Đơn công nhận SKKN Giải pháp lồng ghép dạy học tích hợp trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Đơn công nhận SKKN Giải pháp lồng ghép dạy học tích hợp trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Dạy học theo chủ đề tích hợp là một chủ chương lớn của ngành trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Đi cùng với đó, từ chục năm trở lại đây Bộ giáo dục, Sở giáo dục cũng như Phòng giáo dục và đào tạo năm nào cũng tổ chức các cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp. Rất nhiều các dự án dạy học của giáo viên và nhóm giáo viên đã được giải cao trong trong các kỳ thi đó. Thế nhưng, chưa có một dự án nào được đem ra áp dụng trong thực tế giảng dạy, có chăng các bài giảng mới chỉ dừng lại ở việc tích hợp một số nội dung nhỏ trong mỗi đơn vị kiến thức của bài học vì 2 khó khăn chủ yếu sau đây:

Thứ nhất: Trình độ năng lực chuyên môn của giáo viên còn nhiều hạn chế, không am hiểu sâu hết các lĩnh vực nên ngại áp dụng.

Thứ hai: Chương trình, SGK chưa được biên soạn theo chủ đề. Vẫn phải dạy theo tiết, bài, theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục ban hành. Một tiết học (45 phút) không thể triển khai hết được một dự án dạy học theo chủ đề nên việc đưa dạy học theo chủ đề vào giảng dạy theo thời khoá biểu là việc làm hết sức khó khăn đối với giáo viên hiện nay.

