SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác chất văn trong văn bản nghị luận “Về luân lí xã hội ở nước ta"

SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác chất văn trong văn bản nghị luận “Về luân lí xã hội ở nước ta"

 Văn nghị luận có vai trò to lớn và rất phổ biến trong đời sống. Trong nhà trường THPT, ngoài các kiểu bài làm văn như tự sự, biểu cảm, thuyết minh, học sinh chủ yếu học làm văn nghị luận. Bởi vậy chương trình sách giao khoa hiện hành đã đưa vào số lượng đáng kể các văn bản nghị luận – khoảng ba mươi văn bản, bao gồm cả văn bản nghị luận thời trung đại và hiện đại, cả trong nước và nước ngoài; hình thức biểu hiện cũng rất đa dạng, gồm chiếu, biểu, hịch, cáo, tựa, điều trần, tiểu luận, tuyên ngôn, lời kêu gọi

 Tìm hiểu các văn bản nghị luận, học sinh không chỉ được trau dồi về tư duy hình tượng thẩm mĩ mà năng lực tư duy logic khoa học chặt chẽ cũng được nâng cao. Ngoài ra các em còn học được kĩ năng làm văn nghị luận (cách diễn đạt, đưa dẫn chứng, lập luận ) vận dụng viết bài làm văn hiệu quả. Tuy vậy, việc đọc hiểu văn bản nghị luận còn gặp rất nhiều khó khăn với cả giáo viên và học sinh. Chỉ có một số ít các văn bản nghị luận như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi hoặc các tác phẩm chính luận hiện đại của Hồ Chủ Tịch là những tác phẩm quen thuộc, được xem là những áng văn tuyệt tác, nhiều văn bản như Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh, Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh còn là thử thách lớn. Mặc dù đã được đưa vào chương trình mười năm rồi nhưng khi dạy học những văn bản này nhiều đồng nghiệp than rằng giờ dạy buồn tẻ, cứng nhắc, chẳng khác gì giờ dạy làm văn. Học sinh thì kêu ca, học văn nghị luận vừa khô khan vừa không hấp dẫn, tài liệu tham khảo vô cùng nghèo nàn. Trước tình hình đó, chúng tôi đã băn khoăn, trăn trở rất nhiều và nhận thấy rằng những ý kiến nêu trên chưa hẳn đã thỏa đáng. Cần “khắc phục quan niệm phiến diện cho rằng chỉ có văn hình tượng mới có chất văn, các loại văn khác thì không có” [2]. Cần phải biết đọc- hiểu văn nghị luận và thưởng thức các bài văn nghị luận hay. Cái hay của văn nghị luận là ở lập luận sắc bén, luận cứ chân thực, tư tưởng mới mẻ, tiến bộ, song vai trò của tình cảm và hình ảnh cũng rất lớn. Phần nhiều các văn bản nghị luận được đưa vào chương trình Ngữ văn THPT đều đậm chất văn. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cách dạy học có hiệu quả là hướng dẫn học sinh khai thác chất văn của văn bản nghị luận, vừa để các em lĩnh hội sâu sắc giá trị của văn bản, vừa tăng cường hứng thú cho giáo viên và học sinh. Đây cũng là một việc làm cần thiết.

