Các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần “công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10

Các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần “công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10

Giáo dục phổ thông là giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phát triển tư duy, nhân cách học sinh. Đúng như GS Võ Tòng Xuân đã từng nhận định : “Cái gốc của hệ thống giáo dục mỗi quốc gia là giáo dục phổ thông, nơi mà những kiến thức cơ bản, cần thiết về Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội được giới thiệu cho mỗi người. Cái gốc này có vững thì con người mới tự lập trong suốt cuộc đời.”

Mặt khác, trong luật Giáo dục năm 2005 cũng đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân.” (Điều 23).

Đáp ứng mục tiêu trên, môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường Trung học Phổ thông (THPT) có ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc giáo dục, đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi lẽ, bộ môn không chỉ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản nhất về Đạo đức, Pháp luật, các vấn đề Chính trị - xã hội có tính thời sự cao, mà còn trang bị thế giới quan (TGQ), phương pháp luận (PPL) khoa học, tư duy biện chứng duy vật cho học sinh. Đây là việc làm quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng học tập, góp phần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho xã hội, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để giảng dạy hiệu quả những tri thức triết học cho học sinh, mà đặc biệt là học sinh lớp 10 phổ thông hiện nay không phải là một việc làm đơn giản. Đối với các em, kiến thức về triết học là mới mẻ, trừu tượng, khó hiểu. Do vậy, việc tiếp thu, lĩnh hội là vô cùng khó khăn. Ngay cả sinh viên các trường đại học, cao đẳng hiện nay vẫn rất “sợ” triết học. Với đặc thù kiến thức như vậy đã dẫn đến tình trạng học sinh không có hứng thú học tập, đa số chỉ học vẹt, học qua loa mà không hiểu được cái hay của triết học, cái giá trị cải tạo thực tiễn, cải tạo bản thân của triết học.

 

doc 19 trang thuychi01 10562
Bạn đang xem tài liệu "Các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần “công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC” MÔN GDCD LỚP 10
Người thực hiện: Phùng Thanh Loan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: GDCD
THANH HOÁ - NĂM 2016
MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang 
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài. 
1
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
2
2. Nội dung
2
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
2
2.1.1 Lý luận chung về TGQ, PPL khoa học.
2
2.1.2 Vai trò của TGQ, PPL khoa học.
4
2.1.3 Một số yêu cầu khi dạy học phần “Công dân với việc 
hình thành TGQ, PPL khoa học” môn GDCD lớp 10.
5
2.2. Thực trạng việc dạy học phần “Công dân với việc 
hình thành TGQ, PPL khoa học” môn GDCD lớp 10.
7
2.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần
“CD với việc hình thành TGQ, PPL khoa học” môn GDCD lớp 10.
8
2.3.1 Sử dụng câu chuyện Triết học.
8
2.3.2 Sử dụng kiến thức liên môn.
10
2.3.3 Liên hệ với thực tiễn.
13
2.4 Kết quả
14
3. Kết luận, kiến nghị
16
3.1 Kết luận.
16
3.2 Kiến nghị.
16
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông là giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phát triển tư duy, nhân cách học sinh. Đúng như GS Võ Tòng Xuân đã từng nhận định : “Cái gốc của hệ thống giáo dục mỗi quốc gia là giáo dục phổ thông, nơi mà những kiến thức cơ bản, cần thiết về Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội được giới thiệu cho mỗi người... Cái gốc này có vững thì con người mới tự lập trong suốt cuộc đời.” 
Mặt khác, trong luật Giáo dục năm 2005 cũng đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân.” (Điều 23).
