Vận dụng phương pháp “trò chơi ô chữ và câu hỏi nhiều dữ kiện, câu hỏi trả lời nhanh” cho bài ôn tập cuối năm phần văn học, chương trình Ngữ Văn lớp 11 ở trường THPT Đông Sơn 2

Vận dụng phương pháp “trò chơi ô chữ và câu hỏi nhiều dữ kiện, câu hỏi trả lời nhanh” cho bài ôn tập cuối năm phần văn học, chương trình Ngữ Văn lớp 11 ở trường THPT Đông Sơn 2

Dạy bài mới có thể tạo hứng khởi cho học sinh, nhưng ôn lại bài cũ thì không phải bài nào cũng được các em đón nhận hào hứng. Đó là lí do tôi chọn đề tài này để nhằm thay đổi không khí của các giờ ôn tập cuối kì cuối năm.

Việc vận dụng trò chơi trong giờ ôn tập phân môn Ngữ văn lớp 11 ở THPT sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Văn.

Qua nhiều năm ôn luyện các em tham gia các đội tuyển thi “Âm vang Xứ Thanh” hay “Đường lên đỉnh Olimpia” của trường THPT Đông Sơn 2 tôi đã tích lũy được nhiều câu hỏi cũng như cách thức để các em hứng thú với giờ học văn các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn do đó mà kết quả học tập cũng được nâng cao. Vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Vận dụng phương pháp trò chơi ô chữ và câu hỏi nhiều dữ kiện, câu hỏi trả lời nhanh cho bài ôn tập cuối năm phần Văn học, chương trình Ngữ văn lớp 11 ở trường THPT Đông Sơn 2”, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô và các em học sinh.

 

doc 15 trang thuychi01 30644
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng phương pháp “trò chơi ô chữ và câu hỏi nhiều dữ kiện, câu hỏi trả lời nhanh” cho bài ôn tập cuối năm phần văn học, chương trình Ngữ Văn lớp 11 ở trường THPT Đông Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU... 2 
1.1. Lý do chọn đề tài 2
1.2. Mục đích nghiên cứu. 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
2. NỘI DUNG.. 3
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài.. 3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng đề tài 3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 4
2.3.1. Trò chơi ô chữ bí mật 4
2.3.2. Câu hỏi nhiều dữ kiện 5
2.3.3. Câu hỏi trả lời nhanh. 10
2.4. Hiệu quả của đề tài 13
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15
3.1. Kết luận. 15
3.2. Kiến nghị 15
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy bài mới có thể tạo hứng khởi cho học sinh, nhưng ôn lại bài cũ thì không phải bài nào cũng được các em đón nhận hào hứng. Đó là lí do tôi chọn đề tài này để nhằm thay đổi không khí của các giờ ôn tập cuối kì cuối năm. 
Việc vận dụng trò chơi trong giờ ôn tập phân môn Ngữ văn lớp 11 ở THPT sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Văn. 
Qua nhiều năm ôn luyện các em tham gia các đội tuyển thi “Âm vang Xứ Thanh” hay “Đường lên đỉnh Olimpia” của trường THPT Đông Sơn 2 tôi đã tích lũy được nhiều câu hỏi cũng như cách thức để các em hứng thú với giờ học văncác em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn do đó mà kết quả học tập cũng được nâng cao. Vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Vận dụng phương pháp trò chơi ô chữ và câu hỏi nhiều dữ kiện, câu hỏi trả lời nhanh cho bài ôn tập cuối năm phần Văn học, chương trình Ngữ văn lớp 11 ở trường THPT Đông Sơn 2”, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô và các em học sinh.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Với đề tài này bản thân tôi mong muốn góp một phần nhỏ trong mục tiêu đổi mới chương trình và cách giảng dạy lấy người học làm trung tâm mà ngành giáo dục đang hướng tới.
Để các giờ học, nhất là giờ ôn tập tổng kết cuối kì cuối năm không còn nhàm chán đối với các em học sinh. Để học sinh hứng thú và yêu thích bộ môn văn ngày càng nhiều hơn.
