Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Khoa học tự nhiên Khối 8

Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Khoa học tự nhiên Khối 8

Cơ sở lí luận.

Dạy và học môn Sinh học ở các trường hiện nay đã và đang được đổi mới tích cực nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của trường THCS. Ngoài nhiệm vụ nâng cao chất lượng hiểu biết kiến thức và vận dụng kỹ năng, các nhà trường còn phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với các trường THCS trong toàn huyện.

Cơ sở thực tiễn.

Hiện nay do yêu cầu ngày càng cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi từ cấp huyện lên cấp tỉnh, đòi hỏi học sinh nắm vững kiến thức về lí thuyết và những vấn đề thực tiễn có liên quan đến sinh học. Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành kiểm tra và khảo sát đối với học sinh đội tuyển HSG Sinh học KHTN 8 của trường THCS Vĩnh Tường bằng một số bài tương ứng với mức độ nội dung kiến thức ở khối lớp 8.

doc 26 trang Mai Loan 20/04/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Khoa học tự nhiên Khối 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
1. Lời giới thiệu:
 Trong những năm gần đây, vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8 được 
phòng giáo dục đặc biệt quan tâm, được nhà trường và các bậc cha mẹ học sinh 
nhiệt tình ủng hộ. Giáo viên được phân công dạy bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8 
đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy 
nhiên trong thực tế dạy bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8 còn nhiều khó khăn cho cả 
thầy và trò. 
 Là một giáo viên được thường xuyên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn 
Sinh học - KHTN 8, tôi đã có dịp tiếp xúc với một số đồng nghiệp, khảo sát từ thực 
tế khi trực tiếp dạy đội tuyển học sinh giỏi KHTN 8 tôi đã thấy được nhiều vấn đề 
mà nhiều học sinh còn lúng túng, nhất là việc nắm bắt kiến thức một cách có hệ 
thống . Để chuẩn bị cho việc dạy chuyên đề này trên lớp, hàng năm tôi luôn dành 
thời gian sưu tầm tài liệu, các đề thi của các Huyện, của Tỉnh để chất lượng đội 
tuyển HSG - KHTN 8 ngày càng được nâng cao.
2. Tác giả chuyên đề:
 - Họ và tên: Hà Thị Minh Huệ
 - Địa chỉ tác giả: Trường THCS Vĩnh Tường
 - Số điện thoại: 0965638186
 - Email: hathiminhhue.c2vinhtuong@vinhphuc.edu.vn
3. Lĩnh vực áp dụng: 
- Chuyên đề được áp dụng vào giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học - 
KHTN 8 cấp huyện và cấp tỉnh.
- Vấn đề chính mà chuyên đề giải quyết là: 
+ Hệ thống hóa lí thuyết đảm bảo đủ lượng kiến thức cho học sinh sau này vận dụng 
vào việc nắm bắt kiến thức liên môn KHTN: Lý – Hóa – Sinh.
 + Giải thích các hiện tượng, các tình huống nảy sinh trong thực tiễn
4. Ngày áp dụng lần đầu: từ 20 tháng 8 năm 2015 được sử dụng bồi dưỡng đội 
tuyển học sinh giỏi môn Sinh học KHTN 8 của trường THCS Vĩnh Tường và của 
Phòng GD & ĐT Vĩnh Tường.
5. Mô tả bản chất:
5.1. Những nội dung lí luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
5.1.1. Cơ sở lí luận.
 1 Câu 2. Có nhận xét gì về thành phần hóa học của tế bào so với các nguyên tố hóa 
học có trong tự nhiên? Từ đó rút ra kết luận gì?
- Các nguyên tố hóa học có trong tế bào là những nguyên tố có sẵn trong tự nhiên 
điều đó chứng tỏ cơ thể luôn có sự trao đổi chất với môi trường.
Câu 3. Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
- Tế bào thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi 
hoạt động sống của cơ thể. 
- Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành 
có thể tham gia vào quá trình sinh sản.
- Tế bào còn có khả năng cảm ứng lại với các kích thích của môi trường giúp cơ thể 
phản ứng với các kích thích và thích nghi với môi trường sống. 
 Như vậy, mọi hoạt động sống của tế bào đều liên quan đến hoạt động sống của cơ 
thể nên tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. 
Câu 4. Tế bào có những hình dạng và kích thước như thế nào?
- Hình dạng: tế bào có nhiều hình dạng khác nhau
+ Hình cầu: tế bào trứng
+ Hình đĩa: tế bào hồng cầu
+ Hình sao nhiều cạnh: tế bào xương, tế bào thần kinh
+ Hình trụ: tế bào lót xoang mũi
+ Hình sợi: tế bào cơ
- Kích thước: 
+ Lớn nhất là tế bào trứng
+ Nhỏ nhất là tế bào tinh trùng
+ Dài nhất là tế bào thần kinh
- Cơ thể người có số lượng tế bào rất lớn, khoảng 75 nghìn tỉ.
Câu 5. Vì sao tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau?