 

doc 17 trang thuychi01 5310
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác chất văn trong văn bản nghị luận “Về luân lí xã hội ở nước ta"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mở đầu:
 1, Lí do chọn đề tài:
 Văn nghị luận có vai trò to lớn và rất phổ biến trong đời sống. Trong nhà trường THPT, ngoài các kiểu bài làm văn như tự sự, biểu cảm, thuyết minh, học sinh chủ yếu học làm văn nghị luận. Bởi vậy chương trình sách giao khoa hiện hành đã đưa vào số lượng đáng kể các văn bản nghị luận – khoảng ba mươi văn bản, bao gồm cả văn bản nghị luận thời trung đại và hiện đại, cả trong nước và nước ngoài; hình thức biểu hiện cũng rất đa dạng, gồm chiếu, biểu, hịch, cáo, tựa, điều trần, tiểu luận, tuyên ngôn, lời kêu gọi
 Tìm hiểu các văn bản nghị luận, học sinh không chỉ được trau dồi về tư duy hình tượng thẩm mĩ mà năng lực tư duy logic khoa học chặt chẽ cũng được nâng cao. Ngoài ra các em còn học được kĩ năng làm văn nghị luận (cách diễn đạt, đưa dẫn chứng, lập luận) vận dụng viết bài làm văn hiệu quả. Tuy vậy, việc đọc hiểu văn bản nghị luận còn gặp rất nhiều khó khăn với cả giáo viên và học sinh. Chỉ có một số ít các văn bản nghị luận như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi hoặc các tác phẩm chính luận hiện đại của Hồ Chủ Tịch là những tác phẩm quen thuộc, được xem là những áng văn tuyệt tác, nhiều văn bản như Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh, Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanhcòn là thử thách lớn. Mặc dù đã được đưa vào chương trình mười năm rồi nhưng khi dạy học những văn bản này nhiều đồng nghiệp than rằng giờ dạy buồn tẻ, cứng nhắc, chẳng khác gì giờ dạy làm văn. Học sinh thì kêu ca, học văn nghị luận vừa khô khan vừa không hấp dẫn, tài liệu tham khảo vô cùng nghèo nàn. Trước tình hình đó, chúng tôi đã băn khoăn, trăn trở rất nhiều và nhận thấy rằng những ý kiến nêu trên chưa hẳn đã thỏa đáng. Cần “khắc phục quan niệm phiến diện cho rằng chỉ có văn hình tượng mới có chất văn, các loại văn khác thì không có” [2]. Cần phải biết đọc- hiểu văn nghị luận và thưởng thức các bài văn nghị luận hay. Cái hay của văn nghị luận là ở lập luận sắc bén, luận cứ chân thực, tư tưởng mới mẻ, tiến bộ, song vai trò của tình cảm và hình ảnh cũng rất lớn. Phần nhiều các văn bản nghị luận được đưa vào chương trình Ngữ văn THPT đều đậm chất văn. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cách dạy học có hiệu quả là hướng dẫn học sinh khai thác chất văn của văn bản nghị luận, vừa để các em lĩnh hội sâu sắc giá trị của văn bản, vừa tăng cường hứng thú cho giáo viên và học sinh. Đây cũng là một việc làm cần thiết.
 Trong bài viết này, chúng tôi không có tham vọng đi sâu tìm hiểu tất cả các văn bản nghị luận được dạy trong chương trình THPT mà chỉ mạnh dạn nêu ra vài suy nghĩ về việc : Hướng dẫn học sinh khai thác chất văn trong văn bản nghị luận “Về luân lí xã hội ở nước ta” ( trích “ Đạo đức và luân lí Đông Tây”- Phan Châu Trinh- Ngữ văn 11 cơ bản).
 2, Mục đích nghiên cứu:
 Xuất phát từ những mâu thuẫn trong thực tế dạy học, chúng tôi nghiên cứu đề tài này để bản thân và đồng nghiệp tìm ra hướng dạy hiệu quả nhất các văn bản nghị luận nói chung và văn bản “ Về luân lí xã hội ở nước ta” nói riêng; góp phần tạo hứng thú cho giáo viên và học sinh, bồi dưỡng tình yêu với các văn bản nghị luận cũng như môn Ngữ văn.
 3, Đối tượng nghiên cứu:
 Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về vấn đề: Hướng dẫn học sinh khai thác chất văn trong văn bản nghị luận Về luân lí xã hội ở nước ta - trích Đạo đức và luân lí Đông Tây - Phan Châu Trinh - Ngữ văn 11 cơ bản.
 4, Phương pháp nghiên cứu:
 Trong đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp như:
 Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết : căn cứ vào khái niệm, đặc trưng, cách đọc- hiểu của văn nghị luận.