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Trò chơi ô chữ và các câu hỏi nhiều dữ kiện, câu hỏi trả lời nhanh ở chương trình Ngữ văn lớp 11. 
- Học sinh lớp 11 trường THPT Đông Sơn 2.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu thăm dò nhằm thu thập thông tin về thực trạng học sinh ngại giờ học văn.
- Tiến hành thực nghiệm trong các tiết dạy: Đan lồng vào các tiết dạy tôi hay cho học sinh khám phá các ô chữ ở phần vào bài hay trả lời nhanh ở phần kết bàitừ đó thấy giờ học trở nên hứng thú hơn. Học sinh đỡ căng thẳng và áp lực.
2. PHẦN NỘI DUNG
 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.	
Trong Luật Giáo dục có đề cập “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”. 
Vận dụng trò chơi vào trong giờ học cũng là góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và gây hứng thú trong giờ học của học sinh. Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với từng lứa tuổi, từng môn học đặc biệt là đối với môn Văn.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Một thực trạng mà nhiều thầy cô đứng lớp đều thấy đó là học sinh ngày càng thụ động không chịu phát biểu xây dựng bài. Nhiều câu hỏi của giáo viên đưa ra rồi lại chính mình trả lời. Dù chỉ là những câu hỏi đơn giản không hề khó nhưng các em cũng không muốn trả lời. 
Nếu tình trạng lãnh đạm, thụ động, ít hoặc không phát biểu trong giờ học của học sinh phổ thông nói chung và giờ học Văn nói riêng kéo dài thì không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong hiện tại mà còn có tác động tiêu cực sau này. Điều đó sẽ tạo ra những thế hệ con người thiếu năng động sáng tạo trong một thời đại mà toàn thế giới hội nhập như hiện nay
Nguyên nhân học sinh không hứng thú với giờ học Văn có thể có nhiều yếu tố như: Do cơ sở vật chất, tài liệu minh hoạ, phim ảnh.không có để hỗ trợ trong giảng dạytuy nhiên theo tôi yếu tố quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người. Do phương pháp dạy của một số thầy cô giáo chưa thu hút được học trò yêu thích đối với bộ môn của mình giảng dạy. Thực tế cho thấy phương pháp giảng dạy của một bộ phận giáo viên Văn còn bộc lộ nhiều hạn chế, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn Văn chưa thực sự phổ biến, bên cạnh đó trong mỗi tiết học vẫn còn tình trạng “đọc-chép” dẫn đến sự nhàm chán ở học sinh, nhiều giáo viên còn sa vào “độc thoại”...các phương pháp thảo luận nhóm, nêu tình huống có vấn đề, sử dụng tư liệu, hình ảnh hay chiếu phim văn học, vận dụng trò chơi vào tiết học chưa được áp dụngđã làm cho giờ học văn không còn hứng thú đối với các em.
Qua kinh nghiệm bản thân và học hỏi đồng nghiệp, tôi xin được chia sẻ, trao đổi một số biện pháp mà bản thân tôi đã làm trong thời gian qua để khắc phục tình trạng trên như sau:
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 Mỗi thầy cô giáo có một phương pháp truyền thụ khác nhau. Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng. Người dạy không nên phủ định hoặc lạm dụng phương pháp nào. Điều quan trọng là vận dụng như thế nào cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và đối tượng học sinh để mang lại hiệu quả cao nhất. Tôi thấy vận dụng trò chơi trong giảng dạy sẽ đem lại hiệu quả và hiệu quả hơn là trong giờ ôn tập củng cố lại kiến thức đã học.
2.3.1. Trò chơi ô chữ bí mật.
Hình thức: Học sinh giải những ô chữ hàng ngang rồi tìm từ khóa trong ô chữ hàng dọcMỗi ô chữ có lời gợi ý và nội dung ô chữ có liên quan trực tiếp đến chương trình Ngữ văn lớp 11. 
