Biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Lâm Xa

Biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Lâm Xa

Môn Tiếng Việt Tiểu học bao gồm các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Mỗi phân môn đều có vị trí quan trọng trong việc hình thành và rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh Tiểu học trong đó phân môn Tập làm văn có một vị trí đặc biệt quan trọng .

Đối với học sinh trường Tiểu học Lâm Xa, viết văn là một nội dung khó vì môn tập làm văn mang tính đặc thù của môn học giàu trí tưởng tượng và biểu cảm. Để viết được một bài văn miêu tả hay đòi hỏi các em phải có sự quan sát tinh tế, có vốn từ phong phú, biết cảm nhận sự vật hiện tượng, biết so sánh, nhân hoá, liên tưởng và diễn đạt bằng từ ngữ, hình ảnh trôi chảy, sáng tạo.

Văn miêu tả giúp học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, có cơ hội bộc lộ cảm xúc cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách con người Việt Nam theo mục tiêu đào tạo của chương trình sách giáo khoa hiện hành.

Viết được bài văn miêu tả đúng và hay là vấn đề khó đối với cả giáo viên và học sinh. Qua quá trình giảng dạy thực tiễn còn bộc lộ rất nhiều hạn chế cần khắc phục, sửa chữa.

 Đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện Nghị quyết 29- NQ/TW về “ Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo”. Là một nhà giáo, tôi nhận thức rõ trách nhiệm của mỗi giáo viên là phải tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để nâng cao chất lượng. Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 4 tại trường Tiểu học Lâm Xa, tôi đã dành nhiều thời gian, đầu tư nhiều công sức để tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy môn tập làm văn đồng thời giúp học sinh khối 4 của nhà trường viết được những bài văn hay, tích luỹ được những kinh nghiệm, những kĩ năng cần thiết khi làm bài văn viết mà cụ thể là thể loại văn miêu tả. Với những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “ Biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Lâm Xa”

 

doc 20 trang thuychi01 12821
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Lâm Xa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài:
Môn Tiếng Việt Tiểu học bao gồm các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Mỗi phân môn đều có vị trí quan trọng trong việc hình thành và rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh Tiểu học trong đó phân môn Tập làm văn có một vị trí đặc biệt quan trọng . 
Đối với học sinh trường Tiểu học Lâm Xa, viết văn là một nội dung khó vì môn tập làm văn mang tính đặc thù của môn học giàu trí tưởng tượng và biểu cảm. Để viết được một bài văn miêu tả hay đòi hỏi các em phải có sự quan sát tinh tế, có vốn từ phong phú, biết cảm nhận sự vật hiện tượng, biết so sánh, nhân hoá, liên tưởng và diễn đạt bằng từ ngữ, hình ảnh trôi chảy, sáng tạo.
Văn miêu tả giúp học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, có cơ hội bộc lộ cảm xúc cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách con người Việt Nam theo mục tiêu đào tạo của chương trình sách giáo khoa hiện hành.
Viết được bài văn miêu tả đúng và hay là vấn đề khó đối với cả giáo viên và học sinh. Qua quá trình giảng dạy thực tiễn còn bộc lộ rất nhiều hạn chế cần khắc phục, sửa chữa.
 	 Đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện Nghị quyết 29- NQ/TW về “ Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo”. Là một nhà giáo, tôi nhận thức rõ trách nhiệm của mỗi giáo viên là phải tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để nâng cao chất lượng. Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 4 tại trường Tiểu học Lâm Xa, tôi đã dành nhiều thời gian, đầu tư nhiều công sức để tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy môn tập làm văn đồng thời giúp học sinh khối 4 của nhà trường viết được những bài văn hay, tích luỹ được những kinh nghiệm, những kĩ năng cần thiết khi làm bài văn viết mà cụ thể là thể loại văn miêu tả. Với những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “ Biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Lâm Xa”
1.2. Mục đích nghiên cứu:	
- Giúp học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Lâm Xa có kỹ năng làm bài văn miêu tả hay, sinh động và sáng tạo.