Đáp ứng mục tiêu trên, môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường Trung học Phổ thông (THPT) có ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc giáo dục, đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi lẽ, bộ môn không chỉ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản nhất về Đạo đức, Pháp luật, các vấn đề Chính trị - xã hội có tính thời sự cao, mà còn trang bị thế giới quan (TGQ), phương pháp luận (PPL) khoa học, tư duy biện chứng duy vật cho học sinh. Đây là việc làm quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng học tập, góp phần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho xã hội, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để giảng dạy hiệu quả những tri thức triết học cho học sinh, mà đặc biệt là học sinh lớp 10 phổ thông hiện nay không phải là một việc làm đơn giản. Đối với các em, kiến thức về triết học là mới mẻ, trừu tượng, khó hiểu. Do vậy, việc tiếp thu, lĩnh hội là vô cùng khó khăn. Ngay cả sinh viên các trường đại học, cao đẳng hiện nay vẫn rất “sợ” triết học. Với đặc thù kiến thức như vậy đã dẫn đến tình trạng học sinh không có hứng thú học tập, đa số chỉ học vẹt, học qua loa mà không hiểu được cái hay của triết học, cái giá trị cải tạo thực tiễn, cải tạo bản thân của triết học.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, bản thân tôi là một giáo viên, đang trực tiếp giảng dạy môn GDCD ở trường THPT, tôi luôn trăn trở làm sao để học sinh tiếp nhận tri thức bộ môn một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu nhất. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số phương pháp mới khi giảng dạy các bài học về triết học. Qua thực tế dạy học, tôi nhận thấy việc áp dụng những phương pháp mới đã mang lại hiệu quả đáng kể. Cũng chính vì lý do đó, hôm nay, tôi xin phép được trình bày những kinh nghiệm của bản thân mình trong quá trình giảng dạy phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10.
Tôi chọn đề tài “ Các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học môn GDCD lớp 10 ” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình, nhưng đó chỉ là những kinh nghiệm chủ quan của cá nhân tôi. Vì thế không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý chân thành từ đồng nghiệp.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Kiến thức ở phần thứ nhất môn GDCD lớp 10 (Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học) là những kiến thức về Triết học. Đó là những nội dung trừu tượng, có tính tổng hợp, khái quát cao, do đó chất lượng của quá trình dạy học phụ thuộc rất lớn vào khả năng tiếp nhận và xử lý tri thức của người thầy. Nếu người thầy biết “mềm hóa” kiến thức, linh hoạt trong dạy học, gắn tri thức với thực tế cuộc sống học sinh sẽ dễ dàng biết, hiểu và vận dụng tri thức. Ngược lại, nếu người thầy cứng nhắc, truyền đạt theo sách vở, hạn chế tính thực tế thì quá trình học tập của học sinh sẽ bị xơ cúng, khó khăn, thụ động, thậm chí là không có hiệu quả. Vì vậy, việc đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy – học phần “Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học” là vô cùng quan trọng.
Nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ đạt được hai mục đích cơ bản:
+ Thứ nhất, góp phần nâng cao nhận thức về việc áp dụng một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần “Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học” môn GDCD lớp 10.
+ Thứ hai, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú học tập trong học sinh.
 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài, tôi tổng kết vấn đề vận dụng một số phương pháp để nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học phần “ Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học ” môn GDCD lớp 10. Đối tượng cụ thể đó là các em học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Khi thực hiện đề tài tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đọc, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, nhằm thu thập thông tin về lý luận.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: dự giờ, thăm lớp, thiết kế bài thực nghiệm, trực tiếp lên lớp, phân tích các số liệu thống kê.
 - Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn: xây dựng câu hỏi, bảng biểu, xử lý số liệu nhằm tìm hiểu thực trạng của quá trình dạy học môn GDCD ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
- Phương pháp thống kê toán học: xử lý kết quả thu được qua thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình thực nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đê
2.1.1 Lý luận chung về TGQ, PPL khoa học 
Để nhận thức và cải tạo thế giới, nhân loại đã xây dựng nên nhiều môn khoa học, trong đó có Triết học. Mỗi môn khoa học cụ thể sẽ đi sâu nghiên cứu một lĩnh vực, một bộ phận cụ thể, còn Triết học lại nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. Do vậy, có thể hiểu Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người t rong thế giới đó.
Do đối tượng nghiên cứu của Triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động, phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy nên Triết học có vai trò là TGQ, PPL chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
Vậy thế nào là TGQ? Thế nào là PPL? TGQ, PPL nào là khoa học, đúng đắn?