 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: căn cứ vào thực tế dạy học của hai năm học liên tiếp ở những lớp học cụ thể
 II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm:
 1, Cơ sở lí luận:
 Văn nghị luận thuộc một loại hình lớn, một kiểu văn bản ( trong đó bao gồm nhiều thể loại nhỏ), phân biệt với văn tự sự, văn trữ tình và văn thuyết minhXét về phương thức biểu đạt, văn nghị luận là văn thuyết lí, biện luận giàu tính chất lí trí. Nó vận dụng các phương thức lo gích, như phán đoán, suy lí để xây dựng các tư tưởng, quan điểm, khái niệm, nâng cao năng lực nhận thức lí tính cho con người. Thiếu năng lực nghị luận, trí tuệ con người không được đào tạo toàn diện. Chính vì vậy, văn nghị luận là một bộ phận quan trọng cấu tạo nên nội dung phần Văn học của chương trình Ngữ văn mới. [1]
 Phạm vi của văn nghị luận rất rộng. Xét về nội dung “người ta phân văn nghị luận làm hai thể: văn chính luận (luận bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, triết học, đạo đức) và văn phê bình văn học ( luận bàn về các vấn đề văn học nghệ thuật)” [2]. Văn chính luận (tiếng Nga: publicistika, tiếng Pháp: articles sur la vie politique et sociale) có mục đích là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một giai cấp nhất định. Chính vì thế, văn chính luận bao giờ cũng thể hiện tư tưởng, lập trường công dân rõ ràng. Tình cảm sục sôi, luận chiến quyết liệt và tính khuynh hướng công khai là những dấu hiệu quan trọng của văn chính luận. Tất cả những cái đó làm cho giọng điệu, cấu trúc và chức năng của lời văn chính luận gần gũi với giọng điệu, và chức năng của lời văn tuyên truyền hùng biện [ 6]. Xét về hình thức: bao gồm các loại tạp văn, tiểu phẩm, chuyên luận, bản thu hoạch, bài phát biểu ý kiến, lời khai mạc, bản tổng kết, lời diễn thuyết, chào mừngXét từ hình thức công bố: có các loại xã luận, lời tuyên bố, lời phát ngôn. Các bài cáo, chiếu, biểu, điều trần cũng có tính chất nghị luận rõ rệt.
 Bài văn nghị luận hay là bài nêu được vấn đề mới, sâu sắc có ý nghĩa, có tư tưởng, quan điểm nhân văn, tiến bộ, có lập luận chặt chẽ, sắc bén, khéo léo. Văn nghị luận không phải là văn trữ tình, nhưng ở một số thể loại nhất định, các bài nghị luận hay đều thấm đượm tình cảm. [1]
 Như vậy văn nghị luận là một loại văn đặc biệt, thiên về bàn luận đúng- sai, phải- trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia để tác động vào lí trí, nhận thức và cả tâm hồn người nghe (đọc) giúp họ nhận ra chân lí, tin và đồng tình với mình. Để tăng tính thuyết phục, ngôn ngữ trong văn nghị luận rất giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm, nhưng quan trọng nhất là “phải dùng từ với một sự chính xác nghiệt ngã” (M Go- rơ-ki). Văn bản “ Về luân lí xã hội ở nước ta” thuộc loại nghị luận, thể loại chính luận.
2, Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Từ những đặc trưng trên ta nhận thấy văn nghị luận thường thiên về lập luận hơn là khả năng khơi gợi, lôi cuốn, rung động người đọc như các văn bản văn học. Dạy học văn bản nghị luận không hề giản đơn. Bởi vậy dễ xuất hiện tư tưởng e ngại khi tiếp xúc với loại văn bản này.