Mục đích: Cũng cố, nhắc lại kiến thức đã học về tác giả tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
 Cách chơi: Giáo viên giới thiệu qua ô chữ gồm có bao nhiêu ô hàng ngang, mỗi ô hàng ngang sẽ có một từ chìa khoá tạo nên nội dung ô hàng dọc, sau đó giáo viên lần lượt đọc từng câu hỏi gợi ý để học sinh xung phong giải ô chữ. Nếu bạn nào trả lời đúng thì ghi dòng chữ đó vào ô chữ và sẽ được cộng điểm hoặc tuyên dương còn nếu trả lời sai thì sẽ nhường cơ hội cho các bạn còn lại. Ai tìm ra được ô từ khóa chính xác và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.
Sau khi phổ biến thể lệ cuộc chơi giáo viên treo ô chữ lên bảng hoặc kẽ ô chữ lên bảng và tiến hành đặt câu hỏi. Sau đây là một trong nhiều Ô chữ tôi đã cho các em chơi trong bài ôn tập cuối năm phần Ngữ văn lớp 11.
Câu hỏi:
1. Ô chữ thứ nhất có 10 chữ cái. Tên thật của nhà văn Nam Cao?
2. Ô chữ thứ hai có 06 chữ cái. Nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp địa chủ phong kiến ngày xưa? 
3. Ô chữ thứ ba có 10 chữ cái. Tiếng cười của cụ Thi điên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”? 
4. Ô chữ thứ tư có 07 chữ cái. Tác phẩm nào thể hiện tư tưởng thoát tục tìm đến thế giới thần tiên? 
5. Ô chữ thứ năm có 06 chữ cái. Ai được coi là mặt trời của thi ca Nga? 
6. Ô chữ thứ sáu có 11 chữ cái. Tác phẩm nào khơi nguồn từ một tập bưu ảnh? 
7. Ô chữ thứ bảy có 07 chữ cái. Nghệ thuật viết chữ đẹp ngày xưa còn gọi là gì? 
8. Ô chữ thứ tám có 10 chữ cái. Tác phẩm nào được khơi nguồn cảm hứng từ dòng sông Hồng.
Đáp án của trò chơi trên sẽ là:
T
R
Ầ
N
H
Ữ
Ư
T
R
I
B
Á
K
I
Ế
N
 K
H
A
N
H
K
H
Á
C
H
H
Ầ
U
T
R
Ờ
I
P
U
S
K
I
N
 Đ
Â
Y
T
H
Ô
N
V
Ĩ
D
Ạ
T
H
Ư
P
H
Á
P
 T
R
À
N
G
G
I
A
N
G
- Các dữ kiện trong ô chữ là các tác giả tác phẩm ở chương trình Ngữ văn 11.
- Ô hàng dọc là hai chữ Bính Thân không liên quan đến văn học mà muốn nhắc đến năm mà các em trở thành học sinh trường THPT Đông Sơn 2.
2.3.2. Câu hỏi nhiều dữ kiện
Hình thức: Mỗi câu hỏi có từ 2 đến 3 dữ kiện theo mức độ từ khó đến dễ để kiểm tra sự hiểu biết cũng như nhanh ý của mỗi học sinh. Em nào trả lời được ngay ở dữ kiện 1 chứng tỏ em đó nắm kiến thức vững vàng và xử lí nhanh với mọi tình huống. Sự đánh giá của giáo viên đối với em đó cũng cao hơn. 
Mục đích: Cũng cố, nhắc lại kiến thức đã học về tác giả tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Đồng thời cũng kiểm tra được khả năng nắm bắt kiến thức đầy đủ hay không của các em học sinh.
Cách chơi: Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho cả lớp hay một nhóm, tổ học sinh trong lớp trả lời. Sau khi đưa ra câu lệnh, câu giới hạn phạm vi như: Ông là ai? Đây là tác phẩm nào?... thì giáo viên sẽ đọc lần lượt từng dữ kiện một để các em phán đoán và trả lời. Điểm số hay phần thưởng sẽ khác nhau ở mức độ trả lời các câu hỏi sớm hay muộn. 
