Biện pháp Tổ chức các hoạt động trải nghiệm vào dạy học các mạch kiến thức môn Toán Lớp 3 có hiệu quả

Biện pháp Tổ chức các hoạt động trải nghiệm vào dạy học các mạch kiến thức môn Toán Lớp 3 có hiệu quả

Toán học là môn học quan trọng bắt buộc ở bậc tiểu học, giúp học sinh phát triển tư duy logic và hình thành các kiến thức vững chắc ngay từ khi còn là học sinh tiểu học. Bên cạnh đó, toán học còn phát huy vai trò ứng dụng vào thực tế, tạo nên những trải nghiệm giúp các em có thể vận dụng vào đời sống.

Hiện nay, chương trình giáo dục ở tiểu học, đặc biệt là với học sinh lớp 3 đã được biên soạn lại. Thay vì trước đây, chương trình khá chú trọng lý thuyết, ít gắn liền với những hoạt động thực tiễn thì bây giờ bộ SGK chương trình giáo dục 2018 đã giúp các em học sinh có thể vừa học vừa thực hành, gắn liền với thực tế. Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm khi dạy toán lớp 3 là một trong những đổi mới phương pháp dạy học, các em dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Khi học lý thuyết và thực hành sẽ dễ tiếp thu bài hơn, ghi nhớ sâu hơn. Và hơn hết là chính các em được trực tiếp tham gia vào quá trình tiếp thu kiến thức và trải nghiệm các hoạt động thực tế, từ đó các em có thể áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.

Chính vì lý do này, tôi đã tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm vào dạy học các mạch kiến thức môn Toán lớp 3 có biệu quả” nhằm đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp, những đổi mới mang tính tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để các em học sinh lớp 3 có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.

pptx 36 trang Hiền Tài 30/08/2024 118725
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Tổ chức các hoạt động trải nghiệm vào dạy học các mạch kiến thức môn Toán Lớp 3 có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học.. 
THUYẾT TRÌNH BIỆN PHÁP GIÁO DỤC 
 Tên đề tài: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm vào dạy học các mạ c h kiến thức môn Toán lớp 3 có hiệu quả 
Giáo viên trình bày: .. 
Đơn vị : 
CẤU TRÚC CỦA BIỆN PHÁP GIÁO DỤC 
MỞ ĐẦU 
NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
KẾT LUẬN 
ĐỀ XUẤT 
Giải pháp thực hiện 
3. phạm vi, lĩnh vực áp dụng 
2. Quá trình áp dụng giải pháp 
1. Kết luận 
2. Kiến nghị 
THỰC NGHIỆM 
BIỆN PHÁP 
Phương pháp thực nghiệm 
3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 
2. Tiến trình thực nghiệm 
Toán học là môn học quan trọng bắt buộc ở bậc tiểu học, giúp học sinh phát triển tư duy logic và hình thành các kiến thức vững chắc ngay từ khi còn là học sinh tiểu học. Bên cạnh đó, toán học còn phát huy vai trò ứng dụng vào thực tế, tạo nên những trải nghiệm giúp các em có thể vận dụng vào đời sống. 
Hiện nay, chương trình giáo dục ở tiểu học, đặc biệt là với học sinh lớp 3 đã được biên soạn lại. Thay vì trước đây, chương trình khá chú trọng lý thuyết, ít gắn liền với những hoạt động thực tiễn thì bây giờ bộ SGK chương trình giáo dục 2018 đã giúp các em học sinh có thể vừa học vừa thực hành, gắn liền với thực tế. Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm khi dạy toán lớp 3 là một trong những đổi mới phương pháp dạy học, các em dưới sự hướng dẫn của giáo viên 
I. Lí do chọn biện pháp 
I. MỞ ĐẦU 
K hi học lý thuyết và thực hành sẽ dễ tiếp thu bài hơn, ghi nhớ sâu hơn. Và hơn hết là chính các em được trực tiếp tham gia vào quá trình tiếp thu kiến thức và trải nghiệm các hoạt động thực tế, từ đó các em có thể áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. 
Chính vì lý do này, tôi đã tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm vào dạy học các mạch kiến thức môn Toán lớp 3 có biệu quả” nhằm đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp, những đổi mới mang tính tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để các em học sinh lớp 3 có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. 
I. Lí do chọn biện pháp 
I. MỞ ĐẦU 
K hi học lý thuyết và thực hành sẽ dễ tiếp thu bài hơn, ghi nhớ sâu hơn. Và hơn hết là chính các em được trực tiếp tham gia vào quá trình tiếp thu kiến thức và trải nghiệm các hoạt động thực tế, từ đó các em có thể áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. 