 Về phía giáo viên còn gặp nhiều khó khăn khi dạy đọc- hiểu văn bản nghị luận. Đây là một thể loại khó, mới được đưa nhiều hơn vào chương trình trong thời gian gần đây, nhưng số lượng còn rất khiêm tốn. Giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ, chưa thực sự thấm nhuần văn bản, chưa tìm ra phương pháp thiết kế hoạt động học tập phù hợp. Khi dạy ta chủ yếu hướng dẫn học sinh tìm ra mạch lập luận, bám sát các luận điểm, luận cứ ít chú ý khai thác tình cảm, cảm xúc, hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu.để tạo hứng thú cho cả giáo viên và học sinh. Qua khảo sát thực tế chúng tôi thấy rằng các kì thi, từ thi học kì, thi học sinh giỏi cấp trường đến các kì thi ở cấp cao hơn như thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thi THPT quốc gia.rất ít – nếu không muốn nói là không có- ra đề vào văn bản nghị luận. Vì vậy, nhiều thầy cô ít chú trọng đến loại văn bản này, điều dó dẫn đến tình trạng chưa đầu tư thỏa đáng cho bài dạy, soạn bài còn sơ sài, nặng về đối phó
 Về phía học sinh, theo xu hướng xã hội, theo trào lưu hiện nay, chủ yếu chạy theo các môn học tự nhiên, rất ít em quan tâm đến các môn xã hội. Điều đó xuất phát từ thực tế học các môn xã hội khó được điểm cao, khối thi vào các trường đại học, cao đẳng không nhiều, gần đây các trường gần như không tuyển khối C; ra trường cơ hội tìm việc làm không hề dễ dàng. Xu thế chung ấy đã tác động tiêu cực đến niềm yêu thích các môn xã hội, trong đó có môn Ngữ văn. Vì vậy số lượng học sinh thực sự đam mê môn Ngữ văn ngày càng ít và càng hiếm những học sinh có hứng thú học những bài đọc văn thiên về lập luận, lí lẽ, dẫn chứng như văn nghị luận. Bản thân tôi, năm học vừa qua được dạy ở một lớp tài năng của khối 10, trong đó có một học sinh học rất tốt môn Ngữ văn, từng đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi tỉnh năm lớp 9, nhưng lên lớp 10 khi được chọn vào đội tuyển Văn, em đã một mực xin sang đội tuyển Hóa
 Về phía chương trình sách giáo khoa: Trong một thời gian dài, do chưa đánh giá đúng vai trò của văn nghị luận nên loại văn bản này ít được dạy học trong chương trình Ngữ văn. Thời gian gần đây, nhờ chủ chương đổi mới giáo dục một cách toàn diện góp phần đào tạo nguồn nhân lực năng động, sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, chương trình sách giáo khoa đã có những đổi mới, cung cấp một khối lượng tri thức toàn diện, ngoài các tác phẩm văn học quen thuộc như tự sự, trữ tình, kịch, học sinh còn được tiếp xúc với các văn bản nghị luận giá trị. Nhưng vấn đề dạy học văn bản nghị luận còn gặp rất nhiều khó khăn do chưa được chú ý nhiều, tài liệu tham khảo ít ỏi. Trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 cả bộ cơ bản và nâng cao chỉ hai có bài học liên quan đến văn nghị luận có thể tham khảo là: “ Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận” và bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận”. 
 Từ thực trạng trên, có thể thấy, các giờ đọc- hiểu văn bản thuộc thể loại nghị luận còn gò bó, bài giảng chưa lôi cuốn được học sinh; giáo viên cảm thấy khó dạy, mệt mỏi; học sinh chán nản, không chú ýkhông khí lớp học nặng nề. Bài giảng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Làm thế nào để cải thiện tình trạng đáng buồn trên? Làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh và cả giáo viên? Những câu hỏi trên làm chúng tôi trăn trở rất nhiều. Chúng tôi mạnh dạn nêu ra vài suy nghĩ về việc: “Hướng dẫn học sinh khai thác chất văn .” Để dạy học có hiệu quả văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta”( trích “ Đạo đức và luận lí Đông Tây” của Phan Châu Trinh- tiết 101- Ngữ văn 11- cơ bản)
3, Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
 3.1, Phạm vi nghiên cứu:
 * Tìm hiểu kĩ về đối tượng học sinh, xác định đúng mục đích, yêu cầu của bài dạy, dặn học sinh chuẩn bị bài ở nhàlà những điều kiện quan trọng đầu tiên cho bài dạy đạt kết quả cao.
