Đơn công nhận SKKN Giải pháp rèn kĩ năng làm bài văn giải thích cho học sinh Trung học cơ sở

Đơn công nhận SKKN Giải pháp rèn kĩ năng làm bài văn giải thích cho học sinh Trung học cơ sở

Kế thừa những kiến thức trên, tôi đã hướng đến rèn học sinh cụ thể các kĩ năng làm bài giải thích trong các buổi học chuyên đề lớp 7 và bồi dưỡng học sinh giỏi từ lớp 7 đến lớp 9. Từ việc vận dụng những kĩ năng làm bài, học sinh dễ dàng có thao tác thực hiện mỗi bước làm bài thuận lợi và mang lại hiệu quả cao hơn khi tạo lập một bài văn giải thích, bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học ở Trung học cơ sở.

Để thực hiện tốt mục tiêu đặt ra, tôi đã có những suy nghĩ, áp dụng một số giải pháp mới, có tính sáng tạo hướng đến rèn học sinh kĩ năng làm văn giải thích. Cụ thể là rèn học sinh hai bước tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý khi làm văn giải thích. Đây là những bước làm bài khó, có tính chất định hướng quan trọng, là nền tảng kĩ năng để viết được bài văn giải thích đủ ý, xếp ý mạch lạc, khoa học. Các bước làm bài này là điều kiện cần thiết để học sinh tạo lập được một văn bản giải thích có chất lượng. Trên cơ sở nắm chắc kĩ năng giải thích, học sinh sẽ vận dụng phép lập luận này có hiệu quả khi làm một bài văn học sinh giỏi ở những dạng bài nghị luận khác nhau.

Trong chương trình chính khóa Ngữ văn 7, qua tiết học về cách làm văn giải thích, chuẩn kiến thức, kĩ năng yêu cầu cần đạt khi dạy học sinh là:

- Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa bài.

