Báo cáo biện pháp Nghiên cứu các biện pháp giúp trẻ học ở nhà hiệu quả hơn

Báo cáo biện pháp Nghiên cứu các biện pháp giúp trẻ học ở nhà hiệu quả hơn

Trong năm học này, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên và gần 2 triệu nhà giáo các cấp học chưa thể tiếp tục dạy học và học theo phương thức dạy học trực tiếp. Nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo phải đóng cửa kéo dài hoặc chuyển sang dạy học trực tuyến trong điều kiện thiếu sự chuẩn bị và bị động về năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Tình trạng này bị gián đoạn và kéo dài qua bốn đợt bùng phát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh, sinh viên cả nước.

Trong đó, dạy học trực tuyến phương pháp giảng dạy khá hiệu quả mà giáo viên và học sinh, sinh viên cần áp dụng một cách có định hướng để truyền tải kiến thức đến học sinh, sinh viên một cách linh hoạt, giúp cho người học theo được mạch bài giảng đạt được mục tiêu của bài học và môn học. Dạy học trực tuyến đã, đang và sẽ trở thành xu hướng được tăng cường, củng cố và dần trở thành một xu thế tất yếu, nhiệm vụ chính trong các nhiệm vụ triển khai năm học để thích ứng với tình hình mới.

Đối với giáo dục mầm non, cấp học tiền đề, chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1, ngành Giáo dục đã thực hiện nhiều các giải pháp, kịch bản ứng phó; xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm; linh hoạt trong công tác quản lý, chỉ đạo hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ em trong mỗi lớp phù hợp với tình hình dịch bệnh kéo dài và phức tạp và theo tình hình thực tế của từng địa phương. Nhờ đó, đảm bảo thực hiện theo mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non và định hướng việc chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1.

 

doc 20 trang thanh tú 22 6641
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Nghiên cứu các biện pháp giúp trẻ học ở nhà hiệu quả hơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch Covid – 19 lấy đi của chúng ta quá nhiều thứ, trong đó có việc trẻ em không được đến trường học trực tiếp. Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn thì nhu cầu được hoạt động với cộng đồng là điều cần thiết. Được đến trường học với các cô và các bạn, có bạn bè, có đồ chơi và các trò chơi cùng bạn, cùng tập thể là điều trẻ nào cũng mong muốn. Việc được học ở trường giúp trẻ có rất nhiều kỹ năng, trải nghiệm thực tế như: trải nghiệm ngôn ngữ, trải nghiệm khám phá thế giới cùng các bạn, phát triển tư duy sáng tạo, tư duy logic, tư duy hoạt động tập thể, kỹ năng sống Còn khi ở nhà trẻ gần như không có bạn bè để chơi, trong khi ông bà bố mẹ đi làm, trẻ chỉ chơi với anh chị em hoặc người giúp việc, thật sự tẻ nhạt. Phụ huynh mặc dù rất lo lắng nếu trẻ đến trường học trực tiếp, vì trẻ mầm non còn nhỏ lại chưa được tiêm vắc xin phòng Covid nên rất sợ trẻ sẽ lây nhiễm chéo qua các bạn hoặc cô giáo trong lớp, nhưng cũng rất sốt ruột nếu con không được học. Với phụ huynh có nhiều thời gian thì có thể kèm cặp cho con nhưng đối với phụ huynh xã Ninh Hiệp đa phần đi buôn bán, thời gian rất hạn chế, rất ít phụ huynh có thời gian dạy học cho con mình. 
