Báo cáo biện pháp Giúp học sinh Lớp 5 sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa để làm tốt bài văn tả cảnh -

Báo cáo biện pháp Giúp học sinh Lớp 5 sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa để làm tốt bài văn tả cảnh -

Phân môn Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, trong đó nội dung chiếm thời lượng nhiều nhất là văn tả cảnh – đây là kiểu bài văn “vẽ” ra các sự vật, cảnh tượng bằng ngôn ngữ một cách cụ thể sinh động, giúp người đọc, người nghe hình dung rõ nét về từng đặc điểm, bộ phận của cảnh. Đó là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc qua khả năng quan sát nhạy bén, óc tưởng tượng phong phú và tâm hồn nhạy cảm.

Qua thực tế dạy học, tôi nhận thấy văn tả cảnh với học sinh lớp 5 là một kiểu bài khó vì các em còn hạn chế về khả năng quan sát, chưa cảm nhận được vẻ đẹp tinh tế của cảnh, chưa biết cách dùng từ ngữ gợi tả gợi cảm để bộc lộ cảm xúc của mình vào bài viết, làm cảnh được miêu tả trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn. Bài văn của các em mang chất liệt kê những cảnh vật mà các em quan sát được chứ các em chưa biết vận dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa so sánh và nhân hóa để miêu tả dẫn đến bài văn chưa sinh động, nhiều câu văn còn cụt chưa rõ ý. Vì vậy các cảnh vật hiện ra trong bài văn của các em thường khô khan, nghèo hình ảnh và kém sinh động. Không chỉ riêng học sinh lớp tôi mà qua các buổi dự giờ thăm lớp cũng như trao đổi trong tổ chuyên môn, tôi nhận thấy nhiều học sinh trong khối đều trong thực trạng này. Bên cạnh đó, một số giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh cách sử dụng các biện pháp tu từ này trong bài văn tả cảnh nói riêng và văn miêu tả nói chung.

pptx 23 trang Hiền Tài 16/07/2024 5435
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Giúp học sinh Lớp 5 sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa để làm tốt bài văn tả cảnh -", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG  
BÀI THUYẾT TRÌNH BIỆN PHÁP GIÁO DỤC 
Tên đề tài: Giúp học sinh lớp 5 sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa để làm tốt bài văn tả cảnh. 
Giáo viên trình bày: 
CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 
II. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP 
1. Luyện cho các em kĩ năng quan sát tỉ mĩ 
I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP 
III. KẾT LUẬN 
2. Luyện kĩ năng sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hoá 
3. Thực hành đánh giá 
I. Lý do chọn biện pháp 
Phân môn Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, trong đó nội dung chiếm thời lượng nhiều nhất là văn tả cảnh – đây là kiểu bài văn “vẽ” ra các sự vật, cảnh tượng bằng ngôn ngữ một cách cụ thể sinh động, giúp người đọc, người nghe hình dung rõ nét về từng đặc điểm, bộ phận của cảnh. Đó là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc qua khả năng quan sát nhạy bén, óc tưởng tượng phong phú và tâm hồn nhạy cảm. 
 Qua thực tế dạy học, tôi nhận thấy văn tả cảnh với học sinh lớp 5 là một kiểu bài khó vì các em còn hạn chế về khả năng quan sát, chưa cảm nhận được vẻ đẹp tinh tế của cảnh, chưa biết cách dùng từ ngữ gợi tả gợi cảm để bộc lộ cảm xúc của mình vào bài viết, làm cảnh được miêu tả trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn. Bài văn của các em mang chất liệt kê những cảnh vật mà các em quan sát được chứ các em chưa biết vận dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa so sánh và nhân hóa để miêu tả dẫn đến bài văn chưa sinh động, nhiều câu văn còn cụt chưa rõ ý. Vì vậy các cảnh vật hiện ra trong bài văn của các em thường khô khan, nghèo hình ảnh và kém sinh động. 
Tên đề tài: Giúp học sinh lớp 5 sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa 
để làm tốt bài văn tả cảnh. 