- Giúp bản thân có một số kiến thức và kinh nghiệm khi hướng dẫn học sinh viết bài văn miêu tả đồng thời qua quá trình nghiên cứu rút kinh nghiệm bản thân tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng : Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lâm Xa
- Tài liệu: Sách giáo khoa Tiếng Việt, sách hướng dẫn giáo viên, sách nâng cao Tiếng Việt, các bài văn mẫu  
 1. 4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Đọc SGK, sách giáo viên, các loại sách báo tham khảo để tự nghiên cứu .
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung dạy văn miêu tả.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập các thông tin, thống kê số liệu và xử lý số liệu.
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
 - Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để KT tính khả thi của đề tài.
 1.5. Những điểm mới của sáng kiến: 
Dựa trên cơ sở thực tích lũy từ thực tiễn giảng dạy trong những năm học trước.
Sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt mà các phân môn khác trong Tiếng Việt đã hình thành.
- Từ đó rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó Tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn và trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp và viết văn. 
- Do vậy,việc thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của việc rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Lâm Xa”là dạy học sinh sử dụng được Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập để hoàn thành một “ Bức tranh” về sự vật bằng ngôn từ.
PHẦN 2: NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lý luận 
Ở Tiểu học, Tiếng việt là môn học giữ vị trí quan trọng, bởi nó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Không một quốc gia nào không chăm lo đến việc dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường Tiểu học. Đó là môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn lại chiếm vị trí khá quan trọng .
Chương trình Tập làm văn lớp 4 có 3 thể loại được thiết kế tổng cộng 62 tiết/năm, được phân bố cụ thể như sau:
TT
Thể loại
Dạng bài cụ thể
Số tiết
Ghi chú
1
Văn Kể chuyện
3
19
1.1
- Khái niệm văn kể chuyện
1
1.2
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc
16
1.3
- Kể chuyện theo chủ đề,chủ điểm.
2
 2
Văn miêu tả
 4 
30
2.1
- Khái niệm văn miêu tả 
1
2.2
- Tả đồ vật 
10
2.3
- Tả cây cối 
11
2.4
- Tả con vật 
8
3
Thể loại khác
5
13
3.1
- Viết thư 
3
3.2
- Trao đổi ý kiến
2
3.3
- Giới thiệu hoạt động 
2
3.4
- Tóm tắt tin tức 
3
 Giảm tải
3.5
- Điền vào giấy từ in sẵn
3
Tổng
12
62
Từ bảng phân bố trên ta thấy phân môn tập làm văn lớp 4 gồm có 3 thể loại chủ yếu được thiết kế theo 12 dạng bài với tổng số tiết 60 tiết/năm, trong đó: Thể loại văn miêu tả chiếm 30 tiết trong tổng số 62 tiết – tương ứng gần 50%.
 Như vậy văn miêu tả chiếm phần lớn trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4 Trong đó: 
 - Dạng bài văn tả cây cối thuộc thể loại văn miêu tả gồm 11 tiết chiếm 37%
tổng số tiết trong văn miêu tả và chiếm 18,6 % trong tổng số tiết TLV của
chương trình. 
 - Dạng bài tả đồ vật gồm 10 tiết chiếm 33,3% tổng số tiết trong văn miêu tả và chiếm 16,1 % trong tổng số tiết TLV của chương trình.
 - Dạng bài tả con vật gồm 8 tiết chiếm 26,7% tổng số tiết trong văn miêu tả và chiếm 12,9 % trong tổng số tiết TLV của chương trình . 