Theo cách hiểu thông thường, TGQ là quan niệm của con người về thế giới. Những quan niệm này luôn luôn phát triển, biểu hiện sự hiểu biết ngày càng sâu sắc, đầy đủ về thế giới xung quanh. Dựa vào tri thức của các ngành khoa học cụ thể, Triết học diễn tả thế giới quan của con người dưới dạng một hệ thống các phạm trù, quy luật chung nhất, cắt nghĩa về mặt lý luận các hiện tượng xung quanh, tạo niềm tin và định hướng cho con người trong hoạt động.
Vì vậy, có thể hiểu thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
 Dù là thế giới quan nào cũng đều quan tâm giải quyết những câu hỏi như:
Thế giới quanh ta là gì, có thật hay không? Con người có nguồn gốc từ đâu? Con người có nhận thức được thế giới xung quanh hay không?... Những câu hỏi này đều có liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại Đây cũng chính là vấn đề cơ bản của các hệ thống TGQ cũng như vấn đề cơ bản của Triết học.
Trả lời những câu hỏi trên, lịch sử Triết học đã chỉ ra hai hệ thống TGQ đối lập nhau là TGQ duy vật và TGQ duy tâm.
TGQ duy vật cho rằng, giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được. Ngược lại, TGQ duy tâm lại cho rằng, ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.
Với hai hệ thống TGQ đối lập nhau như vậy, vậy TGQ nào là đúng, là khoa học? Thực tế đã chứng minh và khẳng định rằng, TGQ duy vật là đúng đắn. Nó có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội, định hướng cho mọi hoạt động của con người. Ngược lại, TGQ duy tâm thường là chỗ dựa về lý luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển xã hội. Do vậy, được trang bị một TGQ khoa học đúng đắn là hết sức cần thiết đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, chỉ với một TGQ khoa học, đúng đắn thôi thì chưa đủ, TGQ ấy chỉ giúp chúng ta đạt được kết quả tốt nhất trong mọi hoạt động khi nó được kết hợp với một PPL khoa học. Vậy thế nào là PPL? PPL nào là khoa học, đúng đắn?
Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (methodos) có nghĩa là con đường, cách thức, phương tiện để đạt đến mục đích. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển khoa học loài người đã không dừng lại ở những phương pháp, cách thức cụ thể. Những cách thức cụ thể đó dần dần được khái quát, xây dựng thành những hệ thống lý luận chặt chẽ và đó chính là PPL.
Vì vậy, có thể hiểu, PPL là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới.
Lịch sử Triết học cũng đã chỉ ra, có hai PPL cơ bản đối lập nhau đó là PPL biện chứng và PPL siêu hình. PPL siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại ở trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác. PPL siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giũa những sự vật ấy giống như việc chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng”. Còn PPL biện chứng là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng giữa chúng. Như vậy, PPL biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc làhoặc là” còn có cả cái “vừa làvừa là” nữa. Nó thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó vừa không phải là nó, vừa loại trừ lại vừa gắn bó với nhau. PPL biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp này trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.
Nói tóm lại, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiến, mỗi người nói chung, mỗi học sinh nói riêng cần phải trang bị cho mình một TGQ, một PPL khoa học, đúng đắn và TGQ, PPL đó không thể khác ngoài TGQ duy vật và PPL biện chứng. TGQ duy vật, PPL biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau tạo thành chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác – Lê nin. Hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, do tính đúng đắn và triệt để của nó đem lại, đã trở thành nhân tố định hướng cho mọi hoạt động của mỗi người.
2.1.2 Vai trò của TGQ, PPL khoa học 
Những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đề thuộc về TGQ. TGQ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loài người. Tồn tại trong thế giới, dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình. Những tri thức này dần dần hình thành nên TGQ. Khi đã hình thành, TGQ lại trở thành nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức thế giới. Có thể ví TGQ như một “thấu kính”, qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính bản thân mình để xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động để đạt được mục đích, ý nghĩa đó. 
Như vậy, TGQ đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển của TGQ là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định.
PPL là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp. Tuy không phải là một ngành khoa học độc lập nhưng PPL là một bộ phận không thể thiếu trong bất cứ một ngành khoa học nào. PPL được chia làm ba loại: PPL ngành; PPL chung và PPL chung nhất.
