SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho học sinh và vệ sinh học đường ở trường THCS Nga Thanh, huyện Nga Sơn

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho học sinh và vệ sinh học đường ở trường THCS Nga Thanh, huyện Nga Sơn

Trong cuộc sống này, không có gì quan trọng cho bạn bằng chính con người bạn. Một thân thể không bệnh tật, một tâm hồn khỏe mạnh đó chính là hạnh phúc của con người. Có câu nói: “Người có sức khỏe có một trăm ước muốn, người không có sức khỏe chỉ có một ước muốn duy nhất: đó là sức khỏe”. Quả đúng như vậy, bệnh tật không trừ một ai bất kể bạn là người giàu hay người nghèo, người có địa vị cao hay thấp, người già hay người trẻ. Nếu bạn may mắn được sở hữu một sức khỏe tốt thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ thành công về mọi lĩnh vực.

Trong cuộc đời của mỗi một con người, ai ai cũng có những hoài bão, những ước mơ khát vọng lớn lao. Thành công luôn đi kèm với sự đánh đổi, đánh đổi về thời gian, đánh đổi về gia đình và cái nguy hiểm nhất đó là đánh đổi về sức khỏe. Nếu ta đi lên đỉnh thành công mà sức khỏe không có, bệnh tật thì không thể gọi là thành công và thành công cũng vô nghĩa. Chúng ta phải giữ gìn và rèn luyện để có sức khỏe tốt nhất trong hành trình đi đến thành công.

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và của toàn xã hội. Vì vậy đầu tư cho sức khỏe chính là quan tâm cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. “ trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đó là khẩu hiệu thể hiện vai trò của trẻ em, những người chủ tương lai . Để những người chủ tương lai quản lý tốt đất nước sau này, trẻ em cần được học tập tốt, trở thành những người có trí thức “ vừa hồng, vừa chuyên”. Muốn học tập tốt cần có sức khỏe tốt. Sức khỏe, trạng thái thoải mái là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp học tập của các em.

Học sinh trung học cơ sở đang ở lứa tuổi lớn và phát triển về nhiều mặt. Để có được thế hệ tương lai khỏe mạnh thì công tác chăm sóc và giáo dục sức khỏe cho trẻ phải được quan tâm đầy đủ. Thực tế cho thấy nhiều bệnh lý ở tuổi trưởng thành có nguyên nhân từ việc không được chăm sóc và giáo dục sức khỏe tốt từ tuổi học đường như: cận thị, bướu cổ, truyền nhiễm,. Với thực trạng ở nước ta hiện nay tình hình bệnh tật học đường ngày càng gia tăng, các bệnh lây nhiễm trong trường học đang ở mức báo động, học sinh rất nhiều em thiếu kiến thức về sức khỏe và tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Đây cũng là vấn đề bức xúc gây nhiều khó khăn cho ngành giáo dục và là vấn đề nóng mà xã hội rất quan tâm.

 

doc 25 trang thuychi01 24514
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho học sinh và vệ sinh học đường ở trường THCS Nga Thanh, huyện Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với các hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp nhà trường
16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1.Kết luận.
19
3.2. Kiến nghị.
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong cuộc sống này, không có gì quan trọng cho bạn bằng chính con người bạn. Một thân thể không bệnh tật, một tâm hồn khỏe mạnh đó chính là hạnh phúc của con người. Có câu nói: “Người có sức khỏe có một trăm ước muốn, người không có sức khỏe chỉ có một ước muốn duy nhất: đó là sức khỏe”. Quả đúng như vậy, bệnh tật không trừ một ai bất kể bạn là người giàu hay người nghèo, người có địa vị cao hay thấp, người già hay người trẻ. Nếu bạn may mắn được sở hữu một sức khỏe tốt thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ thành công về mọi lĩnh vực.
