Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi liên môn Khoa học xã hội môn Ngữ văn – Giáo dục công dân cấp THCS

Thi HSG liên môn KHXH là môn thi mới được sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đưa vào thực hiện từ năm học 2014 -2015. Để chuẩn bị tốt cho cuộc thi, các nhà trường, nhất là những giáo viên được phân công dạy đội tuyển tích cực tìm tòi, sáng tạo trong công tác bồi dưỡng. Khi dạy học, luyện thi KHXH đã tạo ra sự đoàn kết, đồng thuận một cách tích cực của GV dạy 4 phân môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa Lí, GDCD nhất là sự liên kết gắn bó giữa môn Ngữ văn với GDCD. Mặt khác, HS cũng thấy được tính khoa học lôgic giữa các phân môn bổ trợ thiết thực cho nhau nên tạo được hứng thú, định hướng tốt trong quá trình dạy và học liên môn KHXH.
Tuy nhiên, trong quá trình dạy và bồi dưỡng học sinh chúng tôi nhận thấy học sinh còn chưa thực sự say mê, yêu thích môn thi, việc ôn tập của các em còn chưa tích cực, chất lượng bài thi còn nhiều hạn chế. Có em nhầm lẫn phương pháp làm bài nhất là giữa môn Văn và GDCD hoặc bài làm của các em còn sơ sài, không xác định rõ vấn đề, diễn đạt chưa thoát ý. Có những em khi học thì hiểu bài nhưng khi làm bài kết quả lại không tốt ảnh hưởng đến chất lượng bài thi.
Về phía giáo viên đa số các thầy cô đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có kiến thức vững vàng, có phương pháp giảng dạy tốt. Song không ít thầy cô còn chưa thật sự tâm huyết với công tác bồi dưỡng, chưa dành nhiều thời gian rèn, luyện kĩ năng làm bài cho học sinh khiến cho nhiều em còn cảm thấy khó khăn lúng túng trong việc học và làm bài thi.
PHÒNG GD & ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS VĨNH TƯỜNG ********** Chuyên đề: “Bồi dưỡng học sinh giỏi liên môn KHXH môn Ngữ văn – Giáo dục công dân cấp THCS” Người thực hiện: Trương Thị Thúy An Trần Thị Minh Hiền Tổ: Văn – Sử - Ngoại ngữ Vĩnh Tường, tháng 12 năm 2017 1 CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT Số Nội dung Chữ cái viết tắt tt 1 Học sinh giỏi HSG 2 Khoa học xã hội KHXH 3 Giáo viên GV 4 Giáo dục công dân GDCD 5 Trung học cơ sở THCS 6 Bồi dưỡng BD 3 Chúng tôi mong muốn cùng đồng nghiệp trao đổi về những biện pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi liên môn KHXH cấp THCS với hai phân môn: Ngữ văn và Giáo dục công dân. 3. Giới hạn chuyên đề: Trong chuyên đề chúng tôi trình bày những giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi liên môn KHXH của hai phân môn Ngữ văn và Giáo dục công dân cấp THCS. 4. Đối tượng nghiên cứu: - Các nội dung, kiến thức, đề thi môn Ngữ văn, môn Giáo dục công dân lớp 6,7,8. - Học sinh lớp 8. 5. Thời gian nghiên cứu và viết chuyên đề: - Chuyên đề bắt đầu nghiên cứu từ tháng 9 năm 2016. - Từ tháng 9 năm 2016 đến hết tháng 4 năm 2017 dạy thực nghiệm tại Trường THCS Vĩnh Tường. - Chuyên đề được hoàn thiện vào tháng 12 năm 2017. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp thực nghiệm. PHẦN NỘI DUNG 5 - Trong suy nghĩ của phụ huynh và cả học sinh quan niệm đây là các môn học thuộc lòng nên ngại học và tham gia đội tuyển chưa nhiệt tình, chưa chăm. Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng nhưng chưa thật cố gắng nên kết quả thi HSG chưa cao. Trước thực trạng và nguyên nhân của thực trạng trên và qua một vài năm tham gia công tác bồi dưỡng HSG, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm trong công tác BD HSG liên môn KHXH với hai môn Ngữ văn và GDCD. CHƯƠNG II. NHỮNG GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LIÊN MÔN KHXH CẤP THCS. A. GIẢI PHÁP CHUNG. I. Đối với đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng 1. Về phẩm chất, uy tín, năng lực Phẩm chất, uy tín, năng lực của người thầy có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền hứng thú, niềm say mê môn học cho các em. Giáo viên có năng lực chuyên môn, có am hiểu về kiến thức chuyên sâu, kiến thức xã hội có phương pháp truyền đạt khoa học, tâm huyết với công việc, yêu thương học trò, giúp đỡ đồng nghiệp. - Khi được giao nhiệm vụ, giáo viên phải tự đọc, tự học để đáp ứng nhiệm vụ đang đảm nhận; giáo viên tự soạn nội dung giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Nội dung giảng dạy được tổng hợp, bổ sung từ nhiều nguồn tư liệu: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đề thi HSG cấp huyện, tỉnh qua sách báo, Internet - Bồi dưỡng qua giao lưu, học hỏi với các tổ bộ môn trong trường, với tổ chuyên môn ở trường khác... 2. Công tác đánh giá, phát hiện học sinh giỏi - Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên là khâu phát hiện và tuyển chọn học sinh, khâu này quan trọng chẳng khác gì khâu “chọn giống của nhà nông". - Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình đầu tư nhiều công sức, đòi hỏi năng lực và tâm huyết của các thầy cô giáo. Quá trình phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi giống như việc tìm ngọc trong đá. Ở đó các em giống như những viên đá còn thô, phải được mài dũa thì đá mới thành ngọc. Điều này cần có thời gian và sự đầu tư bài bản, lâu dài. Trong điều kiện thực tế của nhà trường, việc phát hiện học sinh giỏi chủ yếu thông qua đánh giá thường xuyên của giáo viên trực tiếp giảng dạy và kết quả các kì thi. -Một số biểu hiện thường thấy ở những học sinh có tư chất thông minh là: + Năng lực tư duy mô hình hóa, sơ đồ hóa các khái niệm, các mối quan hệ; lôgic vấn đề; kĩ năng thao tác giải quyết vấn đề và sáng tạo cái mới; kĩ năng thực hành, tổ chức sắp xếp công việc. + Năng lực phản biện. Trước mỗi tình huống, học sinh có khả năng phản biện hay không? Có biết thay đổi giả thiết, thay đổi hoàn cảnh để tạo ra tình huống mới hay không? 7 sách, trang thông tin trên Internet mà GV đã giới thiệu hoặc hướng dẫn và có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau. - Trong công tác BD HSG, GV dạy đội tuyển là người quản lí chính việc tự học của các em trên lớp trong thời gian không có buổi học đội tuyển. Chính trong thời gian này các em nghiên cứu tài liệu, bổ sung kiến thức, trao đổi phương pháp giải bài tập, từ đó hoàn thành việc trả bài cho thầy cô được đầy đủ hơn. - Thường xuyên liên lạc với các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, các cấp quản lý và gia đình, kết hợp cùng gia đình của các HS để động viên kịp thời các em. II.Yêu cầu đối với Học sinh giỏi liên môn KHXH - Về kiến thức: Học sinh phải nắm chắc, hiểu sâu kiến thức bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD từ lớp 6 đến lớp 8, trọng tâm là kiến thức lớp 8 và kiến thức tích hợp của bốn môn này. -Về kĩ năng: + Học sinh biết vận dụng kiến thức theo từng môn hoặc liên môn để làm bài trắc nghiệm với các dạng: chọn phương án đúng, điền khuyết, ghép đôi + Học sinh cần có kĩ năng làm bài tự luận theo đúng phương pháp của từng môn. + Học sinh có kĩ năng làm bài liên môn. -Về thái độ học và tâm lý làm bài: + Học sinh cần có thái độ học, ôn bài nghiêm túc theo sự hướng dẫn của giáo viên, có niềm say mê sáng tạo tìm tòi để chiếm lĩnh kiến thức và chinh phục đỉnh cao trong các kỳ thi. + Học sinh có tâm lý làm bài ổn định, không căng thẳng. Đề thi hàng năm có sự biến đổi chứ không theo một mô típ cố định nên đứng trước đề các em cần có lập trường vững vàng, bình tĩnh để có định hướng làm bài đúng. + Thái độ học và tâm lý làm bài là hai yếu tố khá quan trọng có tác động ít nhiều đến chất lượng HSG liên môn KHXH. Bởi một số lý do (như phần thực trạng đã nêu) nên một bộ phận học sinh tuy nhận thức tốt nhưng không hứng thú khi tham gia đội tuyển, không có mục tiêu rõ ràng cho việc ôn luyện, thi cử của mình thì giáo viên có đổ bao công sức hiệu quả cũng không đạt được như mong muốn. III. Cấu trúc của đề thi. Đề thi liên môn KHXH thường có cấu trúc hai phần: Trắc nghiệm và tự luận. -Phần trắc nghiệm gồm 30 câu, kiến thức bốn môn: Ngữ văn – Lịch sử - Địa lý – Giáo dục công dân, tổng điểm là 3,0. Thời gian làm bài 45 phút. -Phần tự luận khoảng bốn đến năm câu, tổng điểm là 7,0. Thời gian làm bài 135 phút. -Kiến thức có thể tích hợp cao có thể tích hợp thấp giữa bốn môn. Việc tìm hiểu cấu trúc của đề sẽ giúp cho người dạy định hướng được chương trình ôn tập và rèn kĩ năng làm bài cho học sinh, nhất là những giáo viên năm đầu dạy bồi dưỡng. IV. Xác định những vấn đề có sự liên kết, tích hợp giữa các môn: Trước hết, giáo viên trang bị cho các em kiến thức từng môn bằng cách ôn tập, dạy kiến thức mới từ cơ bản đến mở rộng, nâng cao. 9 Khâu này giúp các em củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức và rèn kĩ năng để giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm cũng như tự luận trong các đề thi. Ví dụ 1: Khi ôn văn bản: “Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử”- Văn 6, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức liên môn: Văn Lịch sử Địa lý GDCD - Học sinh nắm - Lịch sử của cầu - Cây cầu bắc qua - Giáo dục học được cây cầu đã Long Biên. sông Hồng. sinh ý thức bảo vệ chứng kiến - Địa danh thành di tích lịch sử với những thời kì phố Hà Nội những việc làm lịch sử nào. Nghệ thiết thực. thuật của bài -Ý nghĩa của cây cầu. Các bài khác của Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD cũng tương tự như vậy. Từ đó, các em tích hợp kiến thức trong quá trình học và làm bài. Ví dụ 2: Khi lấy ngữ liệu là môn Ngữ văn, tích hợp các môn Lịch sử - Địa lý - GDCD: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” (SGK Ngữ văn 7 –Giáo dục) Câu 1. Em hãy cho biết tên bài thơ là gì, của tác giả nào? A. Hịch tướng sĩ-Trần Quốc Tuấn B. Bình Ngô đại cáo-Nguyễn Trãi C. Nam quốc sơn hà-Lý Thường Kiệt D. Phú sông Bạch Đằng-Trương Hán Siêu. Câu 2. Bài thơ trên gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào? A. Quân Tống B. Quân Nguyên Mông C. Quân Minh D. Quân Thanh. Câu 3. Bài thơ này gắn với địa danh nào? A. Sông Nhị B. Sông Thương C. Sông Như Nguyệt D. Sông Bến Hải Câu 4. Bài thơ đề cập đến tình cảm nào? A. Tình yêu nước 11 Kiến thức liên môn giữa môn Ngữ văn và GDCD thường là những vấn đề đạo đức trong môn GDCD và những tư tưởng đạo lý đặt ra từ tác phẩm văn học. Do đặc điểm của môn văn: sau mỗi tác phẩm luôn đem đến cho học sinh bài học giáo dục trong đó có những bài học về đạo đức. Đó là cơ sở dẫn đến sự tích hợp giữa hai môn. Còn mảng kiến thức về pháp luật trong môn GDCD có nhưng không nhiều. Bởi vậy trong quá trình ôn tập chúng ta cũng chú ý hướng dẫn cho các em không chỉ kiến thức môn Ngữ văn mà còn củng cố kiến thức Giáo dục công dân. Cụ thể: Trong các bài học giữa hai môn có bài khả năng tích hợp cao. Môn Văn Môn GDCD Bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ Đức tính giản dị Bài: Lão Hạc Lòng tự trọng Bài: Con hổ có nghĩa Lòng biết ơn Bài: Cổng trường mở ra Tính tự lập . . Khi nắm chắc những kiến thức này sẽ giúp cho các em vận dụng vào làm các bài tập chủ yếu là tự luận. Ví dụ 1: Cho đoạn văn: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,” (Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra) Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập. 2.2. Thứ hai là phương pháp làm bài: Phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội, nhất là Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý có liên quan chặt chẽ với phương pháp làm bài môn Giáo dục công dân. Mặc dù môn Văn đòi hỏi dung lượng dài hơn, có bày tỏ quan điểm của người viết, bàn luận sâu hơn Nhưng cơ bản các bước làm bài GDCD cũng tương tư như làm bài văn. Qua ví dụ dưới đây chúng ta thấy rõ hơn điều đó. Đề bài môn Văn: Từ cảnh ngộ của bé Hồng Đề bài môn GDCD: Cho câu ca dao sau: trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của “Nói lời phải giữ lấy lời Nguyên Hồng, em hãy suy nghĩ về tình Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” người trong cuộc sống? (Trình bày bằng Em hãy giải thích câu ca dao trên? Câu ca một bài văn ngắn khoảng 300 từ). dao trên nói về chuẩn mực đạo đức nào em đã học? Bằng hiểu biết của mình em hãy làm rõ nội dung chuẩn mực đó. Gợi ý: Gợi ý: Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề. - Giải thích câu ca dao: Khi đã nói với ai - Nêu vấn đề: Cảnh ngộ cay đắng, điều gì thì ta phải thực hiện đúng như vậy, tủi cực của bé Hồng gợi lên trong lòng đừng nói xong bỏ đấy không quan tâm đến người đọc bao xúc động và suy tư về tình điều mình đã nói thì sẽ mất đi tin tưởng của người. mọi người dành cho mình. Câu ca dao muốn 13
Tài liệu đính kèm:
chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_lien_mon_khoa_hoc_xa_hoi_m.doc