	Ví dụ về hệ thống câu hỏi mà tôi đã soạn thảo để hỏi các em trong tiết ôn tập thời gian qua, mang lại sự hứng thú cho các em trong tiết học. Tuy hệ thống câu hỏi chưa được đầy đủ chưa quét hết chương trình và còn sắp xếp không theo trình tự. Thiển ý của tôi là nhằm làm nhiễu thông tin cho học sinh mong sự góp ý của đồng nghiệp.
Câu 1: Đây là bài thơ nào?
Bài thơ ra đời đúng vào dịp mừng thọ tác giả tròn 60 tuổi.
Bài thơ là lời tâm sự gửi gắm sự nghiệp lại cho thế hệ trẻ.
Mở đầu bằng ba tiếng gọi “ Dậy! Dậy! Dậy!”
Đáp án: Bài ca chúc tết thanh niên
Câu 2: Ông là ai?
Là người đầu tiên đem văn chương ra bán ở thị trường.
Là cái gạch nối giữa hai thế kỷ thơ ca.
Bút danh được lấy theo tên sông tên núi của quê hương.
Đáp án: Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu
Câu 3: Ông là ai?
Là ngôi sao chổi rực rõ, diệu kỳ giữa bầu trời thơ mới.
Trăng, hồn, máu là những hình ảnh thường xuất hiện trong thơ ông.
Là tác giả của tập thơ “Điên”.
Đáp án: Hàn Mạc Tử
Câu 4: Đây là tác phẩm nào?
Tác phẩm phản ánh sự xuống dốc của chế độ phong kiến Việt Nam
Nội dung nói về sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong triều đình.
Tác giả của nó là một tập thể các tác giả gia đình họ Ngô
Đáp án: Hoàng Lê Nhất Thống Chí
Câu 5: Đây là tác phẩm nào?
Tác phẩm mà tác giả của nó đã thể hiện cái tôi cá nhân trong xã hội mà chỉ toàn nói tới cái ta.
Là một trong những tác phẩm, tác giả đã xưng cả tên mình.
Tác phẩm được viết theo thể hát nói.
Đáp án: Bài ca ngất ngưởng
Câu 6: Đây là giai đoạn văn học nào?
Giai đoạn mà “Một năm có thể kể như 30 năm của người”
Giai đoạn mà có sự xuất hiện của một phong trào thơ được coi là hiện đại nhất từ trước đến nay.
Giai đoạn có nhiều tên tuổi nổi tiếng như: Xuân Diệu, Thạc Lam v.v
Đáp án: Giai đoạn 1930 – 1945 
Câu 7: Ông là ai?
Là nhà văn lãng mạn Pháp nổi tiếng
Ông không chỉ là nhà tiểu thuyết có tài mà còn là nhà viết kịch, nhà thơ.
Là tác giả của bài thơ “Biển đêm”
Đáp án: Victor Hugo
Câu 8: Đây là trận đánh nào trong văn học?
Trận đánh đã thể hiện được tinh thần bất khuất xả thân vì nghĩa lớn của người nghĩa sĩ.
Diễn ra đêm 14 – 12 âm lịch (1862) hơn 20 nghĩa quân đã anh dũng hi sinh.
Là nguồn cảm xúc mãnh liệt để Đồ Chiểu viết nên bài văn tế bất hủ
Đáp án: Trận Cần Giuộc
Câu 9: Đây là tác phẩm nào?
Tác phẩm thể hiện nỗi đau vì đất nước bị chia cắt.
Trong tác phẩm, tác giả ước có một trận mưa rửa sạch nỗi nhục sông núi.
Tác giả là một nhà thờ mù nổi tiếng.
Đáp án: Xúc cảnh
Câu 10: Ông là ai?
Ông sinh năm 1839 mất 1902 là vị đại quan triều Nguyễn đồng thời cũng là tác giả của một số bài hát nói nổi tiếng, quê Vân Đình, Hà Tây.
Cái chết của ông đã gây xúc động lớn để ra đời một bài văn tế nổi tiếng.
Là bạn thơ của Nguyễn Khuyến.
