Chuyên đề Thế giới nhân vật và một vài nét sáng tạo về nghệ thuật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

Chuyên đề Thế giới nhân vật và một vài nét sáng tạo về nghệ thuật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

Trên sân khấu, diễn viên là những nghệ sĩ đem hết tài năng và tâm hồn của mình để "nhập vai", vui, buồn, khóc, cười như nhân vật có thực trong đời sống. Tài năng ấy chính là nghệ thuật diễn xuất, diễn xuất làm sao để khán giả cũng buồn, vui, khóc, cười theo mình. Nhưng cho dù diễn xuất hay mấy đi chăng, nếu tình tiết truyện kịch nhạt tẻ mà sự sắp xếp các tình tiết lại không có lớp lang thuận lý hợp tình, thì vở kịch không tài nào hấp dẫn được khán giả. Ðấy là kỹ thuật kết cấu công phu của nhà đạo diễn khi lựa chọn vở tuồng và kiến trúc các tình tiết sao cho ăn khớp mạch lạc, cắt xén phối hợp các màn cảnh sao cho nổi bật được nghệ thuật diễn xuất của diễn viên.

Trên sân khấu Ðoạn Trường Tân Thanh, Nguyễn Du không những là một nhà nghệ sĩ nhào nặn nên các nhân vật có thực trong xã hội, mà còn là một nhà đạo diễn đem kỹ thuật khéo léo, kết cấu nên vở kịch lôi cuốn được sự chú ý của người thưởng thức, cất lên được tiếng kêu mới của kiếp đoạn trường (Ðoạn Trường Tân Thanh), khóc thương và cảm thông cho nỗi niềm u ẩn cùng khát vọng của kiếp người trong một xã hội bi thảm dẫy đầy những bất bình, những tệ trạng cay đắng xót xa.

- Ðại diện cho giới cầm quyền cai trị thì trên có quan tổng đốc đại thần Hồ Tôn Hiến, dưới có quan huyện Lâm Truy "mặt sắt đen sì", hạ tầng thì có những sai nha "đầy nhà vang tiếng ruồi xanh" trong vụ tai biến Vương gia, những viên thư lại ở chốn công đường như viên lại già họ Ðô bên cạnh một tên "thổ quan" trông coi sắc dân thiểu số.

doc 27 trang Mai Loan 10/07/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Thế giới nhân vật và một vài nét sáng tạo về nghệ thuật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHUYÊN ĐỀ MÔN NGỮ VĂN: 
 “ THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ MỘT VÀI NÉT SÁNG TẠO VỀ NGHỆ THUẬT 
 CỦA NGUYỄN DU TRONG TRUYỆN KIỀU”
 PHẦN MỞ ĐẦU .
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Nguyễn Du tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, 
 người xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
 Nguyễn Du thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công Nguyễn 
 Nghiễm, từng làm tới Tể Tướng triều Lê Mạt; mẹ là người vợ thứ ba, nhũ danh Trần 
 Thị Tần, người Kinh Bắc; anh là Toản Quận Công Nguyễn Khản cũng làm tới Tham 
 Tụng, Thái Bảo trong triều.
 Sinh ra trong một gia đình quan lại, có truyền thống văn học, năng khiếu thơ văn của 
 Nguyễn Du sớm có điều kiện nảy nở và phát triển. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông 
 minh dĩnh ngộ. Năm 1783, Nguyễn Du thi hương đậu Tam Trường. Vì lẽ gì không rõ, 
 ông không tiếp tục thi lên nữa.
 Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân Thanh. Nguyễn Du, vì tư 
 tưởng trung quân phong kiến, không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn.
 Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn đã vời Nguyễn Du ra làm quan; ông từ chối 
 mãi mà không được nên miễn cưỡng tuân mệnh. Năm 1805, ông được thăng Đông 
 Các điện học sĩ, tước Du Đức Hầu. Năm 1813, thăng Cần Chánh điện học sĩ, được cử 
 làm Chánh Sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ 
 Hữu Tham Tri.
 Đường công danh của Nguyễn Du với nhà Nguyễn chẳng có mấy trở ngại. Ông 
 thăng chức nhanh và giữ chức trọng, song chẳng mấy khi vui, thường u uất bất đắc 
 chí.
 Theo Đại Nam Liệt Truyện: Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài 
 tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói 
 năng gì...
 Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, cử ông đi sứ lần nữa, nhưng lần này chưa kịp đi thì 
 ông đột ngột qua đời.
 Đại Nam Liệt Truyện viết: Đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người 
 nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; không trối lại điều 
 gì.
 Nguyễn Du là con người có trái tim nhân hậu. Nhà thơ đã từng khẳng định Chữ tâm 
 kia mới bằng ba chữ tài. Mộng liên đường chủ nhân trong lời tựa Truyện Kiều cũng 
 đã đề cao tấm lòng nhân ái của Nguyễn Du đối với con người và cuộc đời: Lời văn tả 
 ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc 
 lên cũng cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đến đứt ruột.Tố Như tử dụng 
 tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết. Nếu không phải có con 
 mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì không thể nào có cái bút 
 lực ấy.
 Kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là một truyện thơ nôm viết bằng thể lục bát, dựa 
theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, Truyện 
 1 hiểu, khai thác giá trị của “ Truyện Kiều” tốt hơn.
- HS có kiến thức mở rộng nâng cao và biết vận dụng kiến thức vào làm các bài tập liên 
quan đến nội dung chuyên đề.
- Giáo dục cho HS có ý thức tìm hiểu tài liệu để mở rộng, nâng cao, hiểu sâu sắc kiến 
thức trong chương trình học; kích thích tinh thần ham học, sự sáng tạo của HS trong học 
và làm văn.
II. ĐỐI TƯỢNG- PHẠM VI- PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG.
1- Đối tượng bồi dưỡng: HS đội tuyển HSG Ngữ Văn lớp 9( đang bồi dưỡng thi HSG 
cấp Tỉnh)
 Thời gian thực hiện: 4 tiết.
2- Phạm vi kiến thức bồi dưỡng: Thế giới nhân vật và một vài nét sáng tạo về nghệ 
thuật của Nguyễn Du trong " Truyện Kiều”.
3- Phương pháp bồi dưỡng: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương 
pháp so sánh, phương pháp khái quát hoá.
 PHẦN NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Nguyễn Du cấu trúc các nhân vật để dựng lại một sân khấu với toàn thể bức 
tranh xã hội có đủ mọi giai tầng với đủ mọi hạng người đặc trưng .
 Trên sân khấu, diễn viên là những nghệ sĩ đem hết tài năng và tâm hồn của mình để 
 "nhập vai", vui, buồn, khóc, cười như nhân vật có thực trong đời sống. Tài năng ấy 
 chính là nghệ thuật diễn xuất, diễn xuất làm sao để khán giả cũng buồn, vui, khóc, 
 cười theo mình. Nhưng cho dù diễn xuất hay mấy đi chăng, nếu tình tiết truyện kịch 
 nhạt tẻ mà sự sắp xếp các tình tiết lại không có lớp lang thuận lý hợp tình, thì vở kịch 
 không tài nào hấp dẫn được khán giả. Ðấy là kỹ thuật kết cấu công phu của nhà đạo 
 diễn khi lựa chọn vở tuồng và kiến trúc các tình tiết sao cho ăn khớp mạch lạc, cắt 
 xén phối hợp các màn cảnh sao cho nổi bật được nghệ thuật diễn xuất của diễn viên.
 Trên sân khấu Ðoạn Trường Tân Thanh, Nguyễn Du không những là một nhà nghệ 
sĩ nhào nặn nên các nhân vật có thực trong xã hội, mà còn là một nhà đạo diễn đem kỹ 
thuật khéo léo, kết cấu nên vở kịch lôi cuốn được sự chú ý của người thưởng thức, cất 
lên được tiếng kêu mới của kiếp đoạn trường (Ðoạn Trường Tân Thanh), khóc thương 
và cảm thông cho nỗi niềm u ẩn cùng khát vọng của kiếp người trong một xã hội bi 
thảm dẫy đầy những bất bình, những tệ trạng cay đắng xót xa.
 - Ðại diện cho giới cầm quyền cai trị thì trên có quan tổng đốc đại thần Hồ Tôn Hiến, 
dưới có quan huyện Lâm Truy "mặt sắt đen sì", hạ tầng thì có những sai nha "đầy nhà 
vang tiếng ruồi xanh" trong vụ tai biến Vương gia, những viên thư lại ở chốn công 
đường như viên lại già họ Ðô bên cạnh một tên "thổ quan" trông coi sắc dân thiểu số.
 - Giới thượng lưu quý tộc thì có mẹ con nhà quan Lại bộ họ Hoạn.
