Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS

1. Khái niệm.
Nghị luận : nghị (xem xét, trao đổi; luận: bàn bạc, đánh giá) dùng lý lẽ, dẫn chứng và cách thức lập luận để phân tích, bàn luận, đánh giá về một (các) vấn đề nào đó.
Xã hội : các vấn đề của đời sống con người (triết học, lịch sử, kinh tế, đạo đức, văn học nghệ thuật, lối sống, cách ứng xử…).
Nghị luận xã hội là những bài văn nghị luận bàn về các vấn đề xã hội (thực trạng xã hội, các hiện tượng đời sống, vấn đề về lối sống của con người, các mối quan hệ của con người trong xã hội…) nhằm thể hiện suy nghĩ, thái độ, tiếng nói chủ quan của người viết về vấn đề đặt ra, góp phần tạo những tác động tích cực tới con người, bồi đắp những giá trị nhân văn và thúc đẩy sự tiến bộ chung của xã hội.
2. Các kiểu bài nghị luận xã hội.
Nghị luận xã hội gồm ba dạng đề cơ bản: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn học.
Dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường nhân một câu danh ngôn, một nhận định, đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái độ của mình.
Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự, được dư luận xã hội trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm.
Dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học kết hợp kiểm tra được cả về năng lực đọc – hiểu tác phẩm văn học, cả về kiến thức xã hội và khả năng nghị luận với hai hình thức sau: Từ một tác phẩm đã học, đề yêu cầu người viết bàn về một ý nghĩa xã hội nào đó. Cũng có thể từ một tác phẩm chưa được học, thường là câu chuyện nhỏ (truyện mi ni), đề yêu cầu bàn về ý nghĩa xã hội đặt ra trong đó.
Chuyên đề HSG THCS - 2014 Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc Së gd & ®t vÜnh phóc Trêng thpt chuyªn vÜnh phóc -----***----- CHUYÊN ĐỀ HSG THCS MÔN: NGỮ VĂN RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN THCS Giáo viên: Hoàng Văn Quyết Tổ: Ngữ Văn Năm học 2013 - 2014 1 Chuyên đề HSG THCS - 2014 Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc B. PHẦN NỘI DUNG I. NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI. 1. Khái niệm. Nghị luận : nghị (xem xét, trao đổi; luận: bàn bạc, đánh giá) dùng lý lẽ, dẫn chứng và cách thức lập luận để phân tích, bàn luận, đánh giá về một (các) vấn đề nào đó. Xã hội : các vấn đề của đời sống con người (triết học, lịch sử, kinh tế, đạo đức, văn học nghệ thuật, lối sống, cách ứng xử). Nghị luận xã hội là những bài văn nghị luận bàn về các vấn đề xã hội (thực trạng xã hội, các hiện tượng đời sống, vấn đề về lối sống của con người, các mối quan hệ của con người trong xã hội) nhằm thể hiện suy nghĩ, thái độ, tiếng nói chủ quan của người viết về vấn đề đặt ra, góp phần tạo những tác động tích cực tới con người, bồi đắp những giá trị nhân văn và thúc đẩy sự tiến bộ chung của xã hội. 2. Các kiểu bài nghị luận xã hội. Nghị luận xã hội gồm ba dạng đề cơ bản: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn học. Dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường nhân một câu danh ngôn, một nhận định, đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái độ của mình. Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự, được dư luận xã hội trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm. Dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học kết hợp kiểm tra được cả về năng lực đọc – hiểu tác phẩm văn học, cả về kiến thức xã hội và khả năng nghị luận với hai hình thức sau: Từ một tác phẩm đã học, đề yêu cầu người viết bàn về một ý nghĩa xã hội nào đó. Cũng có thể từ một tác phẩm chưa được học, thường là câu chuyện nhỏ (truyện mi ni), đề yêu cầu bàn về ý nghĩa xã hội đặt ra trong đó. 3. Yêu cầu của bài nghị luận xã hội. * Đảm bảo kiến thức mang màu sắc chính trị - xã hội: - Những hiểu biết về chính trị, pháp luật; - Kiến thức về lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm lý xã hội 3 Chuyên đề HSG THCS - 2014 Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc đề. Khi đó, người viết sẽ có những suy ngẫm, đánh giá bằng chính những trải nghiệm của bản thân, điều này sẽ chi phối thái độ, cảm xúc, suy nghĩ, giọng điệu của người viết. Đọc những bài văn này, người đọc sẽ có cảm giác như đang được đối thoại trực tiếp với người viết, chất sống, “chất xã hội” sẽ hiện lên một cách tự nhiên mà sống động. Tuy nhiên, nếu chỉ đặt mình là người trong cuộc, sử dụng điểm nhìn từ bên trong thì những suy ngẫm mang tính chủ quan, những đánh giá dễ mang tính cực đoan, một chiều, hoặc là ngợi ca đề cao quá mức, hoặc là phê phán lên án quá độ. Bởi vậy, để đánh giá vấn đề một cách chính xác, toàn diện thì người viết cũng cần xác định cho mình điểm nhìn khách quan, xem xét vấn đề từ nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau. Khi đó, bài văn nghị luận xã hội dễ tìm được sự đồng cảm, đồng tình ở người đọc, thuyết phục người đọc. - Để giúp người đọc hiểu vấn đề, thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của người viết, bài văn nghị luận xã hội không chỉ cần luận điểm mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp mà còn cần có chất văn hấp dẫn về hình thức diễn đạt. + Sử dụng linh hoạt các kiểu câu; phong phú, chính xác, tinh tế, độc đáo ngôn ngữ; viết lời dẫn, lời chuyển ý sao cho khéo léo, uyển chuyển, mượt mà và viết văn có hình ảnh để nâng cao chất văn cho bài viết. + Sau bước giải thích từ ngữ quan trọng, nên lấy từ 2 – 3 ví dụ cụ thể hoá khái niệm (nghĩa của từ ngữ quan trọng). Trên thực tế, bước này đã khơi dậy được không chỉ tâm hồn, cảm xúc mà còn cả lối hành văn rất hình ảnh. Có thể lấy ví dụ cụ thể hoá nghĩa của từ hưởng thụ: Buổi sáng thức giấc, bạn bật tung cửa sổ để đón nhận khí trời và nắng mai. Đó là hưởng thụ, bạn đang hưởng thụ từ Mẹ Trái Đất. Hay lấy hình ảnh gà mái và con suối nhỏ trong cuốn Đaghextan của tôi – Raxun Gamzatốp làm ví dụ cụ thể hoá cho việc con người ta không tự biết mình là ai: gà mái mơ thấy mình là chim ưng, nó bay khỏi vách đá và ngã gãy cánh. Con suối nhỏ mơ thấy mình là dòng sông lớn, nó tràn vào bãi cát và lập tức bị hút khô...; hoặc so sánh người lạc quan với kẻ bi quan: nếu người lạc quan nói sẽ có ánh sáng ở cuối đường hầm thì kẻ bi quan bảo sẽ có con tàu đâm vào chúng ta mất.... + Trong việc sử dụng phối hợp, linh hoạt giữa các kiểu câu, khuyến khích học sinh viết một số câu ghép, câu dài với nhiều vế tạo sự trùng điệp, câu mở rộng thành phần, câu chứa các cặp từ quan hệ để tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các vế. (Không 5 Chuyên đề HSG THCS - 2014 Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc - Muốn biết giá trị thật sự của một phần trăm giây, hãy hỏi người vừa đoạt huy chương bạc Olympics - .. - Một giây là thời gian, mà thời gian là vòng xoáy bất tận, một giây của hôm nay không như một giây của hôm qua và càng không giống một giây của ngày mai. Hãy sống để không bao giờ hối tiếc dù chỉ một giây ngắn ngủi. Có thể chỉ một giây sẽ thay đổi cuộc đời con người Cách diễn đạt này vừa xoáy sâu được ý muốn làm nổi bật, vừa thể hiện được kiến thức phong phú của người viết, tạo ra được nét đặc biệt trong một đoạn văn bản. Vừa nghị luận một cách tập trung vừa tạo ra điểm mới trong diễn đạt, khiến người đọc không thể bỏ qua. + Cách diễn đạt trong văn nghị luận không cần phải “vang nhạc, sáng hình” như trong thơ. Nhưng nếu học sinh biết đặt những câu văn có hình ảnh, có nhịp điệu một cách hợp lí đôi khi lại có hiệu quả lớn. Một điều thường thấy trong văn nghị luận, nhất là nghị luận xã hội chính là: để tạo cách diễn đạt hình ảnh, người ta thường hay sử dụng biện pháp so sánh.Ví dụ “ Người ta thường ví đời người như trái núi, sống là một cuộc chinh phụng ngọn núi ấy. Thật buồn cho những ai chưa lên đến đỉnh đã tuột xuống cái dốc bên kia của đời mình”. Còn nhịp điệu của văn nghị luận thường được gợi lên từ những câu văn nhiều vế với độ dài ngắn khác nhau, sự phối hợp các âm “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ”. (Hồ Chí Minh) 2. Cách viết mở bài, kết bài trong văn nghị luận xã hội. 2.1. Mở bài *Thế nào là một mở bài hay ? - Là mở bài đúng : có phần dẫn dắt vào đề và nêu vấn đề nghị luận. - Là mở bài ngắn gọn, độc đáo, ấn tượng, sáng tạo. * Một số “mẹo” mở bài hay : - Nhập đề bằng câu chuyện ngắn trong thực tiễn đời sống hay trong văn học. - Nhập đề bằng danh ngôn. - Nhập đề bằng thơ. - Nhập đề bằng lời bài hát. 7 Chuyên đề HSG THCS - 2014 Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc - Bộc lộ ý kiến về câu nói : đúng - sai, hợp lý - chưa hợp lý, hoàn toàn đúng – đúng một phần... - Đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề NL theo quan điểm đánh giá của người viết (tự đặt ra và tìm các ý trả lời cho câu hỏi Vì sao?) + Bước 3: Mở rộng, nâng cao - Đánh giá vấn đề được đưa ra bàn luận đã là bài học xử thế hay chưa, nó có giá trị như thế nào trong việc hình thành nhân cách của con người và sự tiến bộ của xã hội. - Phản đề: nêu những hiện tượng trái chiều; đặt vấn đề vào những tình huống phức tạp của cuộc sống để bàn luận với cái nhìn nhiều chiều, thậm chí lật ngược vấn đề. + Bước 4: Bài học nhận thức và hành động Ví dụ minh họa Đề: Đại văn hào người Nga M.Goorki từng tâm niệm: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương. Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên. (Đề HSG lớp 9 – năm 2012-2013) 1. Giải thích - Bắc Cực nằm ở cực Bắc của trái đất, quanh năm băng tuyết bao phủ. Sự sống ở nơi đây thật khó khăn, khắc nghiệt. Cái lạnh nơi Bắc Cực là sự giá lạnh của thời tiết, của thiên nhiên do vị trí địa lí gây ra. Cái lạnh ở Bắc Cực không ngăn cản được sự sống của sự vật và niềm say mê khám phá những vùng đất lạ của con người. - Tình thương là tình cảm yêu thương, sự chia ngọt, sẻ bùi tự nguyện giữa con người với con người trong cuộc sống. Nơi thiếu tình thương là nơi giữa con người và con người không tồn tại tình người, không có sự cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ. Cái lạnh ở nơi không có tình thương là cái lạnh trong lòng người, là sự băng giá của trái tim. - Nhà văn Nga so sánh cái lạnh của đất trời với cái lạnh của lòng người. Bắc Cực là nơi lạnh giá của đất trời, nhưng con người sống thiếu tình thương thì còn lạnh hơn ở Bắc Cực. Cách so sánh giàu ý nghĩa biểu cảm cho chúng ta thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của tình thương trong cuộc sống. 2. Luận bàn về câu nói - Đây là một nhận định hoàn toàn đúng đắn. 9 Chuyên đề HSG THCS - 2014 Hoàng Văn Quyết – THPT chuyên Vĩnh Phúc + Các biểu hiện + Các dạng tồn tại + Các số liệu + Bước 3: Phân tích, bình luận nguyên nhân: chủ quan, khách quan + Bước 4: Phân tích, bình luận kết quả (hậu quả). Hậu quả : cần xem xét ở các khía cạnh cá nhân – cộng đồng; hiện tại – tương lai + Bước 5: Đề xuất giải pháp. Giải pháp nên bắt nguồn từ nguyên nhân, căn cứ vào nguyên nhân mà xác định giải pháp. + Bước 6: Bài học nhận thức và hành động của bản thân Ví dụ minh họa Đề: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề bạo lực học đường hiện nay? 1. Giải thích khái niệm: - Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương cho con người trong phạm vi trường học. - Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần. 2. Thực trạng: - Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, phát triển phức tạp, diễn ra ở nhiều nơi, do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội. - Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều biểu hiện phức tạp: + Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. + Đánh đập, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. + Một bộ phận thanh niên coi đó là thú vui 3. Hậu quả: - Với nạn nhân: tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lý nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập. 11
Tài liệu đính kèm:
chuyen_de_ren_luyen_ki_nang_lam_kieu_bai_nghi_luan_xa_hoi_ch.doc