Báo cáo Giải pháp Một số giải pháp thay đổi tư duy học sinh theo hướng tích cực
Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều Quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu hướng toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện sứ mệnh các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gửi gắm, chương trình giáo dục phổ thông mới góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của cá nhân và yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệpmới.
Tư duy tích cực là một trong những yếu tố giúp con người có thêm động lực để vượt qua những thử thách, vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Hơn thế, nó còn giúp cho chúng ta có thể sống một cách vui vẻ, hạnh phúc và thành công hơn. Tư duy tích cực là khởi nguồn cho mọi hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Tư duy tích cực sẽ gỡ rối khỏi mọi vướng mắc từ tinh thần đến hành động. Mọi thay đổi của chúng ta đều bắt đầu từ sự thay đổi trong suy nghĩ. Trong lớp học, nếu nhiều học sinh có những suy nghĩ vui vẻ tích cực sẽ góp phần lan tỏa năng lượng tích cực đến toàn thể học sinh trong tập thể, với tập thể đầy năng lượng sẽ xây dựng một tập thể hạnh phúc và tạo ra một nội động lực to lớn trong việc học tập và phát triển bản thân. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp thay đổi tư duy học sinh theo hướng tích cực” với mong muốn đóng góp thêm ý tưởng và biện pháp mới trong công tác chủ nhiệm để phát huy những năng lực tích cực cho HS trong thời đại công nghệ 4.0.
MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .....................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................2 6. Những đóng góp mới của đề tài.....................................................................2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................3 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................3 1. Tư duy tích cực là gì? ....................................................................................3 2. Đặc điểm của tư duy tích cực........................................................................3 3. Vì sao phải tư duy tích cực............................................................................4 4. Mối quan hệ giữa tư duy tích cực và độc thoại bản thân ...........................4 5. Sức mạnh của tư duy tích cực.......................................................................5 6. phương pháp rèn luyện tư duy tích cực......................................................6 6.1. Học cách kiểm soát trạng thái của bản thân .........................................6 6.2. Điều chỉnh cách suy nghĩ.........................................................................6 6.3. Thay đổi thói quen...................................................................................6 6.4. Cẩn trọng trong lời nói............................................................................7 6.5. Tìm đến những người bạn ngưỡng mộ ..................................................7 6.6. Luôn biết ơn .............................................................................................8 6.7. Tập trung vào những suy nghĩ tích cực .................................................8 6.8. Xác định và kiểm soát suy nghĩ tiêu cực................................................8 6.9. Theo đuổi một lối sống lành mạnh .........................................................9 6.10. Đừng tiết kiệm nụ cười và những câu chuyện vui vẻ..........................9 6.11. Nghĩ đến thành công..............................................................................9 6.12. Đừng chỉ nhìn vào những thiếu sót ......................................................9 6.13. Tìm giải pháp thay vì đổ lỗi ..................................................................9 1 2.Đề xuất, kiến nghị .................................................................................................................................. 42 PHỤ LỤC..................................................................................................................1 PHỤ LỤC 1: BẠN SUY NGHĨ TÍCH CỰC HAY BI QUAN...............................1 PHỤ LỤC 2: PHIẾU THĂM DÒ GV VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÍ TRONG DẠY HỌC VÀ CHỦ NHIỆM..................................................................3 3 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều Quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu hướng toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện sứ mệnh các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gửi gắm, chương trình giáo dục phổ thông mới góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của cá nhân và yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Tư duy tích cực là một trong những yếu tố giúp con người có thêm động lực để vượt qua những thử thách, vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Hơn thế, nó còn giúp cho chúng ta có thể sống một cách vui vẻ, hạnh phúc và thành công hơn. Tư duy tích cực là khởi nguồn cho mọi hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Tư duy tích cực sẽ gỡ rối khỏi mọi vướng mắc từ tinh thần đến hành động. Mọi thay đổi của chúng ta đều bắt đầu từ sự thay đổi trong suy nghĩ. Trong lớp học, nếu nhiều học sinh có những suy nghĩ vui vẻ tích cực sẽ góp phần lan tỏa năng lượng tích cực đến toàn thể học sinh trong tập thể, với tập thể đầy năng lượng sẽ xây dựng một tập thể hạnh phúc và tạo ra một nội động lực to lớn trong việc học tập và phát triển bản thân. