Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ở phần củng cố bài học nhằm nâng cao hiệu quả dạy - Học môn Lịch sử lớp 11

Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ở phần củng cố bài học nhằm nâng cao hiệu quả dạy - Học môn Lịch sử lớp 11

“Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới, Người rất chú trọng việc đổi mới giáo dục nâng cao trình độ. Ngày nay, đổi mới giáo dục được các cấp, các ngành triển khai đồng bộ và toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của môn Lịch sử. Thực chất đổi mới dạy học môn Lịch sử cũng giống như các môn học khác, đó là tạo ra một sự chuyển biến trong cách dạy và học của thầy và trò, phát huy tính tích cực, chủ động học tập của người học.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục.

Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh theo tinh thần Công văn 3535/BGDĐT – GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp dạy học tích cực. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, tích cực ứng dụng thông tin vào nội dung bài học.

 

docx 20 trang thuychi01 8981
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ở phần củng cố bài học nhằm nâng cao hiệu quả dạy - Học môn Lịch sử lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Ở PHẦN CỦNG CỐ BÀI HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY - HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
THANH HÓA NĂM 2018
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
 TT
Mục 
Trang
I
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
II
NỘI DUNG 
3
2.1
Cơ sở lí luận 
3
2..2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
5
2.3.2
Điều kiện thực hiện
5
2.3.3
Nội dung và cách thức thực hiện
6
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
3.1
Kết luận
17
3.2
Kiến nghị
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
“Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới, Người rất chú trọng việc đổi mới giáo dục nâng cao trình độ. Ngày nay, đổi mới giáo dục được các cấp, các ngành triển khai đồng bộ và toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của môn Lịch sử. Thực chất đổi mới dạy học môn Lịch sử cũng giống như các môn học khác, đó là tạo ra một sự chuyển biến trong cách dạy và học của thầy và trò, phát huy tính tích cực, chủ động học tập của người học. 
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục. 
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh theo tinh thần Công văn 3535/BGDĐT – GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp dạy học tích cực. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, tích cực ứng dụng thông tin vào nội dung bài học. 
Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Nhằm thực hiện có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá, trong mỗi tiết học thay bằng phần củng cố bài, giáo viên nêu kiến thức học sinh cần phải nắm thì nay giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm giúp học sinh tiếp cận với phương pháp kiểm tra, đánh giá mới trong môn lịch sử ở trường THPT.
- Ở mục 1, tác giả trích nguyên văn từ TLTK số 1 
Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ở phần củng cố bài nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong qúa trình học môn lịch sử. Qua thực tế áp dụng câu hỏi trắc nghiệm ở phần củng cố bài tạo cho học sinh hứng thú hơn trong môn học, đồng thời rèn luyện cho học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm. Rút ra từ thực tiễn trong dạy học, tôi muốn trình bày kinh nghiệm của bản thân qua đề tài “XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Ở PHẦN CỦNG CỐ BÀI HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY - HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 ”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm trong phần củng cố bài giúp học sinh nắm vững kiến thức sau mỗi bài học ở môn Lịch sử. Câu hỏi trắc nghiệm ở phần củng cố bài không chỉ giáo viên nêu ra để hỏi học sinh trả lời mà còn chia lớp thành hai các nhóm, nhóm này đưa câu hỏi nhóm kia trả lời và ngược lại. Cách học này giúp phát huy tính tích cực, sáng tạo, hứng thú của học sinh. Qua kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra rằng sau mỗi tiết học nhất thiết phải có phần củng cố bài vì đó là khâu giáo viên cần nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm của bài đồng thời giúp các em hệ thống lại những nội dung chính, cần nắm của bài học. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Trãi năm học 2017-2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong phần củng cố bài giúp học sinh nắm vững kiến thức, tạo hứng thú trong tiết học và tiếp cận cách kiểm tra, đánh giá mới.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
Qua phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt” Bác Hồ đã căn dặn: trong dạy học “ phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do về tư tưởng”
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng đề cập dặn: “Phương pháp dạy học mới, lấy người học làm trung tâm”.