Trong khi bố mẹ đi làm, con thì ở nhà, tâm lý chung của các bậc phụ huynh là rất sốt ruột với việc học của con. Nghỉ học là một trở ngại lớn cho việc tiếp thu kiến thức của trẻ. Là một giáo viên đứng lớp, với trẻ lớp mình tôi cũng vô cùng lo lắng nếu việc học của con bị dừng hoàn toàn, hoặc việc cô gửi bài mà con không tiếp cận được với nhiều lý do khác nhau. Trong tình thế đó Đảng, nhà nước, ngành giáo dục đã đưa ra chủ trương vô cùng đúng đắn cho việc học tập của học sinh là “ tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”. Việc học tập của học sinh đã được ngành giáo dục linh hoạt chuyển hướng sang học trực tuyến. Đặc biệt, đối với trẻ mầm non việc học trực tuyến còn nhiều khó khăn nên chủ trương của ngành là cho trẻ học qua các video do các cô giáo lớp mình tự thiết kế. Những bài học bằng video được giáo viên gửi qua nhóm zalo lớp hoặc các nhóm trực tuyến khác đã phần nào truyền tải kiến thức đến cho học sinh, giúp phụ huynh giảm bớt được nỗi lo lắng về việc học của con. Thông qua các video bài học, trẻ nắm được kiến thức cơ bản của bài học, có kỹ năng thực hành tương ứng. Nhưng vì thời lượng video bài học thiết kế cho trẻ chỉ trong phạm vi cho phép cùng với việc không có cô trực tiếp hướng dẫn nên phần nào không đáp ứng được việc củng cố cho trẻ như trên lớp. Vì vậy ngoài video có tính hệ thống và đảm bảo đúng về phương pháp, cần có thêm những biện pháp khác giúp trẻ hiểu và nắm bài tốt hơn. Nắm bắt được điều đó tôi đã tìm tòi “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng học của trẻ ở nhà khi nghi dịch” nhằm củng cố và giúp trẻ có những kỹ năng tốt nhất với các bài học.
Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 9/2021 đến tháng 2 /2022
Đối tượng nghiên cứu : 33 trẻ lớp mẫu giáo lớn 3
Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng : Nghiên cứu các biện pháp giúp trẻ học ở nhà hiệu quả hơn .
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NỘI DUNG LÝ LUẬN :
Trong năm học này, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên và gần 2 triệu nhà giáo các cấp học chưa thể tiếp tục dạy học và học theo phương thức dạy học trực tiếp. Nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo phải đóng cửa kéo dài hoặc chuyển sang dạy học trực tuyến trong điều kiện thiếu sự chuẩn bị và bị động về năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Tình trạng này bị gián đoạn và kéo dài qua bốn đợt bùng phát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh, sinh viên cả nước. 
Trong đó, dạy học trực tuyến phương pháp giảng dạy khá hiệu quả mà giáo viên và học sinh, sinh viên cần áp dụng một cách có định hướng để truyền tải kiến thức đến học sinh, sinh viên một cách linh hoạt, giúp cho người học theo được mạch bài giảng đạt được mục tiêu của bài học và môn học... Dạy học trực tuyến đã, đang và sẽ trở thành xu hướng được tăng cường, củng cố và dần trở thành một xu thế tất yếu, nhiệm vụ chính trong các nhiệm vụ triển khai năm học để thích ứng với tình hình mới.
Đối với giáo dục mầm non, cấp học tiền đề, chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1, ngành Giáo dục đã thực hiện nhiều các giải pháp, kịch bản ứng phó; xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm; linh hoạt trong công tác quản lý, chỉ đạo hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ em trong mỗi lớp phù hợp với tình hình dịch bệnh kéo dài và phức tạp và theo tình hình thực tế của từng địa phương. Nhờ đó, đảm bảo thực hiện theo mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non và định hướng việc chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1.
Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ cẩm nang và video hướng dẫn hỗ trợ cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục khi trẻ ở nhà. Các địa phương linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức, huy động sự tham gia của các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên xây dựng các công cụ hỗ trợ, kho tài liệu, học liệu trực tuyến dùng chung, học liệu để thực hiện kịch bản thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong bối cảnh dịch COVID-19. Các kho học liệu (phần mềm tương tác, tài liệu trực tuyến, ngân hàng video,..) được đăng tải để khai thác trên internet thông qua các website, zalo, youtube, facebook đã tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục mầm non có thể sử dụng hoặc chia sẻ giữa các cơ sở với nhau trên cùng địa bàn. Các cơ sở giáo dục mầm non tăng cường công tác phối hợp với gia đình, phụ huynh trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; linh hoạt dạy học trực tuyến trong việc hướng dẫn các hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ trên các trang thông tin điện tử của nhà trường, của phòng giáo dục, sở giáo dục và các trang mạng xã hội. Nhiều đơn vị đã làm tốt công tác phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, cộng đồng để thực hiện một số nội dung, hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà trong thời gian trẻ chưa đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.