 * Thâm nhập sâu vào tác phẩm:
 - Đọc kĩ phần Tiểu dẫn để nắm vững những thông tin cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả; hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, vị trí của văn bản.
 - Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu mạch lập luận của tác giả, sự hấp dẫn của văn bản.
 - Vận dụng vào thực tiễn.
 3.2, Nắm vững đặc trưng thể loại:
 Văn bản thuộc thể loại nghị luận với những đặc trưng đã trình bày ở trên, giáo viên cần xác định cụ thể phương pháp giảng dạy để hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản một cách hiệu quả. Đó là nắm vững nội dung tư tưởng lõi của văn bản bằng việc tìm các luận điểm, luận cứ, nghệ thuật lập luậnTừ đó khám phá vẻ đẹp, sức hấp dẫn của văn bản qua hệ thống lập luận, ngôn từ giàu hình ảnh và dạt dào cảm xúc.
 Một điểm cần chú ý khi dạy văn bản này là nó được trình bày dưới dạng diễn thuyết. Muốn bài diễn thuyết có sức thuyết phục, diễn giả phải nắm chắc đối tượng người nghe, xác định chủ đề bài nói rõ ràng, lập luận khúc triết, ngôn ngữ dễ hiểu. Đặc biệt tâm huyết của người diễn thuyết phải được thể hiện rõ trong giọng điệu, tài hùng biện phải đi đôi với sự sâu sắc của tư tưởng và sự nồng nhiệt của cảm xúc. Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đã sử dụng hình thức diễn thuyết rất có hiệu quả trong cuộc đời hoạt động của mình.
 Nắm vững những đặc điểm trên của văn bản, giáo viên sẽ thiết kế được bài học có chất lượng.
 3.3, Khai thác chất văn trong văn bản: 
 3.3.1, Chất văn trong văn bản “ Về luân lí xã hội ở nước ta” thể hiện trước hết ở cảm hứng của tác giả được biểu hiện trong văn bản.
 Văn nghị luận không chỉ tác động vào lí trí mà cả tình cảm, ý chí, niềm tin của độc giả. Tình cảm đã làm tăng tính thuyết phục cho lập luận, làm cho lập luận mạnh mẽ, tinh tế. Mục đích hướng tới của bài diễn thuyết là kêu gọi xây dựng luân lí xã hội để có đoàn thể, mưu cầu nghiệp lớn giành tự do, độc lập. Để đạt được mục đích ấy tác giả đã thể hiện trực tiếp tư tưởng, quan điểm qua hệ thống các luận cứ, luận chứng vô cùng chặt chẽ. Tuy vậy với tâm huyết bảo vệ chân lí mà mình theo đuổi, lí trí, lí lẽ đã đạt đến độ nhuần nhuyễn, chín muồi chuyển hóa thành tình cảm.
 Trong văn bản, tác giả đã tỏ thái độ đau xót vô hạn trước tình cảnh hèn kém, sợ sệt, ù lì của dân mình, nước mình. Ông đã chỉ rõ nguyên nhân sâu xa của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” là do sự phản động, thối nát của lũ vua quan đương thời. Từ đó tác giả trút niềm căm giận tột độ vào bọn chúng bằng những câu văn mỉa mai, khinh miệt. Khi thì chúng được gọi là “kẻ mang đai, đội mũ”, “kẻ áo rộng khăn đen”, khi thì là “ bọn quan lại”, “ bọn thượng lưu”, “lũ ăn cướp có giấy phép”. Tác giả nhìn thấu tình cảnh đen tối của đất nước là do dân trí nước ta quá thấp, người dân thiếu ý thức đoàn thể. Vì vậy ông kêu gọi xây dựng đoàn thể, đánh đổ chế độ vua quan thối nát. Điều đó thể hiện tư tưởng tiến bộ, tầm nhìn xa, trông rộng và tấm lòng thiết tha với đất nước, với nền độc lập của dân tộc
 Giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh phát hiện, phân tích những sắc thái tình cảm đa dạng của tác giả, bởi đó cũng là một phương diện nội dung của văn bản. Nhờ có tình cảm, nhiệt huyết của người viết mà văn bản tạo được sự hấp dẫn.