Không chỉ riêng học sinh lớp tôi mà qua các buổi dự giờ thăm lớp cũng như trao đổi trong tổ chuyên môn, tôi nhận thấy nhiều học sinh trong khối đều trong thực trạng này. Bên cạnh đó, một số giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh cách sử dụng các biện pháp tu từ này trong bài văn tả cảnh nói riêng và văn miêu tả nói chung. 
 Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn biện pháp: Giúp học sinh lớp 5 sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa để làm tốt bài văn tả cảnh. 
 Đề bài khảo sát như sau : Em hãy tả một vườn hoa ( hoặc vườn rau) mà em quan sát được. 
 Với thực trạng trên, trong năm học 2023 - 2024 , tôi đư­ợc nhà trư­ờng phân công giảng dạy lớp 5A5. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất luợng môn tập làm văn của học sinh trong lớp mình giảng dạy. Kết quả khảo sát tnh­ư sau: 
Lớp 
Sĩ số 
Biết sử dụng so sánh 
Biết sử dụng nhân hoá 
Biết sử dụng phối hợp 
Chưa biết sử dụng biện pháp nhân hóa , so sánh 
SL 
% 
SL 
% 
SL 
% 
SL 
% 
5A5 
38 
4 
10,5 
3 
7,9 
4 
10,5 
27 
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã suy nghĩ tìm tòi, thực hiện Biện pháp nâng cao chất lượng các bài văn tả cảnh bằng cách giúp học sinh có kĩ năng sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hoá. 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
Để làm tốt các bài văn miêu tả nói chung và kiểu bài văn tả cảnh nói riêng, học sinh cần có những kĩ năng cần thiết là: 
	- Kĩ năng quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật; hình dung về cảnh vật và liên tưởng đến sự vật gần gũi xung quanh. 
	- Kĩ năng sử dụng ngôn từ: dùng từ ngữ gợi tả, nghệ thuật nhân hoá, so sánh nhằm thể hiện ý tưởng, cảm nhận độc đáo riêng của người viết về cảnh vật được miêu tả. 
	 Với những yêu cầu cần thiết đó, tôi xin được đưa biện pháp thực hiện như sau: 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
1. Luyện cho các em kĩ năng quan sát tỉ mĩ 
 Quan sát là bước quan trọng quyết định thành công của bài văn. Bởi đ ây chính là việc làm giúp học sinh có “chất liệu” và những cảm xúc “nóng hổi” để sáng tạo bài văn . Ý thức được tầm quan trong đó nên v iệc quan sát đối tượng được tôi giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện trước buổi học khoảng 1-2 ngày. Tôi hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp (qua tranh ảnh) đối tượng miêu tả nhiều lần và bằng nhiều giác quan khác nhau (thị giác, thính giác, xúc giác,... ); khai thác nhiều nguồn thông tin từ thực tế hoặc qua tài liệu tham khảo, mạng internet, nhằm giúp các em nhận biết về cảnh một cách đầy đủ, phong phú và chính xác hơn. 
1. Luyện cho các em kĩ năng quan sát tỉ mĩ 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
2. Luyện kĩ năng sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hoá. 
 Đây là bước lắp ghép giữa quan sát với diễn đạt. Sau khi học sinh có cái nhìn tổng thể về cảnh cần miêu tả thì các em sẽ suy nghĩ và tìm các từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá từ nội dung đã quan sát được. Để giúp các em biết dùng từ, tích lũy vốn từ gợi tả hay và sinh động, tôi đã tiến hành qua các bước: 
* Củng cố kiến thức về nghệ thuật so sánh, nhân hoá (khái niệm, cách xác định phương diện so sánh, nhân hoá) 
* Lựa chọn đưa ra ngữ liệu (là kết quả quan sát, miêu tả của các em nhưng diễn đạt chưa sinh động) và giúp học sinh chữa một phần của bài tập để làm mẫu 
* Tổ chức cho học sinh làm bài. 