Toàn Đảng, toàn xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục dốc toàn lực để học sinh cả nước có thể vừa chống dịch an toàn vừa chăm lo được việc học cho các con. Nhưng những lứa tuổi lớn hơn, học sinh đã có kỹ năng cá nhân tốt, biết tự giác và nghiêm túc trong việc học tập. Còn đối với trẻ mầm non, trẻ vẫn rất non nớt, ham chơi, chưa chú ý học nên cần sự quan tâm nhiều hơn của cha mẹ, cần đến sự hướng dẫn và sát sao hơn của cô giáo. Việc mỗi người giáo viên đứng lớp cho trẻ mầm non đều cần làm trong bối cảnh truyền đạt kiến thức cho trẻ gặp nhiều khó khăn như hiên nay là cần tích cực tìm tòi các biện pháp giúp trẻ và gia đình trong việc học của trẻ,
 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Hiện nay trường có 15 nhóm lớp với hơn 500 cháu, hơn 50 cán bộ giáo viên nhân viên nhiệt tình ham, học hỏi, Cùng với sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường là điều kiện thuận lợi để tôi có thể học hỏi cũng như thực hành một số biện pháp của đề tài. Trong đó nhóm lớp tôi đang thực hiện có 33 học sinh các cháu đều cùng một độ tuổi nên có khả năng tiếp thu tương đối đồng đều. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi cũng không tránh khỏi những điều kiện khó khăn cũng như thuận lợi, cụ thể như sau:
1. Thuận lợi : 
 - Được sự chỉ đạo sát sao của PGD & ĐT Huyện Gia Lâm cũng như BGH nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ học tập và vui chơi như : Các thiết bị điện tử, đồ dùng học tập để giáo viên có đầy đủ dụng cụ, nguyên vật liệu hướng dẫn trẻ trên video. 
 - Ban giám hiệu luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho chị em tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn qua các tiết kiến tập của Phòng GD, của nhà trường qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm.
- Trường có đội ngũ giáo viên trẻ trung, tâm huyết với nghề, ham học hỏi, tích cực, chủ động cập nhật phương pháp, hình thức mới qua tập huấn, Internetđể áp dụng có chọn lọc vào công việc giảng dạy trong nhà trường.
 - Trường đầu tư kết nối Internet nên việc cập nhật thông tin, tìm kiếm tài liệu qua mạng rất dễ dàng thuận tiện, nhanh chóng.
- Nguồn tài nguyên trên Internet rất phong phú nên có thể tham khảo sưu tầm để minh họa cho bài học thêm hấp dẫn, thú vị.
- Tôi thường xuyên được dự những buổi tập huấn, kiến tập hơn nữa đã nhiều năm được phân công dạy khối lớn liên tục, được trải nghiệm thực tế trên lớp với trẻ, đồng thời được tham gia học hỏi kinh nghiệm qua bạn bè, đồng nghiệp.
- Bản thân tôi có kinh nghiệm trong việc thiết kế các bài giảng điện tử, có sự tìm tỏi những công cụ hỗ trợ giảng dạy trực tuyến, đội ngũ giáo viên trong nhà trường vững vàng về công nghệ thông tin nên dễ dàng tham khảo và học hỏi.
2. Khó khăn:
- Một số phụ huynh còn lúng túng khi tiếp cận các bài học do cô gửi nên hướng dẫn con chưa đầy đủ.
- Phụ huynh còn chưa có nhiều thời gian để hỗ trợ con trong việc tương tác với các bài học của cô.
- Trẻ còn nhỏ chưa có kỹ năng công nghệ thông tin nên khả năng tự tương tác và tự học chưa cao.
- Tỷ lệ trẻ tương tác cho mỗi bài cô gửi chưa đầy đủ được 100% trẻ ở lớp. Thời gian tương tác của trẻ rời rạc nên nhiều lúc giáo viên chưa cập nhật và trả lời tin nhắn kịp thời được cho phụ huynh.
- Phụ huynh lo ngại con dùng máy tính và điện thoại sẽ hại mắt nên hạn chế cho trẻ tương tác với bài học nhiều lần.
Với những thuận lợi và khó khăn trên tôi tiến hành một số biện pháp sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Biện pháp 1: Khảo sát đánh giá về kỹ năng công nghệ thông tin của trẻ và phụ huynh tại gia đình.