Trong cuộc đời của mỗi một con người, ai ai cũng có những hoài bão, những ước mơ khát vọng lớn lao. Thành công luôn đi kèm với sự đánh đổi, đánh đổi về thời gian, đánh đổi về gia đình và cái nguy hiểm nhất đó là đánh đổi về sức khỏe. Nếu ta đi lên đỉnh thành công mà sức khỏe không có, bệnh tật thì không thể gọi là thành công và thành công cũng vô nghĩa. Chúng ta phải giữ gìn và rèn luyện để có sức khỏe tốt nhất trong hành trình đi đến thành công.
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và của toàn xã hội. Vì vậy đầu tư cho sức khỏe chính là quan tâm cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. “ trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đó là khẩu hiệu thể hiện vai trò của trẻ em, những người chủ tương lai . Để những người chủ tương lai quản lý tốt đất nước sau này, trẻ em cần được học tập tốt, trở thành những người có trí thức “ vừa hồng, vừa chuyên”. Muốn học tập tốt cần có sức khỏe tốt. Sức khỏe, trạng thái thoải mái là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp học tập của các em.
Học sinh trung học cơ sở đang ở lứa tuổi lớn và phát triển về nhiều mặt. Để có được thế hệ tương lai khỏe mạnh thì công tác chăm sóc và giáo dục sức khỏe cho trẻ phải được quan tâm đầy đủ. Thực tế cho thấy nhiều bệnh lý ở tuổi trưởng thành có nguyên nhân từ việc không được chăm sóc và giáo dục sức khỏe tốt từ tuổi học đường như: cận thị, bướu cổ, truyền nhiễm,... Với thực trạng ở nước ta hiện nay tình hình bệnh tật học đường ngày càng gia tăng, các bệnh lây nhiễm trong trường học đang ở mức báo động, học sinh rất nhiều em thiếu kiến thức về sức khỏe và tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Đây cũng là vấn đề bức xúc gây nhiều khó khăn cho ngành giáo dục và là vấn đề nóng mà xã hội rất quan tâm.
Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây ngành Y tế và Giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp chỉ đạo, xây dựng mạng lưới y tế trường học. Nhờ đó hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ sức khỏe học sinh đã có những bước cải thiện đáng kể và đạt được những kết quả khả quan. Tuy vậy công tác y tế trường học vẫn còn gặp không ít khó khăn do nhân lực tại các trường học còn thiếu hoặc chưa đáp ứng đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ. Một mặt do cán bộ y tế chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về chuyên môn y tế trường học, mặt khác do điều kiện thực tế tại các trường học còn thiếu thốn về cơ sơ vật chất chính vì vậy mà việc triển khai thực hiện công tác y tế trường học chưa đạt được kết quả cao nhất. Dựa trên những điều kiện thực tế trên, là một nhân viên kế toán, tôi được giao nhiệm vụ kiêm nhiệm công tác y tế trường học, trong mấy năm nay tôi đã nghiên cứu và nhận thức được ý nghĩa quan trọng của hoạt động y tế trong trường học, tôi mong muốn đóng góp một vài ý kiến nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy hiệu quả hơn nữa những gì đã đạt được giúp công tác y tế trường học ngày càng phát triển. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho học sinh và vệ sinh học đường ở trường THCS Nga Thanh, huyện Nga Sơn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trình bày về những hoạt động chăm sóc sức khỏe, giáo dục vệ sinh học đường của Trường THCS Nga Thanh năm học 2018 – 2019.
Giúp cho sức khỏe học sinh được chăm sóc tốt hơn, học sinh có kiến thức và kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe bản thân, tuyên truyền cho người thân.
Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác y tế học đường nói chung và giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho học sinh nói riêng tại trường THCS Nga Thanh, huyện Nga Sơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này nghiên cứu về vấn đề chăm sóc, giáo dục sức khỏe cho học sinh và vệ sinh học đường tại trường THCS Nga Thanh, huyện Nga Sơn.