* Tổ chức cho học sinh trao đổi , nhận xét về kết quả. Thông qua đó học sinh tích luỹ vốn từ và kĩ năng so sánh, nhân hoá. 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
2.1. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng nghệ thuật ví von so sánh: 
So sánh  là  biện pháp tu từ  sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc kia mà giữa chúng có những nét giống nhau nào đó, với mục đích tăng sức gợi hình và gợi cảm cho lời văn. 
Trong  câu so sánh ,  để xác định được  phương diện so sánh  tôi hướng dẫn học sinh đặt ra câu hỏi  “Như thế nào?” . Ví dụ, để tả bao quát dòng sông, tôi gợi ý cho học sinh bằng câu hỏi “Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như thế nào?”. và nhận được câu trả lời: Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như chiếc khăn voan xanh mềm mại  
Bài tập ngữ liệu: Em hãy sử dụng cách nói so sánh để diễn đạt những ý sau đây cho sinh động: 
	- Dòng sông Kì Cùng chảy ngoằn ngoèo. 
	- Nước sông trong xanh. 
	- Cầu Kì Cùng bắc qua sông. 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
2.2. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng nghệ thuật nhân hoá: 
Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi, xưng hô ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả cảnh vật, đồ vật, con vật, cây cối, khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có tâm tư, tình cảm như con người và mang một sức sống mới. 
	 Để giúp học sinh xác định cách nhân hoá tôi gợi ý để giúp học sinh thực hiện bằng các cách: 
	 - Dùng từ vốn gọi người để gọi vật 
	 - Dùng từ vốn tả hành động, tả tâm trạng, tả ngoại hình và diễn tả tính cách con người để  tả  vật. 
	 - Coi sự vật như con người, trò chuyện, đối đáp với nhau. 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
2.3. Hướng dẫn học sinh sử dụng phối h ợp nghệ thuật so sánh v ớ i nhân hoá: 
Sử dụng nghệ thuật so sánh kết hợp với nhân hoá là yêu cầu cao hơn so với cách sử dụng độc lập 2 biện pháp nghệ thuật này. Đây là yêu cầu tôi dành cho các học sinh trên chuẩn, giúp các em phát triển khả năng diễn đạt sinh động hơn. 
	Vẫn có thể sử dụng các ngữ liệu nêu trên, tôi yêu cầu học sinh phối hợp nhân hoá với so sánh để diễn đạt các câu văn trở nên sinh động. 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
Kết quả học sinh thảo luận : 
+. Sông Kì Cùng như dải lụa đào mềm mại dang tay ôm lấy thành phố biên c ươ ng quê em . 
+. Ráng chiều ghé vào soi bóng, dòng sông nh ư một thiếu nữ đ iệu đà khoác chiếc áo lụa màu hồng nhạt. 
+. Đêm về khuya, sông Kì Cùng như một một người mẹ hiền hoà giản dị trong chiếc áo nhung đen thẫm . 
Để giúp các em tích luỹ vốn từ ngữ phong phú, kĩ năng viết câu văn sinh động, sử dụng nhân hoá, so sánh linh hoạt, tôi luôn chú trọng tích hợp các kiến thức này trong các giờ học Luyện từ và câu, Tập đọc hay Kể chuyện. Đồng thời tôi luôn lưu ý hướng dẫn học sinh có sự hình dung, liên tưởng tìm ra những nét tương đồng giữa con người và đối tượng được miêu tả để sử dụng biện pháp nhân hoá hay so sánh cho sát hợp và đảm bảo tính chân thực. 