doc 32 trang Mai Loan 08/05/2025 230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đơn công nhận SKKN Giải pháp rèn kĩ năng làm bài văn giải thích cho học sinh Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập– Tự do– Hạnh phúc
 HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
 - Tên sáng kiến: Giải pháp rèn kĩ năng làm bài văn giải thích cho 
học sinh Trung học cơ sở.
- Tác giả: Nguyễn Thị Xuân
- Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
- Chức vụ: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn
 Hương Canh, tháng 01 năm 2019
 2 - Khái niệm giải thích, khái niệm văn giải thích.
 - Yêu cầu của bài văn giải thích.
 - Các phương pháp giải thích.
 - Các bước làm văn giải thích.
 Kế thừa những kiến thức trên, tôi đã hướng đến rèn học sinh cụ thể các kĩ 
năng làm bài giải thích trong các buổi học chuyên đề lớp 7 và bồi dưỡng học 
sinh giỏi từ lớp 7 đến lớp 9. Từ việc vận dụng những kĩ năng làm bài, học sinh 
dễ dàng có thao tác thực hiện mỗi bước làm bài thuận lợi và mang lại hiệu quả 
cao hơn khi tạo lập một bài văn giải thích, bài nghị luận xã hội và nghị luận văn 
học ở Trung học cơ sở. 
 Để thực hiện tốt mục tiêu đặt ra, tôi đã có những suy nghĩ, áp dụng một số 
giải pháp mới, có tính sáng tạo hướng đến rèn học sinh kĩ năng làm văn giải 
thích. Cụ thể là rèn học sinh hai bước tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý khi làm văn 
giải thích. Đây là những bước làm bài khó, có tính chất định hướng quan trọng, 
là nền tảng kĩ năng để viết được bài văn giải thích đủ ý, xếp ý mạch lạc, khoa 
học. Các bước làm bài này là điều kiện cần thiết để học sinh tạo lập được một 
văn bản giải thích có chất lượng. Trên cơ sở nắm chắc kĩ năng giải thích, học 
sinh sẽ vận dụng phép lập luận này có hiệu quả khi làm một bài văn học sinh 
giỏi ở những dạng bài nghị luận khác nhau.
 Trong chương trình chính khóa Ngữ văn 7, qua tiết học về cách làm văn 
giải thích, chuẩn kiến thức, kĩ năng yêu cầu cần đạt khi dạy học sinh là:
 - Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu 
đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa bài.
 - Dàn bài: 
 + Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
 + Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung cần giải thích. Cần sử dụng các 
cách giải thích phù hợp.
 + Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
 - Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.
 Dựa trên những kiến thức ấy, tôi đã vận dụng một cách linh hoạt để rèn 
học sinh đại trà qua các buổi học chuyên đề cho học sinh đại trà Ngữ văn 7 một 
cách cụ thể, rõ nét hơn các bước làm bài. Trên cơ sở đó, tôi sẽ rèn cho các em 
thao tác giải thích khi làm bài nghị luận xã hội và bài văn nghị luận chứng minh 
một nhận định văn học đối với học sinh giỏi Ngữ văn 7 và học sinh giỏi Ngữ 
văn các lớp 8, 9. 
 1. Giải pháp 1: Rèn học sinh lớp 7 làm bài văn giải thích qua việc nắm 
chắc kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý.
 4 Trả lời câu hỏi: Vì sao, có tác dụng gì, có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống, 
có những câu nói, việc làm nào thể hiện sự tương đồng?....
 + Nhóm 3: Câu hỏi hướng tới suy nghĩ, hành động:
Trả lời câu hỏi: Phải làm gì, phải làm như thế nào,em sẽ làm gì? ...
 - Yêu cầu lí lẽ:
 + Tìm được càng nhiều lí lẽ, bài giải thích càng sâu.
 + Lí lẽ cần sắc bén, thể hiện đúng quan điểm, tư tưởng đúng đắn, phù hợp 
với chân lí.
 + Trong bài cần có thêm dẫn chứng, dẫn chứng cần tiêu biểu, không nhiều 
hơn lí lẽ.
 * Bài tập vận dụng: 
 Tìm ý cho đề bài:
 Giải thích câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn. 
