Báo cáo Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1 - Nguyễn Thị Trang

Báo cáo Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1 - Nguyễn Thị Trang

Một môi trường học tập thân thiện là ở đó giáo viên và học sinh không có sự khoảng cách giữa người “ra lệnh” với người “thực hành mệnh lệnh” đó. Luôn tạo cảm giác cho học sinh đúng với thông điệp“ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.Tôi luôn tạo cho học sinh sự gần gũi “ có lúc là thầy,có khi lại là bạn”. Tôi luôn lắng nghe, tâm sự, động viên, tuyên dương và khuyến khích học sinh . Sau mỗi bài viết, tôi đều hỏi học sinh các em còn gặp khó khăn gì khi viết không, có cần cô giúp đỡ, chia sẻ.

 

pptx 33 trang thanh tú 22 07/10/2022 9307
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1 - Nguyễn Thị Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DUC 
 GV thực hiện: Nguyễn Thị Trang 
Trường Tiểu học – THCS Tiền Phong 
BÁO CÁO 
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 
Họ và tên: Nguyễn Thị Trang 
Giáo viên – Trường Tiểu học - THCS Tiền Phong 
Ân Thi - Hưng Yên 
BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HS LỚP 1 . 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1 . 
Nội dung 
báo cáo 
Lí do 
Nội dung 
Kết luận 
Tầm quan trọng của việc học viết 
Chương trình GDPT 2018 
Thực trạng HS lớp 1A 
Các giải pháp 
Kết quả 
Vấn đề bỏ ngỏ 
Kết quả 
Lí do 
Tầm quan trọng của việc học viết 
Chương trình GDPT 2018 
Thực trạng HS lớp 1A 
Nội 
dung 
Các 
 giải 
 pháp 
Nhà trường GV, PHHS chuẩn bị tốt cơ sở vật chất thiết bị dạy học. 
2 . Tạo môi trường học tập thân thiện 
3 . Thực hiện tốt nề nếp học tập, tư thế ngồi viết, cách cầm bút cho HS 
Chữ viết của giáo viên là phương tiện quan trọng để dạy học sinh viết đúng, đẹp. 
5 . Rèn viết đúng viết đẹp. 
6. Sử dụng phương pháp phân tích nguyên nhân và hướng dẫn cách khắc phục 
7 . Tổ chức tốt các phong trào thi đua, nêu gương. 
8. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh 
Các giải pháp : 
1. Nhà trường GV, PHHS chuẩn bị tốt cơ sở vật chất thiết bị dạy học. 
Nhà trường cần chú trọng quan tâm xây dựng cơ sỏ vật chất lớp học đủ ánh sáng, đủ bàn ghế HS, đủ bảng lớp. Và ở phòng học lớp tôi đã được trang bị máy chiếu để giáo viên thuận tiện áp dụng CNTT vào giảng dạy. 
 GV cần sử dụng các thiết bị dạy học thành thạo như máy chiếu, bộ chữ mẫu. 
Các giải pháp : 
 1. Nhà trường GV, PHHS chuẩn bị tốt cơ sở vật chất thiết bị dạy học. - PHHS mua đầy đủ đồ dùng học tập cho HS. 
Các giải pháp : 
Các giải pháp : 
Một môi trường học tập thân thiện là ở đó giáo viên và học sinh không có sự khoảng cách giữa người “ra lệnh” với người “thực hành mệnh lệnh” đó. Luôn tạo cảm giác cho học sinh đúng với thông điệp “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui ” . Tôi luôn tạo cho học sinh sự gần gũi “ có lúc là thầy,có khi lại là bạn” . Tôi luôn lắng nghe, tâm sự , động viên, tuyên dương và khuyến khích học sinh . Sau mỗi bài viết , tôi đều hỏi học sinh các em còn gặp khó khăn gì khi viết không, có cần cô giúp đỡ , chia sẻ. 
 2. Tạo môi trường học tập thân thiện   
 2. Tạo môi trường học tập thân thiện  
Các giải pháp : 
 3. Thực hiện tốt nề nếp học tập, tư thế ngồi viết, cách cầm bút cho HS   
 Một số quy định về nề nếp học tập : 
Tôi hướng dẫn cho học sinh nắm được một số các kí hiệu mà tôi đã quy định 
 và ghi kí hiệu này lên góc trái phía trên bảng để các em thực hiện trong các 
 giờ học như sau: 
 - Kí hiệu ngồi đúng tư thế học tập và trật tự khi giáo viên chỉ vào trong hình: 
 - Kí hiệu lấy bảng, cất bảng khi giáo viên chỉ vào chữ B. 
