Biện pháp "Giáo dục phẩm chất đoàn kết, yêu thương" nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
Để nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng phát triển về năng lực, phẩm chất cho học sinh thì ngoài việc học tập rèn luyện kiến thức ở lớp, học sinh còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập và ứng xử trong cuộc sống. Tăng cường đẩy mạnh việc giáo dục các phẩm chất cho học sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường, góp phần nâng cao nhận thức của học sinh, giúp các em có ý thức hơn trong từng hành động, biết quan tâm sẻ chia lẫn nhau trong cuộc sống.
Hiện nay, học sinh Tiểu học được đánh giá phẩm chất thường xuyên cũng như định kỳ theo 4 nhóm sau: Chăm học, chăm làm; Tự tin, trách nhiệm; Trung thực, kỷ luật và Đoàn kết, yêu thương. Trong những năm gần đây, thực hiện việc đổi mới trong đánh giá theo hướng phát triển năng lực phẩm chất của người học, chất lượng giáo dục phẩm chất cho học sinh đã đạt được những kết quả đáng kể. Đa số các em học sinh ngoan, lễ phép với thầy cô, hòa nhã với bạn bè. Tự tin và có kỉ luật.
Đối với lớp 5.5, khi nhận giảng dạy và chủ nhiệm, tôi nhận thấy các em là một tập thể lớp có truyền thống đoàn kết tương đối tốt. Ban cán sự lớp đặc biệt là em lớp trưởng có năng lực quản lớp tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số em học sinh nam hay trêu chọc các bạn quá mức dẫn đến mâu thuẫn như: đánh nhau, phá hỏng đồ dùng học tập của bạn. Các em chưa biết cách giúp đỡ nhau trong học tập cũng như lao động vệ sinh và ổn định nề nếp ngủ trưa.
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô về dự chuyên đề đề BÁO CÁO BIỆN PHÁP Người thực hiện : ........... Trường TH ........................... Tên đề tài: BIỆN PHÁP “ GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐOÀN KẾT – YÊU THƯƠNG” NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIÊM LỚP . BIỆN PHÁP “ GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐOÀN KẾT – YÊU THƯƠNG” NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIÊM LỚP . . I. Lý do lựa chọn biện pháp II. Nội dung biện pháp III. Hiệu quả đạt được V. Đề xuất, kiến nghị IV. Kết l uận Giáo dục đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu, đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn hiện nay được thông qua tại Đại hội XIII của Đảng- “GD&ĐT cần tập trung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người ” Đáng chú ý đây là lần đầu tiên trong văn kiện, Đảng đồng thời đưa sứ mạng “ phát triển con người ” cùng với sứ mạng “ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ”. Để hoàn thành trách nhiệm này, vai trò của GVCN là vô cùng quan trọng. I. Lí do chọn biện pháp I. Lí do chọn biện pháp Để nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng phát triển về năng lực, phẩm chất cho học sinh thì ngoài việc học tập rèn luyện kiến thức ở lớp, học sinh còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập và ứng xử trong cuộc sống. Tăng cường đẩy mạnh việc giáo dục các phẩm chất cho học sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường, góp phần nâng cao nhận thức của học sinh, giúp các em có ý thức hơn trong từng hành động, biết quan tâm sẻ chia lẫn nhau trong cuộc sống. Hiện nay, học sinh Tiểu học được đánh giá phẩm chất thường xuyên cũng như định kỳ theo 4 nhóm sau: Chăm học, chăm làm; Tự tin, trách nhiệm; Trung thực, kỷ luật và Đoàn kết, yêu thương. Trong những năm gần đây, thực hiện việc đổi mới trong đánh giá theo hướng phát triển năng lực phẩm chất của người học, chất lượng giáo dục phẩm chất cho học sinh đã đạt được những kết quả đáng kể. Đa số các em học sinh ngoan, lễ phép với thầy cô, hòa nhã với bạn bè. Tự tin và có kỉ luật. Đối với lớp 5 .5 , khi nhận giảng dạy và chủ nhiệm, tôi nhận thấy các em là một tập thể lớp có truyền thống đoàn kết tương đối tốt. Ban cán sự lớp đặc biệt là em lớp trưởng có năng lực quản lớp tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số em học sinh nam hay trêu chọc các bạn quá mức dẫn đến mâu thuẫn như: đánh nhau, phá hỏng đồ dùng học tập của bạn. Các em chưa biết cách giúp đỡ nhau trong học tập cũng như lao động vệ sinh và ổn định nề nếp ngủ trưa. Để giúp học sinh đạt kết quả tốt hơn trong việc phát triển phẩm chất. Bản thân tôi đã áp dụng biện pháp : “ giáo dục phẩm chất đoàn kết – yêu thương” nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiêm lớp ”. Với mục đích: I. Lí do chọn biện pháp I. Lí do chọn biện pháp Kích thích sự phát triển mọi mặt, phát triển toàn diện cho học sinh. Góp phần làm nền tảng, hành vi chuẩn mực cho các em trong cư xử với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo với mọi người và bạn bè cùng lớp, cùng trường. Giúp học sinh biết cách ứng xử, không gây mất đoàn kết trong tổ, lớp. Học sinh biết thể hiện sự tôn trọng, nhường nhịn, gắn kết trong nhóm, không nói xấu bạn hoặc ganh ghét các bạn trong lớp. Biết yêu thương, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ anh chị em, yêu thương bạn sẵn sàng giúp đỡ bạn và hơn nữa là yêu trường, lớp, biết ơn thầy giáo, cô giáo. * Thuận lợi: Năm học 202 2 - 202 3 tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3.1 sĩ số lớp là 3 9 em học sinh. Các em học sinh của lớp đa số ngoan, có ý thức trong học tập. Được sự quan tâm đầu tư của nhà trường về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ quá trình giảng dạy, được sự chỉ đạo sát sao về hoạt động chuyên môn. Đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trong công tác, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng nâng cao năng lực chuyên môn. * Khó khăn : Sĩ số lớp đông, một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Một số em chưa hòa đồng cùng các bạn, còn hay trêu bạn đánh nhau gây mất đoàn kết trong lớp. 1.Thực trạng trước khi áp dụng biện pháp II. Nội dung của biện pháp * Khảo sát Ngay sau khi nhận lớp, tôi nhanh chóng khảo sát thực tế và nắm bắt tình hình của lớp. 2. Các biện pháp. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục phẩm chất “ Đoàn kết yêu thương” cho học sinh của lớp. Tôi đưa ra các biện pháp sau. Phân loại SL TL (%) Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. 1 2,6 Học sinh cá biệt về phẩm chất 3 7,7 Học sinh ít nói, giao tiếp kém tự tin. 2 5,1 Học sinh có bố mẹ ly hôn 1 2,6 Học sinh có những biểu hiện tốt về phẩm chất. 3 2 82,0 Biện pháp 1. Áp dụng các biện pháp cụ thể với từng đối tượng học sinh Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn Đối với những học sinh cá biệt về phẩm chất Đối với những học sinh ít nói, giao tiếp kém tự tin Đối với những học sinh có bố mẹ ly hôn. Đối với những học sinh có biểu hiện tốt về phẩm chất Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn Trong lớp, có em Tạ Đình Nhân gặp khó khăn về kinh tế. Để giúp đỡ em, tôi đã phát động phong trào “vòng tay yêu thương” ở lớp: Các em góp sách vở và những đồ dùng học tập mình không dùng nữa nhưng vẫn còn sử dụng được thì đem tặng lại cho bạn. Bên cạnh đó tôi đề nghị Hội cha mẹ phụ huynh của lớp trích quỹ giúp đỡ thêm em vào dịp khai giảng , đề nghị nhà trường miễn cho em các khoản phải đóng góp. Đối với những học sinh cá biệt về phẩm chất Lớp tôi có em Duy dễ bị kích động nên hay gây gổ với bạn. Em còn tự làm mình bị thương khi có xung đột xảy ra với bạn. Em Nguyễn Long Nhật rất hiếu động không bao giờ ngồi yên trong lớp, tự ý đi lại, nói tự do trong giờ học, hay đánh và trêu các bạn. Em Thịnh rất hay khóc và khóc không ngừng khi các bạn góp ý hay phê bình hoặc trêu dù là rất nhỏ. Với các em học sinh trên, tôi đã lần lượt gặp riêng và phân tích trao đổi để các em hiểu. Luôn phân công các em làm việc trong nhóm để các em phát huy tính hợp tác. Nhờ vậy các em đã có tiến bộ rất nhiều biết giúp đỡ các bạn trong lớp, không gây gổ với bạn. Đối với những học sinh ít nói, giao tiếp kém tự tin Những em học sinh này thường ngồi yên trong lớp suốt buổi học, hầu như không chơi đùa cùng các bạn khác trong giờ ra chơi mà chỉ ngồi làm việc riêng của mình đó là các em Đặng Quang Dũng , em Trương Công Tiến . Các em này tiếp thu kiến thức còn hạn chế. Để giúp đỡ các em, trong các giờ học tôi thường gọi các em trả lời, giờ ra chơi nhắc các bạn trong lớp rủ em chơi cùng. Tổ chức cho các em học theo nhóm để các bạn khác giúp đỡ. Đối với những học sinh có bố mẹ ly hôn. Em Dương Nguyễn Anh Quân , bố mẹ li hôn, em Quân ở cùng bố và ông bà. Do sống trong hoàn cảnh như vậy nên các em cũng rất tự ti. Tôi luôn gần gũi tâm sự nói chuyện với các em để các em hiểu và thông cảm cho bố mẹ của mình. Bên cạnh đó tôi thường xuyên trao đổi qua điện thoại hoặc đến nhà trao đổi với phụ huynh các em để phụ huynh hiểu quan tâm đến các em nhiều hơn. Biện pháp 2. Tổ chức phong trào thi đua qua việc xây dựng “Đôi bạn cùng tiến”. “Học thầy không tày học bạn” đây