Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công tác dân vận để nâng cao hiệu quả giáo dục ở Trường THCS Thành Long - Thạch Thành.

Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công tác dân vận để nâng cao hiệu quả giáo dục ở Trường THCS Thành Long - Thạch Thành.

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục - đào tạo luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở nước ta hiện nay, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực.

 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo là một vấn đề rộng lớn, bao quát các vấn đề từ mục tiêu, nguyên lý, phương châm giáo dục, nội dung, phương thức, phương pháp giáo dục-đào tạo, cho đến tổ chức, quản lý, xây dựng đội ngũ, chủ trương, chính sách đối với giáo dục, đào tạo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh- Tấm gương sáng ngời về đạo đức, phong cách đã được Đảng, nhà nước và mọi người dân đất Việt nguyện suốt đời học tập và làm theo. Từ chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã đạt được kết quả bước đầu, đến chỉ thị số 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tiếp tục góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng.

Trong những năm qua, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, trường Trung học cơ sở Thành Long dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ Đảng nhà trường đã khéo léo vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo đức tác phong của Người vào công tác giáo dục, từ đó tạo nên hiệu quả thiết thực trong việc duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt.

 

doc 17 trang thuychi01 6403
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công tác dân vận để nâng cao hiệu quả giáo dục ở Trường THCS Thành Long - Thạch Thành.", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
 trong công tác dân vận để nâng cao hiệu quả giáo dục ở Trường THCS Thành Long- Thạch Thành.
1.Mở đầu: 
1.1. Lý do.
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục - đào tạo luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở nước ta hiện nay, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực.
 	Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo là một vấn đề rộng lớn, bao quát các vấn đề từ mục tiêu, nguyên lý, phương châm giáo dục, nội dung, phương thức, phương pháp giáo dục-đào tạo, cho đến tổ chức, quản lý, xây dựng đội ngũ, chủ trương, chính sách đối với giáo dục, đào tạo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh- Tấm gương sáng ngời về đạo đức, phong cách đã được Đảng, nhà nước và mọi người dân đất Việt nguyện suốt đời học tập và làm theo. Từ chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã đạt được kết quả bước đầu, đến chỉ thị số 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tiếp tục góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng. 
Trong những năm qua, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, trường Trung học cơ sở Thành Long dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ Đảng nhà trường đã khéo léo vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo đức tác phong của Người vào công tác giáo dục, từ đó tạo nên hiệu quả thiết thực trong việc duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt.
Những thành tích trong giáo dục nơi vùng khó Thành Long là dấu hiệu khởi sắc đánh giá bước đi của nhà trường đúng theo định hướng của Đảng, của ngành. Đó là: Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động. Làm cho cán bộ giáo viên, phụ huynh nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống hàng ngày cũng như trong công việc; 
Đó là: Luôn tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục và có hệ thống bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động các nội dung chủ yếu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn trường.
Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động cuả nhà trường, của từng cá nhân gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành. Lấy kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loại.
Tổ chức thực hiện tốt phương châm: Trên trước, dưới sau; Trong trước, ngoài sau; Nghĩa là: Cán bộ lãnh đạo là người gương mẫu phải tự rèn luyện học tập tốt để làm gương cho giáo viên nhân viên học sinh. Cán bộ giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt để tuyên truyền thuyết phục phụ huynh cùng hưởng ứng làm theo. Chú trọng từ những hành động và việc làm cụ thể, những con người cụ thể, đặc biệt là việc chú trọng những cá nhân điển hình tiên tiến, những công dân gương mẫu của nhà trường được tập thể bình chọn.