Đối tượng là tất cả học sinh từ khối 6 đến khối 9 trường THCS Nga Thanh trong năm học 2018 – 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Dựa vào các tài liệu tham khảo về công tác y tế trường học. Tài liệu hướng dẫn giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, tài liệu hướng dẫn công tác sức khỏe môi trường và y tế trường học, sách hướng dẫn nghiệp vụ y tế trường học và công tác phòng chống dịch bệnh. Đọc, nghiên cứu, tổng hợp lí thuyết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn: Thu thập thông tin, kết quả của việc khám chữa bệnh cho học sinh tại trường.
Thu thập thông tin: lắng nghe ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, ý kiến của cán bộ trạm y tế xã phổ biến trong các buổi tuyên truyền sức khoẻ cho học sinh, lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, lắng nghe phản hồi hoàn thiện bài viết.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: thu thập kết quả, tính toán, so sánh, phân tích, tổng hợp nhận xét và đánh giá hiệu quả phương pháp áp dụng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Những văn bản chỉ đạo về công tác y tế trường học:
Theo Thông tư số: 13/2016/TTLT-BYT-BGD&ĐT, ngày 12/05/2016 của liên bộ Y tế-GD&ĐT về quy định nhiệm vụ y tế trường học nêu rõ: “Sức khoẻ tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên trong trường học các cấp. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khoẻ cho thế hệ trẻ ở các trường học là mối quan tâm lớn của Đảng, nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội” .
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng và bảo quản công trình nước sạch, công trình vệ sinh trong nhà trường theo Quyết định số 1680/QĐ-BGDĐT ngày 26/4/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch hành động của Bộ GDĐT triển khai Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Nghị định số105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật BHYT; Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 hướng dẫn thực hiện BHYT và Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 -2020. Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT.
Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong các trường phổ thông.
Công văn số 01/HD -CTĐ NS ngày 30/8/2018 của Hội chữ thâp đỏ Nga Sơn, trung tâm y tế huyện Nga Sơn về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ y tế trường học – CSSK BĐ năm học 2018-2019.
2.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý sức khỏe học sinh THCS:
Độ tuổi Học sinh THCS là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, thời kỳ trẻ ở “ ngã ba đường” của sự phát triển. Có rất nhiều con đường để mỗi trẻ trở thành một cá nhân, nếu sự phát triển được định hướng đúng, được thuận lợi thì trẻ sẽ trở thành cá nhân thành đạt, công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực thì có thể có nguy cơ khiến trẻ lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách. Ở độ tuổi này các em đang hình thành cấu trúc mới về thể chất, tâm sinh lý, về hoạt động.
Học sinh THCS là lứu tuổi phát triển nhanh thứ hai sau giai đoạn sơ sinh. Tốc độ phát triển nhanh, một năm trung bình các em cao từ 3 đến 5cm đối với các em nữ và 3 đến 6cm đối với các em nam. Cơ bắp của các em cũng phát triển và phát triển mạnh nhất vào tuổi dậy thì.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có câu khẩu hiệu mà bất cứ quốc gia nào, đất nước nào cũng biết đến là “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Vì vậy, công tác chăm sóc sức khỏe cho đối tượng học sinh lúc nào cũng có nhiều ý nghĩa thiết thực và giữ một vai trò, vị trí quan trọng của mỗi quốc gia.
Chúng ta cần coi trọng sức khỏe, vì mọi người có sức khỏe thì công tác sẽ tốt, học sinh có khỏe thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm để công tác. Trường học cần có một môi trường an toàn, sạch sẽ, lành mạnh thì giúp cho học sinh vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, thương tích; nơi đó học sinh khỏe mạnh, sức đề kháng cao giúp học sinh phòng tránh được mọi bệnh tật.