 - Xã hội đen thì có những lầu xanh của hai mụ chủ chứa họ Tú, họ Bạc, với những tay 
sai: vô học cũng có như Bạc Hạnh, mà trí thức cũng có như Mã giám sinh và Sở Khanh. 
Trong đám dân cùng nô lệ, kẻ nhẫn tâm cũng có như bọn Khuyển, Ưng gia nhân nhà họ 
Hoạn; người có lòng cũng có: như ả Mã kiều đồng cảnh ngộ đã vì cảm thông mà bảo 
lãnh Kiều khỏi bị đánh đòn tiếp tục và thổ lộ cho nàng biết hết những quỷ thuật của mụ 
Tú; và như Mụ quản gia nhà Hoạn bà đã thương tình dặn nàng biết trước phải đề phòng 
chuyện sẽ gặp Thúc sinh cùng với Hoạn Thư; sau cùng như lũ hoa nô nhà Hoạn Thư 
 3 "Kiều càng sắc sảo mặn mà,
 So về tài sắc lại là phần hơn.
 Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh".
 Thuý Vân đã được miêu tả như một cô gái đẹp hoàn hảo. Thuý Kiều vượt lên trên 
cái đẹp hoàn hảo ấy để trở thành một cái đẹp tuyệt đỉnh. Vẫn bằng bút pháp ước lệ, 
tượng trưng, khi tả Thuý Kiều, Nguyễn Du chuyển sang chấm phá theo kiểu "điểm 
nhãn", cốt nêu bật cái thần của vẻ đẹp Thuý Kiều, tập trung vào đôi mắt:
 "Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh".
Đôi mắt Kiều được ví như " làn nước mùa thu", làn nước mùa thu vừa trong sáng, vừa 
long lanh, vừa gợn sóng, lại được ẩn dưới nét lông mày thanh tú, mền mại như dẫy núi 
mùa xuân, càng thêm cái hài hoà kiều diễm. Quả là, Kiều có vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" 
nàng không chỉ là bậc mĩ nhân có thể khiến cho"thành nghiêng nước đổ " nàng còn có 
sự sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Nếu vẻ đẹp của Thuý Vân khiến cho thiên 
nhiên phải thua, nhường nàng, thì vẻ đẹp của Thuý Kiều làm cho hoa cũng phải "ghen", 
liễu cũng phải "hờn".
 Ca dao từng có câu:
 "Một vừa hai phải ai ơi,
 Tài tình chi lắm cho trời đất ghen".
 Nguyễn Du cũng linh cảm như vậy về số phận nàng Kiều và ông đã lồng sự linh 
cảm đó trong bút pháp tài hoa miêu tả nàng. Vẻ đẹp của nàng đã làm cho tạo hoá thiên 
nhiên phải ghen ghét đố kị nên số phận nàng sẽ có éo le, đau khổ, gian truân...
 Nhân vật tiếp theo cũng được Nguyễn Du miêu tả với ước pháp ước lệ, tượng trưng 
là Kim Trọng được miêu tả với nét bút phác hoạ về các phương diện cần thiết khi nói 
đến một nhân vật thư sinh phong kiến: con tuấn mã; chú tiểu đồng, trang phục, danh 
tính, gia thế tài năng, học thức. Chàng xuất hiện :
 " Đề huề lưng túi gió trăng,
 Sau chân theo một vài thằng con con.
 ...........
 Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.
 Nền phú hậu bậc tài danh,
 Văn chương nết đất thông minh tính trời.
 Phong tư tài mạo tót vời,
 Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa."
Nguyễn Du đã giành cho chàng những ngôn ngữ đẹp nhất, trang trọng nhất, những tình 
cảm ưu ái nhất khi nói về chàng. Chàng không những là người phong nhã, thanh lịch mà 
còn có một xuất thân quyền quý "nhà trâm anh", "nền phú hậu", một người có sự phú 
bẩm rộng rãi của tạo hoá, sự phong phú về tài hoa, trí tuệ "phong tư tài mạo" cũng như 
trong ứng 
xử tuyệt vời của chàng. Chàng được xây dựng như một người mẫu lý tưởng.
 Và đây, nhân vật Từ Hải, một nhân vật xuất hiện trước mắt mọi người và Thuý 
Kiều với tầm vóc, dung mạo khác thường:
 "Râu hùm, hàm én, mày ngài,
 Vai năm tấc rộng thân mười thước cao".