Bên cạnh đó là việc nâng cao trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc xây dựng, thực hiện các chuẩn mực đạo đức nhà giáo, đạo đức nghề nghiệp. Mối quan hệ giữa nhà trường- gia đình- xã hội; Giữa thầy - thầy; Giữa trò - trò; Giữa thầy - trò; 
Song song với việc xây dựng chương trình hành động cụ thể trong đơn vị là việc xây dựng mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội. Thực chất của vấn đề là công tác dân vận của Lãnh đạo nhà trường với cán bộ giáo viên nhân viên, với lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức, ban ngành đoàn thể tại địa phương. Xây dựng được ý chí, niềm tin của nhân dân đối với nhà trường thông qua lời nói, việc làm, kết quả giáo dục cụ thể hàng năm. Có được minh chứng cụ thể để thuyết phục nhân dân. Khi đó công tác dân vận trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn
Dân vận- Công tác đóng vai trò cực kì quan trọng trong bất cứ lĩnh vực công việc nào. “Dễ ngàn lần không dân cũng chịu, khó vận lần dân liệu cũng xong”{1}. Đối với công tác dân vận và dân vận khéo trong giáo dục ở vùng công giáo Thành Long với hơn 90 % đồng bào dân tộc Mường lại càng đóng vai trò quyết định trong sự thắng bại của giáo dục nơi đây.
Xác định như vậy, trong những năm qua ban giám hiệu nhà trường đã nỗ lực quyết tâm đổi mới công tác quản lý giáo dục. Bắt đầu từ công tác xã hội hóa toàn dân làm công tác giáo dục đến đổi mới phương pháp quản lý trong nhiều khâu, vì thế đã tạo nên những khởi sắc trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế. Những hạn chế vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan, và nó xuất phát từ việc thiếu nhận thức cũng như khả năng nhận thức của nhiều cá nhân chưa tốt. Nguyên nhân từ việc vận dụng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn có những hạn chế, chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa thành ý thức tự giác của mỗi cá nhân của tập thể Đặc biệt công tác dân vận còn bị xem nhẹ hoặc nếu có cũng chưa đạt đến mức khéo léo để nâng cao hiệu quả dân vận, thiếu kĩ năng, thiếu phương pháp là căn bệnh của nhiều người khi dân vận về một vấn đề nào đó.
Từ những thực tế đó, bản thân tôi đã có nhiều cố gắng nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn, vận dụng vào công tác quản lý nhà trường và đã có những kết
1. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Nxb. CTQG, Hà Nội, tập 4,  tr. 40. 
quả bước đầu đáng khích lệ. Vì thế tôi mạnh dạn trình bày những việc tôi đã làm trong công tác: Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công tác dân vận để nâng cao hiệu quả giáo dục ở trường Trung học cơ sở Thành Long.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Để mỗi người cán bộ quản lý vừa là người đi đầu, gương mẫu trong việc thực hiện chỉ thị số 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tiếp tục góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng. Vừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhờ vào công tác dân vận khéo của mình.
Nâng cao khả năng nghiên cứu lý luận, vận dụng thực tiến trong bất cứ lĩnh vực công việc nào. Góp phần giúp đồng nghiệp biết khơi dậy tiềm năng, sức mạnh to lớn của đội ngũ giáo viên, nhân viên, của các bậc phụ huynh và toàn thể nhân dân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong lý luận cũng như trong thực tiễn công tác và đời sống hàng ngày.
	Tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác dân vận về giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng.
	Cách vận dụng tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục ở đơn vị Thành Long- Huyện Thạch Thành.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Khi thực hiện vấn đề này tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp: Nghiên cứu lý luận về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các loại tài liệu.
	Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế về việc nắm bắt nội dung tư tưởng đạo đức tác phong Hồ Chí Minh của đông đảo giáo viên, nhân viên trong đơn vị, của phụ huynh; khả năng dân vận và kết quả dân vận trong những năm qua của nhiều cán bộ quản lý. Từ đó thu thập thông tin, minh chứng, thống kê và xử lý số liệu đã thu thập để kết luận vấn đề nghiên cứu.
2. Phần thứ hai: Nội dung.
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1	Nói tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trước hết cần phải đề cập đến vai trò giáo dục vì nó luôn có ý nghĩa thực tiễn cụ thể. Hồ Chí Minh chỉ rõ là nhằm phát triển con người toàn diện, một nền giáo dục vì con người, cho con người và hướng tới xây dựng con người mới. Chur tịch Hồ Chí Minh khẳng định nền giáo dục mới sẽ “Đào tạo các em nên những công dân có ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”{2.} Nền giáo dục mới phải theo hướng phục vụ tổ quốc và nhân dân. “ Học để làm việc, để làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” {3}
{2, 3.} Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Nxb. CTQG, Hà Nội, tập 4,  tr. 40.