Chính vì lý do này, tôi đã tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm vào dạy học các mạch kiến thức môn Toán lớp 3 có biệu quả” nhằm đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp, những đổi mới mang tính tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để các em học sinh lớp 3 có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. 
1 . Lí do chọn biện pháp 
I. MỞ ĐẦU 
2 . Lí do chọn biện pháp 
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm vào dạy học các mạnh kiến thức môn Toán lớp 3 có hiệu quả. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
1. Mục tiêu của biện pháp 
- Đưa ra những phương pháp giảng dạy mới, phù hợp với chương trình giáo dục 2018, dựa trên cơ sở lý luận của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm vào việc dạy học toán lớp 3. 
- Từ đó giúp các em học sinh lớp 3 có hứng thú, hăng say học tập, cũng như chủ động tìm hiểu môn Toán học. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2. Cơ sở lý luận 
Bất kỳ một cấp học nào cũng không thể thiếu đi toán học, bởi toán không những là môn học mà còn có thể được hiểu là một sợi dây gắn kết với những môn học khác. Hơn hết, toán học gắn liền với thực tiễn cuộc sống, liên quan đến các trải nghiệm về hình học, không gian, vật thể, con số, hay các phép tính toán thường ngày. Chính vì lý do đó mà việc học sinh học toán kết hợp với các hoạt động trải nghiệm thực tiễn là thực sự cần thiết. 
Với phương pháp dạy học tích cực này, thay vì giáo viên trực tiếp truyền đạt kiến thức cho các em thì giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động trải nghiệm giúp các em có cơ hội tự mình nghiên cứu, giáo viên sẽ đưa ra những gợi ý để kích thích sức sáng tạo của các em. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2. C ơ sở thực tiễn 
Qua thực tế giảng dạy năm học 2021-2022, tôi nhận thấy c hương trình sách giáo khoa Toán 3 năm 2000: còn nặng về lý thuyết, ít thực hành, nhiều bài toán còn bất cập với học sinh, ví dụ như bài về giá cả, cân . 
	Kỳ I năm học 2021-2022, tôi đã tiến hành điều tra tại lớp 3C (32 học sinh) tôi thu được kết quả như sau: 
Tổng số 
học sinh 
Hứng thú, tích cực 
với tiết học 
Thờ ơ với tiết học 
Lớp 3C 
(32 HS) 
Số lượng 
Tỉ lệ 
Số lượng 
Tỉ lệ 
9 
28% 
23 
72% 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2. C ơ sở thực tiễn 
Từ kết quả thu được cho thấy tình trạng học sinh lười học, ngại học thật đáng lo, tỉ lệ học sinh ham thích và chủ động học tập còn quá thấp, tỉ lệ học sinh không hứng thú với môn học quá nhiều (trên 70%). Từ thực trạng nói trên, tôi thấy cần phải thay đổi thói quen học tập của học sinh đối với môn học Toán. Qua quá trình giảng dạy, tôi đã rút ra được một vài biện pháp giúp học sinh có niềm yêu thích và tích cực học môn Toán học hơn, tôi xin mạnh dạn trình bày một số biện pháp như sau: 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
3 . Nội dung biện pháp 
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 
Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm khi dạy mảng kiến thức hình học 
Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm khi dạy mảng kiến thức đo đại lượng. 
Biện pháp 3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm khi dạy mảng kiến thức đo thời gian 
4. Các biện pháp thực hiện. 
Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm khi dạy mảng kiến thức hình học 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Ở nội dung kiến thức này, các em được học cách đo độ dài của một đường bao quanh vật thể. Nếu các em chỉ đo các hình vẽ trên giấy sẽ rất khó hình dung cách đo vật thể trong không gian bởi chúng yêu cầu độ chính xác cao. Khi được trực tiếp đo thì các em sẽ tiếp xúc với các con số và rút kinh nghiệm cho các lần đo tiếp theo. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
	 Hoạt động: Tổ chức đo chu vi một số bộ phận trong lớp học khi học bài “Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông” 
Tôi tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm đo chu vi cho học sinh qua các bước sau: 
Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
Đầu tiên, tôi tiến hành chia lớp làm 5 nhóm, tương ứng mỗi nhóm 6 học sinh. Các nhóm thảo luận về cách đo chu vi và thực hành đo chu vi để hoàn thành 3 trong 4 nhiệm vụ: 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Tính chu vi sàn học (Nhiệm vụ chung và bắt buộc đối với tất cả các nhóm) 
 Tính chu vi cửa lớp; Tính chu vi bàn học; Tính chu vi bảng  
Để các nhóm thực hành đo chu vi, tôi chuẩn bị sẵn thước kẻ và thước dây trước cho các nhóm giúp các em có dụng cụ làm việc nhóm. 