 Qua việc tìm hiểu đề, học sinh cần xác định được yêu cầu:
 + Kiểu bài: Giải thích.
 + Vấn đề: Cần biết ơn những người đã tạo cho ta thành quả được hưởng.
 Qua việc hướng dẫn, học sinh cần xác định hệ thống ý như sau:
 + Nhóm 1: Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: trả lời câu hỏi thế nào là 
uống nước, nguồn, nhớ nguồn? Nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ là gì?
 . Uống nước: Thừa hưởng thành quả lao động hoặc đấu tranh
 . Nguồn: Nơi khởi phát dòng nước.
 Người làm ra cho ta thành quả được hưởng.
 Nhớ nguồn: Nhớ ơn người làm ra cho ta thành quả được hưởng.
-> Ý chung cả câu:
. Nghĩa đen: Khi uống nước cần nhớ đến nguồn nước.
. Nghĩa bóng: Khi được thừa hưởng thành quả nào đó cần biết ơn những người 
tạo ra cho ta thành quả được hưởng.
 + Nhóm 2: Giải thích cơ sở của vấn đề:
Cần đặt ra câu hỏi rồi trả lời: Tại sao phải Uống nước nhớ nguồn? Biểu hiện cụ thể của 
việc biết ơn người tạo ra thành quả cho ta? Việc nhớ ơn có ý nghĩa như thế nào?
 Học sinh có thể tìm được các ý:
 . Trong thiên nhiên không có hiện tượng nào không có nguồn gốc.
 . Trong cuộc sống không có thành quả nào là mà không có công lao của ai 
 6 cạnh của vấn đề:
 - Nội dung 1: Giải thích khái niệm, giải thích nghĩa của vấn đề:
 + Giải thích từ ngữ.
 + Giải thích cả câu: Các lớp nghĩa.
 - Nội dung 2: Giải thích cơ sở của vấn đề:
 + Nguyên nhân.
 + Ý nghĩa, tác dụng, mặt lợi, hại
 + Chứng minh.
 - Nội dung 3: Giải thích sự vận dụng của vấn đề:
 + Noi theo, nhận thức.
 + Hành động.
 * Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề đã được giải thích.
 - Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề.
 - Liên hệ bản thân, rút ra bài học.
 b. Bài tập vận dụng:
 Hãy giải thích bài ca dao: Công cha như núi Thái Sơn.
 Trên cơ sở tìm hiểu đề, tìm ý, tôi sẽ hướng dẫn học sinh để các em lập 
được dàn bài như gợi ý sau:
 * Mở bài:
 - Giới thiệu công cha nghĩa mẹ trong cuộc sống con người.
 - Giới thiệu bài ca dao, khái quát vấn đề cần giải thích: Công lao to lớn 
của cha mẹ trong cuộc sống con người và bổn phận của con cái với cha mẹ.
 * Thân bài: 
 - Giải thích nghĩa của vấn đề:
 + Nghĩa đen: 
 . Công cha: Công lao của cha.
 . Núi Thái Sơn: Ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc.
 . Nghĩa mẹ: Tình nghĩa của mẹ.
 . Nguồn: Nơi khởi phát dòng nước.
 . Nước trong nguồn chảy ra: Nguồn nước tinh khiết không bao giờ cạn.
 + Nghĩa bóng: Người cha luôn là trụ cột, chỗ dựa vững chắc, tình mẹ như 
 8 Trong bài thi học sinh giỏi, phép lập luận giải thích thường được vận 
dụng rõ nét ở hai ý trong bố cục phần thân bài. Đó là phần giải thích trong văn 
nghị luận xã hội, phần khái quát chung trong bài nghị luận văn học và phần đánh 
giá nâng cao trong mỗi bài văn.
 Ở phần giải thích vấn đề, khi làm bài văn nghị luận xã hội và chứng minh 
một nhận định văn học, học sinh thường phải giải thích vấn đề. Vấn đề nghị luận 
có thể xuất hiện dưới dạng một câu nói, hoặc bài thơ, câu chuyện, bản tin.
 Tôi đã rèn cho học sinh thành thục kĩ năng giải thích với các yêu cầu:
 - Giải thích nhận định: Giải thích từ ngữ, giải thích ý của câu nói hay tóm 
lược, nêu ý nghĩa của nhận định là bài thơ, đoạn thơ, câu chuyện hay bản tin.
 - Giải thích cơ sở của nhận định: Người viết cần lí giải lí do, nguyên nhân 
của nhận định, ý kiến hoặc cơ sở của vấn đề cần bàn luận.
 - Nêu biểu hiện của vấn đề. Ý này trong bài nghị luận văn học là định hướng cần 
thiết để tạo hệ thống luận điểm trong phần chứng minh. Còn với bài nghị luận xã hội, 
biểu hiện vấn đề sẽ xuất hiện trong phần bàn luận, phân tích, lí giải vấn đề.
 Ở phần mở rộng nâng cao vấn đề, kĩ năng giải thích được sử dụng là 
