SKKN Mở rộng sử dụng ngữ liệu mẫu trong tiết dạy "Tiểu sử tóm tắt" tiết 90 phân môn làm văn lớp 11

SKKN Mở rộng sử dụng ngữ liệu mẫu trong tiết dạy "Tiểu sử tóm tắt" tiết 90 phân môn làm văn lớp 11

Trong chương trình môn Ngữ Văn ở trường THPT, bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những nội dung cơ bản về văn học, tiếng Việt còn có nội dung làm văn. Phân môn làm văn có vị trí quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng viết các dạng văn bản khi học sinh làm bài kiểm tra, học tập ở trường cũng như quá trình làm việc, sinh sống sau này.

Dù kiến thức văn học, tiếng Việt của học sinh có tốt đến đâu thì kết quả cuối cùng cũng thể hiện trên bài làm văn. Và muốn bài làm văn có kết quả cao tất yếu các em phải năm vững kiến thức lí thuyết trong các tiết làm văn. Tuy nhiên trong thực tế, ý thức học tập của học sinh đối với các tiết học làm văn chưa thật cao, nếu để trả lời cho câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó thì có rất nhiều lý do khác nhau: nguyên nhân khách quan có, chủ quan có Thứ nhất, vì đặc thù các tiết học này bao giờ cũng khô khan hơn so với tiết đọc hiểu văn bản; thứ hai, hầu hết kiến thức của tiết học đều đã thể hiện cụ thể, chi tiết trong sách giáo khoa, vì vậy không chỉ học sinh mà đôi khi ngay cả giáo viên dễ rơi vào tâm lí nhàm chán, chủ quan, tiếp cận tiết học một cách qua loa dẫn đến kết quả là các em sẽ không thật sự hiểu, nắm vững về kiến thức phân môn, và như vậy, khi làm bài thực hành các em sẽ không chủ động với một công thức có sẵn mà rất mày mò Nhưng điều mà tôi quan tâm ở đây là không phải đi sâu vào phân tích, tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân của nó như một nhà xã hội học mà chỉ nhìn nhận nó ở trên góc độ là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn Trung học Phổ thông với những suy tư, trăn trở, lo lắng và tâm huyết với bộ môn để khắc phục phần nào tình trạng trên.

 

doc 12 trang thuychi01 5042
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Mở rộng sử dụng ngữ liệu mẫu trong tiết dạy "Tiểu sử tóm tắt" tiết 90 phân môn làm văn lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1. 1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình môn Ngữ Văn ở trường THPT, bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những nội dung cơ bản về văn học, tiếng Việt còn có nội dung làm văn. Phân môn làm văn có vị trí quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng viết các dạng văn bản khi học sinh làm bài kiểm tra, học tập ở trường cũng như quá trình làm việc, sinh sống sau này.
Dù kiến thức văn học, tiếng Việt của học sinh có tốt đến đâu thì kết quả cuối cùng cũng thể hiện trên bài làm văn. Và muốn bài làm văn có kết quả cao tất yếu các em phải năm vững kiến thức lí thuyết trong các tiết làm văn. Tuy nhiên trong thực tế, ý thức học tập của học sinh đối với các tiết học làm văn chưa thật cao, nếu để trả lời cho câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó thì có rất nhiều lý do khác nhau: nguyên nhân khách quan có, chủ quan có Thứ nhất, vì đặc thù các tiết học này bao giờ cũng khô khan hơn so với tiết đọc hiểu văn bản; thứ hai, hầu hết kiến thức của tiết học đều đã thể hiện cụ thể, chi tiết trong sách giáo khoa, vì vậy không chỉ học sinh mà đôi khi ngay cả giáo viên dễ rơi vào tâm lí nhàm chán, chủ quan, tiếp cận tiết học một cách qua loa dẫn đến kết quả là các em sẽ không thật sự hiểu, nắm vững về kiến thức phân môn, và như vậy, khi làm bài thực hành các em sẽ không chủ động với một công thức có sẵn mà rất mày mò Nhưng điều mà tôi quan tâm ở đây là không phải đi sâu vào phân tích, tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân của nó như một nhà xã hội học mà chỉ nhìn nhận nó ở trên góc độ là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn Trung học Phổ thông với những suy tư, trăn trở, lo lắng và tâm huyết với bộ môn để khắc phục phần nào tình trạng trên.