 - Kí hiệu V: vở (mở, cất vở khi giáo viên chỉ vào kí hiệu) 
 - Kí hiệu chữ Đ: đồ dùng 
 Việc hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các kí hiệu trên nhằm mục đích đảm bảo tính kỉ luật, trật tự trong lớp học, giúp học sinh tập trung chú ý vào các hoạt động học tập tránh gây mất trật tự và lộn xộn trong giờ lớp học nhất là khi thao tác sử dụng dồ dùng học tập. 
Các giải pháp : 
 3.Thực hiện tốt nề nếp học tập, tư thế ngồi viết, cách cầm bút cho HS    
 +Tư thế ngồi viết: 
- Lưng thẳng; không tì ngực vào bàn. 
- Đầu hơi cúi, mắt cách vở 25 – 30 cm. 
- Hai vai ngang bằng. 
- Hai chân để song song và vuông góc với mặt đất, thoải mái. 
 + Cách cầm bút: 
- Cầm bút bằng ba đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. 
- Khi viết dùng ba đầu ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cầm bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại, thoải mái. 
Các giải pháp : 
3.Thực hiện tốt nề nếp học tập, tư thế ngồi viết, cách cầm bút cho HS.  + Cách để vở, xê dịch khi viết: Khi viết học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. Khi viết cần xuống những dòng dưới, các em tự đẩy vở lên trên cánh tay luôn tì lên mặt bàn làm điểm tựa khi viết. 
- Trước khi viết tôi thường cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi học, cách cầm bút để vở để học sinh thực hiện theo đúng quy định. Trong quá trình học sinh viết rất hay quên, thay đổi tư thế ngồi đứng, lúc đó tôi lại phải kiên nhẫn chỉnh sữa cho từng em. Lặp đi lặp lại nhiều lần, các em cũng dần dần ngồi đúng, cầm bút đúng. 
Mặt khác tôi phô tô gửi mỗi phụ huynh một bản hướng dẫn về tư thế ngồi học, cách cầm bút, để vở. Khuyên phụ huynh mua bảng chữ mẫu thường của Bộ giáo dục và Đào tạo để hướng dẫn học sinh luyện viết ở nhà. 
Các giải pháp : 
4.Chữ viết của giáo viên là phương tiện quan trọng để dạy học sinh viết đúng, đẹp. 
 Chúng ta thường nói rằng “Thầy nào - trò nấy”. Thực tế thấy rằng nếu giáo viên viết chữ đẹp và có ý thức rèn chữ viết thì chất lượng chữ viết của lớp đó sẽ cao và qua thực tế ở mỗi lớp khác nhau thì chữ viết của học sinh sẽ khác nhau. Người giáo viên phải coi trọng việc trình bày trên bảng là trang viết mẫu mực của mình cho học sinh noi theo. Do vậy việc khổ công rèn luyện viết đúng,viết đẹp,viết rõ ràng và ngay ngắn là tiêu chí mọi GV đều phải đặt ra và thực hiện bằng được trong từng giờ học,trong từng cách trình bày bảng sao cho khoa học, đẹp mắt.(Khi viết mẫu bảng GV cần cho HS thấy rõ quy trình viết rõ ràng nhất cả lớp cùng được quan sát. 
 3.Tôi thường xuyên tự luyện để chữ viết đẹp hơn cho HS  
Trong các buổi họp tổ chuyên môn, dự chuyên đề về chữ viết tôi luôn cố gắng tìm cách để tiếp cận và trao đổi với các bạn đồng nghiệp về chuyên môn. 
 5. Dạy cho học sinh có kĩ thuật viết đúng, viết đẹp.   
Các giải pháp : 
Trước tiên tôi hướng dẫn học sinh nắm được các thuật ngữ dòng kẻ: “Dòng kẻ ngang1, ngang 2, ngang 3, ngang 4, ngang 5. Ô li 1, ô li 2, ô li 3, ô li 4. Đường kẻ ngang trên, ngang dưới của một ô li. Dòng kẻ dọc 1, dòng kẻ dọc 2, dòng kẻ dọc 3, dòng kẻ dọc 4” trong vở ô li, Vở Tâp viết, trên bảng con, bảng lớp.Tiếp theo tôi hướng dẫn cho học sinh nắm chắc tọa độ của điểm đặt bút và điểm dừng bút phải dựa trên khung chữ làm chuẩn. Hướng dẫn học sinh hiểu điểm đặt bút là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái hay một chữ. 
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái, để học sinh viết đúng kĩ thuật, viết đẹp, nắm chắc mẫu chữ. Tôi chia chữ viết thành các nhóm và xác định trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ vừa như sau: 
Nhóm 1 : Gồm các chữ  :  i u ư t p y n m v r s 
- Tôi đặt trọng tâm rèn luyện học sinh viết nét móc ngược, móc 2 đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp. 
-Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ thứ nhất được viết đúng kĩ thuật học sinh sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ 2 dễ hơn. 
Nhóm 2 : Gồm các chữ :  l   b  h  k   
- Để viết được nhóm chữ này thẳng, ngay ngắn thì tôi rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng, thật thẳng ở ngay các bài nét chữ cơ bản khi nào thành thạo thì mới tiến hành viết nét khuyết . 
. 
5. Dạy cho học sinh có kĩ thuật viết đúng, viết đẹp . 
Các giải pháp : 
+ Dạy học sinh viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản 
Các giải pháp : 
6. Sử dụng phương pháp phân tích nguyên nhân và hướng dẫn cách khắc phục 
 Thiếu nét 
 Thừa nét 
Sai nét. 
 Khoảng cách 
Dấu chữ, dấu thanh 
7.Tổ chức tốt các phong trào thi đua, nêu gương. 
Để gây không khí hào hứng thi đua rèn chữ sạch đẹp, tôi thường xuyên tổ chức các cuộc thi, cuộc triển lãm vở sạch chữ đẹp trong nội bộ lớp vàò mỗi bài khảo sát chữ viết, hàng tuần hàng tháng. Những bài viết đẹp, sạch sẽ được trình bày để các em học tập, những bài viết có tiến bộ cũng được giáo viên nêu tên và lớp tuyên dương khuyến khích. 
Hàng tháng tổ chức cho học sinh thi viết chữ đẹp trong các khối lớp. Chọn lựa những bài viết đẹp của học sinh để trưng bày trong lớp. 
Các giải pháp : 
 7.Tổ chức tốt các phong trào thi đua  
Các giải pháp : 
Ví dụ : Tháng 9,10,11 tôi khen các em Ngọc Lan, Đăng Khôi, Ngọc Anh,.. biết giữ vở sạch, viết chữ đẹp bằng những món quà rất ý nghĩa như đồ dùng học tập, đã giúp các em hào hứng khi học đồng thời tạo động lực cho các em khác phấn đấu hơn. 
8. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh 
Đặc điểm của học sinh Tiểu học là nhanh quên vì vậy việc rèn luyện viết chữ đúng, đẹp cần được làm thường xuyên và liên tục ở mọi nơi mọi lúc, lập nhóm zalo để thường xuyên liên lạc trao đổi, hướng dẫn PHHS. 
Cần giúp cho phụ huynh học sinh hiểu rằng, chính bản thân họ cũng phải đọc chuẩn - viết chuẩn thì việc rèn chữ cho con em họ mới có hiệu quả cao. 
Ngoài ra giáo viên cũng có thể tư vấn hướng dẫn phụ huynh học sinh trong việc lựa chọn các đồ dùng học tập cho con em mình để phục vụ cho việc rèn chữ đúng và đẹp. 
Các giải pháp : 
8. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh  
Các giải pháp : 
Kết 
quả 
3. Bảng tổng hợp, đối chiếu, so sánh kết quả qua thời gian thực hiện . 
1. Cảm nhận của phụ huynh học sinh. 
 2.Tác động tích cực tới GV . 
Kết quả 
Kết quả 
TSHS 
30 
ĐẠT VSCĐ 
CHƯA ĐẠT VSCĐ 
M1 
M2 
M3 
SL 
TL 
SL 
TL 
SL 
TL 
SL 
TL 
9 
30 % 
11 
36,6 % 
5 
16,7 % 
5 
16,7 % 
KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC SINH TRƯỚC KHI THỰC NGHIỆM 
TSHS 
30 
ĐẠT VSCĐ 
CHƯA ĐẠT VSCĐ 
M1 
M2 
M3 
SL 
TL 
SL 
TL 
SL 
TL 
SL 
TL 
6 
20% 
7 
2 3,3% 
1 5 
50 % 
2 
6,7% 
KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC SINH SAU KHI THỰC NGHIỆM 
. 
Kết luận 
Bài học KN 
Đề xuất- KN 
PH: Cùng phối hợp với GVCN. 
GV: Tích cực tìm tòi, đọc tài liệu, gương mẫu, thương yêu trẻ, kiên nhẫn 
Sở + PGD&ĐT: Tài liệu, tọa đàm 
BGD&ĐT: Tiếp tục triển khai... 
Nhà trường: Đầu tư CSVC... 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbao_cao_bien_phap_ren_chu_viet_cho_hoc_sinh_lop_1_nguyen_thi.pptx