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 4, qua dự giờ thăm lớp, trao đổi, trò chuyện, tâm sự, tham khảo ý kiến của bạn bè động nghiệp và đặc biệt là thông qua chấm các bài kiểm tra của học sinh, tôi nhận thấy một số hạn chế trong việc dạy viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lâm Xa như sau:
2.2.1. Thực trạng của giáo viên: 
Qua quá trình dự giờ, trao đổi, chia sẻ về dạy phân môn tập làm văn lớp 4 dạng bài văn miêu tả của giáo viên trường Tiểu học Lâm Xa trong những năm học gần đây kết quả cho thấy: 
 Phân môn Tập làm văn lớp 4 là phân môn khó dạy so với các môn học khác đặc biệt là dạng bài văn miêu tả. Đa số giáo viên khi giảng dạy hay thao giảng dạy về dạng văn miêu tả đều cảm thấy e ngại, thiếu tự tin về vốn từ cũng như cách thức tổ chức dạy học đối với dạng bài này vì phân môn tập làm văn, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra qui trình chung nhất cho mỗi loại bài chủ yếu là sự sáng tạo của giáo viên khi lên lớp. Do vậy đôi khi dạy giáo viên còn thiếu linh hoạt trong vận dụng các phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Việc cung cấp vốn sống, vốn hiểu biết cho các em qua các phân môn của Tiếng Việt và các môn học khác chưa được chú trọng. Mặt khác, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học ham chơi, khả năng tập trung chú ý nhận thức các sự vật còn hạn chế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa thật phát triển, nên việc học tập ở phân môn Tập làm văn gặp những khó khăn như: thiếu vốn sống, vốn hiểu biết về đối tượng cần miêu tả, kể chuyện...hoặc không biết cách diễn đạt về đối tượng cần kể, cần tả.
Từ những kết quả trên ta thấy chất lượng giảng dạy phân môn tập làm văn nói chung và cụ thể là chất lượng giảng dạy giờ dạy tập làm văn ở dạng bài văn miêu tả của giáo viên còn có những hạn chế. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên mới dừng lại ở mức hoàn thành các yêu cầu cơ bản của tiết dạy tức là giúp học sinh biết liệt kê hình ảnh và bước đầu miêu tả hình ảnh theo yêu cầu của đề bài song việc miêu tả rất khô khan, đơn điệu, máy móc; học sinh tả thực thiếu sự liên tưởng . Giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc khai thác vốn từ, rèn kỹ năng tư duy, khả năng diễn đạt sáng tạo cho học sinh. Giáo viên chưa chú ý đến việc hình thành cho các em thói quen tích lũy những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học. Việc giúp học sinh vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào dạy Tập làm văn còn hạn chế.
Trong tiết dạy, giáo viên chưa chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hoá, đảo ngữ, điệp ngữ, câu cảm thán khi miêu tả đối tượng.
Giáo viên chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh khi dạy phân môn Tập làm văn. Hình thức, phương pháp dạy học chưa linh hoạt, chưa đổi mới làm cho học sinh nhàm chán, chưa yêu thích môn học. 
2.2.2.Thực trạng của học sinh:
2.2.2.1.Một số lỗi phổ biến:
 Qua tìm hiểu thực tế việc học văn miêu tả của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lâm Xa, nhiều học sinh ngại học văn, đặc biệt là làm bài tập về đặt câu, viết đoạn văn và học phân môn Tập làm văn. Các em thường mắc phải một số lỗi sau: 
 + Lỗi do sự cảm nhận cái hay trong cách miêu tả của tác phẩm văn học vào bài viết còn nhiều hạn chế ( bài viết chưa có hình ảnh sinh động, chưa biết cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh hay khi miêu tả...)
 + Lỗi do vốn hiểu biết về thế giới tự nhiên và trong văn học nghèo nàn nên dùng từ miêu tả chưa phù hợp:
 Do chưa biết cách quan sát nên các em thấy cái gì thì liệt kê viết ra cái đó, không biết chắt lọc các chi tiết quan sát được. 
 - Do hạn chế vốn từ nên việc sử dụng từ còn lặp, dùng từ chưa đúng,câu văn ít hình ảnh.
 + Lỗi do sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa một cách tùy tiện, chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ...vào viết văn.
 + Lỗi do chưa liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn, bố cục trong bài. 
 Từ những thực trạng trên cho thấy việc rèn cho học sinh viết được đoạn văn đúng về nội dung, đảm bảo về hình thức cũng đã khó chưa kể đến việc cần phải cho học sinh viết được bài văn có hình ảnh đẹp, có cảm xúc và giá trị nghệ thuật.