Dạy làm văn là dạy cho học sinh phương pháp, cách thức chung để tạo lập một dạng văn bản phù hợp hoàn cảnh giao tiếp, đạt được những mục đích yêu cầu nhất định. Để một giờ làm văn thật sự có hiệu quả, phương pháp dạy học thông qua thực hành, tìm hiểu ngữ liệu thực tế để rút ra bài học lí thuyết sẽ giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức chứ không tiếp nhận kiến thức một cách máy móc, hay tái hiện lại theo sách giáo khoa, giúp các em thật sự hào hứng và sôi nổi trong mỗi tiết học. Và, điều quan trọng hơn cả là nó sẽ giúp cho mỗi tiết học làm văn thực sự có hiệu quả, có chất lượng cao. Vì thế lựa chọn ngữ liệu minh họa mẫu phù hợp hiệu quả là rất quan trọng. 
Khi biên soạn các tiết làm văn trong sách giáo khoa, ban biên tập luôn cung cấp ít nhất một ngữ liệu mẫu cho mỗi bài học. Đa số các ngữ liệu được cung cấp có thể khai thác một hoặc tất cả các nội dung của bài học. Tuy nhiên trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy có một số ngữ liệu mẫu trong sách giáo khoa chưa thực sự phát huy được hiệu quả tối ưu -chưa tạo được hứng thú, sự tập trung, lượng thông tin có thể khai thác cho bài học còn ít.... 
Với mong muốn có được những giờ tập làm văn thật sự bổ ích, tôi đã suy nghĩ, sưu tầm và ứng dụng có hiệu quả một số ngữ liệu bổ sung hoặc thay thế ngữ liệu mẫu trong SGK. Trong đó có áp dụng thành công cho bài "Tiểu sử tóm tắt", là một bài học hướng dẫn học sinh cách viết tiểu sử tóm tắt rất cần thiết cho cuộc sống của các em.
Từ những lí do trên tôi đã thực hiện giải pháp Mở rộng sử dụng ngữ liệu mẫu trong tiết dạy " Tiểu sử tóm tắt" tiết 90 phân môn làm văn lớp 11. Nay tôi xin trình bày để đồng nghiệp tham khảo và góp ý.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
- Đánh giá được cụ thể hạn chế của các Ngữ liệu mẫu trong Sgk ngữ văn 11 bài "Tiểu sử tóm tắt" 
- Cung cấp ngữ liệu bổ sung mở rộng ngữ liệu mẫu .
- Rút ra một số suy nghĩ có ý nghĩa như những gợi ý cho việc lựa chọn sử dụng ngữ liệu trong dạy làm văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tiết 90: " Tiểu sử tóm tắt " thuộc chương trình ngữ văn 11 học kì 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng logic, phân tích, so sánh.
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm thông qua việc dạy trên lớp, đối chiếu, rút kinh nghiệm, lấy ý kiến học sinh.