nhóm ý thứ ba, vận dụng, nâng cao vấn đề. Đó chính là lớp nghĩa sâu trong văn 
giải thích. Trong bài học sinh giỏi, tôi hướng dẫn học sinh viết các ý:
 - Ý nghĩa của vấn đề với bản thân người viết, với cộng động, xã hội.
 - Nhận thức, phương châm sống và những hành động của bản thân.
 2. Bài tập vận dụng:
 a. Sử dụng kĩ năng giải thích khi làm văn nghị luận xã hội.
 Ví dụ minh họa: Cho đề văn:
 Nhà văn Dante cho rằng: Kiêu ngạo, ganh tị và tham lam là ba đốm lửa, 
chúng sẽ thiêu cháy lòng người. 
 Suy nghĩ của em về ý kiến trên.
 Sau khi hướng dẫn học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận, các em sẽ 
thực hiện tìm ra các ý cần thiết trong mỗi ý lớn của phần thân bài. Kĩ năng giải 
thích sẽ được sử dụng cụ thể trong các ý sau:
 * Giải thích nhận định
 - “Kiêu ngạo” là thái độ kiêu căng, ngạo mạn, cho mình tài giỏi hơn 
người khác.
 -“Ganh tị” là đố kị, ghen ghét những ai hơn mình. 
 -“Tham lam” là muốn có nhiều hơn những gì mình xứng đáng được có.
 - Những tính cách đó như những đốm lửa thiêu cháy lòng người: Nó làm 
 10 năng lực tưởng tượng của nhà văn về cuộc sống và con người.
 (Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn
 thể loại, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2011, tr 76)
 Dựa vào hiểu biết của em về văn bản Chuyện người con gái Nam Xương 
của Nguyễn Dữ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
 Kĩ năng giải thích được sử dụng khi giải thích ý nghĩa của từ ngữ và giải 
thích ý của cả nhận định:
 - Chi tiết: là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và 
tư tưởng” (Từ điển thuật ngữ văn học). “Chi tiết là đơn vị nhỏ nhất có thể chia 
ra được tùy theo một tương quan và yêu cầu nhất định” trong tác phẩm văn học 
(Lí luận văn học- NXB Đại học Sư phạm). 
 Biểu hiện: Đó có thể là một nét chân dung nhân vật, một hành vi lời nói, 
một biểu hiện cử chỉ, phản ứng nội tâm, một nét phong cảnh, môi trường, một 
biểu hiện sinh hoạt, một khâu quan hệ nào đó trong đời sống của nhân vật...
 - Chi tiết đặc sắc là một chi tiết chân thực: Chi tiết phải phản ánh sự vật 
một cách chính xác, tôn trọng hiện thực đời sống.
 - Chi tiết...đạt tới ý nghĩa tượng trưng: Chi tiết không chỉ tái hiện sự vật 
mà còn có ý nghĩa khái quát, biểu trưng 
 - Chi tiết...hàm chứa một cách nhìn, cách đánh giá...về cuộc sống và con 
người: Chi tiết còn thể hiện tư tưởng, quan điểm của nhà văn về cuộc sống.
 => Ý kiến bàn về chi tiết nghệ thuật đắt giá trong tác phẩm tự sự: Chi tiết 
đắt giá là những chi tiết “mang nhiều ẩn ý”, khơi gợi được những chiều sâu ý 
nghĩa, thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Trong tác phẩm tự sự, chi 
tiết đắt giá có ý nghĩa quan trọng như nhãn tự trong thơ, thể hiện được tài năng 
của người nghệ sĩ. 
 Trên cơ sở hiểu rõ ý nghĩa của nhận định, học sinh sẽ chứng minh để làm 
sáng tỏ ý kiến của Bùi Việt Thắng qua những kiến thức về chi tiết nghệ thuật 
trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
 + Phần 2: Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Sáng kiến đã được áp dụng trong công tác bồi dưỡng học học sinh đại trà 
và HSG tại trường THCS Lý Tự Trọng: Bồi dưỡng đại trà lớp 7 môn Ngữ văn 
năm học 2017 – 2018, đội tuyển HSG Ngữ văn 7 năm học 2017-2018, đội tuyển 
thi HSG Ngữ văn 8, thi HSG KHXH 8 năm học 2018- 2019, có khả năng áp 
dụng ở các trường THCS trong toàn huyện, với giải pháp đưa ra là: 
 Học sinh phải đọc kĩ và tìm hiểu các bài học về kiểu bài giải thích trong 
chương trình Ngữ văn 7.
 12

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_skkn_giai_phap_ren_ki_nang_lam_bai_van_giai_th.doc