Xây dựng chủ đề đơn chất Oxi – Lưu huỳnh chương trình hóa chương trình hóa học 10 – THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Xây dựng chủ đề đơn chất Oxi – Lưu huỳnh chương trình hóa chương trình hóa học 10 – THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ như phương pháp dạy học tích cực, dạy học dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp "Bàn tay nặn bột".; các kĩ thuật dạy học tích cực như động não, khăn trải bàn, bản đồ tư duy,. không còn xa lạ với đông đảo giáo viên hiện nay. Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng chúng còn hết sức hạn chế, có khi còn máy móc, lạm dụng.

Các hình thức kiểm tra kết quả học tập của học sinh còn lạc hậu, chủ yếu là đánh giá sự ghi nhớ của học sinh mà chưa đánh giá được khả năng vận dụng sáng tạo, kĩ năng thực hành và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, vì thế chưa tạo được động lực cho đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải chủ động, sáng tạo xây dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến của mình trong: “Xây dựng chủ đề đơn chất Oxi – Lưu huỳnh chương trình hóa chương trình hóa học 10 –THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh”

 

doc 25 trang thuychi01 10732
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng chủ đề đơn chất Oxi – Lưu huỳnh chương trình hóa chương trình hóa học 10 – THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ: ĐƠN CHẤT OXI – LƯU HUỲNH CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10 – THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
 Người thực hiện : Vũ Trung Thành
 Chức vụ: Giáo Viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa học
THANH HOÁ NĂM 2018
THANH HÓA, THÁNG 5/2013
DANH MỤC VIẾT TẮT
BD 	Bồi dưỡng
BT 	 	Bài tập
BGD-ĐT 	 Bộ giáo dục và đào tạo
dd 	Dung dịch
ĐC 	Đối chứng
đktc 	Điều kiện tiêu chuẩn
ĐLTDKL Định luật tác dụng khối lượng
GD 	Giáo dục
GV 	 Giáo viên
HH 	Hoá học
HS Học sinh
HSG 	Học sinh giỏi
Nxb 	 	 Nhà xuất bản
PTHH Phương trình hóa học
SGK 	 Sách giáo khoa
THPT 	 Trung học phổ thông
TN 	 	Thực nghiệm
 TNSP Thực nghiệm sư phạm
 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1
2. NỘI DUNG
2
2.1. Cơ sở lí luận
2
2. 1.1. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học
2
2.1.2 Cấu trúc trình bày chuyên đề dạy học
6
2.2. Thực Trạng của vấn đề
7
2.3. Tổ chức thực hiện
7
2.3.1 Xác định vấn đề cần dạy
7
2.3.2. Lựa chọn nội dung chuyên đề
7
2.3.3. Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực
7
2.3.4. Thiết kế tiến trình dạy học
13
2.4. Hiệu quả đạt được
17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị
18
Tài liệu tham khảo
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ như phương pháp dạy học tích cực, dạy học dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp "Bàn tay nặn bột"...; các kĩ thuật dạy học tích cực như động não, khăn trải bàn, bản đồ tư duy,... không còn xa lạ với đông đảo giáo viên hiện nay. Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng chúng còn hết sức hạn chế, có khi còn máy móc, lạm dụng. 
Các hình thức kiểm tra kết quả học tập của học sinh còn lạc hậu, chủ yếu là đánh giá sự ghi nhớ của học sinh mà chưa đánh giá được khả năng vận dụng sáng tạo, kĩ năng thực hành và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, vì thế chưa tạo được động lực cho đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải chủ động, sáng tạo xây dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến của mình trong: “Xây dựng chủ đề đơn chất Oxi – Lưu huỳnh chương trình hóa chương trình hóa học 10 –THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh” 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bài oxi – lưu huỳnh tại trường THPT Tĩnh Gia 2, đề tài cũng là ví dụ để giáo viên có cơ sở xây dựng các chủ đề khác làm cho học sinh hứng thú, tích cực và thông minh hơn trong quá trình học hóa học 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài này nghiên cứu về các phương pháp thiết kế bài dạy theo chủ đề, hệ thống kiến thức về cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế Oxi, Lưu huỳnh
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu từ sách, báo, mạng internet về việc xây dựng bài học theo chủ đề
	- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực tế giảng dạy hóa học ở trường THPT tĩnh Gia 2, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên, thăm dò học sinh để tìm hiểu tình hình học tập của các em 
	- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả sử dụng đề tài nghiên cứu ở Trường THPT Tĩnh Gia 2.