	Về nội dung giáo dục, Ngươì coi trọng 4 nội dung: Đức, Trí, Thể, Mỹ và được khái quat lại thành hai chữ “Tài” và “Đức”. Kiến thức là cần thiết nhưng đạo đức đóng vai trò không kém. Ở khía cạnh khác nội dung giáo dục phải phù hợp với mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học, bậc học.
	Về phương pháp giáo dục được Người coi trọng vì Người cho rằng, muốn học tập tốt phải có phương pháp giáo dục đúng đắn. Mục đích là làm cho người học có thái độ học tập, rèn luyện tích cực và tự giác.
	Về giải pháp: Cùng với Vai trò, nội dung, phương pháp giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng giành sự chú ý đáng kể đối với các giải pháp phát triển giáo dục. Đó chính là vấn đè kết hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội có vị trí khá nổi bật. Người nói rằng “ Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”{4} Sđd, tập 9, tr. 338. Hay “ Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có ảnh hưởng không tốt tới tẻ em và kết quả cũng không tốt”{5} Sđd, tập 9, tr. 338. Người yêu cầu nhà trường phải có mối liên hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội.
	Bên cạnh đó, để phát triển giáo dục, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cần có sự quan tâm và phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều người. Người nhắc nhở: “Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, các cơ quan chính quyền và các cấp Ủy Đảng phải thật sự quan tâm đến nhà trường, đến việc học tập của con em mình hơn nữa” {6}. Người luôn kêu gọi đồng bào góp công sức của mình cho giáo dục: “Từ trước đến nay đồng bào ta đã hết lòng giúp đỡ công việc giáo dục. Tôi mong rằng từ any về sau, đồng bào sẽ cố gằng giúp đỡ hơn nữa cho trường học”{7}.
	Tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Đảng và nhà nước ta luôn khẳng định vai trò hết sức to lớn của giáo dục, coi giáo dục phát triển là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân, tư tưởng này đã được thể hiện từ trong nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII.
Trong bối cảnh với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trên cơ sở tổng kết và kế thừa Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, tại hội nghị trung ương 8 khóa XI (ngày 04/11/2013) Đảng đã ban hành nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, các quan điểm phải Coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, nhà nước và của toàn dân.
	Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy giáo dục phát triển. Điển hình là Ban hành hiến pháp 2013, luật giáo dục 2005, luật dạy nghề 2006, luật giáo dục nghề nghiệp 2014
	Mặc dù ra đời cách đây nhiều thập kỉ, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn rất có ý nghĩa đối với sự phát triển giáo dục của nước ta hiện nay. Chúng ta không
{4,5,6,7}. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Nxb. CTQG, Hà Nội, tập 4.
 chỉ tìm thấy trong tư tưởng của Người những gợi ý để tháo gỡ vướng mắc cụ thể về vai trò, nội dung của giáo dục, mà còn có thể học được phương pháp luận giải quyết vấn đề của Hồ Chí Minh. Các phương pháp này rất gần với những gì đang được nói tới hiện nay như mục tiêu giáo dục đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục từng góp phần mang thắng lợi cho cách mạng Việt nam trong lịch sử, sẽ tiếp tục phát huy tác dụng trong bối cảnh đất nước ta hiện nay.
2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận:
	Người cho rằng: “cách làm việc, cách tổ chức, nói chuyện, tuyên truyền, khẩu hiệu, viết báo... của chúng ta đều phải lấy câu này làm khuôn phép: “Từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng”. Bất cứ việc to, việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định ra cách làm việc, cách tổ chức. Có như thế, mới có thể kéo được quần chúng” {8} . Đây chính là quan điểm “Dân vận khéo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là chỉ dẫn cơ bản về phương pháp cho mọi cán bộ, đảng viên khi tiến hành công tác vận động quần chúng.
	Tất cả vì dân, tất cả do dân, có dân là có tất cả. "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân", không có gì cao cả hơn là phục vụ dân. Quan niệm của Bác Hồ về dân là như thế. Tất cả đó chính là sự dân vận tốt nhất của Bác. Nó như một lẽ thường tình không bị gượng ép, không ngượng ngạo, đi vào đời sống như một tất yếu khách quan.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng.
	Giáo dục trước đây chưa được coi trọng, do cách nghĩ, do nhận thức chưa đúng chưa đủ về vai trò của giáo dục.