Bước 2: Hướng dẫn các nhóm thảo luận 
Tôi hướng dẫn các nhóm phân công nhiệm vụ và vai trò của từng thành viên. Mỗi nhóm bầu ra 1 nhóm trưởng, 1 thư ký và 3 thành viên thảo luận. Nhóm trưởng cần phân nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, ai đo phần nào; thư ký ghi lại số liệu sau khi các thành viên đo xong. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Tôi hướng dẫn học sinh thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ thông qua việc trả lời các câu hỏi: 
	- Sàn phòng học (cửa lớp, bàn học,..) có dạng hình gì? 
- Để tính chu vi sàn phòng học (cửa lớp, bàn học,..) cần biết những số đo nào? 
Bước 3: Tổ chức thực hiện trải nghiệm đo chu vi cho học sinh 
Các nhóm sẽ có thời gian là 10 phút để thảo luận, tiến hành đo và ghi lại kết quả đo. Sau khi đo chu vi xong, các nhóm sẽ lần lượt lên trình bày cách đo và kết quả đo của nhóm mình. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Bước 4: Nhận xét, đánh giá và khen thưởng 
Cuối cùng, tôi đưa ra số liệu cho kết quả đo chính xác nhất và nhận xét quá trình thực hành của các em, tuyên dương tất cả các nhóm đã cố gắng hoàn thành tốt phần thực hành, sau đó mới dành lời khen cho những nhóm có kết quả đo gần nhất với kết quả mà tôi cung cấp. 
4. Các biện pháp thực hiện. 
Biện pháp 2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm khi dạy mảng kiến thức đo đại lượng 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Ở nội dung kiến thức Mi-li-lít, các em sẽ được học cách đo đơn vị ml, hoặc cách chuyển đổi đơn vị (ml) sang (l). Việc tổ chức hoạt động đo đơn vị này giúp các em hiểu hơn về dung tích nước đựng trong ca, cốc và làm quen dần với thực hành gắn liền với kiến thức sách vở. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Hoạt động: Tổ chức hoạt động đo dung tích khi học bài “Mi-li-lít” Để chuẩn bị cho tiết học, tôi chuẩn bị 3 chiếc ca với 3 dung tích khác nhau và 30 chiếc cốc nhựa có dung tích 250ml. Ca thứ nhất có dung tích 1 lít và chứa 1 lít nước. Ca thứ 2 có dung tích 4 lít chứa 2 lít nước. Ca thứ 3 cũng có dung tích 4 lít nhưng lại chứa 3 lít nước. Sau đó tôi chia lớp thành 2 nhóm khác nhau và cho các em chọn ngẫu nhiên 2 ca có cùng dung tích 4 lít nhưng chứa lượng nước khác nhau. Cuối cùng mới phát cho mỗi nhóm 15 chiếc cốc nhựa có dung tích 250ml. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Khâu chuẩn bị và phân phát dụng cụ thực hành đã hoàn tất. Tôi sẽ hướng dẫn các em rót bình nước có dung tích 1 lít ra những chiếc cốc đã phát cho các em lúc đầu. Sau đó các em mới ghi lại kết quả số cốc được rót đầy (cụ thể là 4 cốc được rót đầy, vì bình 1 lít, mỗi cốc 250ml). 
Cuối cùng biểu dương tinh thần hăng say học tập của cả lớp sau đó khen ngợi nhóm nào có kết quả gần chính xác nhất. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Biện pháp kết hợp lý thuyết với thực hành này các em sẽ có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với các đồ vật và biết cách thực hành đo, tính toán. Có điều kiện tương tác với bạn, cùng nhau thực hành, thảo luận, cùng thống nhất kết quả. Chính điều đó cũng là yếu tố quan trọng quyết định việc cải thiện kết quả học tập, có động lực học tập tốt hơn đối với môn toán. 
4. Các biện pháp thực hiện. 
Biện pháp 3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm khi dạy mảng kiến thức đo thời gian 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Ở bài thực hành quay kim đồng hồ các em sẽ được tự tay chỉnh sửa vị trí kim đồng hồ và nhận biết từng khung giờ khác nhau trong ngày. Thực hành xoay kim đồng hồ giúp các em dễ dàng ghi nhớ từng khung giờ và có thể nhận biết khung giờ một cách chính xác. 