1.5. Đóng góp mới của đề tài
Phân tích kĩ càng, cụ thể hơn quá trình thực hiện và hiệu quả của đề tài, tập trung vào một tiết học cụ thể
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
Lý luận dạy học đã chỉ ra "trong quá trình học tập, người học sinh không những lĩnh hội những kiến thức do giáo viên cung cấp, mà quan trọng hơn các em còn phải tự tìm ra tri thức mới, kỹ năng mới từ những nguồn tài liệu khác nhau. Tuy nhiên, sự tìm kiếm cái mới của học sinh không giống như hoạt động hoàn toàn độc lập, sáng tạo của các nhà khoa học khi thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Vì hoạt động của học sinh được thực hiện với vai trò cố vấn, tổ chức, điều khiển thường xuyên của người giáo viên" [2]. Do vậy, trong nhiều năm trở lại đây việc cố gắng tìm ra một số giải pháp hữu hiệu để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và tạo sự hứng thú cho các em học sinh nói riêng là một vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên cũng như toàn ngành giáo dục. Đến nay có rất nhiều giải pháp hữu hiệu mà tôi cho rằng nó mang lại hiệu quả cao như việc cải cách sách giáo khoa đến việc thay đổi phương pháp giáo dục theo hướng tích cực, chủ động của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong xu thế mới hiện nay. 
 Đối với môn ngữ văn nói chung và phân môn làm văn nói riêng, để dạy và học có hiệu quả theo chương trình sách giáo khoa hiện hành cũng cần phải đổi mới phương pháp dạy học. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung Ương khóa VII và được cụ thể hóa ở luật giáo dục “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tư tưởng, tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học tập cho học sinh” [1].
 Trong xu thế chung đó phương pháp áp dụng thực hành để rút ra kiến thức trong dạy làm văn được thực hiện cụ thể bằng giải pháp mở rộng ngữ liệu mẫu ở tiết Tiểu sử tóm tắt mà tôi đã lựa chọn cũng là một hình thức phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh. Đồng thời với giải pháp này tôi sẽ giúp học sinh có thể loại bỏ thói quen học tái hiện, qua loa đối với phân môn. 
Như vậy, việc mở rộng ngữ liệu minh họa trong dạy làm văn phù hợp với quy luật nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng vì vậy sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Để sử dụng có hiệu quả giải pháp này, giáo viên cần phải chú trọng nghiên cứu bài học, chịu khó tìm hiểu sưu tầm hệ thống ngữ liệu phù hợp từng tiết học cụ thể.
2.2. Thực trạng trước khi thực hiện giải pháp của sáng kiến
a. Thuận lợi
* Về phía giáo viên:
- Hiện nay phương pháp dạy học phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh là một phương pháp dạy học mới phù hợp với xu hướng của thời đại, được sự ủng hộ cao của xã hội, sự nhiệt tình hưởng ứng của phụ huynh và học sinh. Và giải pháp mở rộng ngữ liệu tìm hiểu trong làm văn là một hình thức giúp học sinh thông qua ngữ liệu thực hiện các yêu cầu của giáo viên hoặc làm bài tập tự rút ra những kết luận then chốt là một hình thức đề cao vai trò của người học, gây hứng thú cho người học cho nên tôi nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng nhiệt tình của học sinh.
- Cơ sở vật chất của nhà trường đã được đầu tư đầy đủ hơn, với trang bị máy chiếu đa năng và trình độ công nghệ thông tin của bản thân tôi có thể thuận tiện áp dụng phương pháp dạy học này vì không sợ mất thời gian với công đoạn chép ngữ liệu và hệ thống câu hỏi, bài tập lên bảng.
* Về phía học sinh:
- Khi áp dụng phương pháp từ thực hành rút ra lí thuyết bằng giải pháp mở rộng ngữ mẫu, học sinh có cơ hội để thể hiện sự hiểu biết của mình, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi. Do vậy các em sẽ hào hứng, nhiệt tình hơn trong khi học, khắc phục được lối truyền thụ tri thức thụ động, một chiều trước kia.
	 - Đa phần học sinh của trường THPT Triệu Sơn1 đều theo khối A, các em khá thông minh năng động và đặc thù khối học tạo cho các em thói quen phải được làm việc trong mỗi tiết học, vì vậy được tiếp cận những ngữ liệu mới ngoài sách giáo khoa sẽ khiến các em tham gia giờ học sôi nổi hơn rất nhiều, không còn mang suy nghĩ học văn là chỉ ngồi nghe và chép không cần tư duy, không cần làm việc.