+ PPL ngành là PPL của một ngành khoa học cụ thể nào đó.
+ PPL chung là PPL được sử dụng cho một số ngành khoa học.
+ PPL chung nhất là PPL được dùng làm điểm xuất phát cho việc xác định các PPL chung, các PPL ngành và các PPL khác của con người.
Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con người trong thế giới đó. Mặt khác, với việc nghiên cứu những quy luật chung nhất về tự nhiên, xã hội, tư duy thì PPL chung nhất là PPL của triết học. Mỗi PPL sẽ thực hiện ở mỗi ngành khoa học khác nhau nhưng đều tạo nên khả năng cải tạo thế giới, trở thành công cụ hữu hiệu trong hoạt động chế ngự giới tự nhiên và sự nghiệp giải phóng con người. Tuy nhiên, cũng cần phải khắng định rằng, chỉ có một PPL khoa học, đúng đắn nhất mới mang lại hiệu quả cao nhất cho việc cải tạo tự nhiên và xã hội loài người. Một PPL khoa học, đúng đắn sẽ là “kim chỉ nam” cho hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người.
Tóm lại, với tất cả những lý luận trên, một lần nữa có thể khẳng định, TGQ, PPL khoa học, đúng đắn (chủ nghĩa duy vật biện chứng) có vai trò vô cùng quan trọng. Nó không chỉ làm cho sự phát triển của khoa học không mất phương hướng và đạt được những thành quả cao nhất mà nó có thể đạt được. Mặt khác, nó còn giúp con người tự giác trong quá trình trau dồi phẩm chất chính trị, tinh thần và năng lực tư duy sáng tạo. đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của công cuộc đổi mới, phục vụ sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
2.1.3 Một số yêu cầu khi dạy học phần “Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học” môn GDCD lớp 10.
Môn GDCD ở trường THPT là một hệ thống các kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong đó có triết học (phần thứ nhất - GDCD lớp 10). Tuy kiến thức của triết học là những nội dung trừu tượng, khó hiểu, mang tính khái quát nhưng nó lại có vai trò hình thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh. Vì vậy, việc giảng dạy hiệu quả kiến thức ở phần này có ý nghĩa to lớn đối với người giáo viên. Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên cần phải thực hiện một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, giáo viên phải thực sự nắm vững các kiến thức về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác – Lê nin. Phải có phông kiến thức sâu rộng về triết học (hai nguyên lý, ba quy luật, sáu cặp phạm trù, lý luận nhận thức, hình thái kinh tế - xã hộivv). 
Để có kiến thức rộng, sâu giáo viên cần phải có sự đầu tư, luôn trau dồi kiến thức, học tập, nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan đến triết học.
Mặc dù yêu cầu cần có kiến thức sâu rộng nhưng trong quá trình giảng dạy người giáo viên cũng không nên ôm đồm kiến thức. Điều này sẽ dễ đẫn đến việc truyền thụ mang tính hàn lâm. 
Thứ hai, khi giảng dạy kiến thức về triết học, nhất thiết giáo viên phải liên hệ với thực tiễn, phải gắn lý luận với thực tiễn. Những tri thức môn GDCD nói chung và phần triết học nói riêng luôn gắn chặt với tình hình thực tế của đời sống xã hội, sự phát triển của thế giới, của đất nước, của con người Việt Nam. Trong khi đó thế giới khách quan và cuộc sống luôn luôn vận động, biến đổi hàng ngày, hàng giờ. Đó chính là thực tế sinh động góp phần đắc lực vào việc làm sáng tỏ, chứng minh cho lý thuyết khoa học của bộ môn và đó cũng là quá trình rèn luyện tư duy lý luận cho từng học sinh, từng bước giúp các em tiếp cận với phương pháp nhận thức, phương pháp nghiên cứu và rèn luyện cho mình cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo.
Tuy nhiên, thực tế rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi khi giảng dạy giáo viên phải lựa chọn sao cho sát với nội dung bài giảng và phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý, trình độ hiểu biết, nhận thức và tư duy của học sinh.