- TB có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau để thực hiện các chức năng khác nhau.
Câu 6. Xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào?
- Mô biểu bì (da)
- Mô liên kết: mô sụn, mô xương, mô mỡ, mô sợi, mô máu
- Mô cơ vân
- Mô thần kinh
Câu 7. Vì sao khi quan sát tiêu bản trên kính hiển vi phải quan sát kính hiển vi ở 
độ phóng đại nhỏ trước, sau đó mới chuyển sang vật kính có độ phóng đại lớn 
hơn? 
 3 Câu 2. Xương to ra và dài ra do đâu?
- Xương to ra (lớn lên) về bề ngang là nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương
- Xương dài ra là nhờ sự phân chia của các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng
Câu 3. Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì với chức năng của xương?
- Thành phần hóa học của xương gồm cốt giao và muối khoáng
- Cốt giao là chất kết dính đảm bảo tính đàn hồi của xương
- Muối khoáng gồm Ca và P làm tăng độ cứng rắn của xương
-> Nhờ vậy xương vững chắc là trụ cột của cơ thể
Câu 4. Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?
– Khi hầm xương chất cốt giao bị phân huỷ, vì vậy nước hầm xương thường sánh và 
ngọt 
- Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên xương 
bở
Câu 5. Vì sao khi gãy xương được cố định xương lại liền lại?
- Khi xương bị gãy được cố định, màng xương sẽ phân chia tạo nên các tế bào 
xương mới, các tế bào này liên kết với nhau hình thành lớp màng xương nối 2 phần 
xương gãy. Lớp màng này ngày một dày đồng thời với quá trình canxi hóa làm cho 
xương gãy được hàn lại.
Câu 6. Hãy giải thích vì sao người già dễ bị gãy xương và khi gãy xương thì sự 
phục hồi xương diễn ra chậm, không chắc chắn?
- Vì xương người già sự phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ chất cốt 
giao giảm. Vì vậy xương giòn, xốp nên dễ bị gãy và khi bị gãy xương thì sự phục 
hồi diễn ra rất chậm, không chắc chắn.
Câu 7. Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?
- Có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lí
- Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D (nhờ có vitamin D 
mà cơ thể hấp thụ được canxi để tạo xương)
- Luyện tập TDTT và lao động vừa sức.
Câu 8. Để chống con vẹo cốt sống, trong lao động phải chú ý những điểm gì?
- Mang vác đều cả 2 vai
- Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, không 
cúi gò lưng, không nghiêng vẹo.
Câu 9. Tại sao học sinh ngồi học không đúng tư thế lâu ngày sẽ bị cong vẹo, cột 
sống? 
- Vì trong xương trẻ em thành phần cốt giao (chất hưu cơ) nhiều hơn muối khoáng 
(vô cơ) nên xương mềm dẻo hơn. Nếu ngồi học không đứng tư thế sẽ dễ bị cong vẹo 
cột sống
 5 Câu 17. Giải thích nguyên nhân sinh ra hiện tượng “chuột rút” ở các cầu thủ 
bóng đá ?
- Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được.
- Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra nhiều mồ hôi dẫn đến 
mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu 
oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ làm ảnh hưởng đến sự co và duỗi 
của cơ và gây ra hiện tượng co cơ cứng hay “Chuột rút”
Câu 18. Gặp người bị tai nạn gãy xương cần thực hiện những thao tác nào?
- Đặt nạn nhân nằm yên
- Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau vết thương
- Tiến hành sơ cứu
Câu 19. Nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương?
- Do va đập mạnh xảy ra khi ngã, khi tai nạn giao thông
Câu 20. Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?
- Tỉ lệ chất cốt giao và muối khoáng trong xương ở các lứa tuổi khác nhau là khác 
nhau
+ Trẻ em: tỉ lệ chất cốt giao lớn hơn muối khoáng nên xương mềm dẻo, khó gãy
+ Người già: tỉ lệ cốt giao ít hơn muối khoáng nên xương xốp, giòn, dễ gãy
Câu 21. Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông cần chú ý tới điều gì?
- Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Câu 22. Gặp người bị tai nạn gãy xương có nên nắn lại chỗ xương gãy không?
- Không nên nắn lại vì điều đó có thể làm cho đầu xương gãy đụng chạm mạnh vào 
mạch máu, dây thần kinh, làm rách cơ và da
Câu 23. Gặp người bị sai khớp có được nắn lại không? Khi đó cần phải làm gì?
- Không được nắn lại
- Khi đó cần: chườm đá cho đỡ đau, băng bó cố định và đưa đến bệnh viện
 Chương III: TUẦN HOÀN
Câu 1. Khi cơ thể bị mất nhiều nước (khi tiêu chảy, khi lao động nặng, ra mồ hôi 
nhiều,) máu có lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? Vì sao?
- Khi cơ thể bị mất nhiều nước, máu sẽ đặc lại và sự vận chuyển của máu trong mạch 
sẽ khó khăn hơn.