	* Về nội dung tiết học được trình bày trong sách giáo khoa:
	Kiến thức cơ bản được trình bày rõ ràng, cụ thể; Đã có một ngữ liệu mẫu là văn bản tiểu sử tóm tắt về Lương Thế Vinh và một hệ thống yêu cầu cho việc khai thác ngữ liệu.
 	b. Khó khăn
	* Về phía giáo viên:
	- Đây là giải pháp dạy học đòi hỏi giáo viên phải tạo được ngữ liệu mới và hệ thống câu hỏi, bài tập thật sự phù hợp và có sức thuyết phục, ngữ liệu phải vừa quen thuộc lại vừa mới với học sinh để các em thấy dễ có thể tìm hiểu, lại thấy khó cần phải chinh phục. Điều đáng nói là hệ thống ngữ liệu này không có sẵn đòi hỏi người giáo viên phải tư duy, tìm tòi.
	* Về phía học sinh:
	- Kiến thức tiết làm văn thường khô khan, khác hẳn với những tiết đọc hiểu văn bản, nhiều học sinh chưa học đã có tâm lí chán, ngại học. Hơn nữa nhìn vào nhan đề tiết học là Tiểu sử tóm tắt sinh dễ phát sinh tâm lí đó là một bài học không có gì mới vì các em đã nghe nói đến rất nhiều.
	- Hầu hết học sinh trong trường đều theo khối A vì vậy niềm đam mê tìm hiểu của các em trước các bài học là rất ít.
	* Về nội dung tiết học được trình bày trong sách giáo khoa:
	Còn tồn tại một số hạn chế như: Thứ nhất ở phần I - Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt mới dừng lại ở việc cung cấp kiến thức mà chưa cung cấp ngữ liệu để học sinh được làm việc rồi tự rút ra kiến thức; Thứ hai ở phần II - Cách viết tiểu sử tóm tắt mặc dù người biên soạn đã cung cấp một ngữ liệu mẫu nhưng vẫn chưa đủ thông tin để học sinh tiếp cận kiến thức bài học thấu đáo, học sinh chưa phân biệt được tiểu sử tóm tắt với tiểu sử chi tiết bằng trực quan, chưa nhận thức được sâu sắc sự tác động của mục đích, yêu cầu tóm tắt đến lựa chọn thông tin tiêu biểu khi viết tiểu sử tóm tắt.
	2.3. Giải pháp mở rộng ngữ liệu mẫu trong tiết làm văn Tiểu sử tóm tắt
2.3.1. Nhận thức nội dung phần I- Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt :
 	- Bài học Tiểu sử tóm tắt gồm có 2 tiết. Ở đây tôi chỉ áp dụng giải pháp cho tiết 1 hướng vào mục đích giúp học sinh nắm được mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt và cách thức viết tiểu sử tóm tắt. 
- Phần I bài học là mục đích yêu cầu của tiểu sử tóm tắt, khi đọc sách giáo
khoa học sinh sẽ có ngay câu trả lời mục đích yêu cầu của tiểu sử tóm tắt là gì? Như tôi đã trình bày trong phần đặt vấn đề thì hầu hết kiến thức của tiết học được sách giáo khoa trình bày rất rõ ràng và cụ thể trong sách, học sinh chỉ cần đọc có thể nhận biết ngay, cho nên nếu không lựa chọn một phương pháp tối ưu nhất thì phần kiến thức đó sẽ đến với các em như kiểu học vẹt, không khắc sâu. Vì thế ở phần I này tôi đã cung cấp cho các em một ngữ liệu mẫu là bản tiểu sử chi tiết về trạng nguyên Lương Thế Vinh như sau:
LƯƠNG THẾ VINH
 	Trạng nguyên Lương Thế Vinh, tự là Cảnh Nghị, hiệu là Thụy Hiên, sinh ngày 1 tháng 8 năm Nhâm tuất (1442) trong một gia đình nông dân có học ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Thời niên thiếu, Lương Thế Vinh đã nổi tiếng là thần đồng, thông minh, nhanh trí. Chưa đầy hai mươi tuổi, tài học của Lương Thế Vinh đã nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam. Năm 21 tuổi, đời vua Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ tư (1463), Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên khoa Quý Mùi.