Đáp án: Dương Khuê
Câu 11: Đây là bài thơ nào?
Bài thơ rất độc đáo trong cách gieo vần.
Bài thơ tiêu biểu cho bút pháp “lấy động tả tĩnh”
Là một trong ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến
Đáp án: Thu Điếu
Câu 12: Ông là ai?
Là người hiếu học nhưng có cá tính nên “Tám khoa thi chưa khỏi phạm trường quy”
Là nhà thơ trào phúng nổi tiếng của nước ta.
Sinh (1870 – 1907) quê Vị Xuyên – Nam Định
Đáp án: Trần Tế Xương
Câu 13: Đây là tác phẩm nào?
Tác giả diễn tả cái vòng quay tít mù của người phụ nữ trên con đường tìm kế sinh nhai cho cả gia đình.
Tác giả đã coi mình như kẻ vô tích sự, người ăn bám.
Bài thơ đã thể hiện sự trân trọng yêu thương đối với người vợ yêu dấu của mình.
Đáp án: Thương vợ
Câu 14: Đây là tác phẩm nào?
Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của một danh thắng đã từng được coi là “ Đẹp nhất trời Nam”
Tác giả của nó là nhà thơ, nhà hội họa, âm nhạc đặc biệt là một kiến trúc sư có tài.
Tác phẩm được viết theo thể hát nói.
Đáp án: Hương Sơn phong cảnh ca.
Câu 15: Đây là tác phẩm nào?
Tác phẩm thể hiện chí làm trai của người nam nhi.
Tác phẩm là lời từ biệt trước lúc lên đường.
Tác giả sinh năm 1897 mất năm 1940, quê xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Đáp án: Xuất dương lưu biệt
Câu 16: Đây là tác phẩm nào?
Tác phẩm muốn thể hiện tư tưởng thoát tục rời bỏ thế giới trần thế.
Tác giả trong tác phầm này có ước muốn rất trẻ thơ.
Là một bài thơ của Tản Đà
Đáp án: Muốn làm thằng Cuội
Câu 17: Đây là tác giả nào?
Ông sinh năm 1894 mất 1983, quê tỉnh Nam Định, ngoài bút danh chính ông còn có bút danh khác như: Tiểu hoa nhân, Lâm Tuyền, Xử Sĩ, Giang hồ tản nhân.
Thơ ông mang nội dung yêu nước và nỗi niềm tâm sự bất đắc chí của một tâm hồn yêu đời, yêu quê hương nhưng rồi buồn chán vì bất lực.
Ông nổi tiếng với bài thơ “Tiễn chân anh khóa xuống thuyền” và bài “Gánh nước đêm”.
Đáp án: Á Nam – Trần Tuấn Khải
Câu 18: Đây là bài thơ nào?
Một bài thơ nổi tiếng rút trong tập “Thơ thơ” 1938 của Xuân Diệu.
Bài thơ là tiếng reo vui nhưng cũng là sự sợ hãi trước thời khắc giao mùa.
Có hình ảnh thiếu nữ tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi.
Đáp án: Đây mùa thu tới
Câu 19: Đây là tác phẩm nào?
Là kiệt tác tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận thời tiền chiến.
Trong bài thơ tác giả thấy mình còn buồn hơn cả Thôi Hiệu đời nhà Đường – Trung Quốc.
“Củi một cành khô lạc mấy dòng” là câu thơ được trích trong tác phẩm này. 
Đáp án: Tràng Giang
Câu 20: Đây là tác giả nào?
Có một cuộc đời hết sức lãng mạn và đầy bi kịch.
Ngoài bút danh chính người ta còn được biết tới tác giả qua các bút danh như: Phong Trần, Lệ Thanh.
Tên thật là Nguyễn Trọng Trí ( 1912 – 1940) quê Quảng Bình
Đáp án: Hàn Mạc Tử
Câu 21: Đây là tác phẩm nào?
Tác phẩm được khơi nguồn cảm hứng từ một tập bưu ảnh.
Ta bắt gặp thuyền, bến, sông trải đầy ánh trăng.
