Chuyên đề nghị luận văn học

Chuyên đề nghị luận văn học

1, Khái niệm: Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

2, Đặc điểm

- Với dạng nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thường có các cách ra đề với những đặc điểm như sau:

+ Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ: Người ra đề ra thường lựa chọn những khía cạnh nổi bật của bài thơ.

VD: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu

+ Dạng bài phân tích một đoạn thơ: Người ra đề sẽ lựa chọn một đoạn thơ đặc sắc nhất trong một bài thơ.

 

doc 45 trang haihuy29 14/08/2023 20933
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề nghị luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Gồm có 6 dạng cơ bản:
+ Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
+ Nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích.
+ Nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học.
+ Nghị luận về một tình huống truyện.
+ Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm.
+ Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích
Hướng dẫn cụ thể từng dạng:
 I. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
1, Khái niệm: Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
2, Đặc điểm
- Với dạng nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thường có các cách ra đề với những đặc điểm như sau:
+ Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ: Người ra đề ra thường lựa chọn những khía cạnh nổi bật của bài thơ.
VD: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu
+ Dạng bài phân tích một đoạn thơ: Người ra đề sẽ lựa chọn một đoạn thơ đặc sắc nhất trong một bài thơ.
VD: Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình về khổ thơ đầu tiên trong bài thơ “ Sang thu”( Hữu Thỉnh) để thấy được một tâm hồn đặc biệt tinh tế khi trước thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.
+ Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ: Hình ảnh được lựa chọn phải giàu ý nghĩa biểu tượng.
VD: Ba câu kết trong bài thơ “ Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu với hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu phân tích hình ảnh đặc sắc đó.
+ Đối với dạng đề so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ. Hai ngữ liệu được lựa chọn phải có nét tương đồng.
VD: Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Thạn Hải có viết:
 Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Có những điểm gặp gỡ trong tư tưởng với nhà thơ Tố Hữu trong bài Một khúc ca xuân:
Nếu là con chim , chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?
Em hãy so sánh hai khổ thơ trên để thấy được điểm gặp gỡ của hai nhà thơ.
3, Dàn ý chung
 1. Mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn những nét chính về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và trích dẫn( nguyên văn khổ thơ, đoạn thơ, nếu đoạn thơ dài thì chỉ cần chép hai câu đầu rồi dùng dấu chấm lửng và chép đến hai câu thơ cuối)
 	2. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ, bài thơ....
- Phân tích cụ thể bài thơ, đoạn thơ:
+ Phân tích theo bố cục của bài hoặc theo từng câu thơ( bổ ngang).
+ Phân tích theo hình tượng hoặc nội dung xuyên suốt bài thơ( bổ dọc).
- Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ: hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, cấu tứ, nhịp điệu,
 	 3. Kết bài: Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng, đặc sắc của bài.
 4, Đề minh họa:
Đề 1: Nêu cảm nhận của em về ước nguyện cống hiến của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
( Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)
Gợi ý dàn bài:
Mở bài
Giới thiệu tác giả, văn bản, đoạn thơ
Thân bài
Từ xúc cảm về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, Thanh Hải tha thiết muốn hóa thân thành con chim, hoa để dâng hiến cuộc đời mình, làm đẹp cho quê hương, đất nước.
- Điệp cấu trúc: “Ta làm, ta nhập vào” được đặt ở vị trí đầu của ba câu thơ đã khiến cho nhịp điệu thơ trở nên nhẹ nhàng, khiến cho câu thơ như một lời thủ thỉ tâm tình về khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung cho đất nước. 
- Những hình ảnh “ con chim hót”, “ cành hoa”, “ nốt trầm xao xuyến” là những hình ảnh giản dị nhưng cũng thật hàm xúc:
+ Con chim cất cao tiếng hát để làm vui cho đời; cành hoa điểm sắc để thắm cho mùa xuân, một nốt trầm trong muôn nốt nhạc của bản hòa ca môn điệu. Đó là những hình ảnh hết sức giản dị, nhỏ bé song đã cho thấy ước nguyện khiêm nhường mà cao quí của thi nhân
+ Những hình ảnh này có sự đối ứng chặt chẽ với những hình ảnh mở đầu của bài thơ để khẳng định một lẽ tự nhiên: con chim sinh ra là để dâng hiến cho đời, bông hoa sinh ra là để tỏa hương sắc, bản hòa ca tưng bừng rộn rã song không thể thiếu nốt trầm.