Trong khoản 2, Điều 28, Luật Giáo dục ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tính cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Thực hiện công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT; đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hóa phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau.
Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể nhận biết được tính tích cực của học sinh qua các mặt sau:
- Học sinh tập trung chú ý, theo dõi nội dung bài học: lắng nghe, xây dựng bài sôi nổi.
- Học sinh biết suy luận, xâu chuỗi các vấn đề, sự kiện.
- Làm các câu hỏi và tìm hiểu tài liệu liên quan đến bài học.
- Học sinh tự đặt các câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung các em vừa được học.
Ngoài ra, giáo viên còn nhận biết được tính tích cực của học sinh qua nét mặt, cử chỉ, thái độ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi.
- Về phía giáo viên:
- Ở mục 2, tác giả trích nguyên văn từ TLTK số 2 và 3
+ Giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
+ Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, phát huy năng lực sáng tạo của người học.
+ Trong quá trình dạy học giáo viên đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng, khai thác triệt để các phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin.
- Về phía học sinh:
+ Tập trung, chú ý nghe giảng, suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra. Có ý thức cao trong học tập.
+ Học sinh biết lĩnh hội kiến thức, biết tự tìm kiếm tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
+ Mạnh dạn phát biểu, xây dựng bài đặc biệt các câu hỏi trắc nghiệm.
+ Chia nhóm tự đặt câu hỏi cho nhau.
Khó khăn:
- Về phía giáo viên
+ Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong phần củng cố bài học đòi hỏi giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi dưới nhiều dạng khác nhau vừa kiểm tra kiến thức bài học, vừa tạo không khí học tập thoải mái cho học sinh tránh khô khan, nhàm chán.
+ Muốn đạt kết quả cao trong quá trình sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ở phần củng cố bài đòi hỏi giáo viên sử dụng máy chiếu hoặc bài tập được giáo viên in sẵn.
+ Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo bốn mức độ, phát huy tính tích cực của học sinh.
- Về phía học sinh
+ Học sinh chưa thực sự độc lập về tư duy, một số học sinh còn thụ động khi trả lời câu hỏi.
+ Một số học sinh không tập trung nghe giảng, còn lười học khi được gọi trả lời câu hỏi, không xác định được đáp án.
+ Những câu hỏi vận dụng cấp độ cao chỉ số ít học sinh trả lời đúng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Trong dạy học lịch sử muốn đạt kết quả cao giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi ở phần củng cố bài, song hệ thống câu hỏi phải đáp ứng với yêu cầu của đổi mới trong kiểm tra, đánh giá vừa tạo được hứng thú cho người học. Muốn đạt được những yêu cầu như mong muốn đòi hỏi giáo viên phải lồng ghép nhiều dạng câu hỏi khác nhau: tìm ô chữ, câu điền thế, câu hỏi tại sao, vì sao?...
- Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá được thực hiện theo lộ trình hàng năm của Bộ giáo dục. Đặc biệt, đó là sự đổi mới về hình thức kiểm tra đánh giá, đối với sự thay đổi chung của các môn học thì kiểm tra trắc nghiệm môn lịch sử là một trong những thay đổi của chương trình giáo dục. Để đáp ứng với yêu cầu chung đó trong chương trình Lịch sử, tôi lồng ghép câu hỏi trắc nghiệm vào phần củng cố bài giúp các em tiếp cận đổi mới và phù hợp với thực tiễn.