Câu 2. Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong 
máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng?
 7 - Tiểu cầu khi ra ngoài chạm vào cạnh sắc của vết thương nên bị vỡ giải phóng ra 
enzim. 
- Enzim này kết hợp với protein và ion canxi có trong huyết tương tạo thành các sợi 
tơ máu, các sợi tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu hình thành khối 
máu đông bịt kín vết thương. 
Câu 7. Giải thích vì sao nhóm máu O là máu chuyên cho, nhóm máu AB là nhóm 
máu chuyên nhận? Vì sao kháng thể của người cho ( nhóm máu O) không chống 
lại kháng nguyên của người nhận (nhóm máu AB) trong cơ thể người nhận? 
* Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, nhóm máu AB là nhóm máu chuyên 
nhận
- Trong máu người có 2 yếu tố:
+ Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B
+ Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là  và  ( gây kết dính A,  gây kết dính 
B).
- Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho: Nhóm máu O không chứa kháng nguyên 
trên hồng cầu nên khi truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương 
của máu người nhận gây kết dính hồng cầu, nên máu O là máu chuyên cho.
- Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận: Nhóm máu AB có chứa cả kháng 
nguyên A và B trên hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy 
nhóm máu AB không có khả năng gây kết dính hồng của máu người cho. Vì vậy 
nhóm máu AB có thể nhận bất kì nhóm máu nào truyền cho nó.
* Kháng thể của người cho ( nhóm máu O) không chống lại kháng nguyên của 
người nhận (nhóm máu AB) trong cơ thể người nhận? 
Người cho có nhóm máu O tuy có kháng thể  và  nhưng sẽ bị tan loãng ngay 
trong máu người nhận có nhóm máu AB nên hồng cầu của người nhận không bị kết 
dính.
Câu 8. Nêu hoạt động của tim? Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt 
mỏi?
* Hoạt động của tim : Tim hoạt động theo chu kì , mỗi chu kì kéo dài 0,8s gồm 3 
pha :
- Pha nhĩ co : tâm nhĩ làm việc 0,1s nghỉ 0,7s 
- Pha thất co: tâm thất làm việc 0,3s nghỉ 0,5s 
- Pha giãn chung : 0,4s
* Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi vì:
- Tim làm việc theo chu kì rất nhịp nhàng, mỗi chu kì là 0,8s trong đó tâm nhĩ làm 
việc 0,1s nghỉ 0,7s ;tâm thất làm việc 0,3s nghỉ 0,5s . Nhờ thời gian nghỉ đó mà các 
cơ tim phục hồi được khả năng làm việc ... 
 9 Huyết áp 110/180: 110 mmHg là huyết áp tối thiểu, 180 mmHg là huyết áp tối đa. 
Người có chỉ số này là người cao huyết áp.
* Người bị cao huyết áp không nên ăn mặn vì: 
- Nếu ăn mặn nồng độ Na trong huyết tương của máu cao và bị tích tụ hai bên thành 
mạch máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của mao mạch, mạch máu hút nước tăng 
huyết áp.
- Nếu ăn mặn làm cho huyết áp tăng cao đẫn đến nhồi máu cơ tim, vỡ động mạch, 
đột quỵ, tử vong.
Câu 13. Các biện pháp bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại? Nêu các biện 
pháp rèn luyện hệ tim mạch?
 * Các biện pháp bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại
- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong 
muốn.
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn, thấp khớp
- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch. 
* Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch:
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức 
- Xoa bóp ngoài da
Câu 14. Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim 
/phút ít hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì? 
Có thể giải thích điều này như thế nào khi số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ô xi 
của cơ thể vẫn được đảm bảo?
* Số nhịp tim/phút của các vận động viên luyện tập lâu năm
 Trạng thái Nhịp tim/phút Ý nghĩa
 Lúc nghỉ ngơi 40 -> 60 - Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn
 - Khả năng tăng năng xuất của tim cao 
 hơn
 Lúc hoạt động 180-> 240 - Khả năng hoạt động của cơ thể tăng 
 gắng sức lên
* Giải thích khi số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ô xi của cơ thể vẫn được đảm 
bảo:
- Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ ô xi cho nhu cầu của cơ thể 
vì: mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn, hay nói cách khác hiệu suất làm 
việc của tim cao hơn
Câu 15. Máu chảy ở mao mạch, tĩnh mạch và cách sử lí?
* Biểu hiện: Máu chảy ra với tốc độ chậm, chảy tràn ra trên bề mặt vết thương
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_khoa_hoc_tu_nhien_khoi_8.doc