là một phương trâm mà tôi rất tâm đắc. Để giúp các em tiến bộ hơn tôi phân công các bạn trong lớp giúp các em với phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”. Bạn Vũ Minh Huy giúp đỡ bạn Nhân , bạn Vân Khánh giúp bạn Duy , bạn Bảo Châu giúp bạn Nhật , bạn Ngọc Hân giúp bạn Dũng , bạn Quang giúp bạn Công Tiến . Trong tiết sinh hoạt hàng tuần tôi thường khen các đôi bạn có sự tiến bộ, động viên khuyến khích để các em cố gắng hơn. Biện pháp 3. Phối hợp chặt chẽ với gia đình để giáo dục học sinh. Đối với các em học sinh có hoàn cảnh như đã nói ở trên tôi thường xuyên thông tin liên lạc với phụ huynh qua điện thoại và xuống thăm gia đình các em, gặp gỡ trao đổi cùng phụ huynh. Với các em học sinh còn lại tôi cũng luôn thông tin với phụ huynh tình hình học tập của các em ở trên lớp và cuối mỗi tuần tôi sẽ đến thăm gia đình 1- 2 em học sinh . Mời phụ huynh học sinh các em đến trường trao đổi về việc giáo dục học sinh khi có những hiện tượng bất thường và khẩn cấp. HÌNH VÀO TRAO ĐỔI VỚI GĐ Biện pháp 4. Giáo dục phẩm chất cho học sinh qua từng môn học Để thực hiện tốt việc giáo dục phẩm chất đoàn kết cho học sinh, tôi quan tâm giáo dục phẩm chất cho học sinh qua từng môn học, đặc biệt là môn đạo đức. Qua môn đạo đức trang bị cho các em những tri thức đạo đức, các chuẩn mực về hành vi đạo đức có trong nội dung của mỗi bài học để trở thành kĩ năng sống, thói quen hàng ngày của mỗi học sinh. Để gây hứng thú cho học sinh tôi luôn thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực như thảo luận nhóm, đóng vai, phỏng vấn, diễn kịch để các em nắm bài tốt hơn, nhớ lâu hơn. Từ ngày 29/8 đến 1/10/2022 , 97,4 % học sinh đều có phẩm chất đạt, đặc biệt là phẩm chất Đoàn kết – Yêu thương đến 8 9,7 % các em đạt tốt. Hai em Nhật và Thịnh đã có thái độ hòa nhã hơn, không có những việc làm vi phạm nội quy của lớp nữa. Em Dũng và Tiến cũng tự tin hơn trong giao tiếp. So với kết quả khảo sát ngày 29/9 thì đến 1/10/2022 các em đã có tiến bộ rất nhiều. III. Hiệu quả Phân loại SL TL (%) Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. 1 2,6 Học sinh cá biệt về phẩm chất 1 2,6 Học sinh ít nói, giao tiếp kém tự tin. 1 2,6 Học sinh có bố mẹ ly hôn 1 2,6 Học sinh có những biểu hiện tốt về phẩm chất. 3 5 89,6 Song song với phẩm chất học sinh có tiến bộ tốt thì các hoạt động phong trào của lớp cũng được nâng cao . Các em đã biết phân công công việc cụ thể, giúp nhau kê bàn, gấp chăn nhanh nhẹn hơn trong giờ ngủ trưa. Công việc được phân công hoàn thành nhanh gọn và chất lượng. Các em học tốt xung phong kèm các bạn học chậm và còn mạnh dạn đề xuất với thầy giáo một số cách để giúp bạn. Kiến nghị: Tuyên truyền và vận động phụ huynh không coi việc giáo dục con em là việc riêng của giáo viên. Các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các hội thảo về công tác giáo dục phẩm chất cho học sinh để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Nhà trường đặc biệt là những người làm công tác quản lý phải coi việc giáo dục đạo đức là nhiệm vụ hàng đầu để tất cả học sinh khi ra trường đều là những công dân có ích cho xã hội. Phụ trách chuyên môn phải làm cho giáo viên thấy rõ tầm quan trọng của nội dung phát triển phẩm chất cho học sinh. 2. Đề xuất: Đề nghị các cấp lãnh đạo tiếp tục tăng cường cho nhà trường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phong phú, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tăng cường đầu sách, truyện đọc cho học sinh để các em có điều kiện sinh hoạt vui chơi, giải trí. IV. Kiến nghị đề xuất 3 . Bài học : Đối với giáo viên: Nắm rõ các đối tượng học sinh trong lớp Chủ động lập kế hoạch Tạo môi trường cho học sinh chủ động sáng tạo trong thực hiện nền nếp, kỹ năng tự quản. Học hỏi, trao đổi cùng đồng nghiệp về công tác chủ nhiệm lớp. Trên đây là các biện pháp mà bản thân tôi đúc kết được qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp. Năm học này và những năm học tiếp theo, tôi sẽ tiếp tục học tập, trao đổi cùng đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên như Bác Hồ đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” . Rất mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để bản báo cáo về công tác chủ nhiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và quý vị đại biểu đã lắng nghe và đóng góp ý kiến.
Tài liệu đính kèm:
- bien_phap_giao_duc_pham_chat_doan_ket_yeu_thuong_nang_cao_hi.pptx