	Đối với một phần lớn phụ huynh, học sinh nghĩ rằng có học cũng không có việc làm, nhiều sinh viên tốt nghiệp Đại học không có việc hoặc có việc trái với ngành đào tạo, dẫn đến tư tưởng chán học, chán trường. Học cốt sao chỉ để xóa mù chữ là được. Vì vậy, ở Thành Long nhiều học sinh bỏ học giữa chừng, nhiều học sinh đến trường nhưng không chịu học. Thiếu ý thức xây dựng nhà trường
	Nhận thức vai trò của giáo dục chưa đúng, chưa đủ. Coi thường giá trị của sự học. Chưa biết so sánh giữa cái được và cái không được của người có học với người học không đến nơi đến chốn.
	Đối với chính quyền địa phương từ xã xuống thôn: Vì bận quá nhiều công việc nên đôi khi nếu không tham mưu kịp thời sẽ dễ bị bỏ quên, hoặc chưa có các giải pháp tốt nhất, hữu hiệu nhất để có kết quả cao.
	Đối với đội ngũ giáo viên nhân viên quán triệt chưa sâu sắc phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh. Làm việc còn theo chủ nghĩa cá nhân, từ kinh nghiệm. Sự học hỏi và năng lực vận dụng vào thực tế còn non kém.
{8} Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Nxb. CTQG, Hà Nội, tập 4.
	Đối với BGH nhà trường: Công tác dân vận chưa được đặt đúng vị trí của nó, đôi khi coi nhẹ việc thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng- chính quyền và nhân dân. Hoặc khi dân vận chưa thực hiện đúng phương pháp, chưa biết đặt vị trí của mình đúng chỗ. Không tôn trọng quy luật, yếu tố khách quan trong quan hệ xã hội. trong quan hệ công tác. Ví như ngay trong đội ngũ nhà giáo, bản thân Hiệu trưởng cũng rất cần dân vận để đội ngũ hiểu và cảm phục từ đó gắng sức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hay trong quan hệ với các vị linh ục trong nhà thờ, chúng ta không được xa lánh mà ngược lại phải thân thiện, gắn kết với với họ trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau. Vì thế, kết quả chưa tốt.
	Kết quả giáo dục: Nhiều năm học qua chưa chấm dứt tình trạng học sinh
bỏ học. Ví du: Năm học 2012-1013 bò học 34 em; Năm học 2013-2014 bỏ học 23 em; Năm học 2014-2015 bỏ học 6 em; Năm học 2015-2016 bỏ học 4 em; Năm học 2016-2017 bỏ học 4 em. Nghĩa là số học sinh bỏ giảm hơn nhiều nhưng vẫn chưa dứt hẳn. 
Học sinh sau khi tốt nghiệp THCS dự thi vào lớp 10 THPT tỷ lệ đạt thấp. Ví dụ Năm học 2016-2017 dự thi 61 %; Năm học 2017-2018 dự thi 69.7%.
Chất lượng giáo dục mũi nhọn: Số học sinh đạt học sinh giỏi cấp Tỉnh các môn văn hóa còn ít. Thường hàng năm không có hoặc chỉ đạt 1học sinh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng.
2.3.1 Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dân vận để làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi người.
	Ai làm công tác dân vận? Đây là câu hỏi đặt ra đầu tiên, và câu trả lời là tất cả đều làm công tác dân vận, đều vận động nhân dân. Có người, có tổ chức đã làm tốt nhưng có tổ chức chưa làm tốt, thậm chí chưa làm. Vì vậy, nên tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao lại có tình hình ấy. Và người hiệu trưởng cần làm gì để đạt đến ngưỡng “Dân vận khéo”?
	Trước hết, đối với giáo viên nhân viên trong nhà trường, Người hiệu trưởng phải là người mẫu mực trong công việc, cũng như trong đời sống hàng ngày, cách quan hệ, ứng xử của Người hiệu trưởng ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách, cách ứng xử của đội ngũ giáo viên nhân viên và học sinh. Hiệu trưởng luôn phải tự học tự bồi dưỡng đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt trong công tác quản lý hiệu trưởng luôn rèn luyện năng lực quản lý, tư duy sáng tạo, đổi mới phương pháptạo ra hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý.