2.2.2.2 .Kết quả khảo sát thực trạng học sinh
Trong năm học 2015 – 2016 tôi bắt đầu nghiên cứu đề tài, để kiểm nghiệm cách làm của mình năm học 2017 -2018 tôi tiến hành thực nghiệm với lớp 4A và đối chứng kết quả với lớp 4B. Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng viết văn của hai lớp .
 Thời điểm khảo sát : Cuối tuần 15 tháng 12 năm học 2017-2018 sau hai tuần học về dạng văn miêu tả ( Miêu tả đồ vật) khi chưa áp dụng sáng kiến.
 Đề khảo sát: Tả chiếc cặp sách của em. 
 Kết quả thu được như sau:
 Bảng 1: Thống kê theo số lỗi của học sinh: 
Lớp
Tổng số học sinh
Các lỗi phổ biến
Chưa biết cách quan sát, miêu tả theo kiểu liệt kê tùy tiện
Sử dụng từ còn lặp, dùng từ chưa đúng
Câu cụt què, kể lể, ít hình ảnh.
Chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ
Chưa liên kết chặt chẽ giữa các câu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4A
20
4
20
3
15
4
20
4
20
5
25
4B
15
3
20
2
13.6
3
20
3
20
4
26.4
 Bảng 2: Kết quả đánh giá chất lượng viết văn của hai lớp 4A và 4B
Lớp
Tổng số
HS
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành
Hoàn thành tốt
Hoàn thành khá
Hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4A
20
0
0
4
20
11
55
5
25
4B
15
0
0
1
6.7
10
67
4
26.4
 Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: Khi thực hiện làm văn miêu tả, các em không biết cách diễn đạt hoặc chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả, về đối tượng cần tả ví dụ: Ở đề bài này học sinh phải xác định được 2 yêu cầu cơ bản đó là: yêu cầu về thể loại là Miêu tả (thể hiện ở từ Tả) và yêu cầu về nội dung và trọng tâm là Chiếc cặp sách của em . Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng (ví dụ: Cái cặp của em mẹ em mua đầu năm học mới, cái cặp của em có bốn ngăn, cái cặp của em có nhiều màu, em rất thích cái cặp của em...). Nhiều em chưa biết dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật. Các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả, từ ngữ khi tả thiếu chính xác, ít có hình ảnh (ví dụ: cái cặp dài khoảng 15cm, một mặt của cặp rất phẳng không có chỗ nào bị xù xì...). Nhiều bài viết câu không đủ các bộ phận vì các em chưa nắm vững kiến thức, kĩ năng dùng từ, đặt câu, liên kết các từ trong câu (ví dụ: cặp rộng nhiều ngăn, đựng sách rất chắc và không bị rơi...)Bởi vậy, thực tế bài làm của học sinh nhiều câu văn còn mang tính chất sao chép, cứng nhắc, chưa thực tế, không mang tính phát hiện của bản thân. Đây cũng chính là một thực trạng khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở về việc làm văn của học sinh lớp 4 năm nay. Từ thực trạng trên ta thấy chất lượng viết văn của học sinh chưa đạt kết quả cao, số học sinh mắc lỗi còn rất nhiều. Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng còn rất cao. Để khắc phục thực trạng trên, từ năm học 2017 – 2018, tôi bắt đầu áp dụng một số biện pháp mới bằng các cách làm cụ thể của tôi như sau:
 2.3. Các giải pháp thực hiện
 2.3.1 Biện pháp thứ nhất : Đổi mới cách dạy tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học.
Phương pháp giảng dạy của giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh. Để đạt kết quả cao trong giờ dạy, giáo viên phải làm cho học sinh thay đổi nhận thức và hành động: từ phải học đến thích học, chủ động tích cực học. Để làm được điều đó tôi tiến hành như sau: 
Bước 1: Đưa học sinh đến với các tác phẩm văn học có nội dung miêu tả.