Tổ chức hoạt động thiết kế và quay kim đồng hồ khi học bài “Thực hành xem đồng hồ” 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
	 Hoạt động 1 : Tổ chức hoạt động thiết kế đồng hồ 
Đầu tiên, từ bìa giấy mà các em đã chuẩn bị, các em xác định vị trí tâm compa vào chính giữa bìa giấy. Đây là hoạt động giúp củng cố kiến thức bài “Điểm ở giữa. Trung điểm đoạn thẳng” (Bài 8, Toán 3 sách Cánh diều tập 2) 
Tiếp theo, tùy thuộc vào kích cỡ bìa giấy mà các em chuẩn bị cũng như mong muốn độ to nhỏ của đồng hồ mà các em định thiết kế để quay compa tại tâm đã xác định với bán kính khoảng 5-10cm, tương đương với đường kính 10-20cm. Sau khi vẽ xong đường tròn thì tôi chỉ các em cắt đường tròn đó dựa trên nét bút chì đã quay compa. Sau đó tôi hướng dẫn các em xác định vị trí các số 12, 3, 6, 9 bằng cách lấy 1 chấm bất kỳ trên đường tròn, sau đó lần lượt xác định góc vuông để tìm vị trí số 3, 6, 9 và các số còn lại. Hoạt động này giúp các em củng cố lại kiến thức bài “Góc vuông, góc không vuông” 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Cuối cùng, tôi hướng dẫn học sinh làm kim giờ, kim phút, thiết kế kim đồng hồ sao cho đẹp mắt và có thể gắn vào tâm hình tròn. Ở khâu hoạt động cuối này tôi cũng khuyến khích học sinh trang trí thêm cho đồng hồ trở nên sinh động hơn. 
Hoạt động thiết kế và củng cố kiến thức này diễn ra trong khoảng 15 phút, yêu cầu các em nghiêm túc trong suốt quá trình diễn ra hoạt động để đạt được kết quả tốt nhất. Kết thúc hoạt động thiết kế, tôi sẽ biểu dương tinh thần hăng say học tập của cả lớp và khuyến khích các em đề xuất hoạt động trải nghiệm có liên quan đến những nội dung đã được học. Sau đó tôi sẽ dành lời khen cho những em có tinh thần tích cực trong tiết học, có bản thiết kế đẹp nhất. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
	 Hoạt động 2 : Đồng hồ chỉ mấy giờ 
Tôi chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 6 thành viên, các nhóm có nhiệm vụ liệt kê các hoạt động thường ngày của chính thành viên trong nhóm theo 6 mốc thời gian. Ví dụ 6h00 thức dậy, vệ sinh cá nhân, ăn sáng; 6h45 đến trường học hay 11h30 ăn trưa;....sau đó thực hành quay kim đồng hồ tương ứng với từng mốc thời gian đã định sẵn, có thể hướng dẫn các em quay luôn tất cả các mốc thời gian trong ngày (nếu còn đủ thời gian). 
Tôi dành 10 phút để các em có thời gian thảo luận, chọn ra thời gian mà các em muốn chỉnh trên đồng hồ và hoàn thành nhiệm vụ đã giao. Hết thời gian 10 phút, lần lượt 3 nhóm sẽ tự cử người đại diện lên trình bày trước cả lớp về bài làm của cả nhóm. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Trong 3 nhóm, nhóm nào có số đồng hồ được quay theo các mốc thời gian được đặt ra đúng và hợp lý nhất sẽ là nhóm đạt được số điểm cao nhất. 
Sau khi hoạt động kết thúc, tôi dành lời khen cho cả lớp vì đã hăng say hoàn thành nhiệm vụ nhóm, biểu dương tinh thần nhóm hoạt động năng nổ nhất và khuyến khích các em cũng tiếp tục phát huy tinh thần, tính sáng tạo và chủ động như thế trong tất cả các hoạt động tiếp theo của lớp. 
	 Hoạt động 3 : Tổ chức hoạt động Khám phá lịch vạn niên khi học bài “Tháng, Năm” 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Tôi chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học sinh để các em thảo luận với nhau dễ dàng. Sau đó tôi sẽ đưa ra một danh sách các ngày lễ lớn trong năm theo Dương lịch (bộ lịch 12 tháng năm 2023 trong bài “Tháng, Năm”) và phân nhiệm vụ cho mỗi nhóm, bao gồm các nhiệm vụ: 
+ Thảo luận để tìm ra các mốc ngày tương ứng cho các ngày lễ lớn đó 
+ Chỉ ra Thứ của các ngày lễ đó. 