- Thay đổi cách xưng hô, tôi – ta, cảm xúc cá nhân trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước đã chuyển hóa thành cái ta, vừa là cá nhân vừa đại diện cho số đông, ước nguyện của tác giả cũng là ước nguyện chung của mọi người.
- Tác giả còn tha thiết được hòa mình vào cuộc sống muôn người, làm “ nốt trầm xao xuyến” trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời, cống hiến lặng thầm, không phô trương, cống hiến phần tinh túy nhất cho quê hương, đất nước.
- Nhà thơ ước được làm “ Một mùa xuân nho nhỏ” để “ Lặng lẽ dâng cho đời” tác giả ví ngầm cuộc đời mình và cuộc đời mỗi người là “ Một mùa xuân nho nhỏ”, đây chính là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc của nhà thơ Thanh Hải.
+ Từ láy “ nho nhỏ” thể hiện ước muốn, khát vọng khiêm tốn và giản dị của nhà thơ. Gợi về những gì đẹp đẽ và tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp cho mùa xuân đất nước.
+ Tính từ “lặng lẽ” đã cho thấy vẻ đẹp của một tâm hồn, lối sống và nhân cách. Mùa xuân của Thanh Hải không hề ồn ào, khoa trương, náo nhiệt mà lặng lẽ hiến dâng.
- Điệp cấu trúc ngữ pháp “ dù làdù là”.. và hình ảnh tương phản “ tuổi hai mươi” và “khi tóc bạc” khiến cho lời thơ như một lời hứa, lời tự nhủ với mình. Đồng thời, khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng sống, lí tưởng sống là cống hiến hi sinh.
- Tác giả có một lẽ sống đẹp, cao cả, bắt nguồn từ tình yêu người, yêu đời. Lẽ sống ấy thật đáng cho chúng ta học tâp
Kết bài
Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ
Đề 2 : Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên giao mùa trong bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh
Mở bài
Hữu Thỉnh (1942) là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Trước 1975 thơ Hữu Thỉnh tập trung diễn tả hình tượng người lính và hiện thực lớn lao, sôi động của những năm tháng chiến tranh ác liệt của đất nước trong kháng chiến chống Mĩ. Khi đất nước thống nhất, Hữu Thỉnh viết nhiều về con người và cuộc sống đời thường với nhiều suy nghĩ và chiêm nghiệm sâu sắc.
- Sang thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào mùa thu năm 1977. In trong tập Từ chiến hào đến thành phố, xuất bản năm 1991. Bài thơ viết về những chuyển biến nhẹ nhàng, tinh tế của thiên nhiên, đất trời trong phút giao mùa từ hạ sang thu. Qua đó, nhà thơ gửi gắm quy luật cuộc sống nhân sinh, của đời người khi bước sang mùa thu của cuộc đời.
Thân bài
a) “ Sang thu” ở chốn làng quê ( khổ 1)
	- Mùa thu đến bắt đầu từ hương vị mộc mạc ở một chốn làng quê. “ Hương ổi” một thứ hương thơm ngào ngạt, nồng nặc đang chủ động phả vào trong gió se, chỉ cần một từ “ phả” gợi lên mùi hương ổi lan tỏa khắp không gian. Gió se, gió heo may se lạnh báo hiệu thu sang. Trong làn gió heo may se lạnh của mùa thu vị hương ổi được cô đặc, sánh lại, ngọt ngào và quyến rũ hơn. Cái ấm chủ động giao thoa với cái lạnh:
	Bỗng nhận ra hương ổi
	Phả vào trong gió se
	- Từ khu vườn nhỏ nhà mình, nhà thơ hướng mắt ra trước ngõ và thấy làn sương đang mong manh ngập ngừng, đang “ chùng chình qua ngõ”. Nghệ thuật nhân hóa và từ láy “ chùng chình” gợi lên làn sương thu nhẹ, mong manh, giăng mắc nửa muốn đi nửa còn dùng dằng ở lại nơi đầu thôn ngõ xóm. Các tín hiệu đặc trưng của mùa thu đã hiện diện. Vậy mà nhà thơ còn chưa chắc chắn, còn nghỉ hoặc : “ Hình như thu đã về”. Phải tinh tế, nhạy cảm, nhà thơ mới có thể nhận ra bước “ sang thu” nhẹ nhàng, vô hình, từ hương thơm của làng quê, từ những gì không cụ thể làm xốn xang lòng người.