doc 10 trang Mai Loan 12/05/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Giải pháp lồng ghép dạy học tích hợp trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
 - Tên sáng kiến: Giải pháp lồng ghép dạy học tích hợp trong 
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
 - Tác giả: Lê Thị Ô Mai.
 - Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng, Bình Xuyên, 
Vĩnh Phúc
 - Chức vụ: Giáo viên
 - Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Vật Lý- KTCN
 Hương Canh, tháng 01 năm 2019 Thứ hai: Chương trình, SGK chưa được biên soạn theo chủ đề. Vẫn phải 
dạy theo tiết, bài, theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục ban hành. Một 
tiết học (45 phút) không thể triển khai hết được một dự án dạy học theo chủ đề 
nên việc đưa dạy học theo chủ đề vào giảng dạy theo thời khoá biểu là việc làm 
hết sức khó khăn đối với giáo viên hiện nay.
 2. Giải pháp
 Trong thời gian đảm nhận vai trò của một tổ trưởng chuyên môn tôi đã 
nảy sinh ý tưởng “Lồng ghép dạy học tích hợp trong sinh hoạt chuyên môn theo 
nghiên cứu bài học” – Tức là lấy chủ đề dạy học tích hợp làm nội dung nghiên 
cứu trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. 
Giải pháp này đã giải quyết được cùng lúc hai vấn đề: vừa thực hiện được đổi 
mới sinh hoạt chuyên môn theo yêu cầu của ngành, vừa giúp đưa được các dự án 
dạy học tích hợp vào giảng dạy cho học sinh. 
 Như thế, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài 
học tích hợp đã làm cho tất cả các giáo viên trong tổ được thể hiện hết khả năng 
của bản thân. Tạo cơ hội và điều kiện để giáo viên trong cùng tổ chuyên môn 
trau dồi kiến thức và phương pháp giảng dạy. Làm cải thiện đáng kể chất lượng 
các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, đồng thời tạo được hứng thú học tập cho học 
sinh, đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học 
tập, làm cải thiện đáng kể kết quả vận dụng sáng tạo của học sinh. 
 Sau đây tôi xin trình bày quy trình thực hiện giải pháp của mình như sau:
Bước 1: Xây dựng định hướng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn theo 
hướng “nghiên cứu bài học” 
 Định hướng kế hoạch phải dựa trên các văn bản hướng dẫn của ngành 
như:
 - Các hướng dẫn về nhiệm vụ năm học của sở GD$ĐT Vĩnh Phúc, của 
phòng GD$ĐT Bình Xuyên và hướng dẫn nhiệm vụ của trường THCS Lý Tự 
Trọng.
 - Các hướng dẫn các cuộc thi của bộ GD$ĐT, của Sở và của phòng trong 
năm học. 
 - Căn cứ theo phương hướng, nhiệm vụ năm học, hướng dẫn sinh hoạt tổ 
chuyên môn của nhà trường.
 - Căn cứ theo đăng ký dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn của 
giáo viên trong tổ.
Bước 2: Xây dựng chủ đề cho nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo 
"nghiên cứu bài học" - Tất cả các giáo viên trong tổ tham gia dự giờ và ghi chép, thu thập dữ 
kiện về bài học. Đặc biệt cần phải tập trung vào việc học của HS, theo dõi nét 
mặt, hành vi, thái độ của HS thông qua đó đánh giá được mức độ nắm vững bài 
của HS để có thể giúp đỡ học sinh ngay lúc đó hoặc có kế hoạch sau giờ dạy.
 Buổi 3: Suy ngẫm, thảo luận, tìm giải pháp khắc phục: 
 - Giáo viên dạy tự nhận xét về hiệu quả giảng dạy của mình: Ý tưởng đã 
thực hiện được, chưa thực hiện được so với mục tiêu đề ra, những tình huống 
nảy sinh ngoài giáo án.
 - Toàn bộ giáo viên trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cần nhấn mạnh 
hiệu quả bài giảng đối với học sinh, tập trung phân tích hoạt động học tập của 
học sinh, không đi sâu phân tích về giáo viên dạy và không xếp loại giờ dạy.
 - Yêu cầu các thành viên trong tổ xây dựng kế hoạch áp dụng chủ đề vào 
giảng dạy, kế hoạch giúp đỡ học sinh áp dụng kiến thức vào thực tiễn hoặc giúp 
đỡ học sinh còn hạn chế.
 Buổi 4: Triển khai áp dụng chủ đề vào giảng dạy trong thời gian tiếp 
theo
 - Yêu cầu các thành viên trong tổ báo cáo thu hoạch hoặc kế hoạch áp dụng 
của bản thân sau buổi dự giờ và buổi thảo luận.
 - Trên cơ sở kế hoạch của giáo viên, tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế 
hoạch triển khai chủ đề vào giảng dạy cho thời gian tiếp theo hoặc tiếp tục xây 
dựng kế hoạch các chủ đề có liên quan.
 Phần 2: Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Tôi đã nghiên cứu đề tài này bắt đẩu từ năm 2017, cũng trong năm học 
2017-2018 tôi cùng đồng nghiệp trong tổ đã thực hiện triển khai được 2 dự án 
dạy học theo chủ đề tích hợp vào giảng dạy học trên một học kỳ. Và sáng kiến 
này vẫn đang được áp dụng cho năm học 2018 – 2019 và những năm học tiếp 
theo tại trường tôi.
 Như vậy, nếu mỗi trường có ít nhất 2 tổ chuyên môn thì trong một năm 
học sẽ có ít nhất 4 dự án dạy học được triển khai thực hiện lồng ghép trong sinh 
hoạt chuyên môn để tạo được hứng thú học tập cho học sinh, làm cải thiện đáng 
kể kết quả vận dụng sáng tạo của học sinh sau bài học. Cùng với đó mỗi tổ 
chuyên môn cũng sẽ thực hiện được 16 buổi đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn 
theo nghiên cứu bài học trong một năm học, làm cải thiện đáng kể chất lượng 
các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hiện nay. 
 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải 
pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: Giải Nhất Nhì Ba KK
 Kết quả 0 6 6 9
- Các thông tin cần được bảo mật: không.
 d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
 Để thực hiện được giải pháp nêu trên tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
- Các giáo viên cần không ngừng học tập bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao 
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
- Các giáo viên cần tích cực tham gia các cuộc thi dạy học theo chủ để tích hợp.
- Chủ động xây dựng khung nội dung, chương trình cho môn hoặc nhóm môn 
mình phụ trách.
- Cấp trên ủng hộ tạo điều kiện về thời gian để tổ chuyên môn sinh hoạt đúng 
định kỳ. Giao quyền tự chủ về nội dung và chương trình cho tổ chuyên môn.
- Cấp trên cấp kinh phí cho tổ để mua các trang thiết bị cần thiết thực hiện quan 
sát trong dự giờ.
 đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ 
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu.
 - Các bước 1, 3 và 4 trong giải pháp thực hiện của sáng kiến có thể thực 
hiện trong sinh hoạt tổ chuyên môn cho tất cả các tổ chuyên môn trong các 
trường THCS, THPT hiện nay. 
 - Bước 2- dạy minh họa và dự giờ có thể áp dụng vào các buổi dạy bồi 
dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Áp dụng triển 
khai dạy các chủ đề tích hợp trong các tiết học chính khóa cho tất cả các trường. 
Và đặc biệt có hiệu quả khi được áp dụng vào dạy học các chủ đề mà giáo viên 
hay nhóm giáo viên đã biên soạn khi được cấp trên giao quyền tự chủ về nội 
dung chương trình như hiện nay.
 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công 
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, 
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn 
chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn
 Hương Canh, ngày 15 tháng 01 năm 2018
 Người viết đơn
 Lê Thị Ô Mai 1. Đối tượng được công nhận sáng kiến: 
 Giải pháp kỹ thuật: - Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên 
cứu bài học.
 - Đưa được các chủ đề tích hợp vào thực tế giảng dạy cho học sinh, đặc 
biệt các chủ đề đã đạt giải cao trong các kỳ thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” 
của ngành
 2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: 
 a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo:
 - Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến 
nộp trước;
 - Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật 
đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
 - Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp 
dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện 
để áp dụng, phổ biến;
 - Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc 
phải thực hiện.
 b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
 - Mang lại hiệu quả trong sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn: Đổi mới sinh 
hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học - Lấy bài học có chủ đề tích hợp làm 
nộii dung nghiên cứu trong sinh hoạt tổ. 
 - Mang lại lợi ích xã hội: Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho 
giáo viên. Tạo môi trường học tập thân thiện, hiệu quả cho giáo viên; Phát huy 
tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập; Giảm được một số các tiết 
học hoặc đơn vị khiến thức không cần thiết, giảm áp lực cho học sinh.
 c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ 
chức:
 -Áp dụng trong sinh hoạt tổ chuyên môn cho tất cả các tổ chuyên môn 
trong các trường THCS, THPT hiện nay. 
 - Áp dụng vào các buổi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự 
nhiên, khoa học xã hội. 
 - Áp dụng triển khai dạy các chủ đề tích hợp trong các tiết học chính khóa 
cho tất cả các trường. 

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_skkn_giai_phap_long_ghep_day_hoc_tich_hop_tron.doc