Cuộc đời 32 năm làm quan, Lương Thế Vinh đều ở Viện hàn lâm, trải thăng đến chức Hàn lâm Thị thư chưởng Hàn lâm viện sự, đứng đầu Viện hàn lâm.
Ông có biệt tài về ngoại giao, được nhà vua tin yêu, giao trọng trách soạn thảo văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài. Nhiều bài biểu do Lương Thế Vinh soạn gửi cho vua Minh để giải quyết mối quan hệ giữa hai nước, đều được vua Minh chấp thuận. Vua Minh phải khen là “nước Nam có lắm người tài”.
Trạng nguyên Lương Thế Vinh còn dạy học ở Quốc tử giám, Sùng văn quán và Tú lâm cục là những trường cao cấp thời bấy giờ đào tạo nhân tài cho đất nước về văn chương và toán học. Học trò của ông có nhiều người đỗ đạt cao như Nguyễn Tất Đại (người làng Kha Lý, xã Thụy Quỳnh, Thái Thụy, Thái Bình), đỗ tiến sĩ năm 1469; Lương Đắc Bằng (làng Hội Triều, nay thuộc Hoằng Phong, Hoằng Hóa, Thanh Hóa), đỗ bảng nhãn năm 1499.
Lương Thế Vinh không những dạy toán học ở Tú lâm cục, ông còn giữ chức Cấp sự trung khoa công, chuyên khảo sát việc tạo tác các công trình như cung điện, đền đài, thành quách, đường sá, đê điều... cần đến toán học.
Ông đã biên soạn cuốn "Đại thành toán pháp "để tiện dùng, đó là cuốn sách giáo khoa toán đầu tiên ở nước ta. Trong cuốn sách, ông đã tổng kết những kiến thức toán thời đó và cả những phát minh của ông.Trong sách dạy các kiến thức về số học, phương pháp đo lường bóng (phương pháp đồng dạng), hệ số đo lường, cách cân, đo, đong, đếm, định vị, đơn vị, tiền vải..., dạy toán đạc điền...Điều đáng chú ý là cuốn sách soạn từ thế kỷ XV, mà mãi đến thế kỷ XIX nó vẫn được dùng làm sách giáo khoa để dạy toán trong các trường học.
Thời Lương Thế Vinh, các công cụ tính toán thật là thô sơ nghèo nàn. Ở Việt Nam lúc đó công cụ tính toán chủ yếu vẫn là hai bàn tay bằng cách “bấm đốt ngón tay”. Lương Thế Vinh sáng chế ra một công cụ tính toán lợi hơn đó là bàn tính gẩy - chiếc bàn tính đầu tiên của Việt Nam. 
Lương Thế Vinh am hiểu sâu sắc về âm nhạc và hát chèo. Ông đã cùng Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận soạn hai bộ Đồng văn và Nhã nhạc dùng trong quốc lễ và triều hội. Ông nghiên cứu hàng trăm phường chèo, biên soạn cuốn "Hý phường phả lục "ghi lại các khoán ước của phường chèo, kịch bản và diễn xuất, cách đánh trống chèo, phương pháp múa và hát.Năm 1501, năm năm sau khi ông mất, bạn ông là tiến sĩ Quách Hữu Nghiên (người Thái Bình) đã đề tựa và đưa in tác phẩm trên. Lịch sử Việt Nam - tập 1, xuất bản năm 1971 đã ghi nhận: “Cuốn Hý phường phả lục của Lương Thế Vinh xuất bản năm 1501 có thể coi đó là tác phẩm lý luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền. Tác giả đã tổng kết kinh nghiệm và nêu lên những nguyên tắc có tính chất lý luận về nghệ thuật biểu diễn, diễn viên, múa hát và đánh trống”.