+ Tính khoảng cách giữa 2 mốc ngày liên tiếp đó. 
Ví dụ: Từ ngày Tết dương lịch đến Ngày thầy thuốc Việt Nam = ? ngày, 
Từ Ngày thầy thuốc Việt Nam đến Ngày Quốc tế Phụ nữ = ? ngày 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
	Danh sách các ngày lễ lớn (theo Dương lịch) mà tôi yêu cầu: 
Tết Dương lịch; Ngày thầy thuốc Việt Nam; Ngày Quốc tế Phụ nữ; Ngày giải phóng miền Nam; Ngày Quốc tế Lao động 
Trong quá trình diễn ra hoạt động, tôi sẽ giới thiệu qua về các ngày lễ lớn giúp các em hiểu thêm về phong tục, truyền thống của nước ta, có thể nói lược qua tại sao có ngày lễ lớn đó. Đây cũng là biện pháp hiệu quả được tổ chức vào để không khí buổi học sôi động hơn, các em chủ động lắng nghe kiến thức mới. 
Nhóm nào hoàn thành nhanh nhất và có số câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ là nhóm thắng cuộc. Sau khi kết thúc hoạt động, tôi biểu dương tinh thần học tập nhiệt huyết của cả lớp, khen ngợi nhóm có kết quả tốt nhất và cũng tuyên dương một số em trong quá trình diễn ra hoạt động năng nổ nhất, khuyến khích các em học sinh còn lại phát huy tinh thần như các bạn. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
	 Biện pháp giảng dạy tích cực này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của các em học sinh. Thứ nhất, giúp các em nắm rõ các ngày lễ lớn trong năm, cách tính toán mốc thời gian sao cho chính xác. Thứ hai, các em sẽ phát huy tinh thần yêu nước và nỗ lực học tập để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp. 
5. Yêu cầu khi thực hiện biện pháp (nếu có): 
Giáo viên cần chuẩn bị đủ các dụng cụ để học sinh thực hành và sắp xếp các hoạt động một các hợp lý để đảm bảo thời lượng tiết học. 
I I I. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP TẠI ĐƠN VỊ 
1. Đối tượng, nội dung, phương pháp thực nghiệm 
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 3C Trường Tiểu học Minh Tân 
- Nội dung thực hiện: Thực hiện đầy đủ các biện pháp đã nêu trên: 
Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm khi dạy mảng kiến thức hình học 
Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm khi dạy mảng kiến thức đo đại lượng. 
Biện pháp 3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm khi dạy mảng kiến thức đo thời gian 
I I I. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP TẠI ĐƠN VỊ 
2. Tiến trình thực nghiệm 
- Thực nghiệm biện pháp 1 sau khi học xong bài “Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông”. Trang 87,88 – Toán 3 chương trình giáo dục năm 2000 (trang 111 - Toán 3 tập 1 sách Cánh Diều) 
- Thực nghiệm biện pháp 2 sau khi học xong bài “Mi-li-lit” (trang 97 - Toán 3 tập 1 sách Cánh Diều) 
- Thực nghiệm biện pháp 3 khi học bài “Thực hành xem đồng hồ” Trang 123 – Toán 3 chương trình giáo dục năm 2000 (trang 26 - Toán 3 tập 2 sách Cánh Diều) 
- Thực nghiệm biện pháp 4 khi học bài “Tháng, Năm” Trang 107 – Toán 3 chương trình giáo dục năm 2000 (trang 44 - Toán 3 tập 2 sách Cánh Diều) 
I I I. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP TẠI ĐƠN VỊ 
3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 
Qua thời gian áp dụng giải pháp vào giảng dạy, tôi nhận thấy sự thay đổi theo hướng tích cực của các em học sinh: 
- Các em trở nên hăng hái, chủ động hơn khi tôi đề nghị các hoạt động trải nghiệm suốt quá trình áp dụng giải pháp 
- Các em tự tin trả lời câu hỏi của tôi và tôi nhận thấy buổi học nào tôi cho các em tham gia hoạt động trải nghiệm thì các em hăng hái hơn rất nhiều so với các buổi học lý thuyết chỉ đọc và chép. Cụ thể, dưới đây là bảng so sánh, đối chiếu dữ liệu trước và sau khi áp dụng các biện pháp mới: 
I I I. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP TẠI ĐƠN VỊ 