Một yêu cầu đối với video của giáo viên gửi cho trẻ là thời lượng có giới hạn trong thời gian cho phép nên đôi khi việc hướng dẫn trẻ chưa được chi tiết mạch lạc, vì vậy việc học qua video rất cần đến sự phối hợp của phụ huynh, để giải thích và hướng dẫn con hiểu lời giảng của cô. Trước khi muốn thực hiện một kế hoạch gì thì việc cần làm là phải khảo sát để đánh giá mức độ, từ đó đưa ra được những biện pháp cụ thể và sát thực nhất. Muốn trẻ thao tác được với các bài học với nhiều loại công cụ khác nhau thì tôi phải đánh giá được khả năng tương tác của trẻ với máy tính, điện thoại hoặc các loại phương tiện khác. Hay khả năng hướng dẫn con thực hành của phụ huynh thông qua các bài học mà cô thiết kế. Tùy thuộc vào khả năng của phụ huynh và mức độ của trẻ để thiết kế lên các bài học có độ dễ, khó khác nhau. Nếu đa số phụ huynh nhanh nhạy, có kỹ năng tốt, hiểu cách thao tác và trẻ có thể tự mình thao tác được thì giáo viên có thể soạn thảo những bài học có mức độ khó hơn và tương tác nhiều hơn, phức tạp hơn để bài học sinh động hấp dẫn. Ngược lại trẻ có kỹ năng hạn chế và phụ huynh khó tương tác thì giáo viên sẽ thiết kế những bài học có mức độ dễ hơn.
BẢNG KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH ĐẦU NĂM
STT
Nội dung
Tổng số trẻ
Tốt
Khá
Số lượng
Tỷ lệ%
Số lượng
Tỷ lệ%
1
 Kỹ năng sử dụng các phương tiện CNTT
30
15
45
18
55
2
 Kỹ năng nghe hiểu và làm theo hướng dẫn của cô
8
24
25
76
3
 Kỹ năng thực hành các bài tập thông qua bài làm, sản phẩm của trẻ gửi cho cô
7
21
26
79
4
 Kỹ năng tương tác với các bài tập thiết kế bằng các công cụ hỗ trợ.
5
15
28
85
Thông qua khảo sát đầu năm học tôi nhận thấy trẻ lớp tôi nhiều trẻ đã được tiếp xúc với máy tính, điện thoại và các phương tiện công nghệ thông tin khác từ rất sớm, trẻ cũng có kỹ năng tốt trong việc thao tác với các phương tiện này. Tuy nhiên mức độ nhạy bén của trẻ không đồng đều, chỉ một số trẻ có thể lập tức làm được theo hướng dẫn của cô còn đa số trẻ cần đến sự hướng dẫn của phụ huynh. Một số phụ huynh lớp tôi cũng vẫn còn lúng túng với các bài tập cô gửi do chưa được tiếp cận nhiều với các hình thức học này. Do vậy hướng tiếp theo tôi cần làm là tạo cơ hội cho cả phụ huynh và học sinh được tiếp cận thường xuyên liên tục các bài tập trên nền tảng các loại công cụ thiết kế bài tập khác nhau.
2. Biện pháp 2: Thiết kế video bài học và bài tập ôn luyện gửi qua nhóm zalo lớp để hướng dẫn học sinh học bài.
2.1. Biên soạn video dạy nội dung mới:
Do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên học sinh dừng đến trường và chuyển sang học qua video, vì vậy việc thiết kế các video hướng dẫn trẻ học bài là rất cần thiết và quan trọng. Việc thiết kế các video bài học đòi hỏi giáo viên phải tuân thủ các yêu cầu: đúng phương pháp, phù hợp lứa tuổi, bắt mắt và gây tình huống giúp trẻ hứng thú để trẻ tự giác xem và thực hành. Hiện nay có rất nhiều phần mềm có thể sử dụng để thiết kế các video bài học cho trẻ nhưng thông dụng, dễ làm và phù hợp nhất vẫn là phần mềm Powerpoint. 