3.3.2, Chất văn còn được thể hiện ở tính hình tượng có mức độ trong văn bản. Người viết văn nghị luận chủ yếu sử dụng tư duy lo gích chứ không phải tư duy hình tượng. Tuy nhiên hai loại tư duy này luôn hỗ trợ cho nhau và trong văn bản tác giả cũng ít nhiều vận dụng tư duy hình tượng tạo nên các hình tượng ở cấp độ bộ phận của văn bản. Đó là hình tượng được tạo nên bởi hàng loạt các chi tiết, hình ảnh độc đáo, giàu tính thẩm mĩ như: hình tượng người dân nước mình thờ ơ, vô trách nhiệm với nhau “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua”. Hình tượng vua quan ăn trên ngồi trốc, hưởng phú quý vinh hoa. Hình tượng bọn học trò trong nước ham quyền tước, vinh hoa sinh ra giả dối, nịnh hót, muốn giữ túi tham đầy mãi, địa vị của mình được vững mãi.
 Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích các hình tượng trên để các em thấy được sự đặc sắc của văn bản. Bên cạnh đó cũng lưu ý học sinh rằng các hình tượng trên chính là những luận cứ sinh động làm nổi bật cho luận điểm. Phân tích hình tượng chính là nắm bắt tinh thần của văn bản. Ngoài ra những hình tượng trên còn có chức năng thể hiện rõ thái độ, tư tưởng của Phan Châu Trinh, giúp ông có cách diễn đạt mói mẻ, phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo, làm cho văn bản trở nên độc đáo, tác động sâu sắc đến độc giả.
3.3.3, Ngôn từ trong văn bản được gọt giũa, tinh luyện ở một mức độ nhất định cũng rất giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm. Đây cũng là nhân tố quan trọng tạo nên chất văn của văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta”. 
 Những cụm từ như: người nước ta, người trong nước, người mình, ông cha mình, anh em, người trong làng thể hiện tình cảm dân tộc, đồng bào sâu nặng, thắm thiết. Việc sử dụng các thành ngữ, tục ngữ như: bẻ đũa cả nắm, nhiều tay làm nên bộp, góp gió làm bão, giụm cây làm rừng, một người làm quan một nhà có phước giàu sức tạo hình. Chỉ trong một đoạn văn ngắn: “Dẫu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòngở nước ta là thế đấy.” tác giả đã sử dụng dày đặc các từ ngữ có sắc thái biểu cảm kết hợp với các động từ như trôi nổi, cực khổ, ngất ngưởng, lúc nhúc, vơ vét, rút tỉa, mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa, đua chenkhiến đoạn văn chất chứa cảm xúc căm giận.
 Câu cảm thán, phủ định xuất hiện với tần số cao. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong văn bản có tới 14 câu cảm, tập trung biểu hiện thái độ, tình cảm của tác giả. Điều đó chứng tỏ Phan Châu Trinh không chỉ trình bày quan điểm với lí lẽ và lập luận vô cùng chặt chẽ mà còn thể hiện cả bầu nhiệt huyết của mình với quốc dân, đồng bào. Đặc biệt khi phê phán chính sách ngu dân của chính quyền phong kiến, tác giả đã sử dụng 8 câu cảm kế tiếp nhau: “Dẫu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong! Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý! Quan lại đời xưa đời nay của ta là thế đấy! Luân lí của bọn thượng lưuở nước ta là thế đấy!”. Nhờ những câu cảm trên, độc giả cảm nhận được sâu sắc niềm xót xa, nỗi đau về tình trạng đen tối của xã hội Việt Nam. Ta cũng nhận rõ phẩm chất trung thực, cứng cỏi, quyết liệt của một nhà cách mạng toàn tâm toàn ý đấu tranh vì dân chủ và tiến bộ xã hội.
 Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích những yếu tố ngôn từ đó để nắm bắt các sắc thái tình cảm của tác giả; làm cho học sinh thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố nghị luận với yếu tố biểu cảm là đặc điểm nổi bật của văn diễn thuyết. Những câu cảm thán chất chứa cảm xúc làm cho lí lẽ của văn bản tăng thêm sức thuyết phục.
3.3.4, Việc sử dụng các phương tiện và biện pháp tu từ:
 Trong văn bản, tác giả đã sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ như:
 Hoán dụ: “nhiều tay làm nên bộp”.
 Nhân hóa: “ Góp gió làm bão, giụm cây làm rừng”.
 So sánh: “ bọn quan lại là lũ ăn cướp có giấy phép”.
 Mở rộng thành phần câu: “Luân lí của bọn thượng lưu - tôi hông gọi bọn áy là thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi- ở nước ta là thế đấy!”.
 Việc sử dụng các biện pháp tu từ tạo nên lối diễn đạt giàu hình ảnh, tăng tính biểu cảm của bài nghị luận. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thấy rằng lối diễn đạt giàu hình ảnh còn giúp cho người viết thoát khỏi lối diễn đạt cứng nhắc tạo nên cách hành văn bay bổng, gợi liên tưởng độc đáo mà vẫn chặt chẽ, xác đáng về mặt lí luận, tạo hứng thú đặc biệt cho người nghe ( đọc).
3.3.5, Giọng điệu:
 Văn bản có sự đa dạng về giọng điệu. Phần mở đầu là giọng phủ định, công kích quyết liệt, không khoan nhượng cách hiểu sai, nêu lên cái thiếu của dân ta, nước ta trên phương diện luân lí xã hội. Phần thứ hai là giọng chất vấn, giải thích “vì sao người ta làm được như thế?”; giọng xót xa trước tình trạng dân ta thờ ơ với nhau; giọng căm giận, mỉa mai, lên án đanh thép sự phản động thối nát của chế độ vua quan đương thời. Phần cuối cùng là giọng kêu gọi, thiết tha, dứt khoát.
 Giáo viên cần thiết hướng dẫn học sinh phân tích giọng điệu để nắm được tinh thần của văn bản, hiểu được phong cách tác giả.
 Qua phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy việc dạy học văn bản nghị luận “Về luân lí xã hội ở nước ta” không đến nỗi quá khô khan, khó hiểu như một số người vẫn nghĩ. Và để học sinh hiểu toàn diện, thấu đáo văn bản nghị luận thì giáo viên nhất thiết phải hướng dẫn học sinh khai thác chất văn của văn bản. Điều đó góp phần tăng thêm hứng thú cho cả thầy và trò.
3.4, Thiết kế bài giảng thử nghiệm:
 Tôi xin trình bày thiết kế bài giảng của mình theo cách “ Hướng dẫn học sinh khai thác chất văn trong văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta ( trích Đạo đức và luân lí Đông Tây của Phan Châu Trinh) tiết 101, Ngữ văn 11 cơ bản: 
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
Hiểu được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta.
Cảm nhận được sức thuyết phục của bài diễn thuyết qua một đoạn trích có lập luận chặt chẽ, cách diễn đat đậm chất văn.
2.Kĩ năng:
Biết đọc- hiểu và thưởng thúc cái hay của văn nghị luận.
Rèn kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận một cách thành thạo, hiệu quả.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KT-KN, Tuyển tập Phan Châu Trinh, Máy chiếu
Học sinh: Soạn bài, Ôn lại kến thức về văn nghị luận
C.Tổ chức các hoạt động học tập:
Ổn định.
KTBC: Em hiểu thế nào là văn nghị luận? Kể tên một số văn bản mà em biết?
Bài mới:

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_chat_van_trong_van_ban_ngh.doc