Đưa học sinh đến với các tác phẩm văn học là nhiệm vụ đầu tiên trong các giải pháp rèn kỹ năng viết văn cho học sinh. Tâm lí học sinh Tiểu học nói chung các em chỉ thích đọc các câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết và thích khám phá những điều mới lạ, không thích đọc những bài văn có nội dung miêu tả đơn thuần, đặc biệt là tả về những loài cây mà các em đã biết. Song nội dung chương trình dạy tập làm văn cho học sinh lớp 4 lại yêu cầu các em tả về một số đồ vật, cây cối, con vật quen thuộc. Để tạo hứng thú cho học sinh tôi đã nhẹ nhàng đưa các em đến với tác phẩm văn học có nội dung miêu tả bằng cách:
+ Cho học sinh thi kể tên:( kể cá nhân, theo cặp, nhóm lớn, thi theo đội )
- Các loại cây: cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa(khi dạy dạng bài tả cây cối).
 - Các đồ vật quen thuộc: Bút, sách, cặp ( Khi dạy tả đồ vật )
- Các con vật: Con gà, con lợn, con chó, con mèo( khi dạy tả con vật)
+ Cho học sinh thi sưu tầm những tác phẩm văn học có nội dung miêu tả các loại cây( cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa), các đồ vật ( Bút, sách, cặp ), Các con vật ( Con gà, con lợn, con chó, con mèo) mà em thấy hay và thích nhất trưng bày và đọc trước lớp. ( trưng bày và đọc theo nhóm lớn )
Bước 2: Cảm nhận cái hay trong cách miêu tả của tác phẩm văn học.
 Để giúp học sinh cảm nhận cái hay trong cách miêu tả của các tác phẩm văn học tôi đã tổ chức cho học sinh thi cảm nhận cái hay trong cách viết của tác giả . 
 + Hình thức thi : Thi cá nhân. 
 + Cách thực hiện: Sau khi dạy các bài Tập đọc đã tôi cho từng cá nhân viết cảm nhận của mình, chỉ ra cái hay trong cách miêu tả để học tập cách viết, đưa vào bài làm cụ thể của mình. Ví dụ khi dạy bài tập đọc : Đường đi Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách (TV 4- Tập 2- Trang 102).Tôi đưa ra đoạn văn để học sinh cảm nhận cái hay trong đoạn văn:
       “Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.”
 Cho học sinh viết sự cảm nhận về cách dùng từ, đặt câu ở đoạn văn trên? Nêu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu đó.
 Bài làm của em Đoàn Ngọc Hà: Có lẽ chưa có tác giả nào tả cảnh Sa Pa lại đẹp đẽ, tinh tế và sống động như nhà văn Nguyễn Phan Hách. Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ để nhấn mạnh, để làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của cảnh sắc thiên nhiên và thời tiết ở Sa Pa. Đồng thời điệp từ “thoắt cái” tạo cho chúng ta cái cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng trước sự thay đổi nhanh chóng của thời tiết ở Sa Pa. Sự thay đổi nhanh chóng đến mức bất ngờ ấy khiến người đọc như lạc vào một tiên cảnh vậy.
Khi dạy các bài Tập đọc, giúp cho học sinh nắm được:
+ Nội dung cần chỉ ra khi cảm nhận: Để học sinh cảm nhận đúng hướng theo mục đích cần đạt của môn tập làm văn, Giáo viên cần định hướng để học sinh chỉ ra các nội dung cụ thể sau: 
Cảm nhận sự quan sát sự vật của tác giả khi miêu tả.
Cảm nhận về cách lựa chọn hình ảnh, chi tiết, thứ tự miêu tả.
Cảm nhận cách dùng từ, cách diễn đạt .
Cảm nhận cách viết câu.
Cảm nhận về cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ khi miêu tả.