 Phần mềm Powerpoint có ưu điểm giúp người trình chiếu tạo hình nền, hiệu ứng, cài đặt thời gian cho hiệu ứng, tích hợp âm thanh cho bài trình chiếu một cách dễ dàng và hiệu quả, có tác dụng mạnh đến thị giác của người học, vì vậy dễ gây hứng thú với trẻ. Với ưu điểm có rất nhiều hiệu ứng âm thanh, hình ảnh thú vị nên phần mềm này còn giúp cho người thiết kế bản trình chiếu thỏa sức sáng tạo với ý tưởng của mình. Trên phần mềm Powerpoint phiên bản mới còn hỗ trợ xuất file ra định dạng video, vì vậy sau khi thiết kế bài giảng ưng ý, người thiết kế có thể lưu dưới dạng video để gửi cho người học. Tận dụng những tính năng này của phần mềm Powerpoint, tôi đã xây dựng các video theo nội dung chương trình học của trẻ lớp tôi để gửi lên nhóm zalo của lớp, kèm theo hình ảnh và lời giảng giúp trẻ dễ hiểu, dễ nhớ bài học. Nhưng gửi video qua zalo có một số hạn chế là, người dùng xem bằng máy tính thì không mấy khó khăn, nhưng khi muốn xem bằng điện thoại thì phải tải về máy. Thời gian tải về tương đối lâu, đặc biệt là những video bài học có thể lên đến gần 20 phút. Hơn nữa dung lượng của điện thoại tương đối ít nên khi tải về máy sẽ ảnh hưởng đến bộ nhớ. Phụ huynh của tôi thì thường xuyên dùng điện thoại cho con xem bài học của cô vì vậy nếu cứ phải tải về mới học được thì thực sự là một trở ngại nếu muốn phụ huynh tương tác thường xuyên liên tục. Nắm bắt được trở ngại này nên khi thiết kế xong bài học, tôi thường chuyển video lên Youtube hoặc Drive của gmail, sau đó mở video đã chuyển thành công và copy đường link của video rồi gửi vào nhóm lớp. Như vậy người xem chỉ cần nhấn vào đường link là xem được video trực tuyến, không mất thời gian tải về, không mất dung lượng máy để lưu trữ nên cũng không mất thời gian để xóa video khi không xem nữa.
Ngoài việc sử dụng phần mềm Powerpoint, tôi còn tiến hành quay trực tiếp các bài học sau đó dùng các phần mềm để biên tập nội dung, hình thức, thu âm lồng tiếng hướng dẫn trẻ học bài. Các phần mềm có tính năng biên tập tốt chạy trên nền tảng Android của điện thoại: Viva, capcut... hoặc một số phần mềm chạy trên nền tảng Windows của máy tính: Windows movie maker, Camstudio, imovie... có thể dùng để cắt ghép, chỉnh sửa các video cho phù hợp với bài học. Ưu điểm của những phần mềm này là giúp giáo viên dùng những video có sẵn để biên tập phù hợp với nội dung bài học của trẻ. Có thể cắt ghép với video thiết kế bằng powerpoint để tạo thành bài học hấp dẫn hơn.
2.2. Thiết kế bài tập tương tác để ôn luyện cho trẻ.
Những video bài học được gửi đến cho trẻ là những kiến thức và kỹ năng cơ bản. Muốn trẻ ghi nhớ bài học và có kỹ năng sâu hơn thì cần cho trẻ có thời gian được rèn luyện, và quan trọng nhất là trẻ phải được tự thực hành. Để đáp ứng được yêu cầu này, tôi thiết kế thêm một số bài tập tương tác cho trẻ. Để thiết kế những bài tập này tôi sử dụng một số công cụ như Ispring Suite hoặc một số công cụ giao bài tập online sau đó gửi đến phụ huynh đường link để phụ huynh mở ra rồi cho con thao tác
2.2.1. ISpring Suite: là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong công tác soạn bài giảng E-learning. Bộ sản phẩm iSpring Suite được tích hợp 3 phần mềm gồm phần mềm chuyên dùng soạn bài thi trắc nghiệm và khảo sát trực tuyến – iSpring QuizMaker, phần mềm iSpring Pro – tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ soạn bài giảng theo chuẩn E-Learning và phần mềm chuyên dùng biên tập sách điện tử – iSpring Kinetics. Nhưng mục tiêu của tôi là giúp trẻ được tương tác với bài học nên tôi Ispring QuizMaker để thiết kế bài tập cho trẻ. 
Cách làm như sau: Sau khi cài đặt Powerpoint trong máy, giáo viên cần cài đặt thêm công cụ Ispring. Sau khi cài đặt thành công thì trên thanh công cụ của Powwetoint sẽ xuất hiện thêm thẻ Ispring, giáo viên sẽ sử dụng thẻ này để thiết kế bài tập tương tác cho trẻ.
Sau khi thiết kế bài học bằng powerponit, giáo viên nhấn vào thẻ Ispring à Quiz để thiết kế bài tập tương tác
Trong Quiz có nhiều dạng bài tập như: Điền vào chỗ trống, bài tập trắc nghiệm, bài tập kéo thả, bài tập ghép đôi...giáo viên có thể lựa chọn hiệu ứng cho chữ, nền, âm thanh... cho từng đối tượng,
Sau khi thiết kế xong bài tập, giáo viên chọn thẻ Manager Narration trong Ispring để đồng bộ hiệu ứng với lời giảng của cô. 