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận 
2. 1.1. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học
	* Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên đề sẽ xây dựng. Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau:
	- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.
	- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.
	- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới.
	Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
	Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
	Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
	Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
	Bảng dưới đây là biểu hiện của một số phẩm chất cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học.
Phẩm chất
Biểu hiện
Nhân ái và khoan dung
Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ các thành viên gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; thực hiện trách nhiệm đối với gia đình,
Có ý thức tìm hiểu và giữ gìn các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam,
Yêu thương con người; sẵn sàng giúp đỡ mọi người và tham gia các hoạt động tập thể, xã hội; hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh; tôn trọng sự khác biệt của mỗi người; Phê phán và tham gia ngăn chặn các hành vi bạo lực,
Sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên; có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền
Tôn trọng các dân tộc, các quốc gia và các nền văn hoá trên thế giới,
Làm chủ bản thân
Trung thực trong học tập và trong cuộc sống; phê phán các hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống, 
Tự trọng, có những hành vi đúng mực trong giao tiếp và trong đời sống, 
Có ý thức giải quyết công việc theo lẽ phải, công bằng,
Tự lực, chủ động, tích cực học hỏi để thực hiện những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt,
Tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt, học tập, hoạt động cộng đồng, 
Ý thức được thuận lợi, khó khăn trong học tập và sinh hoạt của bản thân và chủ động khắc phục vượt qua., 
Có thói quen tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, 
Có ý thức tự hoàn thiện bản thân,
 Biết xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập; có ý thức lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân ,
Thực hiện nghĩa vụ học sinh
Có ý thức đạo đức trong học tập và trong cuộc sống,
Tìm hiểu và chấp hành những quy định chung của tập thể và cộng đồng; tránh những hành vi vi phạm kỷ luật, 
Tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật; phê phán những hành vi trái quy định của pháp luật, 
Tôn trọng, giữ gìn và tuyên truyền, vận động, nhắc nhở các bạn cùng giữ gìn di sản văn hoá của quê hương, đất nước 
Quan tâm đến những sự kiện chính trị, thời sự nổi bật ở địa phương, trong nước và quốc tế, 
	Bảng dưới đây là biểu hiện của một số năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học.
Năng lực
Biểu hiện
Tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề
Tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập; xác định mục tiêu phù hợp với bản thân và thể hiện sự nỗ lực cố gắng thực hiện mục tiêu học tập
Tích cực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao và lựa chọn các nguồn tài liệu đọc phù hợp; tìm kiếm, chọn lọc và ghi chép được thông tin cần thiết; ghi được nội dung thảo luận; nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập; tự đặt ra yêu cầu và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích cực, chủ động tìm tòi thông tin bổ sung và mở rộng thêm kiến thức
Đặt những câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; phát hiện yếu tố mới trong tình huống quen thuộc; tôn trọng các quan điểm trái chiều; phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác nhau; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau, xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; hứng thú, độc lập trong suy nghĩ, chủ động nêu ý kiến, vấn đề và ý tưởng mới
Đề xuất một hoặc nhiều giải pháp khả thi; so sánh và bình luận về các giải pháp đề xuất; lựa chọn được giải pháp phù hợp; hình thành ý tưởng về giải pháp mới dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp
Giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn; nhận ra sự không phù hợp và điều chỉnh được giải pháp; chủ động tìm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn; giải quyết được vấn đề
Suy nghĩ và khái quát hóa thành kiến thức mới của bản thân khi giải quyết vấn đề; áp dụng tiến trình đã biết vào giải quyết tình huống tương tự với những điều chỉnh hợp lý...
Giao tiếp và hợp tác
Xác định và chủ động đề xuất mục đích hợp tác và công việc có thể hoạt động hợp tác; biết tiếp nhận mong muốn hợp tác từ người khác
Xác định được trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm; tự đánh giá khả năng của mình và đánh giá khả năng của các thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp; chủ động hoàn thành phần việc được giao; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm; khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, học hỏi các thành viên trong nhóm...
Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; có biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp; nói chính xác, đúng ngữ điệu và nhịp điệu, trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập; đọc hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các văn bản, tài liệu ngắn; viết đúng các dạng văn bản về những chủ đề quen thuộc...
Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Sử dụng đúng cách các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông; bước đầu biết khai thác, sử dụng máy vi tính và mạng internet trong học tập; nhận biết các thành phần của hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông cơ bản; sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác nhau; tổ chức và lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị và trên mạng
Tìm kiếm thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống
	d) Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
	đ) Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.
	e) Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát.