b) Sang thu khắp đất trời ( khổ 2) 
	Từ không gian nhỏ hẹp với hương ổi trong vườn, gió qua nhà, sương trước ngõ, Hữu Thỉnh đã phóng tầm mắt ra xa hơn và nhận ra mùa thu đã về thật sự khắp đất trời.
	- Hai câu thơ đầu : nghệ thuật đối lập được sử dụng để miêu tả những chuyển biến tinh tế của mùa thu trong một không gian trái chiều và những trạng thái, hoạt động trái chiều nhau của vạn vật: 
	Sông được lúc dềnh dàng
	Chim bắt đầu vội vã
Thu sang, dòng sông cứ thế lững lờ trôi, rất nhẹ nhàng, rất êm xuôi, vừa chảy vừa như đang ngẫm nghĩ suy tư như đang đợi chờ ai đó. Đối lập với dòng sông, đàn chim tinh tế nhận ra hơi thu lạnh luồn trong gió se, chúng tôi thể “ dềnh dàng” mà vội vàng, gấp gáp hơn trong những nhịp sải cánh khi mỗi chiều bay về tổ. Hai tốc độ trái chiều nhau, sự “ dềnh dàng” của dòng sông , sự “ vội vã” của những cánh chim đều diễn tả chính xác mùa thu mới ở độ bắt đầu.
	- Hai câu sau: được xem là hai câu tuyệt bút tả cảnh ngự tình. Thu sang rất dịu, rất nhẹ, rất êm được nhà thơ cảm nhận từ bước chuyển mình của “ đám mây mùa hạ” còn vương lại trên bầu trời.
	Có đám mây mùa hạ
	Vắt nửa mình sang thu
	+ Tư “ vắt” gợi cho người đọc những liên tưởng kì thú về đám mây. Đám mây như một tấm lụa mềm mại, duyên dáng đang “ vắt” lên bầu trời hai nửa hạ - thu.
	+ Đám mây được nhân hóa mới chỉ đang “ vắt nửa mình” để sang thu. Nó như cũng mang nặng tâm tư của con người trong khoảnh khắc giao mùa, bâng khuâng xao xuyến trước những chuyển biến kì diệu của thiên nhiên, nửa còn lưu truyền, bịn rịn với mùa hạ nồng nàn, nửa đang háo hức, mong ước mùa thu êm dịu.
	c) “ Sang thu” trong tâm hồn mỗi người ( khổ 3) 
	- Thu đến với những dấu hiệu rõ ràng, cụ thể hơn bằng những đổi thay của thời tiết, bằng những dấu hiệu của hạ đi. Sang thu, mọi dấu hiệu thời tiết mùa hạ đều trở nên thưa thớt, ít ỏi. Dù “ vẫn còn bao nhiêu nắng” nhưng những cơn mưa “ đá vơi dần”, sấm cũng không còn “ bất ngờ” như trong mùa hạ nữa “ hàng cây đứng tuổi” không còn sợ sấm nữa bởi nó đã từng chứng kiến rất nhiều lần chuyển mưa như thế : 
	Vẫn còn bao nhiêu nắng
	Đã vơi dần cơn mưa
	Sấm cũng bớt bất ngờ
	Trên hàng cây đứng tuổi
	- Hình ảnh “ Hàng cây đứng tuổi” khép lại bài thơ vừa làm trọn vẹn bức tranh thiên nhiên vạn vật “ sang thu” vừa là cầu nối mở ra những tâm sự nhà thơ muốn gởi gắm khiến bài thơ không chỉ là hình ảnh đất trời thiên nhiên nên thơ mà còn có hình ảnh con người trong khoảnh khắc giao mùa:
	+ “ Sấm” là tượng trưng cho những biến động bất thường, những khó khăn mỗi người có thể gặp phải trên đường đời.