3. Thực hành đánh giá 
Đây là bước cuối cùng để giúp các em hoàn thiện đoạn văn, bài văn hay. Sau khi hướng dẫn cách quan sát, cách chọn từ ngữ miêu tả, cách so sánh, tôi tiếp tục cho các em thực hành cách miêu tả. Tôi chỉ yêu cầu viết một đoạn ở phần thân bài (tả bao quát hoặc tả chi tiết) 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
3. Thực hành đánh giá 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
Cứ như vậy, mỗi lần các em làm, tôi lại kiểm tra, chấm, nhận xét một cách tỉ mỉ. Tôi chọn đọc trước lớp những bài hay và nói rõ tác giả để nêu gương, còn những bài chưa hay tôi thường góp ý riêng các em và động viên các các em khắc phục. Cũng có những đoạn, những bài làm chưa tốt được tôi đưa ra trước lớp để các em nhận xét, và gợi mở nhiều cách viết để học sinh lựa chọn. Những trường hợp như vậy tôi tuân thủ tuyệt đối không nêu tên tác giả. Việc đưa ra chữa lỗi trước lớp cũng giúp các em có cái nhìn khách quan về cách diễn đạt chưa tốt và cùng sửa chữa, tránh được những lỗi tương tự. 
Việc thực hành đánh giá được tôi tiến hành trong từng giờ học Tập làm văn, và đặc biệt được chú trọng triệt để trong các giờ trả bài. 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
Sau thời gian vận dụng, tôi thu được kết quả chất lượng các bài Tập làm văn viết tính đến cuối năm học 2019-2020 của lớp 5A3 đạt được như sau: 
Bài kiểm tra 
 Tổngsố HS 
Biết sử dụng so sánh 
Biết sử dụng nhân hoá 
Biết sử dụng phối hợp 
SL 
% 
SL 
% 
SL 
% 
Số 1 (Tuần 4) 
46 
18 
39,1 
12 
26,1 
5 
10,9 
Số 2 (Tuần 10) 
46 
25 
54,3 
21 
45,7 
15 
32,6 
Số 3 (Tuần 32) 
46 
32 
69,6 
30 
65,2 
21 
45,7 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
Như vậy, số em biết sử dụng những từ ngữ miêu tả hay, biết vận dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa,trong các bài kiểm tra văn tả cảnh theo thời gian vận dụng và thực hành đã có sự chuyển biến, tuy còn khiêm tốn . Điều đó cho thấy biện pháp mà tôi áp dụng có tính khả thi, phù hợp với đối tượng học sinh tôi đang chủ nhiệm. Đ ây là bước chuyển đáng mừng trong việc vận dụng các tìm tòi, sáng tạo trong dạy học của cá nhân tôi trong nội dung dạy văn tả cảnh nói riêng cũng như góp phần nâng cao chất lượng dạy tập làm văn nói chung. Đầu năm học 2020-2021, tôi tiếp tục vận dụng biện pháp như trên tại lớp chủ nhiệm và chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chuyên môn, được các bạn được các bạn đồng nghiệp hưởng ứng. Tôi cũng đã mạnh dạn báo cáo nhà trường để lan toả cách vận dụng linh hoạt trên trong dạy học Tập làm văn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung. 
Khả năng áp dụng của biện pháp: 
	 Đầu năm học 2020-2021, tôi tiếp tục vận dụng biện pháp như trên tại lớp chủ nhiệm và chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chuyên môn, được các bạn được các bạn đồng nghiệp hưởng ứng. Tôi cũng đã mạnh dạn báo cáo nhà trường để lan toả cách vận dụng linh hoạt trên trong dạy học Tập làm văn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung. 
 4. Kết luận và đề xuất 
Kết luận 
Qua việc áp dụng chuỗi quy trình trong biện pháp trên vào giảng dạy, tôi thấy hiệu quả đã thể hiện rõ qua sự cải thiện chất lượng các bài văn và đặc biệt là góp phần giúp học sinh tự tin, hứng thú hơn trong các giờ học Tập làm văn. Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. 
Đề xuất 
D ạy học Tập làm văn cho học sinh tiểu học nói chung và dạy văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 nói riêng là công việc không hề đơn giản. Đặc biệt, để các em có vốn kiến thức vững vàng, kĩ năng thuần thục càng yêu cầu các giáo viên phải luôn sáng tạo, cải tiến cách dạy, tìm ra phương pháp dạy đạt hiệu quả cao nhất . 
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN BGK 
VÀ CÁC BẠN ĐỒNG NGHIỆP ĐÃ LẮNG NGHE 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbao_cao_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_su_dung_nghe_thuat_so.pptx