	Bảng dưới đây mô tả việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong tiến trình dạy học giải quyết vấn đề.
PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ
TT
Bước
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên tổ chức một tình huống có tiềm ẩn vấn đề, lựa chọn một kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp để giao cho học sinh một nhiệm vụ vừa sức. Học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh hoạt động tự lực giải quyết nhiệm vụ (Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ).
3
Báo cáo, thảo luận
Sử dụng kĩ thuật được lựa chọn, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận.
4
Phát biểu vấn đề
Từ kết quả báo cáo, thảo luận phát hiện vấn đề 
cần giải quyết. Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TT
Bước
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên lựa chọn một kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp để giao nhiệm vụ cho học sinh đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề vừa được phát biểu.
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh hoạt động tự lực giải quyết nhiệm vụ (Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ).
3
Báo cáo, thảo luận
Sử dụng kĩ thuật được lựa chọn, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận.
4
Lựa chọn giải pháp
Từ kết quả báo cáo, thảo luận, giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn các giải pháp phù hợp.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TT
Bước
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện giải pháp đã lựa chọn để giải quyết vấn đề.
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh hoạt động tự lực giải quyết vấn đề (Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ). Hoạt động giải quyết vấn đề có thể (thường) được thực hiện ở ngoài lớp học và ở nhà.
3
Báo cáo, thảo luận
Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận.
4
Kết luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức
Từ kết quả báo cáo, thảo luận, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận định các kết quả và rút ra kết luận. Giáo viên hợp thức hóa các kiến thức thu được, gợi ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp theo.
2.1.2 Cấu trúc trình bày chuyên đề dạy học
	a) Vấn đề dạy học của chuyên đề.
	b) Nội dung của chuyên đề và thời lượng thực hiện.
	c) Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề.
	d) Bảng mô tả 4 mức yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của các loại câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề.
	đ) Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
	 e) Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn.
2.2. Thực trạng của vấn đề
	Khi dạy phần đơn chất oxi, lưu huỳnh theo chuẩn kiến thức, sách giáo khoa và sách giáo viên, kết hợp bài tập của sách giáo khoa và sách bài tập tôi thấy kết quả thu được chưa đạt mong muốn. Một số học sinh không nhớ được nội dung, khó khăn trong việc vận dụng kiến thức. 
	Trong thực tế tôi giảng dạy 3 lớp 10, các lớp không hoàn toàn đồng đều về chất lượng. Tôi đã khắc phục bằng cách tăng thời gian, kèm cặp các em sao cho đạt tương đối đồng đều về nhận thức lí thuyết và nền cơ bản của bài tập.
2.3. Tổ chức thực hiện
2.3.1 Xác định vấn đề cần dạy
Đơn chất oxi và lưu huỳnh
2.3.2. Lựa chọn nội dung chuyên đề
* Nội dung: Đơn chất oxi và lưu huỳnh
- Vị trí của oxi và lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử;
- Cấu tạo phân tử, trạng thái tự nhiên của oxi và lưu huỳnh;
- Tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng của oxi và lưu huỳnh;
- Ứng dụng và điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp;
- Ứng dụng và điều chế lưu huỳnh công nghiệp.	
2.3.3. Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực
a. Kiến thức
- Nêu được tính chất vật lí và ứng dụng, điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp.Khai thác lưu huỳnh;
- So sánh 2 dạng thù hình của oxi, sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ;
- Nêu được vị trí của oxi và lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn và viết được cấu hình electron nguyên tử của oxi và lưu huỳnh;
- Nêu được tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng của oxi và lưu huỳnh;
- So sánh và giải thích tính oxi hóa 2 dạng thù hình của oxi và ozon, của oxi và lưu huỳnh;
- Viết được phương trình hóa học chứng minh được tính chất của oxi và lưu huỳnh;
- Vận dụng được kiến thức của oxi và lưu huỳnh để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
b. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kết luận về tính chất hóa học của oxi, ozon và lưu huỳnh từ cấu tạo nguyên tử và phân tử;
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất vật lí‎ và tính chất hóa học của oxi và lưu huỳnh;
- Giải được các bài tập tính % của chất khí oxi và ozon;
- Giải các bài tập định lượng.
c. Thái độ
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác;
- Nhận thức được vai trò của oxi và lưu huỳnh trong đời sống con người;
- Giáo dục ‎ thức bảo vệ môi trường thông qua kiến thức về thủng tầng ozon, hiện tượng núi lửa...;
- Liên hệ các kiến thức về thực tế cuộc sống như sử dụng oxi trong hô hấp người bệnh, quang hợp cây xanh thải oxi ra môi trường.
d. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực hợp tác;
- Năng lực giải quyết vấn đề;
- Năng lực tính toán hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
- Năng lực thực hành hóa học.