	Hiệu trưởng phải là người nắm rõ các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, đồng thời tuyên truyền kịp thời đến đội ngũ giáo viên nhân viên. Hơn thế, trong nhà trường hiệu trưởng phải cùng công đoàn xây dựng một quy chế dân chủ, quy chế phối hợp tốt nhất. Công khai tài chính, chi tiêu hợp lý, đúng mục đích. Chăm lo chế độ con người. Bên cạnh đó linh hoạt vận dụng khéo léo nguồn tài chính để động viên khích lệ những giáo viên có thành tích cao trong công tác. Tạo ra được một tập thể đoàn kết, gắn bó có đủ niềm tin và sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Như vậy chế độ chính sách cần đúng, cần đủ, và rõ ràng như vậy sẽ hợp lòng người. Tạo ra khối đoàn kết nội bộ.	Hiệu trưởng có trách nhiệm tạo điều kiện và phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội trong và ngoài nhà trường để làm tốt công tác dân vận. Đáng chú ý là phải biết lắng nghe từ giáo viên nhân viên đến phụ huynh, thu thập thông tin, phân tích thông tin và xử lý thông tin chính xác. Không nên nghe nhân dân nói nhưng rồi cứ để đấy, hoặc vì thiếu dân chủ nên không dám làm, hoặc làm ngược lại.
	Biết tranh thủ sự ủng hộ của những người có uy tín trong nhà trường, trong thôn xóm. Tăng cường xuống cơ sở, đến thôn bản, gặp gỡ các bậc tiền bối có uy tín đề đạt nguyện vọng, nắm bắt tình hình. Ngoài ra đi xuống thôn để cùng chung vui sẻ buồn với nhân dân. Thăm hỏi động viên kịp thời các gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn. Gần gũi với nhân dân, tạo niềm tin, không xa dời nhân dân, coi họ như những người hàng xóm thân cận tốt bụng nhất với nhau. Đây là một kinh nghiệm dân vận hiệu quả. Nắm bắt được tâm lý, đoán được suy nghĩa của họ. Trên cơ sở đó gần gũi, thân thiện, trao đổi, nói chuyện tâm tư tạo ra mối quan hệ thân thiện, ắt sẽ được ủng hộ.
	Ví dụ: Nhà trường phát động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Trong đó, có kế hoạch xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp an toàn. Đây là một kế hoạch rất cần sức người, sức của. Vậy thì Hiệu trưởng làm như thế nào để phong trào phát động mà được phụ huynh, giáo viên học sinh ủng hộ. Trước hết, kế hoạch đó phải đảm bảo các yếu tổ khách quan, đúng quy định của pháp luật, phải công khai, mọi người đều biết. Sau đó tranh thủ ý kiến của giáo viên uy tín trong trường, người có tiếng nói trọng lượng nhất, song song là gặp gỡ các vị phụ huynh có uy tín trong từng thôn, tranh thủ ý kiến của họ. cuối cùng mới triển khai. Chắc chắn lúc đó, kế hoạch sẽ được thực hiện dễ dàng.
	Viết thư kêu gọi – Đó cũng là một hình thức dân vận khá thiết thực. Khi gặp khó khăn về nhân lực, vật lực, tài lực. Chúng ta có thể viết thư kêu gọi sự ủng hộ của nhiều tổ chức, cá nhân. Lời thư cần chân thành, mộc mạc, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người nhất.
	2.3.2. Dân vận trong phong trào thi đua dạy tốt học tốt.
	Đối với Bác, thi đua là khơi dậy lòng yêu nước, ý chí tự cường, lòng tự tôn và khí phách tự hào dân tộc. Tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”của ngành giáo dục năm 1956. Bác khẳng định: Nhiệm vụ của các thầy giáo, cô giáo rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt. Không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị; Phải ra sức đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ và Dù khó khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 12 (1966 - 1969), Sđd, tr.603.
 Thực hiện phong trào thi đua Hai tốt theo tư tưởng Hồ Chí minh trong giai đoạn hiện nay. Nhà trường đã thự

Tài liệu đính kèm:

  • docvan_dung_tu_tuong_dao_duc_phong_cach_ho_chi_minh_trong_cong.doc
  • docsáng kiến kinh nghiệm 2017-2018_1.doc