Bảng so sánh các tiêu chí học tập môn Toán 3 của học sinh lớp 3C trước và sau khi áp dụng giải pháp 
Tiêu chí khảo sát 
Trước khi áp dụng giải pháp 
Sau khi áp dụng giải pháp 
Số học sinh 
Tỷ lệ 
Số học sinh 
Tỷ lệ 
Tích cực giơ tay phát biểu trong 1 tiết học 
7/32 
22% 
25/32 
78% 
Chủ động đưa ra câu hỏi tìm hiểu bài 
5/32 
16% 
17/32 
53% 
Hoàn thành tốt các yêu cầu giao về nhà 
12/32 
38% 
25/32 
78% 
Chưa tích cực đóng góp trong tiết học 
17/32 
53% 
2/32 
6% 
I I I. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP TẠI ĐƠN VỊ 
Trải qua thời gian áp dụng giải pháp vào thực tế giờ dạy học của tôi, việc học bài và tiếp thu bài của các em học sinh được cải thiện một cách rõ rệt. Trước khi áp dụng chỉ có 7 em trên tổng số 32 em tích cực phát biểu bài trên lớp nhưng sau khi áp dụng phương pháp học tập mới thì con số này tăng lên đáng kể, cụ thể 25 em. Học sinh chủ động đưa ra câu hỏi tìm hiểu bài tăng từ 5 lên 17 em. Số học sinh hoàn thành tốt các yêu cầu mà tôi giao về nhà cũng tăng từ con số 12 lên 25. Đặc biệt, sự thay đổi mà tôi luôn mong muốn nhất là số em mà chưa tích cực đóng góp, xây dựng bài học giảm từ 17 xuống chỉ còn 2 em. 
I V . KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT 
1. Kết luận 
Đối với tôi, cách dạy môn Toán theo những biện pháp nêu trên, tôi thấy mình đã tạo được sự say mê, tò mò, hứng thú trong học sinh. Học sinh ghi nhớ được kiến thức lâu hơn, các em sẽ thấy yêu thích môn Toán hơn. Đây là điều tốt cũng như là nền tảng để các em phát triển tư duy toán học, phục vụ cho cấp học cao hơn.Trang bị cho chính mình vốn kinh nghiệm từ ngay khi còn nhỏ. Việc của tôi khi lên lớp không phải chỉ giảng bài và giao bài tập cho các em mà còn như một ánh sáng dẫn đường cho các em đi xa hơn, cùng đoàn kết trong lớp học, không phân biệt đối xử giữa bạn học yếu và bạn học tốt. 
Những biện pháp mà tôi đề xuất đã cho thấy những kết quả tốt nhưng bên cạnh đố chắc chắn cũng sẽ có thiếu xót và hạn chế. 
I V . KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT 
2. Kiến nghị 
- Đối với giáo viên: 
+ Biết lôi cuốn học sinh vào bài giảng của mình, các em biết hợp tác- đó mới chính là sự thành công của giáo viên trong một tiết học. 
+ Bản thân giáo viên luôn luôn phải trau dồi về kiến thức, đổi mới về phương pháp dạy học. 
+ Tùy thuộc nội dung từng bài mà người giáo viên lựa chọn được những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp để truyền đạt tới học sinh. 
- Nhà trường: 
+ Nhà trường đảm bảo sĩ số cho học sinh, tránh tình trạng học sinh đông quá, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. 
I V . KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT 
+ Nhà trường đảm bảo sĩ số cho học sinh, tránh tình trạng học sinh đông quá, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. 
- Nhà trường bổ sung cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, bổ sung thêm các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm để giáo viên và học sinh dễ dàng thực hành các tiết học cần làm thí nghiệm. 
- Mạng phải đảm bảo an toàn, không bị ngắt quãng. 
	 Trên đây là đề xuất một số biện pháp của tôi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp mình và đã lan tỏa tới các giáo viên khác trong khối đã có kết quả tốt. Mặc dù kết quả tương đối tốt s ong không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vậy mong Ban giám khảo góp ý xây dựng để giải pháp thêm hoàn chỉnh hơn, đạt kết quả cao hơn, đồng thời được áp dụng rộng rãi trong việc dạy học môn Toán lớp 3 ở Tiểu học. 
Xin chân thành cảm ơn! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbien_phap_to_chuc_cac_hoat_dong_trai_nghiem_vao_day_hoc_cac.pptx