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp thay đổi tư duy học sinh theo hướng tích cực” với mong muốn đóng góp thêm ý tưởng và biện pháp mới trong công tác chủ nhiệm để phát huy những năng lực tích cực cho HS trong thời đại công nghệ 4.0. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của sáng kiến là đề xuất một số giải pháp thay đổi tư duy học sinh theo hướng tích cực. Chỉ ra mối quan hệ giữa tư duy tích cực và thay đổi bản thân. 1 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. 1. Tư duy tích cực là gì? Tư duy tích cực là cách nhìn nhận vấn đề theo hướng tốt đẹp, lạc quan nhưng không phải là ở viễn cảnh thiếu thực tế hay xem mọi thứ trong cuộc sống luôn màu hồng. Tư duy này cho phép bạn thể hiện mong muốn cá nhân theo thái độ sống tích cực để đạt được thành công trong cuộc sống cũng như tinh thần vững vàng. Thông thường, tư duy tích cực được xem xét và nhìn nhận dưới ba góc độ: sinh học, tâm lý và xã hội. + Về mặt sinh học: Tư duy tích cực là hoạt động tạo ra những năng lượng trong tâm trí, kích thích các hoạt động trong cơ thể con người đặc biệt là hoạt động về trí não. Nhờ vậy mà con người cảm thấy vui vẻ, sảng khoái tinh thần, tập trung học tập và làm việc hơn. + Về mặt tâm lý: Tư duy tích cực giúp các cá nhân phát triển sự tự tin, khám phá ra những khía cạnh mới của bản thân. + Về mặt xã hội: Tư duy tích cực có thể xem là sự sáng tạo trong mỗi con người. Sự tích cực của mỗi cá nhân trong gia đình, cộng đồng và xã hội sẽ góp phần hình thành một môi trường lành mạnh để nuôi dưỡng tính cách, phát triển tài năng.[5,6] 2. Đặc điểm của tư duy tích cực. - Lạc quan: Người suy nghĩ tích cực có mong muốn, sẵn sàng nỗ lực và làm mọi việc - thay vì cảnh giác và nghi ngờ bản thân. Họ sẽ luôn nắm lấy cơ hội và nỗ lực để thành công. Trong cuộc sống họ luôn nhìn vào khía cạnh tích cực của mọi sự việc. - Kiên tâm: Kiên cường khi đối mặt với nghịch cảnh, buồn bã, mất mát, thất vọng hay thất bại là những đặc điểm bạn sẽ tìm thấy ở một người suy nghĩ tích cực. Thay vì chỉ đơn giản từ bỏ, họ sẽ quay trở lại ngay sau khi vấp ngã. - Biết ơn: Một trong những biểu hiện của tư duy tích cực là thái độ biết ơn đối với những điều tốt đẹp trong cuộc sống – ngay cả khi người khác cho rằng họ chẳng có gì cả. - Chánh niệm: Ngay cả trong những thời điểm khó khăn, những người suy nghĩ tích cực sẽ không để tâm trí của họ bị kích động – nhưng vẫn tỉnh táo và giữ vững hi vọng. - Chính trực: Đây là yêu cầu rất quan trọng nếu muốn trở thành một người tích cực. Cùng với việc nhìn thấy điều tốt ở người khác, cần rèn luyện thái độ tôn trọng, cũng như tránh xa mọi hành vi lừa dối hoặc phục vụ bản thân.[5,6] 3 chịu trách nhiệm với những thất bại do mình gây ra. Người tích cực sẽ xem đó làm tiền đề và cố gắng thay đổi bản thân trở nên tốt hơn. • Áp dụng luật hấp dẫn vào cuộc sống: Với sự bí ẩn của luật hấp dẫn, nó sẽ mang lại những niềm vui vô tận và là chìa khóa mở ra cuộc sống mà bạn mong muốn. Bạn cần học cách chịu trách nhiệm với bản thân, rèn luyện cơ thể dẻo dai và một cái đầu minh mẫn để vượt qua bất kỳ trở ngại nào. Mỉm cười nhiều và tận hưởng những điều thú vị trong cuộc sống để ngày càng thu hút được sự may mắn và hạnh phúc hơn. • Sức khỏe tốt hơn: Ngoài mang lại sức khỏe tinh thần cho người rèn luyện, tư duy tích cực còn giúp hỗ trợ sức khỏe về mặt thể chất như hạn chế được cách bệnh về tiêu hóa, tim mạch,... giúp cơ thể bạn luôn dồi dào sức sống. • Tận hưởng cuộc sống tốt đẹp: Tư duy tích cực giúp bạn luôn cảm thấy hạnh phúc, yêu đời từ đó cảm nhận được mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống. Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn lan tỏa tinh thần này đến với mọi người xung quanh.[4,5] 5. Sức mạnh của tư duy tích cực Tư duy tích cực có một sức mạnh đáng kinh ngạc. Những người vui khỏe thường suy nghĩ về những điều mà họ muốn và cách để có được nó. Bằng cách đó, tạo ra một thái độ tích cực hoàn toàn có thể làm thay đổi cả cuộc đời bạn. Khi bạn nghĩ và nói về điều bạn muốn và cách đạt được nó, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và làm chủ cuộc đời mình tốt hơn. Bởi khi bạn nghĩ về những điều làm bạn vui vẻ, não của bạn sẽ tiết ra endorphin - hormone mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc. Như vậy là bạn đã đang tạo ra một thái độ tích cực cho mình. Người hạnh phúc luôn thấy được điều tốt đẹp trong cuộc sống. Người lạc quan dường như có những cách khác nhau để cảm nhận thế giới. Vì vậy mà họ khác với những người còn lại: Trước hết, tâm trí họ luôn hướng tới những gì họ muốn có và tìm cách để có được nó. Họ có một mục tiêu rõ ràng và tự tin rằng dù sớm hay muộn họ sẽ hoàn thành được nó. Thứ hai, những người lạc quan luôn tìm kiếm những điều tốt đẹp ngay trong mỗi vấn đề và khó khăn mà họ gặp phải. Mỗi lần như vậy, họ thường như thói quen và nói rằng: "Nó cũng ổn thôi" và sẵn sàng chỉ ra những điều tích cực về tình huống đó. Chúng ta đều biết rằng, nếu ta muốn tìm ra những điều tốt đẹp ở mỗi con người hay tình huống thì chắc chắn chúng ta sẽ tìm ra nó. Và trong quá trình tìm kiếm, ta sẽ trở thành một con người lạc quan, vui vẻ hơn. "Người bi quan thấy khó khăn trong mọi cơ hội Người lạc quan thấy cơ hội trong mọi khó khăn" 5
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_giai_phap_mot_so_giai_phap_thay_doi_tu_duy_hoc_sinh.docx
- PHAN THỊ HƯƠNG-THPT QUỲNH LƯU 3- CHỦ NHIỆM.pdf