Bài thơ mở đầu là lời mợi gọi, lời trách yêu của người con gái.
Đáp án: Đây thôn Vĩ Dạ
Câu 22: Ông là ai?
Bút danh là tên ghép giữa tên tổng và huyện của quê hương mình.
Được mệnh danh là ông Hoàng truyện ngắn.
Là tác giả của Đôi lứa xứng đôi, mua nhà..
Đáp án: Nam Cao
Câu 23: Ông là ai
Sinh năm 1799 mất 1836.
Được mệnh danh là “ Khởi đầu của mọi sự khởi đầu”
Mặt trời của thi ca Nga.
Đáp án: Puskin
Câu 24: Ông là ai?
Cùng năm sinh với nhà văn Nguyễn Tuân.
Truyện của ông là một bài thơ trữ tình đượm buồn.
“Gió đầu mùa” là tập truyện ngắn của ông.
Đáp án: Thạch Lam
Câu 25: Ông là ai?
Có tên khác là Nguyễn Bính Thuyết
Thơ ông thắm được tình quê, nét đẹp hồn quê.
Là tác giả của tập thơ “Lỡ bước sang ngang” 1940.
Đáp án: Nguyễn Bính
2.3.3. Câu hỏi trả lời nhanh
 Hình thức: Trò chơi này có thể tổ chức dưới dạng các gói câu hỏi. Mỗi gói câu hỏi đều liên quan đến kiến thức của các bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
 Mục đích: Giúp học sinh tích cực huy động trí nhớ, tư duy và khả năng phản ứng nhanh về các nội dung đã được học.
 Cách chơi: Có nhiều cách chơi khác nhau: Có thể hỏi chung cả lớp để các em thi nhau trả lời, tuy nhiên cách này dễ gây ồn ào mất kiểm soát. Chia nhóm hoặc tổ, mỗi tổ chọn cho mình một gói câu hỏi. Cử đại diện lên trả lời câu hỏi có hỗ trợ của các thành viên trong tổ. Cuối cùng giáo viên tổng kết đội nào có nhiều câu trả lời đúng và số điểm cao nhất thì đó là đội chiến thắng.
	Ví dụ về hệ thống câu hỏi trả lời nhanh mà tôi đã soạn và tích lũy trong nhiều năm qua để áp dụng vào tiết ôn tập cuối năm phần Ngữ văn lớp 11 như sau: Tuy hệ thống câu hỏi chưa được đầy đủ chưa quét hết chương trình và còn sắp xếp không theo trình tự. Thiển ý của tôi là nhằm làm nhiễu thông tin cho học sinh mong sự góp ý của đồng nghiệp.
Câu 1: Có một bài thơ nói về cái làng sinh ra tác giả đó là bài thơ nào?
Đáp án: Đất Vị Hoàng
Câu 2: Ông là người đạt giải Nobel Văn chương đầu tiên của Châu Á.
Đáp án: Rabindranath Tagore
Câu 3: Ai là người có công đầu trong việc phát triển và giữ gìn thể loại hát nói?
Đáp án: Nguyễn Công Trứ
Câu 4: Hai cô Quỳnh và Giao trong tác phẩm “Tỏa Nhị Kiều” được ví với vật gì?
Đáp án: Hai hột cơm nguội
Câu 5: Tiếng cười của cụ Thi điên trong “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam?
Đáp án: Cười khanh khách
Câu 6: Một tác phẩm nói về tình cha con sâu nặng của tác giả Hồ Văn Trung
Đáp án: Cha con ngĩa nặng
Câu 7: Các câu sau được trích từ bài thơ nào?
“Hàng quán người về nghe xáo xác
Nợ nần năm hết hỏi lung tung”
Đáp án: Chợ đồng
Câu 8: Trong bài “Xúc cảnh” của Nguyễn Đình Chiểu có nói đến gió Đông. Vây gió Đông là gió gì?
Đáp án: Gió mùa xuân (Thổi từ phương Đông tới)
Câu 9: Nhà thơ nào mà học trò cảm tình nghĩa thầy trò đã gả em gái cho?