	+ Hình ảnh : “ hàng cây đứng tuổi” Tượng trưng cho những lớp người đã từng trải, có kinh nghiệm dày dặn, đã từng trải qua bao sóng gió gian nan của cuộc đời. Khi đã “ sang thu” con người luôn vững vàng hơn, họ đón nhận những biến động bất ngời hằng sự bình thản tự nhiên, họ giải quyết mọi việc được bình tĩnh theo cách đúng đắn nhất.
	Thiên nhiên đã trở thành cái cớ để nhà thơ gửi gắm triết lí nhân sinh vào đó, khiến Sang thu trở thành một ẩn dụ hàm súc, đa nghĩa.
 Kết bài
- Bằng sự cảm nhận tinh tế, bằng ngôn ngữ thơ ca giản dị, hàm súc : hình ảnh thiên nhiên thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động và một giọng thơ vừa có thoáng ngỡ ngày, vừa có chút vui sướng, lại vừa trầm lắng, sâu sắc  Hữu Thỉnh đã dựng lại một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà, ấm áp tình người.
	- Với Sang thu, Hữu Thỉnh đã góp thêm một nét thu độc đáo vào dòng thơ thu của dân tộc.
Đề bài: Cho đoạn thơ sau:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Hãy nêu cảm nhận của em.
Mở bài:
- Bốn câu thơ trên trích trong văn bản “Cảnh ngày xuân” nằm trong phần đầu của tác phẩm “Truyện Kiều” do Nguyễn Du sáng tác. Bốn câu thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp.
- Đoạn thơ trích trong văn bản “Cảnh ngày xuân” nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” do Nguyễn Du là một đoạn thơ đặc sắc về nghệ thuật và tiêu biểu về nội dung.
Thân bài:
- Hình ảnh con én đưa thoi là sự kết hợp giữa nghệ thuật ẩn dụ và nhân hóa cho thấy những ngày xuân đang đi qua rất nhanh.
- Những ngày đẹp của mùa xuân đã đi qua 2/3: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”. Như vậy thời gian đã vào cuối xuân.
- Đặc biệt trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng từ “tận” cho thấy thảm cỏ xanh mướt, rộng lớn, bao la. Trên thảm cỏ ấy là những bông hoa trắng. Đặc biệt đảo ngữ “trắng điểm” càng tô thêm vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân rộng lớn.
- Chỉ vài nét chấm phá kết hợp với thể thơ lục bát Nguyễn Du đã phác họa một bức tranh thiên nhiên mùa xuân cao, rộng và đầy sức sống.
Kết bài:
- Đoạn thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên và sự tinh tế của nhà thơ trước mùa xuân đất trời.
- Từ đoạn thơ cho em thêm yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật, từ đó mỗi chúng ta hãy bảo vệ và làm cho thiên nhiên ngày một tươi đẹp.
II. Nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học
1, Khái niệm
Nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học là việc thể hiện quan điểm, chính kiến của mình bằng việc sử dụng linh hoạt các thao tác nghị luận: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ.
2, Đặc điểm
- Đó là những ý kiến, quan điểm, nhận xét của một nhà văn, một nhà nghiên cứu hay bạn đọc về một tác phẩm văn học.
Ví dụ: Trong truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Dựa vào đoạn trích trong SGK Ngữ văn 9, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
- Những ý kiến này có thể xoay quanh những vấn đề: một chi tiết, bút pháp nghệ thuật đặc sắc; một nhân vật; một nhận định; nhận định chung về tác phẩm, đoạn trích,
Ví dụ: Có ý kiến cho rằng: Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của NQS vừa giàu tính kịch vừa đậm chất thơ. Em hãy phân tích tác phẩm để làm rõ nhận định trên.
3, Dàn ý chung
a) Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Trích dẫn nguyên văn ý kiến, quan điểm.
b) Thân bài
- Giải thích, làm rõ ý kiến, quan điểm.
- Bàn luận các khía cạnh của vấn đề.