Thứ ba, khi giảng dạy phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản và hiện đại. Tri thức phổ thông là những tri thức thiết yếu đối với cuộc sống, cần phải phổ cập với mọi người. Tri thức cơ bản là hệ thống những tri thức và kỹ năng quan trọng được lựa chọn từ các lĩnh vực khoa học, làm cơ sở vững chắc cho mọi người học tập suốt đời. Tri thức hiện đại là những kiến thức mang tính chuẩn mực, có khả năng ứng dụng và phù hợp với xu thế giáo dục của thế giới.
Đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại trong dạy học triết học chính là trang bị cho học sinh những kiến thức mà các em có thể vận dụng vào cuộc sống của bản thân. Đó là những tri thức phù hợp với trình độ nhận thức, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh, sát với mục tiêu giáo dục của trường THPT.
Mặt khác, việc đảm bảo truyền thụ những tri thức mang tính phổ thông, cơ bản, hiện đại còn giúp giáo viên tránh được khuynh hướng giảng dạy vượt quá khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của học sinh hoặc đơn giản hóa những tri thức mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa.
Thứ tư, cần sử dụng triệt để các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại như: máy vi tính, radio, máy chiếu, video nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc truyền tải kiến thức. Các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại sẽ làm phong phú thêm tiết dạy, thay đổi cách học, phương pháp học, tạo sự hứng thú, kích thích sự tìm tòi, khám phá của học sinh. Đồng thời, giúp các em phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập.
Tóm lại, kiến thức phần “Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học” trong môn GDCD lớp 10 có vị trí quan trọng trong toàn bộ cấu trúc chương trình GDCD bậc THPT. Vì thế, khi giảng dạy người giáo viên cần phải thực hiện tốt các yêu cầu trên. Điều đó giúp giáo viên truyền thụ tri thức cho học sinh một cách hiệu quả. Đồng thời, giúp học sinh củng cố được niềm tin, định hướng phát triển và hoàn thiện nhân cách, góp phần tích cực vào việc giáo dục học sinh thành những công dân mới phát triển toàn diện.
2.2 Thực trạng việc dạy học phần “Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học” môn GDCD lớp 10.
Như chúng ta đã biết, môn GDCD có vai trò giáo dục và giáo dưỡng. Nó bao gồm một hệ thống các tri thức khoa học phù hợp với từng đối tượng nhận thức. Nó góp phần hình thành TGQ khoa học và phương pháp tư duy biện chứng cho học sinh. Nếu như kiến thức của các môn khoa học cơ bản khác cung cấp cho học sinh những nguyên liệu để xây dựng nên lâu đài của tương lai thì kiến thức môn GDCD sẽ là một kiến trúc sư thiết kế toàn bộ lâu đài đó. Nó chỉ cho chúng ta thấy cần phải làm gì và làm như thế nào để đạt được mục đích.
Tuy nhiên, trên thực tế học sinh lại có tâm lý coi môn GDCD là môn học phụ, không thích học và không cần học. Các em chỉ dành nhiều thời gian cho những môn học mà sẽ thi Tốt nghiệp và xét vào Đại học, Cao đẳng. Vì thế, đã thiếu đi sự quan tâm và đầu tư cho môn học này. Bên cạnh đó, kiến thức môn học liên quan đến triết học cho nên rất khô khan, trừu tượng, khó hiểu Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không có hứng thú học tập bộ môn.
 Theo kết quả điều tra việc học tập phần “Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học” của học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên cho thấy: Có tới 58,6% học sinh không thích học; 22,3% học sinh thích học và 19,1% học sinh không có ý kiến. Mặt khác, qua thực tế sáu năm giảng dạy, tôi nhận thấy tình trạng học sinh không học bài cũ, không xem trước bài mới còn khá phổ biến. Khi yêu cầu học sinh làm bài tập về nhà, một số học sinh không làm, số học sinh làm bài thì cũng là miễn cưỡng, bắt buộc, làm kiểu đối phó Vì vậy mà hiệu qủa học tập mang lại không cao.
Đặc thù của học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 10 nói riêng là ham học, thích tìm h

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_phan_cong_dan_voi_vi.doc