Nhấn Publish để đóng gói bài giảng theo chuẩn 
Sau khi thiết kế bài tập xong giáo viên chuyển bài tập lên Internet và copy đường link để gửi đến phụ huynh.
Công cụ này có này có nhiều ưu điểm nhờ việc hỗ trợ tối đa các chức năng chèn, xử lý âm thanh, hình ảnh theo ý thích trong ứng dụng powerpoint, tích hợp nhiều dạng bài tập tương tác như: Điền vào chỗ trống, kéo thả, ghép đôi, bài tập trắc nghiệm một lựa chọn, nhiều lựa chọn thao tác với các bài tập tương tác cũng khá dễ dàng nhờ tích năng đồng bộ hình ảnh, hiệu ứng hình ảnh với lời giảng của giáo viên. Tuy nhiên công cụ này có một số nhược điểm như dung lượng sau đóng gói khá nặng, chỉ mở được trên một số trình duyệt như: Cốc cốc, Internet Explore nên khi phụ huynh dùng điện thoại nếu không thành thạo sẽ gặp trở ngại khi mở bài tập cho con.
Ngoài ra tôi sử dụng còn sử dụng một số công cụ tạo bài tập online khác. Các công cụ online này có ưu điểm là không phải cài đặt vào máy, người dùng có thể thao tác và lưu trực tuyến nên không ảnh hưởng đến bộ nhớ máy tính. 
Một số công cụ tôi sử dụng như: 
2.2.2. Liveworksheets
 Liveworksheets là một công cụ cho phép giáo viên tạo các phiếu bài tập tương tác cho học sinh. Với công cụ này, việc dạy và học trực tuyến sẽ dễ dàng hơn. Giáo viên chỉ cần upload lên các bài tập in truyền thống file PDF hoặc dưới dạng tài liệu Word, sau đó chuyển đổi chúng để tạo các phiếu bài tập dưới các định dạng khác nhau. Khi học sinh truy cập là có thể thấy những bài tập đó và thao tác dễ dàng.
Để sử dụng công cụ này, cả giáo viên và học sinh cần đăng ký tài khoản. Nếu là giáo viên 
* Cách tạo tài khoản Liveworksheet cho giáo viên
- Bước 1: Bạn truy cập vào trang https://www.liveworksheets.com/ sau đó nhấn vào “Teachers access”.
- Bước 2: Chọn “Register” để đăng ký tài khoản.
- Bước 3: Nhập thông tin đầy đủ các ô ở bên phải màn hình. Với các ô thông tin bên trái màn hình bạn có thể nhập hoặc không. Sau đó tích vào ô “Tôi không phải là người máy”.
- Bước 4: Sau khi điền tất cả thông tin và nhập mã Capcha thì bạn tích vào ô “I’ve read and accept the Terms of use” rồi chọn “Register”.
* Cách tạo tài khoản Liveworksheet cho học sinh
Học sinh sẽ không thể tự đăng ký mà là do giáo viên gửi mã đăng ký phù hợp mới có thể tạo được. Sau đó, học sinh sẽ dùng tài khoản đó để lấy bài tập mà cô đã tạo trên Liveworksheet. Ở ô tài khoản của giáo viên chọn My Student > Add students và nhập tài khoản và mật khẩu của học sinh. Sau đó gửi mã tài khoản và mật khẩu cho học sinh để phụ huynh đăng nhập lấy bài tập cho con.
* Cách tạo phiếu bài tập bằng công cụ Liveworksheet cho giáo viên
Để tạo phiếu bài tập bằng công cụ Liveworksheet, giáo viên thực hiện như sau:
- Đăng nhập tài khoản và chọn mục “Make interactive worksheets” àchọn “Get Started” à Nhấn “Chọn tệp” và “Upload”
Chọn tệp từ máy tính và nhấn “Upload”
Tùy thuộc vào từng dạng bài tập mà giáo viên sẽ có những phiếu bài tập khác nhau cho phù hợp.
Ví dụ: Cách tạo bài tập kéo thả trên Liveworksheet
Upload bài tập lên Liveworksheet, vẽ hộp tại vị trí học sinh tương tác, đặt lệnh kéo thả vào các ô tướng ứng, với câu lệnh drag:1 kéo vào ô drop:1; drag:2 kéo vào ô drop:2 v.v...
Sau khi tạo xong bài tập, giáo viên copy đường link và gửi vào nhóm cho phụ huynh. Công cụ này

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_nghien_cuu_cac_bien_phap_giup_tre_hoc_o_nh.doc