Bước 3: Thực hành viết văn miêu tả
Để tạo ra khí thế thi đua sôi nổi trong giờ học, sau khi học sinh đã tiếp cận và cảm nhận cái hay của tác phẩm văn học, giáo viên tổ chức cho học sinh thi viết bài, đọc trước lớp để học sinh tự bình chọn “ Nhà văn nhỏ tuổi”. Giáo viên sẽ làm trọng tài trong việc bình chọn. Những bài văn viết có hình ảnh sinh động, biết cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh hay khi miêu tả, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả và diễn đạt tốt sẽ được bình chọn, trưng bày tại góc học tập của lớp. Học sinh có bài viết tốt sẽ được tôn vinh danh hiệu “ Nhà văn nhỏ tuổi” được nhận một phần quà do lớp quy định( Một tràng vỗ tay, những lời chúc mừng của cô giáo, các bạn trong lớp, được tặng một bài hát, một bông hoa, một mặt cười)
Với cách làm trên, từ chỗ học sinh không thích học viết văn miêu tả, không thích đọc các bài văn miêu tả tôi đã tạo cho các em sự hứng thú và tích cực tìm tòi để đọc và đem đến lớp các tác phẩm văn học có nội dung miêu tả đồng thời thay đổi cách dạy truyền thống, tạo cho các em niềm say mê, sự hứng thú, yêu thích môn học và thay đổi cách học từ thụ động, gò bó, bắt buộc sang cách học tự giác, chủ động . 
2.3.2. Biện pháp thứ hai: Hình thành cho các em thói quen tích lũy những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học 
 Như chúng ta biết, tư duy của học sinh tiểu học là tư duy cụ thể. Riêng học sinh lớp 4 là giai đoạn bắt đầu của tư duy trìu tượng, nếu các em không có thói quen tích lũy được những hiểu biết về thế giới tự nhiên thì các em sẽ không biết viết gì vào bài văn. Để hình thành thói quen cho học sinh trong quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện như sau: 
 Nhiệm vụ thứ nhất: Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh
 Đây là biện pháp được coi là cơ bản nhất. Bởi kết quả của quan sát được thể hiện rõ trong từng bài làm của học sinh. Em nào quan sát tinh vi, thấu đáo thì em đó sẽ nhận ra được những nét riêng biệt, đặc sắc của sự vật mình định tả . Em nào quan sát hời hợt, phiến diện thì bài viết của các em sẽ khô khan, hời hợt.
 Để học sinh có kĩ năng quan sát tốt, tôi đã hướng cho học sinh thực hiện theo các bước :
+ Xác định cụ thể và chọn một đối tượng cần quan sát (đó là cây gì, con gì, đồ vật gì? ) 
+ Quan sát bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác và cả xúc giác. Trước tiên là quan sát bao quát và cảm nhận vẻ đẹp của nó.như thế nào, rồi quan sát từng bộ phận theo một trình tự nhất định. Quan sát thật kĩ những bộ phận mà em thích thú, ấn tượng. Đối với dạng bài tả con vật, cây cối nên quan sát theo từng thời kì phát triển để miêu tả và tả sâu một giải đoạn phát triển hoặc vài bộ phận chính làm nổi bật bài viết. Khi quan sát, có thể trao đổi theo nhóm với nhau để tìm ra những đặc điểm nổi bật.
+ Kết hợp quan sát là ghi chép những điều quan sát được và liên tưởng đến sự vật khác để so sánh, nhân hóa sự vật.
 Ví dụ: Quan sát cây bàng. Tôi hướng dẫn các em quan sát theo trình tự:
 + Quan sát từ xa:
- Hình dáng của cây khi nhìn từ xa : Trông xa như một chiếc ô màu xanh khổng lồ.
 + Quan sát khi đến gần:
- Gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả.
- Cảnh vật xung quanh tác động đến cây (nắng, gió, khí hậu, chim chóc, ong bướm, con người)
- Đó chính là quan sát bao quát rồi quan sát từng bộ phận của cây bàng.
 Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát. Do đó, kết quả thu được thường chỉ là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác. Xong tôi đã hướng dẫn các em biết cách phối hợp nhịp nhàng các giác quan để quan sát, cảm nhận, so sánh để nâng cao hiệu quả quan sát.
 Ví dụ: Quan sát cây bàng: Tôi hướng dẫn như sau:
- Các em dùng mắt để quan sát từ xa xem hình dáng của nó như thế nào? trông nó giống cái gì?(cái ô khổng lồ, )
- Em hãy dùng tay để sờ xem vỏ cây của cây b

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_phap_ren_ky_nang_viet_van_mieu_ta_cho_hoc_sinh_lop_4_tr.doc