- Câu hỏi trắc nghiệm ở phần củng cố bài để giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học, vì vậy câu hỏi không nhất thiết là từ giáo viên đưa ra mà giáo viên đóng vai trò người giám sát, có khi chỉ là trọng tài, giáo viên chia lớp thành nhóm các em chủ động đưa câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
- Đưa phần củng có bài học bằng hệ thống câu hỏi câu hỏi trắc nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh và giúp bài giảng thêm phần sinh động, khắc sâu nội dung trọng tâm của bài. Qua thực tiễn dạy học tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân qua đề tài:
“XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Ở PHẦN CỦNG CỐ BÀI HỌC LỊCH SỬ LỚP 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI, TP THANH HOÁ”.
2.3.2 Điều kiện thực hiện:
- Câu hỏi phải bám sát nội dung cơ bản của bài, câu hỏi ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu.
- Câu hỏi phải vận dụng các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng thấp, vận dụng cao.
- Câu hỏi phải đảm bảo tính khoa học, lôgíc có tính giáo dục cao, tránh những câu hỏi làm học sinh nhìn nhận sai lệch về tư tưởng, nhận thức.
- Câu hỏi đưa ra phải phát huy được tư duy học sinh, rèn luyện kĩ năng của học sinh.
2.3.3 Nội dung và cách thức thực hiện:
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện công tác đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xuất phát từ vai trò, đặc điểm tình hình đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Nguyễn Trãi, thực trạng việc đổi mới dạy học, nhất là từ những khó khăn, bất cập trong việc tổ chức, triển khai đổi mới dạy học, việc phân tích nguyên nhân của những khó khăn bất cập, tôi xin đề xuất kinh nghiệm của bản thân nhằm giúp đổi mới dạy học môn lịch sử ở trường THPT Nguyễn Trãi.
	Trong quá trình đổi mới dạy học, việc xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả của việc đổi mới dạy học, vì chính trong quá trình xây dựng kế hoạch đổi mới, giáo viên đã xác định yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp, đó là những tiền đề, những cơ sở chủ yếu để hoàn thành các mục tiêu đổi mới dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Kế hoạch đổi mới gắn liền kế hoạch năm học của nhà trường nhằm thu nhận thông tin phản hồi về tình hình thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch năm học. Từ đó, mỗi giáo viên xác định được mức độ, hiệu quả của đổi mới dạy học để có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Đây cũng chính là mục đích của công tác đổi mới dạy học ở trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi.
	Hơn nữa kế hoạch đổi mới dạy học giúp giáo viên xác định các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện, xác định được mức độ yêu cầu để cụ thể hóa được thành kế hoạch phấn đấu nâng cao trình độ của chính bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học đã đề ra.
	Trong các biện pháp nhằm giúp đổi mới dạy học của giáo viên thì biện pháp xây dựng kế hoạch và thống nhất đánh giá đổi mới phương pháp của giáo viên theo hướng tích cực là biện pháp chủ yếu để công tác đổi mới đạt hiệu qủa cao hơn. Như vậy chất lượng dạy học của nhà trường sẽ được được nâng cao. 
	Khi học môn lịch sử các em học sinh cho rằng đây là môn học khô khan, nặng nề, không tạo hứng thú cho người học vì vậy đổi mới để làm mới tiết học là điều cần thiết. Dạy lịch sử càng không phải là cách đọc – chép vô hồn giữa thầy và trò, mà cần được tăng cường thêm sức lôi cuốn trong phong cách dạy và học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập.
	Tóm lại, việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm ở phần củng cố bài nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm của bài học và tạo không khí thoải mái vui tươi, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Từ thực tiễn dạy học bản thân tôi áp dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ở phần củng cố bài đưa lại kết quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức sau mỗi tiết học của học sinh. Tuy nhiên hệ thống câu hỏi đặt ra phải hướng vào trọng tâm của bài học, câu hỏi trắc nghiệm phải thể hiện ở ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. 