Trong các trường học, học sinh đông, chưa có kỹ năng phòng tránh là môi trường lây lan lý tưởng của các bệnh dịch  Do đó vấn đề phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng nói chung và trong trường học nói riêng là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của học sinh, của thầy cô giáo và uy tín của nhà trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Đặc điểm tình hình địa phương:
Nga Thanh là một trong những xã vùng lân cận của Thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn. Con đường chạy dọc của xã làm từ lâu đã xuống cấp nên giao thông không được thuận lợi. Xã có rất nhiều người con thành đạt, nhưng chủ yếu những người con thành đạt đều sinh sống xa quê. Kinh tế người dân trong xã phát triển chủ yếu vào nghề buôn bán và trồng cói. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn do đầu ra của cây cói gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao (trên 18%), nhiều gia đình đi làm ăn xa để con cái ở nhà với ông bà già yếu.
Nga Thanh là một xã có truyền thống hiếu học, công tác giáo dục ngày một phát triển. Xã có 3 trường: Mầm Non, Tiểu học và trường THCS. Xã có 1 Trung tâm học tập cộng đồng.
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương luôn chăm lo, quan tâm tới sự nghiệp giáo dục. Xã có chủ trương và thực hiện vào tháng 6 năm 2019 đầu tư cơ sở vật chất cho trường THCS để nhà trường xây dựng, phấn đấu đạt chuẩn trong năm 2019.
Xã có tỷ lệ 100% học sinh tham gia BHYT.
Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hoá chất, rác thải con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, vi rút đột biến Đặc biệt là các đợt dịch: Cúm, sởi, quai bị, đậu mùa, Tay - chân - miệng, sốt xuất huyết Tình hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, nhận thức của nhân dân còn nhiều hạn chế nên còn xảy ra tình trạng lây lan trong cả cộng đồng.
2.2.2. Đặc điểm nhà trường, học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất, nhân viên y tế.
Trường THCS Nga Thanh, huyện Nga Sơn là một trường có truyền thống dạy và học có chất lượng tốt. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường hàng năm luôn được xếp tốp đầu của huyện Nga Sơn, năm học 2017 – 2018 trường chỉ xếp sau trường THCS Chu Văn An, đạt trường tiên tiến xuất sắc.
Về công tác y tế trường học, nhà trường chưa có phòng y tế riêng, công tác phục vụ cho các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho giáo viên và học sinh nhà trường còn phải sử dụng nhờ từ phòng thư viện. Với quy mô là trường nhỏ, chưa được biên chế cán bộ y tế, nhà trường phân công đồng chí kế toán kiêm nhiệm công tác y tế học đường. Do đó công tác này còn nhiều hạn chế. Như:
Năng lực khám chữa bệnh ban đầu là không có, nhà trường phải ký hợp đồng với nhân viên y tế xã chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.
Phòng y tế chưa có dẫn đến cơ sở vật chất và trang thiết bị phòng y tế thiếu thốn hoặc có nhưng chỉ mang tính chất tượng trưng.
Việc giám sát, đo kiểm các yếu tố vệ sinh trường học như: Ánh sáng, bàn ghế, vệ sinh môi trường; xử lý chất thải,... chưa đầy đủ theo tiêu chuẩn.
Một số gia đình chưa thực sự quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho con em mình, nhiều học sinh ở thể trạng thấp bé, suy dinh dưỡng (học lớp 9 mới có 37 cân; cao 1m45); học sinh mắc các bệnh về mắt (Cận thị, viễn thị); các bệnh học đường... nhưng lại không được đo, khám, chữa trị, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em.
Một số dịch bệnh Cúm, sởi, quay bị, đậu mùa, Tay - chân - miệng, sốt xuất huyết nhất là thời gian giao mùa, nhưng việc phòng ngừa, tiêm chủng chưa được quan tâm, chú ý hoặc có chú ý nhưng chưa đúng cách.
2.2.3. Kết quả thực trạng:
BÁO CÁO
Kết quả khám sức khoẻ học sinh đầu năm học: 2018-2019.
Trường THCS Nga Thanh. Xã Nga Thanh.
Đoàn khám sức khoẻ : Trạm y tế xã Nga Thanh và nhân viên y tế trường học.