Về văn thơ, Lương Thế Vinh cũng có nhiều đóng góp. Ông giữ chức Sái phu trong hội thơ Tao Đàn của vua Lê Thánh Tông, là người chuyên phê bình, sửa chữa thơ trong hội, nhiều lần đã ngâm họa với vua Lê như bài Tướng sĩ nhớ nhà và bài Động Lục Vân.Ông còn cùng với Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Đào Cử soạn nhiều bài ký, văn bia ở Văn Miếu, ở chùa Diên Hựu (Một Cột). Ông để lại hai bài phú ca ngợi cuộc sống thanh cao, không màng danh hoa phú quý. Văn thơ của Lương Thế Vinh, nhìn chung thể hiện sâu sắc tư tưởng yêu nước, thương dân, căm ghét bọn quan lại tham nhũng, thích cuộc sống thanh cao, gần gũi với dân quê.
Lương Thế Vinh là người trọng thực học, thích mở mang kinh tế. Ông đã dạy dân làng Hương làm nghề thuốc bắc, thuốc nam chữa bệnh cứu người, khuyến khích mở nhiều chợ búa để dân mua bán, trao đổi hàng hóa.
Cuối đời trạng nguyên Lương Thế Vinh về trí sĩ tại quê nhà. Ông rất yêu con trẻ, thường bày cho chúng những trò chơi vui nhộn và bổ ích. Thấy trẻ rất thích nặn con rối, ông đã nghĩ ra cách chơi rối nước.Trò múa rối nước trở thành một loại nghệ thuật sân khấu đặc sắc trong nhân dân, truyền mãi đến ngày nay.
	Trạng nguyên Lương Thế Vinh mất tại quê nhà ngày 26/8 năm Bính Thìn (1496), thọ 55 tuổi.
	Nhà bác học Lê Quý Đôn (thế kỷ XVIII) đã hết lời ca ngợi Lương Thế Vinh, đánh giá ông là con người có tài kinh bang tế thế, một con người “tài hoa danh vọng vượt bậc”.[4]
Ngữ liệu sẽ được thể hiện trên máy chiếu đa năng trong mỗi tiết học để học sinh dễ thực hiện các yêu cầu mà giáo viên đề ra. 
- Trong SGK chỉ có một Ngữ liệu mẫu là văn bản Tiểu sử tóm tắt Lương Thế Vinh, được bố trí ở phần II- Cách viết tiểu sử tóm tắt. Còn phần I không có ngữ liệu mẫu vì thế học sinh không phân biệt được rõ ràng tiểu sử tóm tắt với tiểu sử chi tiết, không thấy được sự tác động của mục đích, yêu cầu tóm tắt đến lựa chọn nội dung thông tin khi viết tiểu sử tóm tắt. Do đó việc tôi chọn đưa thêm ngữ liệu mới này sẽ giúp học sinh nhận thức bài học tích cực và dễ dàng hơn.
	- Tôi trình chiếu và đọc ngữ liệu là văn bản tiểu sử chi tiết về trạng nguyên Lương Thế Vinh (mà tôi đã sưu tầm), đồng thời yêu cầu HS theo dõi văn bản về Lương Thế Vinh trong phần II SGK.
LƯƠNG THẾ VINH (1942-?)
 	Nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh tự là Cảnh Nghị, hiệu là Thụy Hiên, quê gốc ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản), tỉnh Nam Định.
Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là thần đồng, thông minh, hoạt bát và nhanh trí. Chưa đầy 20 tuổi, tiếng tăm vàtài học của Lương Thế Vinh đã nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam. Năm 21 tuổi (1463), Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên. Ông có tài ngoại giao nên được nhà vua giao soạn thảo văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài. Ông đã biên soạn cuốn "Đại thành toán pháp "để tiện dùng trong nhà trường, đó là cuốn sách giáo khoa toán đầu tiên ở nước ta. 