Đáp án: Đồ Chiểu
Câu 10: Tác phẩm nào mà tác giả của nó muốn làm đảo lộn những quy luật tất yếu của tự nhiên.
Đáp án: Bài thơ “Vội vàng” (Tôi muốn tắt nắng, buộc gió..)
Câu 11: Đây là lời tựa cho tập thơ nào?
..” Một tâm hồn mở rộng, một tấm lòng chào đón, một con người ân ái, đa tình.” Và “ham yêu, biết yêu”, Xuân Diệu muốn tận hưởng tình yêu vì ông thấy chỉ tình yêu mới gồm được bao nhiêu ý nghĩa”
Đáp án: Lời tựa tập “Thơ thơ” 1938
Câu 12: Đây là nhận định của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh về tác phẩm nào? “Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có cả một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống”
Đáp án: Bài thơ “Vội vàng”
Câu 13: Huy Cận lấy nguồn cảm hứng từ dòng sông nào để sáng tác nên bài thơ “Tràng Giang”.
Đáp án: Sông Hồng
Câu 14: Lời nói cửa miệng của cụ Hồng là gi?
Đáp án: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi.
Câu 15: Nhà tiểu thuyết Việt Nam hiện đại chưa thoát khỏi lối bố cục chương hồi và cách kết thúc có hậu?
Đáp án: Hồ Biểu Chánh
Câu 16: Bài ca chúc tết thanh niên có nhắc tới con số 20 (20 năm lẻ đã từng chua với xót”. Con số ấy có ý nghĩa gì?
Đáp án: Khoảng thời gian hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu
Câu 17: Bài thơ nào được rút ra từ truyện ngắn cùng tên của tác giả?
Đáp án: Thề non nước
Câu 18: Đây là âm thanh mà Xuân Diệu nghe thấy khi mùa thu đến?
Đáp án: Tiếng huyền
Câu 19: Đám mây được nhắc tới trong bài “Thơ Duyên” có màu gì?
Đáp án: Màu xanh (mây biếc)
Câu 20: Trong “Đây mùa thu tới” Xuân Diệu đã nghe thấy gì?
Đáp án: Rét mướt
Câu 21: Trong “Đây mùa thu tới” Xuân Diệu gọi trăng là gì?
Đáp án: Nàng Trăng
Câu 22: Bài thơ là nỗi buồn, nỗi cô đơn đến mức bơ vơ, lạc lõng trước vũ trụ bao la?
Đáp án: Tràng Giang
Câu 23: Nhà thơ nào mà mang một nỗi “sầu vạn cổ”
Đáp án: Huy Cận
Câu 24: Lời đề từ của bài Tràng Giang là gì?
Đáp án: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
Câu 25: “Duyên kỳ ngộ” và “ Quần tiên hội” của Hàn Mạc Tử được sáng tác theo thể loại văn học nào?
Đáp án: kịch thơ
Câu 26: Đây là một địa danh nằm bên dòng sông Hương đã đi vào trong thơ Hàn Mạc Tử?
Đáp án: Thôn Vĩ Dạ.
Câu 27: “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn của Thạch Lam được in trong tập văn nào? 
Đáp án: Nắng trong vườn
Câu 28: Tập truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám?
Đáp án: Vang bóng một thời
Câu 29: Đoàn tử tù giải xuống nhà lao tỉnh Sơn có mấy người?
Đáp án: 06 người.
Câu 30: Thơ điên có mấy phần?
Đáp án: Ba phần
Câu 31: Đây là tác phẩm nào? “ Dọn đường cho lòng yêu giang sơn tổ quốc” lời của Xuân Diệu.
Đáp án: Tràng Giang
Câu 32: Trong bài “Vội vàng” Xuân Diệu đã ví mùa xuân với hình ảnh gì?
Đáp án: “Cặp môi gần”
Câu 33: Nhân vật Trần Văn S

Tài liệu đính kèm:

  • docvan_dung_phuong_phap_tro_choi_o_chu_va_cau_hoi_nhieu_du_kien.doc