Sau khi giáo viên dạy xong một tiết học bao giờ cũng giành ít phút cho phần củng cố bài, đó không chỉ là các bước cần có khi lên lớp mà còn là những đúc kết kiến thức cần nắm của bài học. Thời gian giành cho phần cũng cố không nhiều nhưng sẽ đọng lại cho học sinh những nội dung bổ ích của bài. Với bản thân tôi sử dụng dạng câu hỏi trắc nghiệm ở phần củng cố bài không chỉ tạo hứng thú học tập cho học sinh mà còn rèn luyện kiểm tra đánh giá. Trong quá trình củng cố bài giáo viên chia lớp thành nhóm, nhóm hỏi nhóm trả lời, cũng có những câu hỏi giáo viên đưa ra học sinh trả lời. Một số câu hỏi được đề cập trong phần củng cố bài qua ví dụ câu hỏi như sau:
Bài 1: NHẬT BẢN
Câu hỏi: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nước nào ở châu Á không những thoát khỏi số phận thuộc địa, mà còn trở thành một nước tư bản phát triển?
A. Trung Quốc. 
B. Nhật Bản.
C. Ấn Độ. 
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu hỏi: Thiên hoàng Minh Trị đã làm gì để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu?
A. Lãnh đạo nhân dân vũ trang chống các nước tư bản phương Tây.
B. Lật đổ Mạc phủ, thiết lập chế độ phong kiến tiến bộ hơn.
C. Thực hiện một loạt cải cách tiến bộ theo kiểu phương Tây.
D. Lật đổ Mạc phủ, tiếp tục các chính sách kinh tế - xã hội trước đó.
Câu hỏi: Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa? 
A. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mít- xưi và Mít-su-bi-si, chi phối đời sống kinh tế - chính trị của nước Nhật.
_______________________________________
- Mục 2.3.3, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 4, 5, 6 và 7.
B. Sự phát triển về kinh tế đã tạo sức mạnh về quân sự, chính trị và thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến.
C. Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn và chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.
D. Tất cả đáp án trên.
	Qua phần câu hỏi củng cố bài học sinh hiểu rõ: Những cải cách Thiên hoàng Minh Trị 1868, đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước có nền công nghiệp phát triển và hiện đại, phát triển nhanh chóng trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Nhờ đó mà Nhật Bản giữ vững được độc lập dân tộc, trong khi đó hầu hết các nước châu Á là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Bài 3: TRUNG QUỐC
Câu hỏi: Sự kiện nào đánh dấu mốc mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến?
A. Cuộc tấn công vào Thiên An Môn.
B. Chiến tranh thuốc phiện.
C. Liên quân 8 nước tấn công Bắc Kinh.
D. Chính quyền Mãn Thanh kí Hiệp ước Nam Kinh.
Câu hỏi: Trung Quốc Đồng minh hội, thành lập tháng 8/ 1905, là chính đảng của giai cấp
A. quý tộc phong kiến. 
B. công nhân.
C.địa chủ phong kiến. 
 D. tư sản. 
Câu hỏi: Cách mạng Tân Hợi là
A. cuộc canh tân, cải cách.
B. cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
C. cuộc cách mạng vô sản.
D. cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu hỏi: Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng Tân Hợi là
A. có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
B.lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
D. Tất cả các ý trên.
	Nội dung câu hỏi phần củng cố bài giúp học sinh nắm rõ nguyên nhân Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Phong trào đấu tranh chống đế quốc và chống phong kiến diễn ra sôi nổi đặc biệt là sự ra đời của các tổ chức và sự lớn mạnh của cách mạng Tân Hợi 1911. Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi. Qua đó học sinh khâm phục lòng yêu nước và đoàn kết của nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á( cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)
Câu hỏi: Nước nào ở Đông Nam Á là thuộc địa của thực dân phương Tây sớm nhất?
A. Cam pu chia. 
B. Việt Nam.
C. Lào. 
D. In đô nê xi a.
Câu hỏi: Biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược thể hiện qua cuộc khởi nghĩa nào?
A. Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm –bô.
B. Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-lô-ven, do Ong Kẹo, Com –ma- đam chỉ huy.
B. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân A-chê.
D. Cuộc khởi nghĩa của nông dân năm 1890 do Sa-min lãnh đạo.
Câu hỏi: Những nước nào sau đây là thuộc địa của Pháp?
A. Việt Nam, Cam –pu-chia.
B. In –đô-nê-xi-a, Mã Lai, Phi-líp-pin.
C. Việt Nam, Lào, Căm –pu –chia.
D. Miến Điện, Việt Nam, Lào.
	Qua phần củng cố bài các em nắm được các nước ở Đông Nam Á hầu hết bị thực dân phương Tây xâm lược từ nửa đầu thế kỉ XIX. Phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á rất sôi nổi và quyết liệt còn thể hiện tinh thần đoàn kết của các nước. 
BÀI 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918)
Câu hỏi: Duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản.
B. Sự thành lập hai khối quân sự đối đầu.
C. Thái tử kế vị ngai vàng Áo-Hung bị ám sát.
D. Âm mưu chia lại thị trường thế giới của Đức.
Câu hỏi: Nguồn gốc dẫn tới mâu thuẫn giữa các nước đế quốc là gì?
A. Sự phát triển không đồng đều của các nước tư bản trong thời kì đế quốc chủ nghĩa.
B. Anh, Pháp dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
C. Các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên nổ ra cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
D. Đức, Mĩ cần thị trường và thuộc địa.
Câu hỏi: Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Phi nghĩa thuộc về phe Liên minh.
B. Phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
C. Chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa.
D. Chính nghĩa về các nước thuộc địa.
	Học sinh nắm được Chiến tranh thế giới thứ nhất( 1914-1918) là cuộc chiến tranh phi nghĩa, đã bộc lộ mâu thuẫn giữa các nước đế quốc rất gay gắt, không thể điều hòa được. Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là gây chiến tranh xâm lược thuộc địa. Giáo dục các em biết lên án chiến tranh, bảo vệ hòa bình. 
Bài 9. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG ( 1917-1921)
Câu hỏi: Cách mạng tháng Hai thắng lợi, ở nước Nga xuất hiện tình hình chính trị ở Nga có gì đặc biệt?
A. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
B. Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.
C. Quân đội cũ nổi dậy chống phá.
D. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
Câu hỏi: Vì sao năm 1917 nước Nga tiến hành hai cuộc cách mạng?
A. Mâu thuẫn với các nước đế quốc.
B. Nước Nga có hơn 100 dân tộc.
C. Sau cách mạng tháng Hai có hai chính quyền song song tồn tại.
D. Nga là nước Quân chủ chủ chuyên chế, với sự thống trị của Nga hoàng.
Câu hỏi: Trước việc hai chính quyền song song tồn tại, Đảng Bônsêvích và Lê-nin đã có chủ trương gì?
A. Đàm phán với chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
B. Chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.
C. Kêu gọi nhân dân sản xuất với phương châm lâu dài.
A. Nhờ sự giúp đỡ của các đế quốc bên ngoài.
Câu hỏi: Nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết là gì?
A. Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, xây dựng nhà nước mới.
B. Đàm phán để xây dựng bộ máy chính quyền cũ.
C. Duy trì bộ máy chính quyền cũ.
D. Xây dựng quân đội Xô viết hùng mạnh.
	Giúp học sinh hiểu được vì sao nước Nga trong năm 1917 phải tiến hành hai cuộc cách mạng. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành lập Chính quyền Xô viết. Qua đó, học sinh thấy được vai trò của Lênin đối với nước Nga. 
	 BÀI 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC ( từ năm 1858 đến trước năm 1873)( Tiết 1)
Câu hỏi: Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên để
A. chiếm cửa biển quan tr

Tài liệu đính kèm:

  • docxxay_dung_he_thong_cau_hoi_trac_nghiem_o_phan_cung_co_bai_hoc.docx