Về văn chương, nghệ thuật, Ông cũng có nhiều đóng góp. Ông được vua phong chức Sái phu trong Hội Tao Đàn, chuyên phê bình, sửa chữa, nhuận sắc thơ trong hội. Cuốn "Hý phường phả lục" của ông được Quách Hữu Nghiên đánh giá là "một tác phẩm lý luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền".
Khác với các sĩ phu đường thời, ông tỏ ra là một người có thực học, không thích văn chương phù phiếm, luôn nghĩ đến việc mở mang dân trí, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc bắc, thuốc nam để chữa bệnh. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã đánh giá ông là con người có tài kinh bang tế thế, con người “tài hoa danh vọng vượt bậc” (Theo từ điển văn học, NXB Thế giới, 2004) [3]
- Tôi yêu cầu HS đối chiếu hai văn bản về nội dung, dung lượng và ngôn ngữ diễn đạt từ đó học sinh tự rút ra kết luận 
+ Giống nhau: Cùng cung cấp thông tin chính xác, khách quan về cuộc đời sự nghiệp của trạng nguyên Lương Thế Vinh
+ Khác nhau: Văn bản trong Sách giáo khoa ngắn gọn hơn, cung cấp những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Lương Thế Vinh
- Tôi lại tiếp tục dẫn dắt, gợi ý: Văn bản cô đưa ra là một bản tiểu sử chi tiết về Lương Thế Vinh. Vậy theo các em văn bản trong SGK có thể gọi là tiểu sử chi tiết được không? Và chắc chắn tất cả các học sinh đều thống nhất gọi văn bản trong SGK là tiểu sử tóm tắt. Tôi tiếp tục yêu cầu học sinh cho biết mục đích viết bản tiểu sử tóm tắt trong SGK là gì? Câu hỏi này học sinh tinh ý sẽ nhận ra khi xem xuất xứ của văn bản (Theo Từ điển văn học, NXB Thế giới, 2004)
- Ngay sau khi tìm hiểu xong ngữ liệu mẫu này học sinh đã có thể nhìn thấy ngay thế nào là tiểu sử tóm tắt, những mục đích, yêu cầu của một tiểu sử tóm tắt. Vì vậy khi tôi nêu ra một câu hỏi mang tính tổng kết về kiến thức lí thuyết như sau : Vậy các em có thể xác định được như thế nào là tiểu sử tóm tắt? Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt là gì? Học sinh dễ dàng kết luận:
+ Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân
+ Mục đích: Giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp và cống hiến của người được nói tới
+ Yêu cầu:
-> Thông tin một cách chính xác, khách quan về người được nói tới.
-> Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt.
-> Ngôn ngữ diễn đạt: Cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng phép tu từ.
Như vậy, được làm việc với ngữ liệu mà tôi cung cấp các em có hứng thú là tự mình rút ra được kiến thức sau khi thực hiện các yêu cầu tìm hiểu ngữ liệu, các em sẽ có cảm giác rất dễ chịu vì hiểu ra vấn đề một cách cụ thể chứ không phải đọc trên sách giáo khoa, khắc phục hoàn toàn với việc chiếm lĩnh kiến thức một cách tái hiện, dễ dãi. Thực tế là trong sách giáo khoa ở mục này chỉ trình bày nội dung về mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt. Nếu không áp dụng giải pháp mở rộng ngữ liệu mẫu, tôi chỉ cần cho học sinh đọc các nội dung trong sách và sau đó hỏi mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt là gì? Học sinh có thể nhìn sách trả lời ngay một cách chính xác, tôi cho học sinh ghi lại và kết thúc phần I. Học sinh không cần phải động não, thậm chí các em có thể phát biểu - tiết học này để tự đọc sách giáo khoa, mà k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mo_rong_su_dung_ngu_lieu_mau_trong_tiet_day_tieu_su_tom.doc