Ngày khám: 18.10.2018
1. Phân loại thể lực học sinh :
Tổng số học sinh
Số HS tham gia
Thể lực
Loại 1
(Rất tốt)
Loại 2
(Bình thường)
Loại 3
(Yếu)
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
266
266
130
48,9
116
43,6
20
7,5
2. Phân loại sức khoẻ học sinh :
Tổng số học sinh
Số HS tham gia
Sức khỏe
Loại A
(Rất tốt)
Loại B
(Bình thường
Loại C
(Yếu)
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
266
266
130
48,9
116
43,6
20
7,5
3. Nha học đường :
Tổng số hs
Số hs tham gia
Bệnh
Điều trị
Sâu răng
Viêm lợi
Nhổ
Hàn
Lấy cao
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
266
266
35
13,2
30
11,3
0
0
0
0
0
0
4. Mắt học đường :
Tổng số hs
Số hs tham gia
Số mắt hột
Cận thị
Số lượng
%
Số lượng
%
266
266
38
14,3
36
13,5
Sau khi tổ chức cho khám sàng lọc sức khỏe đầu năm học cho học sinh, qua kết quả khám của các em tôi nhận thấy sức khỏe của các em chưa được đảm bảo, cụ thể như sau:
 Tỷ lệ sức khỏe tốt của học sinh còn chưa đạt 50%, số học sinh chưa đảm bảo sức khỏe học tập, sinh hoạt còn chiếm 7,5%.
Các bệnh về răng miệng, tỷ lệ sâu răng chiếm 13,2% và viêm lợi chiếm 11,3% nhưng các em chưa được hàn những chỗ răng sâu, điều này cho thấy nếu các em không chăm chỉ vệ sinh răng miệng và vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng sâu và viêm lợi nhiều hơn, nghiêm trọng hơn.
Các bệnh về mắt, tỷ lệ các em mắc bệnh mắt hột chiếm 14,3% và 13,5% các em mắc bệnh cận thị. Vấn đề cận thị học đường hiện nay tại các thành phố gia tăng ở mức báo động, ở các trường học nông thôn tỉ lệ mắc của các em còn ít hơn nhưng nếu cơ sở vật chất không đảm bảo, các em không có ý thức, không có kỹ năng chăm sóc đôi mắt thì tỉ lệ này sẽ tăng rất nhanh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Cán bộ phụ trách y tế học đường tham mưu cho ban giám hiệu trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác y tế học đường, chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong năm học. 
2.3.1.1.Xây dựng kế hoạch hoạt hoạt động công tác y tế học đường, chăm sóc sức khỏe cho học sinh :
Về công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh :
Tham mưu với Hiệu trưởng thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho học sinh, công tác y tế học đường, đưa vào kế hoạch năm học của nhà trường; lồng ghép các buổi tuyên truyền vào các buổi chào cờ sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng, lồng ghép trong các môn học, trong các tiết dạy của giáo viên bộ môn, các hoạt động ngoại khóa... tư vấn và truyền thông về giáo dục sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; giáo dục dân số, giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho HS. Tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam (01/7); Ngày nước thế giới (22/3); Tuần lễ quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường; Ngày toàn dân hiến máu nhân đạo (07/4); Ngày thế giới không thuốc lá (31/5); Ngày môi trường thế giới (05/6); Ngày vệ sinh yêu nước (02/7); Tháng hành động vì trẻ em (từ 01-30/6); Tuần lễ tiêm chủng (09-15/5); Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (15/4-15/5) và các sự kiện khác liên quan đến công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe Học sinh.
Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh phòng bệnh:
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp (lao, cúm, bạch hầu, ho gà, sởi, sốt ban, thuỷ đậu, đau mắt đỏ, quai bị, viêm màng não, SARS, H5N1).
Bệnh truyền qua đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn, bại liệt, tiêu chảy cấp, giun sán, viêm gan siêu virus A).
Bệnh truyền qua đường máu ( sốt Dangue và sốt xuất huyết dangue, viêm não Nhật bản, viêm gan B, sốt vàng; dịch hạch, sốt rét, giun chỉ).