 Ngôn ngữ miêu tả ngoại hình ở đây cũng không vượt ra ngoài tính chất công thức 
 5 buôn của Mã Giám Sinh. Đó là một cử chỉ vội vàng và khiếm nhã, không phù hợp với 
địa vị người đi hỏi vợ và không đúng với phẩm cách văn hoá của một Giám Sinh.
 Cũng cùng bọn người xấu xa, lừa lọc, Sở Khanh đã trở thành một lỗi lo sợ cho 
những bạn gái nào đang độ tuổi yêu đương... chỉ bằng một hành động "lẻn", một cử chỉ 
"lẩm nhẩm gật đầu", Nguyễn Du đã lột trần bộ mặt đáng ghê sợ của Sở Khanh khi đánh 
lừa Kiều:
 "Tường đông lay động bóng cành,
 Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào".
 Rồi nghe Kiều ân cần kể lể, hắn:
 "Lắng nghe lẩm nhẩm gật đầu,
 Ta đây nào phải ai đâu mà rằng".
 Cử chỉ "lẩm nhẩm" của Sở Khanh có một cái gì đó rất ám muội, không được ngay 
thẳng nên nó không mang dáng vẻ của một con người tử tế.
 Đó là cử chỉ của những loại người lưu manh, xảo trá còn Hồ Tôn Hiến, một viên 
quan đại thần thì sao? Hắn được sai đi dẹp loạn đã tìm cách mua chuộc Kiều, lừa hại 
chết Từ Hải. Sau đó, hắn còn ép Kiều hầu hạ dưới màn, làm nhục Kiều:
 "Nghe càng đắm, ngắm càng say,
 Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình".
 Đằng sau vẻ uy nghiêm của một viên quan đại thần, trước vẻ đẹp của Kiều, Hồ Tôn 
Hiến cũng phải "ngây vì tình", hành động "ngây" đã bộc lộ rõ một hình ảnh si mê thấp 
hèn...
Ngoài những cử chỉ của những loại người trên trong "Truyện Kiều" chúng ta còn thấy có 
cử chỉ "xăm xăm" của Thuý Kiều, "thoăn thoắt" của Kim Trọng khi họ đến với nhau. 
Nhân dịp gia đình Kiều về quê mừng thọ đã cho rằng đây một thời cơ tốt để gặp Kiều:
 "Thời chân chân thức sẵn bày,
 Gót sen thoăn thoắt dạo ngang mái tường".
 Còn Kiều, vì tình yêu, vì khao khát hạnh phúc, được tâm sự với người yêu, nàng 
đã: 
 "Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình".
 Với cử chỉ "xăm xăm", "thoăn thoắt", Kiều và Kim Trọng đã bộc lộ rõ họ là những 
con người dám sống cho tình yêu, họ đã vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến để hành động 
theo sự mách bảo của trái tim.
 Tóm lại, những từ "tót", "lẻn", "lẩm nhẩm","xăm xăm", "thoăn thoắt", là những từ 
rất chính xác, rất đắt chỉ có ở Nguyễn Du, chứ không có ở "Kim Vân Kiều truyện". Nhờ 
thế nhân vật trong "Truyện Kiều" hiện lên cụ thể, sinh động hơn nhiều so với nhân vật 
của Thanh Tâm Tài Nhân.
 Với Nguyễn Du, miêu tả nhân vật qua nội tâm, khám phá các trạng thái tâm lý của 
một con người đã trở thành một yếu tố đặc biệt quan trọng để xây dựng tính cách và đã 
có thành tựu rực rỡ.
3. Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ tự sự: 
 Ở đoạn "Mã Giám Sinh mua Kiều" trong cảnh mua bán Thuý Kiều là hiện thân của 
con người lương thiện bị chà đạp của tài sắc bị dập vùi thảm thương. Nguyễn Du càng 
căm ghét tên buôn người Mã Giám Sinh bao nhiêu thì càng cảm thương sâu sắc trước nỗi 
đau xót nhục nhã ê chề của cô gái tài hoa bấy nhiêu, Kiều là một trang quốc sắc thiên 
hương, vậy mà bị đem ra mua bán như món hàng ngoài chợ. Nguyễn Du kể mà như nhập 
vào nhân vật, cũng đau sót với nhân vật: 
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_the_gioi_nhan_vat_va_mot_vai_net_sang_tao_ve_nghe.doc