiểu sâu hơn về tư tưởng, nhiệm vụ và ý thức được trách nhiệm cao hơn, xác định được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi, thể hiện nhiệt huyết trong vai trò giáo viên dạy giỏi nên vui vẻ phấn khởi đăng ký và dự thi, có ý thức tự học tự rèn tốt, luôn tìm tòi nghiên cứu các hướng dẫn, văn bản liên quan đến lĩnh vực giáo dục, tích cực rèn luyện các kĩ năng về chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết xã hội, viết sáng kiến kinh nghiệm, rèn tính tự tin,... số lượng, kết quả các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh của giáo viên và HS ngày càng tăng lên, giáo viên dạy giỏi luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và tích cực tham gia công tác bồi dưỡng năng lực giáo viên dạy giỏi trong các đợt tập huấn, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, mạnh dạn đăng ký và tham gia thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp đạt kết quả. Nhà trường cũng đã khắc phục được những thực trạng trước đây, nhờ vận dụng tốt các giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên dạy giỏi tại trường nên số lượng, chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện của HS ngày càng tăng, tạo được chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức, trách nhiệm, hiệu quả và đạt được những yêu cầu đối với giáo viên dạy giỏi hiện nay, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản về giáo dục hiện nay, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục mà nhà trường đặt ra trong năm học.
 Thống kê số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên trong nhà trường qua các năm học cụ thể như sau: 
Năm học
T.số GV
GV là Đảng viên
 Giáo viên dạy giỏi
Trình độ chuyên môn 
Giáo viên 
Cấp trường
Cấp huyện
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sau ĐH
2013-2014
20
06
9
02
05
12
0

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_boi_duong_nang_luc_chuyen_mon_nham_nan.doc