+ Đưa ra ý kiến của bản thân: đồng thuận hay bác bỏ.
+ Phân tích, lấy dẫn chứng để bảo vệ quan điểm của mình.
c) Kết bài: Khẳng định thái độ của người viết về ý kiến, quan điểm trong đề.
4. Đề minh họa
Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Lặng lẽ Sapa của NTL là truyện ngắn mang đậm chất thơ. Ý kiến của em như thế nào? Hãy làm sáng rõ
Gợi ý dàn bài:
Mở bài
- Giới thiệu chung về tác giả, văn bản, nhận định
+ NTL là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Thành công trong sáng tác của NTL không phải ở cốt truyện giàu kịch tính, dữ dội mà là sự nhẹ nhàng, trong trẻo, thấm đẫm chất trữ tình.
+ Truyện ngắn LLSP được sáng tác 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai.
+ Bàn về nét đặc sắc của tác phẩm, có ý kiến cho rằng: Lặng lẽ Sapa của NTL là truyện ngắn mang đậm chất thơ.
Thân bài
* Giải thích khái niệm chất thơ
- Chất thơ là tiếng nói của tình cảm. Khái niệm chất thơ trong tác phẩm văn xuôi để chỉ tác phẩm có thiên hướng bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước vẻ đẹp cuộc sống và con người, thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng văn nhẹ nhàng, êm ái,
* Chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên :
	Sa Pa, miền Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc hiện lên trong những trang văn của Nguyễn Khánh Long không hề hoang vu mà đẹp một cách trữ tình, tráng lệ.
	- Sa Pa bắt đầu bằng núi cao, trùng điệp, thác đổ trắng xóa, đường núi uốn lượn quanh co,
	- Sa Pa bắt đầu bằng những rặng đào bạt ngàn, những đàn bò lang cổ đeo chuông, đủng đỉnh ăn cỏ trong thung lũng hai bên đường, bằng sự sống yên ả, thanh bình.
	- Sa Pa còn đẹp huyền ảo bởi “nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây”, “ nắng mạ bạc cả con đèo, hừng hực như một bó đuốc lớn”, đẹp bởi những làn cây tinh nghịch như con trẻ “Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên những vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn vào cả gầm xe.”
* Chất thơ toát lên từ cuộc sống, từ vẻ đẹp tâm hồn của mỗi nhân vật. Nhân vật nào hiện ra dù trực tiếp hay gián tiêp cũng đẹp, cũng mang màu sắc lí tưởng.
	- Cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vừa ra trường, sưc xuân phơi phới, sẵn sàng từ bỏ chốn phồn hoa đô hội để đến với nơi núi rừng sâu thẳm nhận công tác. Khi gặp và chứng kiến cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên làm khí tượng, cô tự tin hơn về quyết định của mình. Trong lòng cô dội lên sự hàm ơn không phải vì bó hoa to đẹp mà anh thanh niên tặng cho cô mà vì một bó hoa khác – bó hoa của lí tưởng sống cao đẹp, của những háo hức, mơ mộng ngẫu nhiên anh trao cho cô để cô tiếp tục hòa mình vào đất trời Tây Bắc, để sống đẹp như anh.
	- Ông họa sĩ cầm bút vẽ đã đi đến cuối hành trình của cuộc đời làm nghệ thuật nhưng mới nhận ra sự bất lực của hội họa trước cuộc đời rộng lớn, muôn màu. Ông sẵn sàng xin anh em hoãn bữa tiệc chia tay đến cuối tuần sau để đi thực tế lên Lào Cai trước khi nghỉ hưu. Tuổi đã cao nhưng ông vẫn đam mê hội họa, vẫn cháy bỏng một khao khát nghệ thuật khi bắt gặp cái đẹp trong bức chân dung anh thanh niên. Ngồi trước chàng trai trẻ, ông thấy như có thêm một quả tim nữa, ông thấy “người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm ông nhọc quá”.