Bảng mô tả 4 mức yêu cầu và các câu hỏi, bài tập
Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề
Nội dung
Loại
câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
1. Oxi. 
2. Lưu huỳnh 
Câu hỏi /bài tập định tính
- Biết vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxi và lưu huỳnh.
- Biết công thức phân tử, công thức cấu tạo của oxi, ozon.
- Nêu được tính chất vật lí, tính chất hóa học của oxi, S và ozon. 
Tính chất vật lí: Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh.
- Biết được phương pháp điều chế oxi, S.
- Nêu được ứng dụng quan trọng của oxi, S và ozon.
- Nêu được dạng tồn tại của oxi, S trong tự nhiên, %V oxi trong không khí. 
- Vì sao nguyên tử lưu huỳnh có trạng thái kích thích với 4, 6 electron độc thân, với oxi thì không.
- So sánh tính chất vật lý và hóa học của oxi và lưu huỳnh.
- So sánh tính chất vật lý và hóa học của oxi và ozon.
- Phương pháp thu khí oxi khi điều chế trong phòng thí nghiệm.
- Tầm quan trọng của oxi, ozon và lưu huỳnh đối với đời sống và sản xuất.
- Viết phương trình chứng minh tính chất hóa học cơ bản của oxi, S.
- Xác định được sản phẩm phản ứng liên quan đến tính chất hóa học và phương pháp điều chế của oxi, S và ozon.
- Viết các phương trình hóa học so sánh tính oxi hóa của oxi và ozon, tính oxi hóa – khử của oxi và lưu huỳnh.
- So sánh lượng khí oxi điều chế được từ cùng số mol hoặc cùng khối lượng chất khởi đầu.
- Giải thích được các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến oxi, S và ozon.
- Giải quyết một số bài tập nhận biết và tách khí.
Bài tập định lượng
- Giải được các bài tập tính theo công thức, phương trình hóa học, theo các định luật.
- Giải được các bài tập liên quan đến oxi, ozon và S bằng phương pháp bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố và electron.
- Giải được các bài tập tính hiệu suất của phản ứng giữa kim loại với lưu huỳnh.
Bài tập thực hành/Thí nghiệm 
Mô tả và nhận biết được các hiện tượng TN 
Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.
Giải thích được một số hiện tượng TN liên quan đến thực tiễn
Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích 
Các câu hỏi, bài tập
Mức độ nhận biết 
Các số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh là :
A. -2; 0 ; +4 ; +6	B. 0 ; +2 ; +4 ;+6	C. -2 ; +4 : +6	D. 0 ; +4 ; +6
Hãy ghép cấu hình electron với nguyên tử thích hợp:
Cấu hình electron Nguyên tử
A, 1s22s22p5 a) Cl
B, 1s22s22p4 b) S
C, 1s22s22p63s23p4 c) O
D, 1s22s22p63s23p5 d) F
Một trong những tính chất của lưu huỳnh đơn chất là:
A. Chất rắn màu vàng	B. Nhẹ hơn không khí
C. Không tác dụng với oxi	D. Tan nhiều trong nước
Người ta phải bơm, sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh .Trong bể cá, người ta lắp thêm máy sục khí là để:
 A.Cung cấp thêm nitơ cho cá 	B.Cung cấp thêm oxi cho cá
 C.Cung cấp thêm cacbonđi oxit 	D.Chỉ để làm đẹp
Lớp ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của Mặt trời, bảo vệ sự sống trên Trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
A. các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên.	B. sự thay đổi của khí hậu.
C. chất thải CFC.	D. chất thải CO2.
Không khí sạch là không khí có thành phần: nitơ và oxi lần lượt là: (đơn vị: %)A. 78 , 21	B. 79, 20	C. 78 , 20	D. 79, 19
Trong các cách sau đây cách nào thường được dùng để điều chế O2 trong phòng t

Tài liệu đính kèm:

  • docxay_dung_chu_de_don_chat_oxi_luu_huynh_chuong_trinh_hoa_chuo.doc