Bệnh truyền qua da và niêm mạc (uốn ván, than, lậu cầu, giang mai, leptospira, dại, mắt hột, HIV/AIDS).
Phòng chống bệnh tật học đường (cong vẹo cột sống, cận thị).
Phòng chống tai nạn, thương tích.
Chương trình chăm sóc sức khoẻ trong trường học (chăm sóc răng miệng, phòng chống lao, phòng chống sốt rét, phòng chống mắt hột).
Về công tác chăm sóc, giáo dục sức khỏe cho học sinh:
Xây dựng kế hoạch thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp số 993/CTr-BYT-BGDĐT ngày 16/11/2012 của Bộ Y tế và Bộ GDĐT về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, HSSV trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2012-2020; Kế hoạch Liên ngành số 3970/KHLN-BLĐTBXH-BGDĐT ngày 15/10/2013 của Bộ GDĐT và Bộ LĐTBXH thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em giai đoạn 2013-2020.
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh: 2 lần trong năm học, lần 1 vào tháng 10, lần 2 vào tháng 3 hoặc tháng 4.
Tổ chức tập huấn cho đội xung kích chữ thập đỏ công tác sơ cấp cứu ban đầu.
Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
 Giải quyết các trường hợp sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường.
Tổ chức cho học sinh có các buổi tập luyện, thi đấu thể dục thể thao lồng ghép trong các đợt tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Thành lập đoàn 26/3, các buổi sinh hoạt ngoại khóa,...
Mở sổ theo dõi sức khỏe học sinh, tổng hợp sức khỏe học sinh. Lưu trữ hồ sơ.
2.3.1.2. Tổ chức thực hiện công tác y tế học đường, chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong năm học.
Về công tác tổ chức :
Ngay từ đầu năm, nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe trường học bao gồm: 
Trưởng ban : Hiệu trưởng nhà trường
Phó ban : Phó Hiệu trưởng nhà trường
Thường trực : Cán bộ y tế trường học
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị :
Tham mưu cho Ban giám hiệu tăng cường cơ sở vật chất, mua thuốc, dụng cụ y tế, tranh ảnh tuyền thông... cho công tác y tế học đường, công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong năm học.
Phòng y tế là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc và nâng cao chất lượng sức khỏe cho học sinh, chính vì vậy cần phải được xây dựng và bảo đảm sạch sẽ, thoáng mát.
Về dụng cụ y tế: Trang bị cân, bảng đo thị lực, dụng cụ sơ cứu, cáng cứu thương, dụng cụ đo huyết áp, nhịp tim...
Tủ thuốc y tế nhà trường được trang bị đầy đủ các loại thuốc để giải quyết kịp thời các loại bênh thông thường và sơ cứu ban đầu những tai nạn xảy ra trong thời gian học sinh tham gia các hoạt động tại trường.
Tranh ảnh truyền thông : Ảnh công tác sơ cứu tai nạn thương tích ; đuối nước, ảnh các bệnh dịch mùa hè, vệ sinh môi trường...
Ảnh: Tủ thuốc y tế nhà trường
Tổ chức thực hiện công tác y tế học đường, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, chăm sóc, giáo dục sức khỏe cho học sinh:
Công tác tuyên truyền:
Tổ chức các buổi tuyên truyền giáo giáo dục sức khỏe vào các giờ chào cờ thứ 2 tuần đầu tiên của tháng. Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh theo mùa như: Cúm, sởi, quai bị, ho gà, bạch hầu, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, sốt phát ban, tiêu chảy, thủy đậu, giun sán phòng chống các bệnh học đường: Cận thị, gù vẹo cột sống. Qua các buổi tuyên truyền giúp các em học sinh hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống dịch bệnh.
Ảnh: Tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường
Nhà trường mở lớp tập huấn, mời các đồng chí công an huyện về dự, chỉ đạo và tuyên truyền cho học sinh về kiến thức pháp luật và phòng chống tội phạm, ATGT cho học sinh, giáo dục sức khỏe giới t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_cham_soc_su.doc