	- Anh thanh niên :
	+ Sống một mình trên núi cao giữa mênh mông đất trời sương tuyết, giữa núi cao rừng thẳm, ai cũng tưởng anh là người “cô độc nhất thế gian” nhưng chưa bao giờ anh thấy mình cô độc. Tâm hồn anh lúc nào cũng trong sáng, cũng phong phú. Làm công việc lặng thầm giữa chốn lặng lẽ non xanh, quanh năm chỉ làm bạn với cỏ cây, với mây mù lạnh lẽo nhưng anh luôn thật tình, trách nhiệm, luôn coi công việc là bạn, là nguồn vui, lẽ sống. Dù cho thời tiết có khắc nghiệt đến đâu, anh cũng chẳng bao giờ bỏ trễ một giờ “ốp” nào bởi anh ý thức rõ công việc của mình có vai trò quan trọng trong sản xuất và chiến đấu.
	+ Cuộc sông riêng tư của anh cũng tuyệt đẹp, giàu chất thơ. Một vườn hoa rực rỡ sắc màu, một căn nhà ba gian gọn gàng xinh xắn, một giá sách, một đàn gà, là kết quả của tình yêu cuộc sống thiết tha, bỏng cháy.
	+ Cách cư xử của anh với mọi người cũng thật đẹp, thật đáng trân trọng. Những ngày đầu mới lên Sa Pa nhận công tác, anh kiếm cớ gặp người cho vơi bớt nỗi nhớ. Anh đón khách thân tình, cởi mở đến nồng nhiệt, anh cư xử với khách theo cách lịch sự của chàng trai có học thức. Một bó hoa anh cắt trong vườn dành tặng cô kĩ sư, một ấm trà nóng anh mời ông họa sĩ, một củ tam thất anh gửi biếu vợ bác lái xe, một làn trứng dành cho người đi đường là tình đời, tình người cao quý không dễ gì có được.
	- Thông qua anh thanh niên, Nguyễn Thành Long còn tôn vinh cả tập thể những người lao động trí óc đang lặng thầm làm việc, sống đẹp như anh nơi mịt mù sương tuyết. Họ cũng như anh, cũng đang ngày đêm lặng lẽ hiến dâng cả tuổi xuân, sức lực để làm đẹp cho cuộc đời quên cả hạnh phúc riêng tư.
	 Mỗi con người, mỗi nhân vật hiện ra trực tiếp hay gián tiếp trong truyện cũng là những bông hoa rừng tươi đẹp góp vào vườn qua muôn sắc màu của cuộc sống mới khiến cho người đọc không khỏi ngưỡng mộ, yêu tin.
* Chất thơ đến từ tình huống truyện
- Tình huống truyện không gay cấn, không có tình tiết cao trào, thắt nút, mở nút như các tác phẩm tự sự thông thường. Tình huống truyện chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi giữa ba nhân vật. Diễn biến truyện thật nhẹ nhàng, tự nhiên.
* Chất thơ, chất trữ tình thấm được trong những câu văn giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh, nhẹ nhàng êm ái như bài thơ. Truyện viết về những con người lao động, về đề tài lao động mà không hề khô khan, rất trữ tình, mềm mại với nhiều chi tiết giàu chất thi ca khiến người đọc tưởng như nhà văn xây dựng một câu chuyện về tình yêu đang nhớm nở .
Kết bài
Khẳng định: Chất thơ là một trong những yếu tố đặc sắc tạo nên thành công cho truyện ngắn Lặng lẽ Sapa
 Đề 2 : Nhận xét về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, có ý kiến cho rằng “ Bài thơ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha và nguyện ước cống hiến chân thành, tha thiết của Thanh Hải”.
	Hãy làm sáng tỏ lời nhận xét trên
1. Mở bài
- Thanh Hải ( 1930- 1980) là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam những ngày đầu. Thơ Thanh Hải bình dị, trong sáng, sâu lắng và rất chân thành.
	- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời tháng 11 năm 1980 trong hoàn cảnh đặc biệt, lúc đó Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh, sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời. Nhận xét bài thơ Mùa xuân nho nhỏ,có ý kiến cho rằng.“Bài thơ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha và nguyện ước cống hiến chân thành, tha thiết của Thanh Hải”.
2.Thân bài
a) Bài thơ thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_nghi_luan_van_hoc.doc